Soi kèo góc Real Madrid vs Girona, 22h15 ngày 23/2

Công nghệ 2025-02-24 22:04:56 1
èogócRealMadridvsGironahngàbang gia vang hom nay   Hoàng Ngọc - 23/02/2025 09:05  Kèo phạt góc
本文地址:http://game.tour-time.com/html/C%C3%A1i%20l%E1%BA%A1nh%20truy%E1%BB%81n%20kh%E1%BA%AFp%20c%C6%A1%20th%E1%BB%83,%20th%E1%BA%A5m%20bu%E1%BB%91t%20v%C3%A0o%20t%E1%BA%ADn%20x%C6%B0%C6%A1ng,%20%C4%91%C3%A2y%20r%E1%BB%91t%20cu%E1%BB%99c%20l%C3%A0%20%C4%91%C3%A2u,%20l%C3%A0%20thi%C3%AAn%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng%20hay%20%C4%91%E1%BB%8Ba%20ng%E1%BB%A5c
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Nice vs Montpellier, 23h15 ngày 23/2: Dìm khách xuống đáy

Điều hòa "không có lỗi", nên bỏ quy định bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệtHoa LêHoa Lê

(Dân trí) - Điều hòa nhiệt độ được sử dụng như một thiết bị thiết yếu. Đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc bỏ quy định đánh thuế đối với thiết bị này.

Thay vì đánh thuế, nên hướng dẫn cách sử dụng điều hòa

Thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) tranh luận, chức năng của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều tiết thu nhập với mặt hàng xa xỉ và định hướng hành vi người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe cho người dân.

Thực tế cho thấy, việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh ở Việt Nam rất tốt. Tuy nhiên, chi phí y tế của nước ta tốn nhiều vào việc điều trị các loại bệnh tật, đặc biệt là bệnh tiểu đường và bệnh phổi.

Do vậy, đại biểu đề nghị cần phải quyết liệt trong thực hiện áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá và cần đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2045, Việt Nam có thể trở thành quốc gia không còn người hút thuốc lá.

Đối với việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, đại biểu đề xuất một danh mục cụ thể liệt kê các loại đồ uống có đường cần áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt. Danh mục này do Chính phủ điều chỉnh theo từng thời kỳ.

Điều hòa không có lỗi, nên bỏ quy định bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt - 1

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Ảnh: QH).

Đặc biệt, đại biểu đề nghị không áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với máy điều hòa.

"Bởi điều hòa không có lỗi. Điều hòa giúp điều kiện sống của người dân tốt hơn, đặc biệt là cho sức khỏe của người già và trẻ em", ông Nghĩa cho hay.

Thay vì đánh thuế, đại biểu cho rằng, nên hướng dẫn người dân cách sử dụng máy điều hòa hợp lý.

Cũng thảo luận về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) cho rằng,quy định đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa như hiện nay đã không còn phù hợp.

Theo bà Nga, điều hòa nhiệt độ được sử dụng như một thiết bị thiết yếu. Hầu hết các gia đình hiện nay đều sử dụng điều hòa nhiệt độ, ngay cả các phòng trọ cho đối tượng thu nhập thấp, sinh viên thuê cũng đều trang bị điều hòa nhiệt độ.

Điều đó cho thấy đây không còn là mặt hàng được coi là xa xỉ, dành cho đối tượng thu nhập cao. Vì vậy, theo đại biểu, nên cân nhắc bỏ quy định đánh thuế đối với điều hòa nhiệt độ.

Cân nhắc tăng thuế với xe pick-up chở hàng

Về mặt hàng thứ hai là xe ô tô bán tải pick-up chở hàng cabin kép, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng hiện nay, dòng xe này sử dụng chủ yếu ở ngoài đô thị với công năng chính là chở hàng.

Nhiều hộ gia đình, đơn vị sử dụng phục vụ kinh doanh vừa và nhỏ, thuận tiện, đơn giản trong vận chuyển.

Hơn nữa, tại Việt Nam, xe pick-up chở hàng cabin kép chỉ chiếm khoảng 5% thị phần ô tô cả nước, chưa đến mức quá lớn để gây ảnh hưởng đến giao thông nếu sử dụng trong khu vực đô thị. 

Điều hòa không có lỗi, nên bỏ quy định bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt - 2

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Ảnh: QH).

Do đó, đại biểu đề xuất cân nhắc lại việc tăng thuế với xe pick-up chở hàng cabin kép; cần hài hòa lợi ích nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Theo đại biểu, nếu cần phải tăng để thu ngân sách thì nghiên cứu lại lộ trình phù hợp, từ 3 đến 5 năm, lùi thời hạn áp dụng và mức tăng vừa phải, ổn định để bảo toàn nguồn lực chung cho doanh nghiệp, người dân, cho ngân sách.

Về quy định giao Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, đại biểu đề nghị cần phải cân nhắc.

Việc bổ sung một đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ có ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng, và đặc biệt là việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp liên quan. Đồng thời, quy định đối tượng chịu thuế còn kèm theo việc quy định mức thuế suất là bao nhiêu.

Vì vậy, đại biểu cho rằng ít nhất nên giao Chính phủ quy định sau khi xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hoặc cần thiết thì phải trình Quốc hội cho ý kiến.

">

Điều hòa "không có lỗi", nên bỏ quy định bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt

Nga đột ngột cắt giảm mạnh xuất khẩu dầu thôHuỳnh AnhHuỳnh Anh

(Dân trí) - Nga bất ngờ xuất khẩu ít dầu thô hơn, làm giảm nguồn cung cấp cho các nền kinh tế lớn. Trung Quốc và Ấn Độ là 2 quốc gia cảm nhận rõ nhất sự sụt giảm này khi họ mua hơn 80% lượng dầu thô của Nga.

Xuất khẩu dầu theo đường biển từ Nga đã giảm xuống 3,11 triệu thùng/ngày, tương ứng mức giảm gần 600.000 thùng/ngày, tương đương với 17% so với mức đỉnh gần đây vào tháng 4.

Nguồn cung dầu thô của Nga hiện đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm ngoái và có khả năng duy trì tình trạng trên cho đến ít nhất là cuối tháng 8, nhờ khối lượng lọc dầu trong nước phục hồi lên mức cao nhất trong 6 tháng.

Đáng chú ý, Trung Quốc và Ấn Độ là 2 quốc gia cảm nhận rõ nhất sự sụt giảm này khi họ mua hơn 80% lượng dầu thô đường biển của Nga.

Công ty năng lượng Rystad Energy dự báo nguồn cung dầu thô bằng đường biển từ Nga sẽ duy trì ở mức khoảng 2,7 triệu thùng/ngày trong tháng 7 và tháng 8. Sau đó, nguồn cung sẽ phục hồi nhẹ lên 2,9 triệu thùng/ngày trong tháng 9, khi các nhà máy lọc dầu bắt đầu hoạt động bảo trì bình thường vào mùa thu.

Nga đột ngột cắt giảm mạnh xuất khẩu dầu thô - 1

Tàu chở dầu thô thuộc sở hữu của tập đoàn Sovcomflot Ảnh: Reuters).

Chi phí vận chuyển dầu bằng đường biển từ Nga dao động từ 1,6 tỷ USD đến 1,7 tỷ USD mỗi tuần, gấp đôi mức trần giá trong những tháng đầu tiên, nhưng cũng thấp hơn mức đỉnh điểm vào tháng 6/2022.

Số liệu do Bộ Tài chính Nga công bố mới đây cho thấy trong nửa đầu năm, số tiền ngân sách có được từ bán dầu khí tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 5.698 tỷ rúp. Nguyên nhân chủ yếu là giá dầu tăng và đồng rúp yếu đi.

Dầu khí là nguồn thu quan trọng của chính phủ Nga, đóng góp khoảng 30-50% ngân sách nước này trong thập kỷ trước. Chiến sự Nga - Ukraine đã khiến phương Tây áp đặt nhiều lệnh trừng phạt nhằm siết nguồn thu này của Nga.

Dù vậy, các chuyên gia cho rằng đến nay, chính sách này chỉ khiến "dòng chảy" năng lượng Nga đổi hướng, chuyển từ phương Tây sang phương Đông.

Nửa đầu năm nay, giá dầu của Nga đạt trung bình 69,1 USD/thùng, cao hơn mức trần xuất khẩu mà phương Tây áp là 60 USD/thùng và tăng mạnh so với 52,5 USD/thùng của cùng kỳ năm ngoái.

Theo Bloomberg, Reporter">

Nga đột ngột cắt giảm mạnh xuất khẩu dầu thô

Người hùng U23 Việt Nam chấn thương, HAGL lo sốt vó

Nhận định, soi kèo Inter Milan vs Genoa, 02h45 ngày 23/2: Bắt nạt con mồi quen

8X người Mường bỏ nghề giáo về quê "hốt bạc" từ nuôi gà 9 cựa

(Dân trí) - Gác lại sự nghiệp "gõ đầu trẻ", chàng trai người dân tộc Mường - Nguyễn Văn Đức (Tân Sơn, Phú Thọ) quyết định về quê khởi nghiệp với mô hình nuôi gà 9 cựa.

Những ngã rẽ đổi đời

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo Tân Phú (Tân Sơn, Phú Thọ), anh Nguyễn Văn Đức (36 tuổi) luôn khát khao một ngày nào đó có thể quay về phát triển, làm giàu cho quê hương. Học hết phổ thông, chàng trai dân tộc Mường xuống Hà Nội học ngành sư phạm. Sau khi ra trường, anh về công tác tại một trường học ở Phú Thọ trong vòng 3 năm, đến năm 2018, anh quyết định xin nghỉ việc về nhà khởi nghiệp.

"Lúc đó, gia đình tôi gặp khó khăn về kinh tế nên tôi xin nghỉ việc để về nhà khởi nghiệp. Tôi nhận thấy, ở quê mình có giống gà 9 cựa quý hiếm, có giá trị cao mà không được nuôi bài bản dẫn đến việc bị pha tạp giống, nên tôi muốn đầu tư, nuôi thử giống gà này" - anh Đức nói.

8X người Mường bỏ nghề giáo về quê hốt bạc từ nuôi gà 9 cựa - 1

Những con gà 9 cựa có mào đỏ tươi, màu lông bắt mắt.

Để có được giống gà quý, anh Đức phải lặn lội đi khắp các bản làng ở Phú Thọ thu mua gà. Hồi đó, anh mua khoảng 1.000 con gà các loại về sàng lọc, nhân giống nhưng chỉ ra được 100 con gà đạt chuẩn, đúng với tiêu chí đặt ra. Cụ thể, dòng gà chuẩn là lúc nở ra sẽ có 6 cựa, khi phát triển và trưởng thành sẽ có 8 cựa hoặc 9 cựa.

"Những ngày đầu khởi nghiệp gian nan lắm, tiền không có, tôi phải bán mấy quả đồi để lấy vốn mua gà. Nếu nhớ không nhầm, số tiền mà tôi bỏ ra mua giống khi đó là khoảng 200 triệu đồng" - anh Đức thông tin.

8X người Mường bỏ nghề giáo về quê hốt bạc từ nuôi gà 9 cựa - 2

Anh Nguyễn Văn Đức cầm trên tay con gà 9 cựa.

Tuy nhiên, theo anh Đức, khó khăn về vốn chỉ là một phần, khó khăn nhất là việc chăm sóc gà. Do chưa có kiến thức, kinh nghiệm nên những ngày đầu chăm nuôi, anh Đức vất vả vô cùng, nhất là khi gà bị ốm, bị bệnh.  

"Nhà tôi ở cách xa trung tâm nên mỗi lần đi mua thuốc về tiêm cho gà đều phải đi lại vất vả, thành ra chi phí nuôi, chăm sóc gà bị đội lên cao. Hồi mới nuôi, mỗi khi gà ốm, tôi còn không biết cách xử lý thế nào, nên cứ chạy vạy khắp nơi tìm hiểu. Mãi sau này, khi tôi dần quen và có kinh nghiệm thì mới đỡ vất vả" - anh tâm sự.

Theo anh Đức, thời gian đầu làm bạn với gà, anh gần như chẳng có lãi, thậm chí còn lỗ vốn. Bởi theo anh, làm nông nghiệp muốn "ăn xổi", lãi ngay thì rất khó, ít nhất là phải sau 5-10 năm mới nhìn thấy thành quả rõ rệt. Cho nên, nếu ai không đam mê, yêu thích và thực sự dốc lòng thì không thể làm nổi.

8X người Mường bỏ nghề giáo về quê hốt bạc từ nuôi gà 9 cựa - 3

Khi mới nở, dòng gà này thường có 6 cựa.

Làm giàu từ gà 9 cựa

Xác nhận về mô hình nuôi gà của anh Nguyễn Văn Đức với PV Dân trí,ông Hoàng Văn Dũng - Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tân Sơn (Phú Thọ) - cho biết đó là mô hình tốt, tiêu biểu ở xã Tân Phú.

Về phía anh Đức, sau 2 năm hoạt động, mô hình nuôi gà 9 cựa của anh Đức dần đi vào ổn định nhưng anh lại gặp phải một bài toán lớn là tìm đầu ra. Vì thế, anh đã thuê một người đến chăm sóc gà để anh đi tìm đầu ra, nơi tiêu thụ.

Điểm đến của anh là các thành phố lớn, nơi có các nhà hàng, quán ăn chuyên về gà đặc sản như Hà Nội, TPHCM, Quảng Ninh, Hải Phòng. "Nơi nào có khách thì mình đi thôi, đi để tìm hiểu xem khách đang cần gì, muốn gì. Hồi đó, tôi bỏ ra 17 triệu đồng vào TPHCM để khảo sát thị trường một tuần. Thậm chí, tôi còn dành 2 tháng ở Hà Nội để đi khắp các nhà hàng, quán ăn quảng cáo, tiếp thị".

Ban đầu, khi chàng trai người dân tộc Mường đi quảng cáo về gà 9 cựa, nhiều người hoài nghi, lăn tăn nhưng anh vẫn cố gắng thuyết phục họ đến cùng. Nhờ sự nỗ lực, anh đã thành công, hiện nay, gà nhà anh đã có mặt ở các thị trường lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng và nhiều tỉnh thành khác.

8X người Mường bỏ nghề giáo về quê hốt bạc từ nuôi gà 9 cựa - 4

Ngoài bán gà thịt, anh Đức còn bán gà giống.

Theo tiết lộ, doanh thu bán gà trong năm 2020 của anh Đức đạt 2,5 tỷ đồng, nếu trừ hết chi phí, anh thu lãi khoảng 15-20%.

Thông thường, gà nhà anh được bán theo 3 kiểu, một là gà thịt, phục vụ cho thị trường tiêu dùng hàng ngày với giá 200.000-250.000 đồng/kg. Hai là gà thắp hương, cúng lễ, biếu tặng thuộc dòng 8 cựa, 9 cựa có giá 600.000-1.500.000 đồng/con. Ba là gà giống, trứng giống phục vụ cho các trại chăn nuôi.

"Với những con gà 9 cựa, loại cực phẩm dành riêng cho việc làm cảnh, biếu tặng có thể lên tới 15-30 triệu đồng/con. Đa phần, những con gà này đều được nuôi trên 8 tháng và chúng thường nặng từ 1,8-2,5 kg /con" - anh tiết lộ.

8X người Mường bỏ nghề giáo về quê hốt bạc từ nuôi gà 9 cựa - 5

Gà được chăn thả tự nhiên.

Để mở rộng quy mô, ngoài tự nuôi, anh Đức còn kết nạp thêm các "vệ tinh". Cụ thể, anh sẽ đứng ra lo bao tiêu, cung cấp giống gà cho các hộ gia đình với một yêu cầu, gà thương phẩm phải đạt chất lượng như cam kết.

Theo đó, toàn bộ kiến thức, kinh nghiệm nuôi gà được anh Đức hướng dẫn cho các "vệ tinh" để mọi người chăn nuôi hiệu quả. Ngoài ra, anh còn mở các kênh bán hàng trên mạng để đến gần hơn với khách hàng.

"Hiện chiến lược kinh doanh của tôi đang thay đổi, tôi tập trung cho mảng bán lẻ nhiều hơn. Với cách này, tôi sẽ kiểm soát được tốt đầu ra, tiếp cận được nhanh, chính xác phản hồi của khách chứ không cần thông qua một bên thứ ba" - anh phân tích.

Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, việc kinh doanh gà của anh Đức cũng gặp nhiều khó khăn. Song, anh luôn tin tưởng rằng, con đường khởi nghiệp của anh là đúng đắn, bởi nó không những mang lại thu nhập tốt cho anh mà còn tạo ra nhiều công ăn việc làm cho bà con ở quê hương.

">

8X người Mường bỏ nghề giáo về quê "hốt bạc" từ nuôi gà 9 cựa

Người Trung Quốc mê trà, Starbucks vẫn kiếm được cả tỷ USD và hé lộ lý doHạnh VũHạnh Vũ

(Dân trí) - Starbucks làm thế nào để chinh phục một đất nước có văn hóa hàng nghìn năm uống trà?

Nếu có một công ty đồ uống đáng lẽ phải thất bại ở Trung Quốc thì đó chính là Starbucks. Trung Quốc là đất nước có văn hóa hàng ngàn năm uống trà. Vì vậy, ít ai ngờ rằng người Trung Quốc lại uống cà phê thay trà.

Thế nhưng, tháng 9 năm ngoái, thương hiệu cà phê đến từ Mỹ đã mở cửa hàng thứ 6.000 tại đất nước tỷ dân này. Cửa hàng trên cũng đánh dấu cơ sở thứ 1.000 của Starbucks tại Thượng Hải, biến nơi đây trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới vượt qua cột mốc ấn tượng này.

Khi Starbucks thâm nhập thị trường Trung Quốc vào năm 1999, nhiều người đã nghi ngờ rằng hãng không có cơ hội thành công vì thực tế người Trung Quốc có truyền thống ưa chuộng trà.

Người Trung Quốc mê trà, Starbucks vẫn kiếm được cả tỷ USD và hé lộ lý do - 1

Starbucks xâm nhập thị trường Trung Quốc vào năm 1999 và đến nay đã mở được 6.000 cửa hàng ở nước này (Ảnh: Flickr).

Dù vậy, Starbucks đã không để điều đó cản bước. Một nghiên cứu thị trường cho thấy khi tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc ngày càng phát triển, Starbucks đứng trước cơ hội tốt để giới thiệu trải nghiệm cà phê phương Tây - nơi mọi người có thể gặp gỡ nhau và thưởng thức đồ uống yêu thích của mình.

Thương hiệu trên đã thực sự đã tạo ra nhu cầu đó. Hiện tại, thương hiệu đã hiện diện ở rất nhiều thành phố trên khắp Trung Quốc. Thậm chí cả những người lớn tuổi cũng đón nhận Starbucks. Có thể nói, Starbucks đã cách mạng hóa cách người Trung Quốc uống cà phê.

Vậy Starbucks đã làm gì để chinh phục thị trường Trung Quốc? Dưới đây là bí kíp của hãng: 

Điều mà Starbucks thực hiện trong thời gian đầu gia nhập thị trường Trung Quốc không phải là về cà phê mà là việc làm sống lại một "văn hóa quán trà" đã tồn tại hàng nghìn năm tại đây. Ngay từ những ngày đầu tiên, Starbucks đã triển khai một cách tỉ mỉ nỗ lực của mình tại Trung Quốc xung quanh ba "trụ cột" chính của xã hội nước này.

Bằng cách hòa mình vào nền văn minh lâu đời, tạo dựng mối quan hệ với các gia đình và cộng đồng tại đây, Starbucks đã thành công chinh phục thị trường tỷ dân và trở thành ví dụ điển hình cho bất kỳ thương hiệu toàn cầu nào về cách gia nhập và hoạt động tại quốc gia này.

Gia đình

Trên thực tế, thành công toàn cầu của Starbucks dựa trên việc trở thành địa điểm thân thuộc thứ ba ngoài nhà và nơi làm việc - nơi mọi người có thể thư giãn sau thời gian căng thẳng. Starbucks đã mang đặc tính đó đến Trung Quốc một cách khéo léo. Không chỉ bạn bè, đồng nghiệp mà các thành viên của gia đình cũng đón nhận Starbucks nhiệt tình.

Không dừng lại ở đó, Starbucks còn triển khai nhiều chương trình đem lại giá trị cho gia đình của nhân viên công ty. Ngay từ buổi đầu của nền văn minh Trung Quốc, gia đình đã là nơi giáo dục, đem lại cảm giác an toàn và chỗ dựa tinh thần của người dân. Các giá trị của xã hội đã gắn kết ông bà, cha mẹ và con cái trong mối quan hệ chia sẻ trách nhiệm trong hầu như tất cả các giai đoạn của cuộc đời.

Người Trung Quốc mê trà, Starbucks vẫn kiếm được cả tỷ USD và hé lộ lý do - 2

Nhân viên của một cửa hàng Starbucks tại Trung Quốc (Ảnh: China Daily).

Starbucks hoàn toàn hiểu điều này và đã biến việc thu hút phụ huynh trở thành nền tảng trong hoạt động nhân sự của mình. Ví dụ, năm 2012, Starbucks đã tổ chức sự kiện nơi nhân viên của công ty và cha mẹ của họ có thể cùng nhau tìm hiểu về Starbucks cũng như tương lai của công ty tại Trung Quốc. Thậm chí, CEO Howard Schultz cũng có mặt và nói chuyện với các bậc phụ huynh.

Schultz từng chia sẻ: "Chúng tôi đã tổ chức một cuộc "họp phụ huynh" hàng năm ở Bắc Kinh và Thượng Hải. Có tới 90% phụ huynh tham gia và hầu hết có cả ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác của nhân viên tham gia. Thật không thể tin được. Đây là một bước đột phá với công ty và là cột mốc quan trọng đối với sự nhạy cảm với thị trường của chúng tôi".

Sau đó, công ty tiếp tục cung cấp chương trình cung cấp bảo hiểm sức khỏe cho cha mẹ lớn tuổi của hàng chục nghìn nhân viên ở Trung Quốc. Điều này cho thấy hãng muốn truyền tải thông điệp rằng họ tôn trọng các bậc phụ huynh và đã thực sự chạm tới trái tim của nhiều người tiêu dùng Trung Quốc.

Cộng đồng

Người Trung Quốc đánh giá cao cộng đồng của họ, theo truyền thống được gọi là "vòng kết nối bên trong". Dù là nhà riêng, trường học hay công ty, họ tìm đến những vòng kết nối này để được chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống.

Với suy nghĩ đó, Starbucks đã thiết kế không gian cửa hàng của mình để tạo điều kiện thuận lợi cho những "vòng tròn" này xích lại gần nhau hơn. Không giống như ở Mỹ, nơi những chiếc ghế Starbucks thường là chốn lui tới yên tĩnh của một vài cá nhân riêng lẻ, cửa hàng Starbucks ở Trung Quốc được thiết kế để chào đón đám đông. Theo Forbes, nhiều cửa hàng tại Trung Quốc rộng hơn tới 40% so với tại Mỹ và được đặt ở những vị trí rất dễ nhận thấy và dễ tiếp cận.

Người Trung Quốc mê trà, Starbucks vẫn kiếm được cả tỷ USD và hé lộ lý do - 3

Khách hàng của Starbucks không chỉ thưởng thức cà phê mà còn để tận hưởng thời gian bên người thân thiết (Ảnh: Geek Wire).

Các khu dùng đồ uống tại chỗ có không gian mở, thường không có tường và được bố trí những chiếc ghế thoải mái. Một cây viết của tờ Quartz từng nhận xét: "Ở Trung Quốc, Starbucks không bán cà phê mà họ cho thuê những chiếc ghế để kiếm hàng tỷ USD".

Địa vị xã hội

Người Trung Quốc coi trọng việc đạt được và duy trì danh tiếng và địa vị cá nhân, đặc biệt là đối với gia đình và cộng đồng. Do đó, họ muốn sử dụng các thương hiệu và sản phẩm thể hiện sự thành công và thăng tiến.

Starbucks đã định vị mình là thương hiệu cà phê cao cấp tại Trung Quốc. Công ty tính giá cao hơn khoảng 20% ở Trung Quốc so với các nơi khác trên thế giới. Bên cạnh đó, họ thường chọn các địa điểm cao cấp để đặt cửa hàng, bao gồm trung tâm thương mại sang trọng và các tòa văn phòng mang tính biểu tượng.

">

Người Trung Quốc mê trà, Starbucks vẫn kiếm được cả tỷ USD và hé lộ lý do

Cổ phiếu Vincom, Eximbank tăng; tiền vào chứng khoán như vũ bãoMai ChiMai Chi

(Dân trí) - Hơn 47.600 tỷ đồng dội vào thị trường chứng khoán, VN-Index thu hẹp thiệt hại trong khi VRE tăng trần, VIC và EIB tăng mạnh. EIB tăng bất chấp những lùm xùm liên quan vụ nợ thẻ tín dụng 8,8 tỷ đồng.

Cổ phiếu VRE của Vincom Retail trong phiên chiều nay (18/3) phản ứng tích cực với thông tin Vingroup chốt kế hoạch bán vốn. Cùng với thị trường, mã này có lúc điều chỉnh về 25.000 đồng nhưng sau đó đã hồi phục rất mạnh.

Đóng cửa, VRE tăng kịch biên độ sàn HoSE lên 27.550 đồng với khớp lệnh "khủng" 34,58 triệu đơn vị. Nhà đầu tư có phản ứng tích cực với thông tin Vingroup sẽ bán vốn tại Vincom Retail, qua đó không còn là tập đoàn mẹ của công ty này.

Bên cạnh đó, VIC cũng có pha đảo chiều ngoạn mục từ mức giá 43.900 đồng lên 46.100 đồng. Cổ phiếu Vingroup đóng cửa gần cao nhất phiên, tăng 3,8%.

Cổ phiếu Vincom, Eximbank tăng; tiền vào chứng khoán như vũ bão - 1

VIC và VRE có đóng góp đáng kể nhất cho VN-Index phiên 18/3 (Nguồn: VNDS).

VIC và VRE trong phiên này góp công lớn, mang lại cho VN-Index lần lượt 1,59 điểm và 1,03 điểm; có ảnh hưởng đáng kể đến sự hồi phục của thị trường chung.

Trên thị trường chung, các chỉ số vận động tích cực vào phiên chiều dù thanh khoản không dồn dập như phiên sáng. Thiệt hại được rút ngắn khi lực bán yếu dần và hàng loạt cổ phiếu hồi phục mạnh mẽ.

VN-Index đóng cửa mất 20,22 điểm tương ứng 1,6% còn 1.243,56 điểm trong khi VN-Index giảm 2,86 điểm tương ứng 1,19% và UPCoM-Index giảm 1,03 điểm tương ứng 1,13%.

Thanh khoản bùng nổ với khớp lệnh kỷ lục. HoSE ghi nhận có tới 1,71 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng hôm nay, giá trị giao dịch đạt 43.143,24 tỷ đồng; trên HNX có 181,91 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 3.781,05 tỷ đồng và con số này trên UPCoM là 55 triệu cổ phiếu tương ứng 701,34 tỷ đồng.

Tổng cộng có 47.625 tỷ đồng đã dội vào thị trường chứng khoán trong phiên hôm nay để mua vào cổ phiếu.

Cổ phiếu Vincom, Eximbank tăng; tiền vào chứng khoán như vũ bão - 2

Thanh khoản thị trường bùng nổ (Nguồn: VNDS).

Toàn thị trường vẫn còn 726 mã giảm giá, 26 mã giảm sàn so với 263 mã tăng, 26 mã tăng trần; tuy vậy, nhiều mã đã thu hẹp thiệt hại, có những mã đảo chiều thành công, ghi nhận tăng giá cuối phiên.

Dòng bất động sản gây chú ý lớn. Ngoài cặp đôi VIC - VRE, có nhiều mã khác cũng diễn biến khả quan. QCG, DIG và TCH tăng trần; trong đó, DIG khớp lệnh xấp xỉ 79 triệu cổ phiếu; TCH khớp lệnh 45,5 triệu cổ phiếu.

Nhiều mã bất động sản tăng rất mạnh. HQC và ITC cùng tăng 4,9% sau khi tăng trần trong phiên; SCR tăng 4,9%; SJS tăng 4%; DXG tăng 3,8%; PDR tăng 3,6%; HDC tăng 3,4%.

OCB và EIB là 2 mã hiếm hoi kết phiên tại sắc xanh trong nhóm ngành ngân hàng; trong đó cổ phiếu Eximbank tăng mạnh 3,1%; khớp lệnh 30,6 triệu cổ phiếu. Còn lại rất nhiều mã cùng ngành vẫn điều chỉnh sâu: CTG giảm 4,2%; MSB giảm 3,4%; TCB giảm 3,1%; LPB giảm 3%; HDB giảm 3%.

Nhóm dịch vụ tài chính tuy vẫn còn thiệt hại nặng nhưng đều đã thoát sàn. EVF giảm 6,6%; AGR giảm 6,3%; FTS giảm 5,5%; CTS giảm 5,3%; VIX giảm 5%; ORS giảm 5%; BSI giảm 4,9%; VDS giảm 4,3%; HCM giảm 4,2%.

">

Cổ phiếu Vincom, Eximbank tăng; tiền vào chứng khoán như vũ bão

友情链接