您现在的位置是:Bóng đá >>正文
Quỳnh Kool: 'Nghe tin phim ngừng phát sóng, tôi sốc thực sự'
Bóng đá2人已围观
简介Trích đoạn phim 'Đừng bắt em phải quên' với diễn xuất của Quỳnh KoolTôi sốc thực sự khi nghe phim "Đ ...
Trích đoạn phim 'Đừng bắt em phải quên' với diễn xuất của Quỳnh Kool
Tôi sốc thực sự khi nghe phim "Đừng bắt em phải quên" ngừng chiếu
- Bên cạnh "Nhà trọ Balanha",ỳnhKoolNghetinphimngừngphátsóngtôisốcthựcsựxem kết quả bóng đá đức bạn còn đang tham gia phim 'Đừng bắt em phải quên'. Tâm trạng của bạn thế nào khi tiếp tục quay phim trong khi phim đã ngưng phát sóng chưa biết khi nào chiếu lại?
Hôm có tin phim tạm ngừng phát sóng tôi phải quay cảnh kết với anh Thanh Sơn, dù chưa nghe gì nhưng nguyên ngày tôi không diễn được dù chuẩn bị tâm lý và tập diễn trước ở nhà rất nhiều. Chưa bao giờ trong đầu tôi trống rỗng mà mất cảm xúc như vậy. Tôi định xin đạo diễn cho nghỉ vì không quay nổi dù trước đó mọi người đã phải đợi tôi nhiều tiếng. Thực sự hôm đó anh Thanh Sơn đã giúp đỡ để kéo cảm xúc của tôi lên rất nhiều. Cảnh đó là Ngọc và Duy gặp lại nhau, đáng lẽ phải dồn rất nhiều cảm xúc nhưng tôi cứ bị chưng hửng ra.
Chưa bao giờ tôi tức bản thân mình vì để rơi vào trạng thái như vậy bởi bình thường tôi chỉ cần 30 giây là có thể lấy cảm xúc cho cảnh quay. Rồi tới chiều hôm đó tôi nghe tin phim ngừng phát sóng, tôi thấy sốc thực sự bởi trước đây 'Quỳnh búp bê' cũng đã đột ngột ngưng chiếu như vậy, giờ lại tới 'Đừng bắt em phải quên'. Chuyện lùi phim lại vài tuần cho qua mùa dịch rồi phát sóng là bình thường nhưng bản thân tôi cũng không biết thông tin khi nào phim lên sóng lại nên khá buồn. Nhưng sau trấn tĩnh lại thì tôi nghĩ nhà đài chắc chắn phải có lý do chính đáng thì mới có quyết định đột ngột như vậy. Mọi chuyện xảy ra đều có lý do của nó. Thực ra chuyện tôi không diễn được còn buồn hơn cả chuyện phim không phát sóng nữa.
![]() |
Quỳnh Kool nghe tin phim ngưng phát sóng trong khi vẫn đi quay. |
- Rất nhiều phim đã phải ngừng sản xuất vì dịch bệnh, trong khi hai phim bạn đóng vẫn tiếp tục quay để kịp tiến độ phát sóng, đi quay giữa dịch Covid-19 có hoang mang lắm không?
Thực ra những ngày quan trọng như công bố dịch đoàn cũng nghỉ nhưng nếu quay rất khắt khe trong việc yêu cầu tất cả đoàn phim đeo khẩu trang để bảo vệ diễn viên. Trước khi vào đài tất cả đều phải đo thân nhiệt, trước khi bấm máy mọi người đo thêm thân nhiệt lần nữa. Thêm vào đó các bối cảnh nếu ở bên ngoài chỉ có đoàn phim, nếu cần diễn viên quần chúng sử dụng luôn người trong đoàn nên diễn viên an tâm hơn.
- Hai phim gần đây của chị trong 'Quỳnh búp bê' và 'Nàng dâu order' bạn đều vào những vai bị ghét dữ dội nhưng với 'Đừng bắt em phải quên' vai Ngọc đang được chú ý. Chị có hy vọng vai này sẽ giúp khán giả bớt ghét không?
Ngay từ vòng casting, khi mới đọc đoạn trích ngắn về vai Ngọc tôi đã thấy vai diễn tôi mong chờ rất lâu rồi, nó khác hoàn toàn những vai diễn trước của mình. Khi đến casting xong tôi có niềm tin mãnh liệt mà mình sẽ được nhận vai này. Trước đó tôi cũng đã nhận vai Nhi trong "Nhà trọ Balanha" rồi nhưng tôi vẫn lên casting vai Ngọc. Tôi yêu thích vai diễn này đến mức dồn hết tình cảm cho nó, có những hôm đọc kịch bản cũng khóc, ngồi trên xe cũng khóc, lên nhà soi gương cũng khóc, đi ra thay đồ cũng khóc. Có rất nhiều cảnh khó bởi Ngọc là vai nhiều tâm lý, mình phải sống với nó chính vì vậy 1 thời gian vai này cũng ảnh hưởng đến con người thật, khiến tôi trầm đi hơn nhiều so với trước.
Cứ thấy mặt anh Sơn là tôi không thể nhịn nổi cười
![]() |
Trên phim nghiêm túc nhưng sự thật là cứ thấy mặt Thanh Sơn thì Quỳnh Kool lại cười. |
- Cảnh quay nào đáng nhớ nhất với bạn?
Đó là cảnh cuối phim tôi quay cùng anh Thanh Sơn. Tất cả mọi tâm tư tình cảm, nỗi khổ của nhân vật Ngọc ùa đến khiến tôi nức nở không thể diễn tả bằng lời. Anh Thanh Sơn đã truyền cho tôi năng lượng để diễn cùng và chúng tôi đã hợp tác khá ăn ý nên không có gì khó khăn cả. Tôi tin mình là Ngọc và Ngọc là mình nên mọi khó khăn đều có thể vượt qua.
Thật ra trong phim này rất nhiều cảnh buồn cười, nhất là khi tôi đóng với anh Thanh Sơn, lần nào tôi cũng không thể nhịn được cười. Có cảnh quay cận mặt tôi mà cứ thấy mặt anh Sơn là tôi không diễn nổi nên anh ấy giúp tôi bằng cách dùng cái hắt sáng vừa che mặt vừa thoại để tôi không buồn cười nữa
- Cùng lúc đóng hai vai, Ngọc trong 'Đừng bắt em phải quên' và Nhi trong 'Nhà trọ Balanha' có gây khó khăn cho bạn?
Khi đã chọn đóng cả hai cùng lúc thì phải thích cả hai vai mới nhận. Vai Ngọc cho tôi trải nghiệm được thử sức thì vai Nhi tôi lại được chính là bản thân mình. Đóng phim trong một môi trường xung quanh toàn người trẻ mang lại cho tôi nguồn năng lượng rất tốt. Vai Nhi hơi giống vai Lyly của tôi trong Bố ơi mẹ đâu rồi và tôi thích cả hai vai diễn dù tính cách hoàn toàn khác nhau. Vì quay hai phim cùng lúc nên tôi cũng lo, chỉ sợ diễn ra phim bị trùng lặp. Nhưng tôi nghĩ nếu hai phim trùng tính cách nhân vật đạo diễn cũng sẽ không chọn tôi. Tôi tin tưởng vào con mắt của họ, và phải thấy tôi đảm nhiệm được thì họ mới giao vai diễn.
![]() |
Quỳnh Kool (vai Nhi) và Xuân Nghị, Trần Nghĩa hậu trường 1 cảnh quay. |
Cười rách miệng, cười đau cả cơ hàm vì "Nhà trọ Balanha"
- "Nhà trọ Balanha" đang gây chú ý của khán giả với nhiều tình huống cười ra nước mắt, không biết khi quay có cảnh nào khiến bạn phì cười hoặc phải diễn đi diễn lại vì buồn cười?
Vì ''Nhà trọ Balanha" là phim hài nên tất cả những cảnh chúng tôi đóng đều rất buồn cười, phải tập đi tập lại nhiều lần. Vì khi tập cười nhiều quá nên lúc diễn lại không cười được nữa. Có cảnh tôi rất nhớ, vì nhân vật Nhi của tôi được xây dựng là một cô gái chảnh choẹ nhưng vô duyên, lúc nào cũng cười đùa nhưng sự thật là bảo tôi khóc thì còn khóc được chứ để đóng cảnh cười cực khó. Do vậy khi quay cảnh cận mặt Nhi cười đạo diễn phải cho một chị trong đoàn ra cù vào nách tôi mới xong.
- Có cảnh nào mà vì cười quá nhiều không đóng được không?
Nhiều là đằng khác ạ. Tôi không nhớ hết được nhưng có nhiều đoạn cười mà đau bụng chảy cả nước mắt không thể quay nổi. Chúng tôi mới tập trung lại đã không nhịn được cười rồi nên có đoạn phải quay đi quay lại không biết bao nhiêu lần, càng về sau càng nhiều phân đoạn cười, cười rách miệng, cười đau cả cơ hàm, nhất là những cảnh hồi tưởng của Nhi với Lâm. Đạo diễn Khải Anh xây dựng hình ảnh 2 đứa yêu nhau rất nhạt nhẽo, chỉ cầm tay nhau chạy từ chợ ra công viên, cuộc tình của đôi này chỉ có cầm tay nhau và chạy thôi. Hai anh em vừa chạy vừa cười đau bụng.
- Xem tập 4 khi Nhi đến nhà trọ chất vấn về đứa trẻ con của Hân, nhân vật của Xuân Nghị xổ ra 1 tràng khiến khán giả cười bò, còn chị có cười khi quay không?
Phân cảnh tôi diễn cùng anh Xuân Nghị khi anh ấy giải thích về đứa trẻ trong tập 4 phải quay gần 3 tiếng mới xong vì thoại lủng củng và khó nhớ. Nhưng trước đó cả đoàn đã được 1 trận cười không thể đỡ nổi. Càng về sau sẽ càng nhiều phân đoạn hại não.
![]() |
Quỳnh Kool và Công Dương trong 'Nhà trọ Balanha'. |
Mỹ Anh

Vẻ đẹp ngây thơ của Quỳnh Kool 'Đừng bắt em phải quên'
Nữ diễn viên sinh năm 1995 Quỳnh Kool thủ vai cô học trò Ngọc xinh đẹp trong 'Đừng bắt em phải quên' có vẻ đẹp mong manh cuốn hút.
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Becamex Bình Dương vs Hà Nội FC, 18h00 ngày 19/4: Tin vào cửa trên
Bóng đáHư Vân - 18/04/2025 18:55 Việt Nam ...
【Bóng đá】
阅读更多8 chương trình học thạc sĩ trực tuyến từ những trường đại học hàng đầu
Bóng đá ">...
【Bóng đá】
阅读更多Dàn diễn viên 'Mối tình đầu' sau 20 năm
Bóng đá ">...
【Bóng đá】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Aston Villa vs Newcastle, 23h30 ngày 19/4: Lịch sử lên tiếng
- HLV của Inter Miami sẽ từ chức
- Cơ hội cho các em nhỏ biến thành siêu Anh hùng Warner Bros
- Giữa bữa cơm bị cả nhà chồng túm tóc tạt tai
- Nhận định, soi kèo Ipswich Town vs Arsenal, 20h00 ngày 20/4: Nhẹ nhàng vượt ải
- Kia Sonet
最新文章
-
Soi kèo phạt góc Leicester City vs Liverpool, 22h30 ngày 20/4
-
Cái Tết thứ hai “sống chung” với Covid-19, chắc chắn nhiều gia đình chọn cách điều chỉnh chi tiêu, siết chặt hầu bao hơn. Nhưng điều chỉnh thế nào, siết chặt tới đâu… lại là chuyện khiến nhiều “tay hòm chìa khoá” đau đầu! 2021 là chuỗi 365 ngày hoàn toàn khác biệt những năm trước: bệnh dịch bùng phát, có người thất nghiệp, có người giảm lương, có người phải làm việc tại nhà suốt 6-7 tháng ròng rã… Thưởng Tết tới tận thời điểm này vẫn “bặt vô âm tín” với hầu hết các “officer” nên chuyện mang tiền về cho mẹ/vợ… chắc chắn không như các năm trước. Chuyện sắm Tết theo đó cũng cần thay đổi.
Tôi cũng là một bà nội trợ đang bù đầu với chuyện chi tiêu hàng ngày. Nói “giật gấu, vá vai” thì hơi quá nhưng để xông xênh thì hoàn toàn không có. Ngay khi áng chừng được tổng số tiền mình có cho dịp Tết Nguyên đán, tôi và ông xã nhanh chóng bàn bạc để có kế hoạch chi tiêu hợp lý.
Phân bổ các khoản chi tiêu hợp lý
Trước tiên, vợ chồng tôi gạch đầu dòng các khoản chính cần chi tiêu. Dịch bệnh vẫn phức tạp, năm nay chúng tôi quyết định ở lại Hà Nội chứ không về quê. Hai vợ chồng sẽ tranh thủ về quê thăm bố mẹ hai bên và biếu ông bà chút đỉnh trước Tết. Đây cũng là khoản chi quan trọng nhất với cả hai vợ chồng. Dù ít dù nhiều, chúng tôi vẫn muốn “mang tiền về cho mẹ” chút đỉnh để hiếu kính ông bà, san sẻ việc sắm Tết…
Vợ chồng tôi dành khoảng 30% ngân sách để sắm Tết nhưng nói không với quần áo mới vì cảm thấy không cần thiết. Ngoài ra, chúng tôi cũng có 1 khoản nhỏ để trang trí nhà cửa và gửi lì xì cho các gia đình thân thiết nhất.
Số tiền còn lại trong ngân sách chính là để tiết kiệm bởi dịch bệnh cứ thế này, kinh tế năm mới chắc còn nhiều khó khăn, quỹ dự phòng là điều quan trọng nhất với mọi gia đình.
Kiểm tra đồ dùng và lập danh sách cần mua
Đây là việc cần làm với mọi bà nội trợ trước khi mua sắm chứ không phải dịp Tết. Hai vợ chồng tôi tranh thủ các buổi tối rảnh rỗi thì dọn tủ, dọn kho vừa sắp xếp lại nhà cửa cho gọn gàng, vừa “kiểm kê”. Những thứ có thể tận dụng được thì sẽ tái sử dụng và chỉ lập danh sách những thứ thật cần thiết.
Sau đó, chúng tôi lại dành thời gian để lọc lại danh sách cần mua thêm một lần nữa, vừa tiết kiệm chi phí vừa tránh tình trạng mua nhiều chất đống rồi để quá hạn, chất đống chật chội nhà cửa… Sống tối giản và tiết kiệm hợp lý giống người Nhật chẳng phải điều chúng ta vẫn hô hào nhau học hỏi hay sao?
Săn khuyến mại nhưng phải tỉnh táo
Càng cận Tết càng có nhiều chương trình khuyến mại, kích cầu mua sắm. Đây sẽ là dịp tốt để chị em mua sắm một cách tiết kiệm. Tuy nhiên, đây mới là lúc chứng minh tay nghề mua sắm và sự tỉnh táo của mỗi bà nội trợ.
Phải cân đong đo đếm với danh sách đồ cần mua, số lượng cụ thể, giá trị sử dụng… rồi xem chi tiết các chương trình khuyến mại trước khi quyết định xuống tay nhé các mẹ đảm ơi! Hãy chọn mua những mặt hàng phù hợp và thiết thực với cuộc sống hiện tại của gia đình chứ đừng ham của rẻ, khuyến mại nhiều mà rước hết về nhà, kẻo vỡ quỹ lúc nào không biết.
So sánh giá và tham khảo hội chị em bạn dì trước khi mua sắm
Đây là chuyện mà các chị em nên làm thường ngày, trước khi quyết định mua sắm bất cứ món đồ có giá trị nào. 5 phút lướt Internet hay các sàn thương mại điện tử hoặc hỏi thăm hội chị em bạn dì thông thái, các mẹ sẽ có đầy đủ thông tin về tính năng, giá thành, chất lượng… Vậy tại sao không làm người nội trợ thông minh thời 4.0 ngay trong dịp Tết này? Đơn giản hoá ngày Tết.
Bình thường, gia đình tôi khá cầu kỳ, nào hoa tươi cắm ban thờ, trang trí phòng khách, cành đào, mai vàng… đủ cả, rồi bánh trái, hoa quả tươi… Nhưng năm nay, vợ chồng tôi đều quyết định đơn giản hoá mọi thứ.
Cả nhà quyết định không đón khách Tết này vì dịch bệnh, nên khoản bánh mứt, thức ăn vặt… cũng giảm nhiều. Mâm cơm tất niên, tân niên hay giao thừa… cũng bớt món vì ông xã sợ vợ vất vả, hơn nữa, làm nhiều, ăn không hết lại lưu cữu đồ ăn, chẳng ngon lành gì.
Tết quan trọng đoàn tụ cùng gia đình nhưng năm nay chúng tôi chỉ có thể gặp bố mẹ, anh chị em… qua điện thoại, Facebook nhưng chắc chắn vẫn là cái Tết ấm áp và hạnh phúc khi tất cả đều mạnh khoẻ, bình an.
Kế hoạch Tết này của bạn thế nào? Hãy chia sẻ với chúng tôi tại địa chỉ: bandoisong@vietnamnet.vn. Ban biên tập giữ quyền chỉnh sửa. Xin trân trọng cảm ơn!
Ngọc Linh
Con dâu biếu quà Tết là chai rượu ngoại, bố chồng ném ra sân vỡ toang
Tôi đang không biết phải biếu quà Tết bố chồng là thứ gì, bởi bố chồng tôi rất khó tính và có ác cảm với tôi.
" alt="Tết 'bình thường mới', mua sắm thế nào bình thường… ví?">Tết 'bình thường mới', mua sắm thế nào bình thường… ví?
-
'Chăn gối' tẻ nhạt vợ 'tạt' đi ngoại tình
-
Chảy máu tai có thể do nhiều nguyên nhân như vết thương, chấn thương ở ống tai ngoài, tổn thương màng nhĩ, viêm ống tai ngoài, dị vật, khối u... BS.CKI Phan Ngọc Hưng, Trung tâm Tai Mũi Họng, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7, khuyến cáo người bị chảy máu tai cần nhanh chóng cầm máu bằng cách lau sạch vùng da xung quanh tai, dùng bông gòn, gạc sạch ép vào vị trí chảy máu để ngăn dòng máu. Trong trường hợp không có dụng cụ y tế, người bệnh dùng ngón tay ấn vào nắp bình tai (nắp sụn đối diện với ống tai ngoài), đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị. Không tự ý nhét lá, thuốc không rõ nguồn gốc, dễ gây biến chứng và nhiễm trùng nặng hơn.
Sau khi làm sạch máu chảy ở tai, bác sĩ đánh giá mức độ chảy máu, vị trí và nguyên nhân chảy máu, từ đó xử trí phù hợp.
Vết thương và chấn thương vành tai, ống tai thường do tai nạn, ẩu đả... có thể đi kèm tổn thương sụn vành tai. Chảy máu tai do vết thương thường ở mức độ ít đến trung bình, có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ về sau. Vết thương này được điều trị bằng cách cầm máu tại chỗ, khâu vết thương, tái tạo vành tai nếu mất nhiều mô.
" alt="Xử trí khi chảy máu tai">Xử trí khi chảy máu tai
-
Nhận định, soi kèo Puebla vs Necaxa, 08h00 ngày 19/4: Thắng và hy vọng
-
Các gói hàng cần giao gấp trong ngày nhiều đến mức không để vừa thùng chứa của xe tải, một số được chất đống trên ghế phụ, cạnh tài xế. Nhân viên giao hàng Nhật Bản (44 tuổi), người từ chối tiết lộ họ tên, nói với Mainichirằng anh bắt đầu làm việc lúc 9h và không ngừng nghỉ trong suốt 13 tiếng qua.
Bữa trưa với shipper này là một chiếc bánh ngọt. Anh ăn ngay trên xe trong vòng 5 phút.
Tài xế đến từ Yokohama nói rằng anh làm việc quá sức và bắt đầu thấy khủng hoảng từ hồi tháng 9. "Tôi phải lái xe liên tục. Nếu cứ tiếp tục như vậy, tôi có thể gây ra tai nạn hoặc ngã xe. Những gói hàng này có thể giết chết tôi".
Nhiều shipper kiệt sức vì làm hơn 12 giờ/ngày. Ảnh: Japan Times.
Bị đẩy đến giới hạn
Tháng 11/2017, người đàn ông này đã ký hợp đồng với một công ty chuyển phát do Amazon Japan GK thầu phụ để giao các gói hàng.
Lương khởi điểm của tài xế là khoảng 180.000 yen. Số tiền không đủ trang trải chi phí sinh hoạt, nên anh phải liên tục vay mượn. Tổng số nợ hiện lên tới 1,8 triệu yen.
Vì muốn tăng thêm thu nhập, người này bắt đầu kinh doanh riêng với tư cách là một nhà cung cấp dịch vụ giao hàng hay còn gọi là tài xế giao hàng tự do.
Với tài xế giao hàng tự do, họ phải tự chuẩn bị phương tiện giao hàng cũng như tự trả tiền xăng và các chi phí khác.
Trong mùa dịch, nhiều shipper cảm thấy không được trả công xứng đáng. Ảnh: Nikkei.
Tài xế đến nhà kho của công ty giao hàng theo hợp đồng lúc 8 giờ, 5 ngày/tuần. Chiếc xe tải nhỏ luôn chất đầy những gói hàng cần được giao vào ngày hôm đó.
Anh được trả 17.000 yen/ngày, bất kể số lượng kiện hàng có thể giao là bao nhiêu. Thu nhập hàng tháng khoảng 350.000 yen. Sau khi trừ tiền xăng và các chi phí khác, tài xế còn khoảng 200.000 yen.
"Tôi còn nợ 1 triệu yen và đang trả khoảng 50.000 yen/tháng, vì vậy cuộc sống rất khó khăn. Tôi muốn kết hôn, nhưng không có tiền. Tôi cũng không thể gặp gỡ ai đó vì nơi làm việc toàn là đàn ông".
Ngoài ra, trong thời kỳ dịch bệnh, số lượng các gói hàng tăng lên đáng kể. Đầu năm ngoái, mỗi ngày tài xế giao khoảng 110 gói hàng, nhưng từ khoảng tháng 5 năm nay, có lúc con số này đã tăng lên đến hơn 200 gói.
"Tôi cảm thấy như mình đang bị đẩy đến giới hạn. Tiền công mỗi ngày không thay đổi, nhưng số lượng gói hàng đã tăng lên đáng kể".
Giảm lương, sa thải vô lý
Một người đàn ông khác (30 tuổi) sống ở Tokyo cũng đã đăng ký trở thành tài xế giao hàng tự do vào năm 2019.
Anh làm việc 8 tiếng/ngày, chủ yếu từ 7h đến 15h và kiếm được 16.000 yen/ngày. Người này hài lòng với công việc và nghĩ mình có thể giữ nhịp độ làm việc như vậy đồng thời có thu nhập ổn định.
Tuy nhiên, tháng 10/2020, công ty giao hàng đột ngột hủy hợp đồng với anh, gửi email giải thích ngắn gọn: "Chúng tôi đã nhận được nhiều báo cáo từ khách hàng về việc hàng hóa chưa được giao".
Người đàn ông này đã nộp đơn khiếu nại lên công ty, nói rằng anh luôn hoàn thành đơn hàng đúng quy trình, chưa từng gây ra sự cố. Tuy vậy, đến hiện tại, anh chưa nhận được phản hồi từ công ty.
"Tôi cảm thấy rằng vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Tôi không thể chấp nhận điều này", tài xế nói.
Khoảng 40% tài xế giao hàng ở Nhật từng bị công ty đơn phương cắt giảm, thay đổi bất lợi về giá cước. Ảnh: Paolo from Tokyo.
Theo Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch (MLIT), số lượng các doanh nghiệp vận tải có động cơ cỡ nhỏ, cung cấp dịch vụ giao hàng bằng ôtô hoặc xe máy khoảng 150.000 vào cuối năm 2016. Nhưng số lượng đã tăng lên, đạt khoảng 177.000 vào cuối tháng 3/2020.
Một quan chức MLIT cho biết: "Khi số lượng doanh nghiệp bán hàng hóa trực tuyến và các dịch vụ khác ngày càng tăng, số lượng tài xế tự do ký hợp đồng với các công ty giao hàng có lẽ cũng đang tăng lên".
Với tư cách là tài xế tự do, những người này không thuộc phạm vi điều chỉnh của Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động, quy định về mức lương tối thiểu và giờ làm việc tối đa.
Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi công đoàn vận chuyển hàng hóa Keikamotsu Union có trụ sở tại Yokohama, hơn 25% nhân viên giao hàng tự do làm việc hơn 12 giờ/ngày. Khoảng 40% từng bị công ty đơn phương cắt giảm, thay đổi bất lợi về giá cước.
Hideharu Takahashi, đại diện của công đoàn, cho biết: "Một số công ty viết trong hợp đồng rằng: 'Nếu giao hàng không đúng địa chỉ, tài xế sẽ bị phạt 30.000 yen'. Nhiều người bị sa thải vô lý hoặc bị buộc phải làm điều gì đó bất lợi. Tuy nhiên, nếu tài xế phàn nàn, hợp đồng của họ sẽ bị hủy bỏ hoặc không được giao việc nữa".
Theo Zing
Lễ tân khách sạn làm thêm shipper mùa dịch
Ban ngày làm lễ tân tại một khách sạn, sau giờ hành chính anh Ân lại khoác lên mình chiếc áo shipper đi giao hàng và giành thời gian tham gia nhóm cứu hộ miễn phí giúp đỡ người bị tai nạn.
" alt="Sự khắc nghiệt của nghề shipper ở Nhật Bản">Sự khắc nghiệt của nghề shipper ở Nhật Bản