Liên bang Nga từng là một trong những quốc gia sản xuất ô tô nhiều nhất châu Âu và thế giới. Theo trang dữ liệu Startista, năm 2021, lượng ô tô sản xuất tại Nga là xấp xỉ 1,4 triệu chiếc và phần lớn phục vụ cho thị trường trong nước.
Trong đó, riêng công ty AvtoVaz (sở hữu thương hiệu xe Lada) xuất xưởng khoảng 1 triệu xe mỗi năm. Nga cũng là thị trường ô tô lớn khi tiêu thụ khoảng 1,51 triệu xe ô tô mới trong năm 2021.
Tuy vậy, sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022, hầu hết các nhà sản xuất ô tô toàn cầu đã ngừng xuất khẩu xe và linh kiện đến nước này.
Một số hãng lớn có nhà máy trong nước đã đình chỉ sản xuất vô thời hạn. Đi cùng với đó là những lệnh cấm vận khác từ phương Tây, khiến cả ngành công nghiệp sản xuất lẫn thị trường ô tô Nga bị "bóp nghẹt".
Các thương hiệu ô tô lớn như Mercedes-Benz, Volkswagen, BMW, Toyota, Nissan, General Motors, Audi, Skoda và nhiều hãng khác đã lần lượt rời khỏi thị trường Nga vào năm 2022 mà không hẹn ngày trở lại.
Theo Startista, ba hãng xe là Volkswagen, Renault Group và Toyota Motor nằm trong số 10 công ty nước ngoài có doanh thu cao nhất ở Nga vào năm 2021.
Đặc biệt, hãng xe Renault của Pháp sở hữu tới 68% cổ phần của công ty AvtoVaz đã phải bán toàn bộ tài sản của mình cho một viện nghiên cứu với giá tượng trưng là 1 rúp Nga (khoảng 300 VNĐ) cùng điều khoản Renault được mua lại cổ phần trong vòng 6 năm.
Việc các "ông lớn" xe hơi rời khỏi Nga trong thời gian ngắn khiến hàng chục nghìn lao động bị ảnh hưởng. Theo thống kê trong năm 2022, có gần 60 nghìn nhân viên của các công ty ô tô trong nước mất việc. Trong đó, riêng nhân viên của Renault ước tính đã lên tới 45.000 người.
Các lệnh trừng phạt từ phương Tây còn ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng cho ngành công nghiệp ô tô Nga. Một số nhà sản xuất ô tô của Mỹ, châu Âu và Nhật Bản không chỉ rút lui mà việc cung ứng linh kiện, phụ tùng của các nhà cung cấp đến nước Nga cũng bị đình chỉ vô thời hạn. Điều này khiến toàn bộ ngành sản xuất ô tô của Nga gần như bị tê liệt.
Kết quả là vào năm 2022, ngành ô tô Liên bang Nga suy giảm sâu đến 67% về lượng sản xuất và gần 60% về doanh số bán hàng so với năm 2021. Đây là số liệu tệ nhất trong nhiều năm, thậm chí kém xa năm 2020 - thời gian cao điểm của dịch Covid-19 khiến tất cả đại lý phải đóng cửa trong thời gian dài.
Nỗ lực hồi sinh mạnh mẽ
Sau khi ngành công nghiệp ô tô "xuống đáy" vào năm 2022, Chính phủ Nga cũng như các nhà sản xuất ô tô nội địa đã bắt đầu có những giải pháp mạnh mẽ để vượt qua khó khăn và nhanh chóng phục hồi ngành công nghiệp quan trọng này.
Tháng 6/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ thị cho Bộ Công Thương Nga xây dựng chiến lược mới để phát triển ngành công nghiệp ô tô trong nước, trong đó phải cân nhắc đến "tính thực tế hiện tại" đó là sự tự chủ. Có nghĩa là Nga sẽ phải tạo ra một ngành công nghiệp độc lập với nước ngoài và người Nga được khuyến khích sử dụng ô tô sản xuất trong nước.
“Điều đặc biệt quan trọng là phải hình thành các phương pháp tiếp cận chiến lược đối với sự phát triển của ngành công nghiệp, để tạo ra một chương trình dài hạn về thay đổi công nghệ và sản xuất, dựa trên nhu cầu của người dân về ô tô chất lượng cao và giá cả phải chăng" - Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh trên Svpressa.
Cũng vào tháng 6/2022, nhà sản xuất ô tô lớn nhất của Nga AvtoVAZ đã khởi động lại dây chuyền lắp ráp tại một nhà máy ở thành phố St. Petersburg, nơi trước đây thuộc về nhà sản xuất ô tô Nissan của Nhật Bản. Đồng thời, hãng nâng cao công suất sản xuất của mình và tìm kiếm các đối tác cung cấp chuỗi giá trị mới.
Nhiều mẫu xe "huyền thoại" từ thời Xô Viết nhưng dừng sản xuất từ lâu đã được hồi sinh trong giai đoạn này, một phần nhờ vào sự hợp tác sâu rộng chưa từng có với các hãng xe Trung Quốc.
Đơn cử như dòng ô tô cổ điển thời Liên Xô - Moskvich ra mắt mẫu SUV Moskvich 3 vào tháng 11/2022 với kiểu dáng đẹp và các bộ phận động cơ nhiều chi tiết từ JAC Motors của Trung Quốc.
Có thể nói, Moskvich 3 giống như một chiếc JAC Sehol X4 được lắp ráp tại Moscow bằng cách sử dụng các linh kiện từ đối tác Trung Quốc.
Hay Volga - thương hiệu thuộc GAZ (Gorky Automobile Plant) dừng sản xuất từ năm 2010 cũng đã trở lại vào đầu năm 2024 với 3 mẫu xe mới. Đó là C40 sedan, K30 và K40 SUV. Cả ba sử dụng động cơ JL473ZQ7 dung tích 1.5L của hãng Changan Trung Quốc.
Dữ liệu từ cơ quan phân tích Autostat của Nga cho biết, năm 2023, sản lượng xe xuất xưởng đạt 720.000 chiếc, tăng 16% so với 2022. Doanh số bán xe mới năm 2023 đạt 1,06 triệu chiếc, tăng đến 69% so với cùng kỳ 2022, nhưng vẫn kém khá xa so với kết quả 1,51 triệu xe hồi 2021, trước khi xung đột Ukraine nổ ra. Lada vẫn là thương hiệu bán chạy nhất với thị phần chiếm hơn 30%.
Autostat dự báo doanh số năm 2024 của thị trường ô tô Nga sẽ tăng 18-32% so với năm 2023, lên mức 1,25-1,4 triệu chiếc.
Đồng thời, các hãng xe và nhà sản xuất linh phụ kiện của Trung Quốc sẽ vẫn giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất ô tô Nga.
Bạn có nhận định gì về nội dung trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Xe điện Trung Quốc đến Việt Nam: Không dễ chiếm lĩnh được thị trườngCác thương hiệu xe điện Trung Quốc đang ồ ạt xâm nhập thị trường Việt Nam, bất chấp thiếu hạ tầng trạm sạc. Tuy nhiên, cánh cửa thị trường ô tô Việt Nam không dễ mở toang cho những mẫu xe này chiếm lĩnh thị phần." alt=""/>Công nghiệp ô tô Nga hồi sinh mạnh mẽ dù bị phương Tây cấm vậnAnh cho hay, ý tưởng đến bật chợt chứ không hề có kế hoạch trước và cũng không có lý do gì đằng sau ngoài việc anh muốn làm như vậy.
Trước đó, Trí Hiển chưa từng cưỡi ngựa nhưng khi quyết định trở về quê, anh mua một con ngựa trắng 8 năm tuổi rồi học cách cưỡi trong vài tháng để chuẩn bị cho hành trình của mình.
Khi biết kế hoạch của anh, người thân bán tín bán nghi. Chỉ đến khi những hình ảnh ngồi trên lưng ngựa của anh xuất hiện, họ mới tin đó là sự thật.
Ngày 20/2/2022, Dư Trí Hiển bắt đầu hành trình về Sơn Đông, Trung Quốc từ Lalin (Tây Ban Nha). Tổng quãng đường anh tính toán từ Tây Ban Nha về đến Sơn Đông là hơn 9600km. Hiện anh đã tới Hà Lan, vượt chặng đường hơn 2.500km.
Nếu đi bộ, Trí Hiển có thể đi được 30 km/ngày nhưng khi cưỡi ngựa, tốc độ sẽ chậm hơn vì phải dừng chân cho ngựa nghỉ, ăn uống. Để tiết kiệm chi phí, anh mua một chiếc lều, nệm hơi để ngủ vào ban đêm.
Khó khăn trong quá trình di chuyển là chú ngựa của anh có thể bỏ trốn theo những con ngựa khác. Nó từng làm hỏng máy tính xách tay và rơi nhiều đồ đạc của anh khi chạy theo đồng loại.
Ngoài chi phí đi lại, ăn uống (chủ yếu là mua thức ăn ở siêu thị), Trí Hiển phải bỏ tiền để thay móng ngựa hàng tháng. Mỗi tháng, tổng chi của anh ước chừng khoảng 17-19 triệu đồng. Theo dự tính anh sẽ về đến quê nhà trong vòng một năm nhưng có nhiều việc ngoài dự kiến nên thời gian sẽ phải kéo dài thêm. Vì vậy mọi chi phí anh đều phải rất tiết kiệm.
Hiện tại Trí Hiển đã đến Hà Lan. Theo lịch trình ban đầu, chàng trai sẽ đi Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Séc, Slovakia, Hungary, Ukraine, Nga và Kazakhstan rồi tới Trung Quốc.
Suốt chặng đường, Trí Hiển gặp rất nhiều người, chụp ảnh chung với họ. Cảnh đẹp thiên nhiên cũng cuốn hút chàng trai sinh năm 1990 này.
Câu chuyện cưỡi ngựa về quê của anh được người dùng mạng quan tâm, anh cũng trở thành cái tên được nhiều người biết đến. Nói về tương lai, anh chưa có dự tính gì cũng không dám nói trước. Anh chỉ đang nỗ lực để hoàn thành việc cưỡi ngựa về quê như mong muốn.
Theo 163, Sohu
Trúng số hơn 98 tỷ đồng, người phụ nữ chia tay chồng sắp cướiMặc dù nhận thưởng với danh nghĩa hai người song cuối cùng, người phụ nữ đã ẵm trọn tất cả." alt=""/>Chàng trai cưỡi ngựa từ châu Âu về quê ở Trung QuốcĐô thị thông minh, tương lai xán lạn (Smart cities, smart future) được kỳ vọng sẽ giúp các địa phương “tránh những vết xe đổ”, tăng hiệu quả đầu tư đem lại lợi ích thiết thực cho người dân. Sách được viết bởi hai tác giả Mike Barlow và Cornelia Levy- Bencheton, Trần Thị Mỹ Duyên dịch.
Trong lời giới thiệu nêu rõ: “Đô thị thông minh là sự hòa trộn đa dạng giữa các dịch vụ, hệ thống và công nghệ tương tác lẫn nhau được thiết kế và phối kết hợp giúp con người có được cuộc sống sáng tạo, an toàn, yên bình và hạnh phúc. Không phải các đô thị thông minh đều giống nhau... Không có định nghĩa chuẩn hay khuôn mẫu chuẩn. Tuy nhiên, các tác giả đã tận lực nắm bắt và truyền tải chiều sâu và sự phong phú của trào lưu đô thị thông minh, và cho thấy tiềm năng của trào lưu này là sức mạnh tạo nên sự thay đổi tích cực trong cuốn sách quan trọng và tuyệt vời này”.
Cuốn sách là tập hợp những câu chuyện kể về những công dân mà cuộc sống của họ đã thay đổi từ chương trình, sáng kiến, dự án đô thị thông minh. Với lối viết kết hợp giữa nghiên cứu và phỏng vấn báo chí, ngoài chủ đề chi tiết, tác giả còn dành nhiều thời gian phỏng vấn các chuyên gia và những người tham gia tích cực vào làn sóng đô thị thông minh.
Sách do Nhà xuất bản Trẻ phát hành năm 2020, dày 380 trang, gồm 11 chương và 2 phụ lục. Nội dung cụ thể là: Những thành phố trong mơ; Đô thị dữ liệu; Đô thị di động; Lực hấp dẫn; Thiết kế lấy con người làm trung tâm; Cư dân cùng một hội; Chúng ta quyết định; Quốc gia thông minh; Nhắm đúng mục tiêu; Tìm sự cân bằng; Sự phức tạp giả hình.
Thúy Nga và nhóm PV, BTV" alt=""/>Bộ TT&TT sẽ tặng lãnh đạo các tỉnh cuốn sách về đô thị thông minh