当前位置:首页 > Nhận định > Nhận định, soi kèo Grasshoppers vs Lausanne, 2h30 ngày 5/2: Chia điểm nhạt nhẽo 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Kèo vàng bóng đá Atalanta vs Bologna, 03h00 ngày 5/2: Chủ nhà ‘tạch’
Ứng dụng khẩu trang điện tử Bluezone được Bộ TT&TT và Bộ Y tế cho ra mắt ngày 18/4/2020. Là ứng dụng sử dụng công nghệ Bluetooth năng lượng thấp, Bluezone cảnh báo nếu người dùng đã tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19, giúp giảm thiểu các nguy cơ lây lan dịch trong cộng đồng.
Khi người dùng cài đặt Bluezone, nếu có một ca nhiễm bệnh, người dùng chỉ cần vào ứng dụng là có thể biết ngay là mình đã từng tiếp xúc với người này hay chưa. Càng nhiều người cài đặt Bluezone thì hiệu quả càng cao.
Được biết, kể từ khi ra mắt đến trước thời điểm Việt Nam phát hiện ca nhiễm Covid-19 mới từ cộng đồng (ngày 25/7), ứng dụng Bluezone đã có hơn 200.000 lượt cài đặt. Một số địa phương như Hà Giang, Quảng Ninh, Hà Nam đã có văn bản khuyến khích người dân trên địa bàn sử dụng ứng dụng Bluezone để phòng chống dịch bệnh, đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Ngay sau khi phát hiện ca nhiễm dịch bệnh Covid-19 mới trong cộng đồng tại Đà Nẵng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ TT&TT và Bộ KH&CN chỉ đạo, hỗ trợ thành phố Đà Nẵng đẩy mạnh ứng dụng CNTT truy vết trên diện rộng tại thành phố này, nhất là các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm.
Thống kê của Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cho hay, tính đến 0h ngày 31/7/2020 ứng dụng Bluezone đã có 1.135.500 triệu lượt cài đặt. Số lượt cài đặt ứng dụng tăng mạnh trong 4 ngày gần đây, với mức tăng trung bình gần 230.000 lượt mỗi ngày, trong đó ngày 30/7 có số lượt cài đặt tăng cao nhất (490.064 lượt).
Có được kết quả trên là nhờ các các cơ quan chức năng cả trung ương và địa phương đã đẩy mạnh triển khai đồng loạt nhiều biện pháp thúc đẩy sử dụng ứng dụng khẩu trang điện tử Bluezone để hỗ trợ cảnh báo người dân về nguy cơ nhiễm Covid-19.
Cụ thể, Cục Viễn thông, Bộ TT&TT đã đề nghị các nhà mạng nhắn tin kêu gọi người dân Đà Nẵng cài đặt ứng dụng khẩu trang điện tử Bluezone để cảnh báo nguy cơ lây nhiễm Covid-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình. Theo thống kê, trong ngày 27/7/2020, các nhà mạng đã gửi 11,5 triệu tin nhắn cảnh báo nguy cơ nhiễm Covid-19 tới các thuê bao trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT đã có hướng dẫn về các biện pháp công nghệ phòng chống Covid-19, trong đó nhấn mạnh đến việc triển khai diện rộng ứng dụng khẩu trang điện tử Bluezone.
Đặc biệt, hai địa phương có số ca nhiễm mới Covid-19 nhiều hơn cả là Đà Nẵng và Quảng Nam trong 2 ngày 27 và 28/7 đã lần lượt có công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn triển khai các giải pháp để đẩy mạnh việc cài đặt, sử dụng ứng dụng Bluezone.
![]() |
![]() |
Đà Nẵng đã triển khai đồng loạt nhiều kênh tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn cài đặt ứng dụng khẩu trang điện tử Bluezone. |
Thực tế, những ngày qua, Đà Nẵng đã triển khai đồng loạt nhiều kênh tuyên truyền,vận động người dân trên địa bàn cài đặt Bluezone, đã thu được kết quả cao: qua bảng điện tử tại Trung tâm hành chính thành phố, tại nơi công cộng, trên Facebook, trên SMS, qua Zalo, hệ thống thư điện tử công vụ (bảng tin email cập nhật hàng ngày), qua Chatbot, trên trang chủ của Cổng dịch vụ công, trang chủ đăng nhập hệ thống Wi-Fi thành phố, trên thang máy Trung tâm hành chính và tòa nhà công viên phần mềm…
Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng cũng đã gửi thông cáo đến các nhà hàng, cơ sở lưu trú; cơ quan nhà nước gửi văn bản triển khai đến các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Mới đây nhất, ngày 30/7, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã công văn hỏa tốc số khuyến nghị các cơ quan, đơn vị, người dân trên địa bàn tỉnh sử dụng ứng dụng Bluezone.
Ngày 29/7, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo mới nhất phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình hình mới và đề nghị người dân thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Hai trong chín biện pháp được Bộ Y tế khuyến nghị là thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ của bản thân; cài đặt ứng dụng Bluezone. Tiếp đó, ngày 30/7, Bộ Y tế đã đề nghị tất cả những ai từng có mặt tại Đà Nẵng trong khoảng thời gian từ ngày 1/7 trở lại đây cần thực hiện khẩn 4 việc, trong đó có yêu cầu cài đặt ứng dụng Bluezone để cảnh báo nguy cơ lây nhiễm Covid-19. |
Vân Anh
Để triển khai diện rộng Bluezone tại Đà Nẵng, một giải pháp Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT đề nghị với Sở TT&TT là chính quyền cơ sở, các tổ chức đoàn thể, tổ dân phố đi từng ngõ, gõ từng nhà hướng dẫn người dân cài, dùng ứng dụng.
" alt="Đã có hơn 1,1 triệu lượt cài đặt ứng dụng khẩu trang điện tử Bluezone"/>Đã có hơn 1,1 triệu lượt cài đặt ứng dụng khẩu trang điện tử Bluezone
Theo Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng, ngày 12/8 vừa qua, Công ty đã nhận được hàng loạt ý kiến phản ánh của người dân về tình trạng mùi hôi thối tấn công Khu dân cư đô thị Phú Mỹ Hưng. Những ngày sau đó công ty tiếp tục nhận các ý kiến phản ánh, đến ngày 24/8 Công ty chính thức gửi văn bản kiến nghị lên UBND TP Hồ Chí Minh với nội dung:
Thời gian vừa qua, một vài nơi trong khu đô thị Phú Mỹ Hưng có phát sinh mùi hôi thối làm ảnh hưởng đến đời sống cư dân. Chúng tôi đã tổ chức tổng kiểm tra, rà soát lại toàn bộ lại toàn bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có tại Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, đặc biệt là hai trạm xử lý nước thải. Nhưng kết quả là tất cả các cơ sở của Phú Mỹ Hưng đều được đảm bảo tuyệt đối an toàn và không phải là nguyên nhân ra mùi hôi thối trong khu vực.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, mùi hôi thối này từ nơi khác lan tỏa trong diện rộng và theo hướng gió bay vào các khu dân cư lân cận, trong đó có Khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Cư dân tại Khu đô thị Phú Mỹ Hưng cũng đã phản ánh gay gắt việc này đến công ty chúng tôi.
Bên cạnh đó, các phương tiện các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã phản ánh tình trạng cũng đã phản ánh tình trạng mùi hôi thối mùi hôi nồng nặc tràn ngập các khu dân cư phía Nam TP Hồ Chí Minh và đã nêu những bức xúc của người dân đang sinh sống tại các khu vực lân cận, vì việc này đã và đang ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của đông đảo người dân trong đó có cư dân của Khu đô thị Phú Mỹ Hưng.
Để đảm bảo môi trường sống trong lành cho người dân đang sống tại Khu đô thị Phú Mỹ Hưng nói riêng và đông đảo người dân đang sinh sống tại các khu vực lân cận bị ảnh hưởng nói chung, Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng kiến nghị UBND TP Hồ Chí Minh quan tâm xem xét, chỉ đạo và có giải pháp cấp bách, thiết thực để xử lý tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng tại các khu dân cư phía Nam Thành phố theo phản ánh của đông đảo người dân.
Tổng thể quy hoạch KĐT Phú Mỹ Hưng. |
Sau gần một tuần gửi văn bản kiến nghị lên UBND TP Hồ Chí Minh, nhưng đến ngày 30/8 Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng chưa nhận được văn bản phúc đáp về nguyên nhân mùi hôi thối tấn công dân cư Khu đô thị Phú Mỹ Hưng.
Các khu dân cư trong KĐT Phú Mỹ Hưng (Quận 7, TP Hồ Chí Minh) bị mùi hôi thối tấn công thời gian vừa qua |
Cũng theo Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng tình trạng mùi hôi thối làm ảnh hưởng đến cuộc sống dân cư Khu đô thị Phú Mỹ Hưng xuất hiện khoảng 5 năm trở lại đây. Nhưng bước sang năm 2016 tình trạng hôi thối có cường độ “nồng nặc” hơn những năm trước.
Qua tìm hiểu thực tế, các hộ dân trong Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, cho biết, mùi hôi thối giống như mùi phân bón ruộng, chỉ xuất hiện từ ban đêm tới sáng, khi có mùi hôi thối tấn công có cảm giác như đang ở khu xử lý rác.
Nhiều căn hộ cao cấp của KĐT Phú Mỹ Hưng cũng không tránh khỏi mùi hôi thối tấn công |
Để xác định nguyên nhân chính xác mùi hôi thối xuất phát từ đâu, thiết nghĩ các cơ quan chức năng của TP. Hồ Chí Minh cần có sự điều tra, khảo sát và kết luận ngay tức thì nhằm trả lại môi trường trong lành cho Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, một địa chỉ được xem là Khu đô thị sinh thái tốt nhất tại TP. HCM, nơi tập trung nhiều cư dân có thu nhập cao, nơi “an cư, lạc nghiệp” lý tưởng trong mơ ước của nhiều người.
Theo Bất động sản Việt Nam
" alt="Chưa rõ nguyên nhân hôi thối tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng"/>Nhận định, soi kèo Nafta vs Radomlje, 23h30 ngày 7/2: Dồn toàn lực
Trụ sở Google tại Mountain View, bang California. Ảnh: CNN
Theo hãng CNN, tuần trước, Google đã thông báo kế hoạch đầu tư 4,5 tỷ USD cho công ty Jio Platforms. Một phần tiền đầu tư sẽ được sử dụng để phát triển điện thoại thông minh giá rẻ cho thị trường địa phương – một thiết bị có thể giúp Google và Jio thu hút khách hàng từ gần một nửa tỷ ngườ Ấn Độ chưa có điện thoại thông minh, nhiều người trong số đó sinh sống và lao động tại các vùng nông thôn.
Mặc dù chi tiết kế hoạch về chiếc điện thoại mới vẫn chưa được công bố song thoả thuận giữa Google và Jio có thể xáo trộn một thị trường mà lâu nay Trung Quốc tham vọng chiếm hữu. Theo công ty nghiên cứu Canalys, các mặt hàng thương hiệu Trung Quốc chiếm trên 75% thị trường điện thoại thông minh tại Ấn Độ trong quý II năm 2020, trong khi “ông lớn” Samsung của Hàn Quốc đứng thứ 3 với xấp xỉ 17%.
Một chiếc điện thoại thông minh giá rẻ của Jio và Google có thể là tin không mấy tốt lành và tạo ra thách thức thực sự cho những nhà sản xuất điện thoại của Trung Quốc.
Mẫu điện thoại thương hiệu Jio có thể hưởng lợi từ làn sóng tẩy chay hàng Trung Quốc ngày một gia tăng tại Ấn Độ. Gần đây, Chính phủ Ấn Độ đã ra lệnh cấm TikTok và 58 ứng dụng khác của Trung Quốc sau vụ đụng độ bạo lực gây thương vong giữa binh sĩ hai nước tại đường biên giới hồi giữa tháng 6.
Theo công ty dữ liệu Counterpoint Research, hiện khoảng 450 triệu người dân Ấn Độ sở hữu một chiếc điện thoại thông minh để liên lạc, giải trí cũng như kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn còn 500 triệu người khác chưa có trong tay thiết bị này.
“Họ không nên bị tước đi quyền lợi trong cuộc cách mạng dữ liệu và kỹ thuật số này”, Mukesh Ambani – Giám đốc điều hành công ty mẹ của Jio – tập đoàn Reliance Industries đồng thời là người đàn ông giàu nhất châu Á – phát biểu trong một sự kiện của công ty vào tuần trước.
Tarun Pathak – Giám đốc Counterpoint Research – nhận định: “Jio là một công ty tập trung theo hướng nhằm vào khu vực nông thôn, vì đây mới chính là Ấn Độ. Họ có một số lượng lớn người sử dụng tiềm năng chưa lần nào được trải nghiệm tiện ích của Interner”.
Phần lớn những người này chỉ sử dụng điện thoại “cục gạch” với bàn phím bấm và màn hình cơ bản, kết nối sóng 2G. Giới thiệu điện thoại thông minh kết nối 4G, 5G cho họ sẽ mang đến cho Google và Jio món hời “đôi bên cùng có lợi”. Trong khi Jio có thể cung cấp cho người dùng mới kế hoạch dữ liệu thì Google có thể phổ biến các ứng dụng như Youtube, định vị, bản đồ… tới thị trường Ấn Độ.
Để tiếp cận thị trường tiềm năng khổng lồ nhưng thu nhập có hạn, các nhà phân tích Counterpoint cho biết Google và Jio cần phải phát triển một chiếc điện thoại thông minh hệ điều hành Android với giá dưới 50 USD do thị trường Ấn Độ đã ngập tràn những mẫu mã khác với giá dao động từ 70 đến 100 USD.
Tuy nhiên, đây sẽ là một bài toán khó do thông thường, chi phí sản xuất chip, bộ nhớ và màn hình trong một chiếc điện thoại thông minh đã vượt quá con số 50 USD. Giới quan sát cho rằng nếu như Jio và Google có thể thành công vượt qua bước này và giữ chân được khách hàng mới với những bản nâng cấp đều đặn, đây sẽ là một đòn giáng mạnh lên các nhà sản xuất điện thoại thông minh của Trung Quốc.
Viện nghiên cứu chính sách đối ngoại Ấn Độ Gateway House dự đoán số lượng người dùng điện thoại thông minh tại nước này sẽ tăng gấp đôi lên 900 triệu tính đến năm 2025 khi bình quân thu nhập tăng và điện thoại cũng rẻ hơn.
“Hiện đang có làn sóng tẩy chay đối với hàng hoá Trung Quốc. Kết hợp làn sóng này với những sáng kiến ‘tự cung tự cấp’ do Chính phủ Ấn Độ khởi xướng sẽ tạo ra thách thức cho các nhà sản xuất Trung Quốc”, nhà phân tích Adwait Mardikar thuộc trung tâm Canalý bày tỏ trong một bài viết.
Ngay cả trước khi xảy ra vụ đụng độ biên giới với Trung Quốc gần đây, từ lâu Thủ tướng Modi và đảng cầm quyền liên tục đề cao những sáng kiến “Ấn Độ là trên hết”. “Những công ty như Jio đang thúc đẩy các phong trào chủ nghĩa dân tộc tại Ấn Độ”, ông Adwait kết luận.
Theo Baotintuc
Sau hàng loạt biến cố diễn ra vài năm trở lại đây, các ông trùm công nghệ trên thế giới đã bắt đầu tính đến chuyện đẩy làn sóng đầu tư ra khỏi Trung Quốc và hướng đến vùng đất hứa.
" alt="Trung Quốc lo lắng trước sự chen chân của Google vào Ấn Độ"/>Tình trạng mua - bán nhà ở xã hội chưa đủ điều kiện đang diễn ra khá phổ biến, thậm chí công khai rao bán trên mạng internet. Người mua lại những căn hộ này theo kiểu “trao tay” sẽ đối diện với rủi ro về pháp lý, còn người bán trót lọt mỗi căn hộ có thể hưởng chênh lệch hàng trăm triệu đồng.
Không khó để tìm kiếm những mẩu tin rao bán, chuyển nhượng căn hộ nhà ở xã hội trên mạng internet. Từ những dự án chưa bàn giao nhà, đến những dự án mới bàn giao gần đây và chưa cấp sổ đỏ cho cư dân, hay những căn hộ đang được vay theo gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ đồng vẫn được rao bán lại. Có khi cùng một người rao bán một lúc nhiều căn hộ nhà ở xã hội khác nhau.
![]() |
Tình trạng mua bán nhà ở xã hội chưa đúng quy định diễn ra khá phổ biến. |
Liên hệ với một người đăng tin rao bán 2 căn hộ nhà ở xã hội có diện tích 56m2 và 63,3 m2 tại dự án Ecohome 2 (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), phóng viên VOV được biết, giá bán lại là 18,3 -18,5 triệu đồng/m2. Giá gốc mua căn hộ tại dự án nhà ở xã hội Ecohome 2 là hơn 14 triệu đồng/m2. Như vậy, nếu bán “trao tay” được một căn hộ, người bán có thể kiếm lời ít nhất hơn 200 triệu đồng.
“Chỉ có bên văn phòng Luật họ xác nhận, làm hợp đồng và làm chứng để tránh trường hợp tranh chấp. Hồ sơ thì có hợp đồng mua bán và một cái đặt cọc, khi nào đủ điều kiện sang tên thì 2 bên sang tên với nhau. 5 năm là tính từ đầu thì đến thời điểm này là hơn 3 năm rồi. Anh cho em giữ lại 35 triệu, sau này có sổ đỏ rồi thì em đóng với chủ đầu tư để lấy sổ về”, người bán cho biết.
Việc rao bán nhà ở xã hội khi chưa đủ điều kiện giao dịch diễn ra dưới nhiều hình thức. Có hiện tượng nhân viên môi giới của các sàn giao dịch bất động sản tự ý đăng tin rao bán căn hộ nhà ở xã hội mà không hỏi ý kiến của chính chủ. Mục đích của việc làm này là lợi dụng tâm lý “săn tìm” để mua được nhà ở xã hội, họ cứ rao bán trước rồi nhận đặt cọc lên tới hàng trăm triệu đồng, sau đó mới thương lượng với chủ nhà.
Một người dân đã mua một căn hộ tại dự án nhà ở xã hội Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội) bức xúc: “Tôi là chính chủ mua nhà ở xã hội, nhưng không hiểu sao trên mạng lại thấy có những trang rao bán chính căn hộ của tôi mà tôi không hề biết. Sau khi tìm hiểu gọi đến chính đơn vị rao bán đấy thì tôi được biết đó là nhân viên của các sàn giao dịch. Nếu như tôi có nhu cầu họ sẵn sàng nhận đặt cọc lên đến hàng trăm triệu. Có những khách hàng cũng đã bị lừa, đóng tiền vào nhưng không mua được mà cũng không được trả lại tiền”.
Điều 19 Nghị định 100 của Chính phủ về Phát triển và Quản lý nhà ở xã hội nêu rõ: Người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 5 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua; chỉ được phép bán lại hoặc cho thuê sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trong thời hạn chưa đủ 5 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở xã hội, nếu bên mua hoặc thuê mua có nhu cầu bán lại nhà ở xã hội thì chỉ được bán lại cho Nhà nước hoặc bán lại cho chủ đầu tư, hoặc bán lại cho đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội, với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm.
Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty luật SBLaw, nếu mua lại nhà ở xã hội khi chưa đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, người mua nhà sẽ rất rủi ro, thậm chí là “trắng tay”.
Đối với những căn hộ này, do chưa đủ điều kiện giao dịch nên các bên chỉ tiến hành làm hợp đồng trao tay và không có giá trị pháp lý. Sau này người mua lại nhà muốn hợp pháp hóa sẽ rất khó khăn, vì là giao dịch bất hợp pháp ngay từ đầu và có nguy cơ không thể sang tên để vào sổ đỏ. Nếu có tranh chấp xảy ra, tòa án sẽ tuyên hợp đồng mua bán này vô hiệu. Nếu người bán lật lọng, đòi lại nhà, người mua lại sẽ phải chịu thiệt.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà khẳng định, văn phòng luật sư hoặc bất kỳ bên thứ 3 nào tiến hành xác nhận hợp đồng mua bán khi nhà ở xã hội chưa đủ điều kiện giao dịch đều không có giá trị pháp lý.
“Quy định của luật và việc mua bán nhà ở xã hội là phải 5 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phải không còn khoản vay nào với ngân hàng. Hiện nay người ta bán nhà ở xã hội chủ yếu là bán lại suất mua, hầu hết là chưa đủ điều kiện 5 năm, có thể vẫn sử dụng gói vay 30.000 tỷ thì những nhà này thuộc đối tượng không được giao dịch. Vì vậy việc giao dịch như thế với xác nhận chứng kiến của văn phòng luật sư là không đúng”, Luật sư Nguyễn Thanh Hà chỉ rõ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mua bán nhà ở xã hội sai quy định diễn ra tràn lan. Vì áp lực về nhà ở và không có nhiều tiền nên nhiều người bất chấp các rủi ro về pháp lý để mua lại nhà ở xã hội theo kiểu “trao tay” nhằm giải quyết nhu cầu chỗ ở trước mắt. Có cầu ắt có cung, nên nhiều người, trong đó không ít là môi giới bất động sản đã tranh thủ kiếm lời, bất chấp vi phạm pháp luật để bán nhà ở xã hội và hưởng chênh lệch, đẩy rủi ro cho người mua.
Theo Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam – ông Trần Ngọc Hùng, nguyên nhân sâu xa của tình trạng này vẫn là việc quản lý chưa tốt và xét duyệt hồ sơ mua nhà ở xã hội ngay từ đầu chưa đảm bảo đúng đối tượng. Hiện việc xét duyệt hồ sơ mua nhà được giao toàn quyền cho chủ đầu tư mà thiếu giám sát, nên rất dễ để lọt vào danh sách mua nhà ở xã hội những người không thuộc đối tượng được mua.
“Nhà ở xã hội và cả gói 30.000 tỷ đang bị lợi dụng rất nhiều, vì đã giao cho các chủ đầu tư quyền xét duyệt danh sách để bán. Tốt nhất là việc này phải có một tổ công tác hay một nhóm xét duyệt, nếu giao tất cho chủ đầu tư thì rất dễ sai đối tượng. Ngay danh sách đã sai rồi, còn đằng sau đó là bán trao tay thì nhiều lắm”, Ông Trần Ngọc Hùng khuyến cáo.
Chính sách về nhà ở xã hội là đúng đắn, góp phần giải quyết nhu cầu bức thiết về nhà ở của người thu nhập thấp ở đô thị. Việc lợi dụng chính sách tốt đẹp của Nhà nước để trục lợi bằng bất cứ hình thức nào đều cần phải ngăn chặn và xử lý. Thế nhưng, điều đáng nói là tình trạng mua bán nhà ở xã hội chưa đủ điều kiện, sai quy định pháp luật diễn ra phổ biến và đã được cảnh báo từ lâu, nhưng gần như việc điều tra, xử lý đến nay vẫn còn bỏ ngỏ?!
Theo VOV
" alt="Bán “chui” nhà ở xã hội kiếm lời hàng trăm triệu đồng"/>