Trong cuộc sống, hẳn chúng ta đã không còn xa lạ gì với từ “tơi bời”, một từ dùng để chỉ trạng thái thê thảm, rệu rã. Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do GS Hoàng Phê chủ biên định nghĩa: “Tơi bời (tính từ): Tả tơi không còn ra hình thù gì nữa, do bị tàn phá mạnh mẽ và dồn dập. Khu vườn tơi bời sau cơn bão. Đánh cho tơi bời. Lòng đau đớn tơi bời (nghĩa bóng)”.
Tuy phổ biến là thế nhưng ít ai biết được rằng, từ “tơi bời”trước đây còn có những nét nghĩa khác vô cùng thú vị.
Nét nghĩa thứ nhất của “tơi bời”xuất hiện trong Từ điển từ cổ của PGS Vương Lộc. Tư liệu này giải thích “tơi bời”là “rối rít, vội vã”. Nghĩa này đã được đề cập đến trong nhiều tác phẩm văn học trung đại, đặc biệt là các tác phẩm truyện thơ, điển hình có thể kể tới:
-Thay quần đổi áo tơi bời (Tức “thay quần áo vội vã”, Truyện Nhị Độ Mai, câu 1443)
- Quan quân sắm sửa tơi bời (Tức “quan quân chuẩn bị một cách rối rít, vội vàng”, Truyện Nhị Độ Mai, câu 2537)
- Tơi bời tưới lửa, tìm người lao xao (Tức “vội vàng tưới lửa, hối hả tìm người”, Truyện Kiều, câu 1656).
Bên cạnh đó, Từ điển từ cổ của học giả Vương Lộc còn nêu ra một nét nghĩa thứ hai của “tơi bời”là “lung tung, mất trật tự”.Nét nghĩa này đã xuất hiện trong nhiều trường hợp, chẳng hạn nó đã từng có mặt tại cụm từ “chạy tơi bời”, được ghi nhận trong Từ điển Việt Pháp của nhà nghiên cứu J. F. M. Génibrel (Nhà xuất bản Sài Gòn năm 1988). Cụm từ này được Nhà nghiên cứu J. F. M. Génibrel giảng là “chạy lung tung, không có trật tự”.
Ngoài hai nghĩa trên, “tơi bời” còn có một nghĩa thứ ba được ghi nhận trong Việt Nam Tự điển của học giả Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ. Tư liệu này đã giảng như sau: “Tơi bời: Tưng bừng, rộn rã lên, ai cũng nghe cũng thấy: Đánh chửi tơi bời. Cá lội tơi bời. Chợt nghe chín khúc tơi bời (HT), Một đoàn ngục tốt tơi bời (Nhị Độ Mai)”.
Như thế rõ ràng bên cạnh nghĩa hiện hành là “tơi tả, xác xơ, bị tàn phá nặng nề”, “tơi bời” xưa kia còn có những nét nghĩa vô cùng thú vị.
Các nghĩa trên tuy ba mà một, vì “rối rít, vội vã”thì dễ dẫn đến “lung tung, mất trật tự”và trở nên “tưng bừng, ai cũng thấy”.
Còn nghĩa “tả tơi, không còn manh giáp”như hiện nay hẳn được dựa trên nét nghĩa “rối rít, mất trật tự”mà thành.
Trọng Nghĩa- Tiếng Việt giàu đẹp(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả).
Để trao đổi, chia sẻ những trải nghiệm, góc nhìn, câu chuyện... về lĩnh vực giáo dục, vui lòng gửi email về địa chỉ: [email protected]. Những bài viết phù hợp sẽ được biên tập và đăng tải. Xin chân thành cảm ơn.
Một 9X "lọ mọ" với từ ngữ Tiếng Việt từ những năm học lớp 11, để sau gần 10 năm đã phát triển thành một dự án bảo tồn và phát huy tiếng mẹ đẻ của dân tộc.
" alt=""/>3 nghĩa ít người biết đến của từ ‘tơi bời’![]() |
Ảnh minh họa |
Theo như thông tin bạn cung cấp chúng tôi trả lời như sau:
Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động và người lao động được pháp luật thừa nhận và quy định cụ thể tại Điều 62 Bộ luật lao động, theo đó:
"1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nghề đào tạo;
b) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;
c) Chi phí đào tạo;
d) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;
đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
e) Trách nhiệm của người sử dụng lao động."
Theo quy định tại điểm d khoản 2 nêu trên thì pháp luật có quy định về thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo. Vì vậy, nếu người lao động không thực hiện đúng cam kết thì có thể được xác định là hành vi vi phạm hợp đồng, và người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Hiện tại luật lao động cũng như các văn bản hướng dẫn khác không có quy định là trong trường hợp người lao động không thực hiện 1 phần cam kết (Ví dụ: Làm việc một khoảng thời gian nhất định rồi mới nghỉ việc) thì phải bồi thường 1 phần hay toàn bộ chi phí đào tạo.
Trên thực tế, nếu không thoả thuận được mức bồi thường, các bên có thể khởi kiện và đề nghị toà án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Tư vẫn bởi Luật sư Hoàng Tuấn Anh, Công ty Luật TNHH Themis, SĐT: 0986663459.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Sau khi nghỉ việc, tối đa bao lâu người lao động nhận được sổ bảo hiểm? Tôi đã thông báo nghĩ việc trước 45 ngày với công ty nhưng đến nay nghỉ được 2 tháng, công ty vẫn chưa trả sổ bảo hiểm cho tôi là đúng hay sai luật?
" alt=""/>Vi phạm hợp đồng đào tạo, người lao động bắt buộc phải bồi thường?Hiện nay, pháp luật Việt Nam không thừa nhận chế định ly thân nên vợ chồng bạn vẫn được coi là vợ chồng hợp pháp, vẫn đang trong thời kỳ hôn nhân nên vẫn phải tuân thủ quy định về chế độ tài sản của vợ chồng. Về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng thì Luật Hôn nhân và gia đình quy định như sau:
![]() |
Một mình vợ hoặc chồng dùng tiền riêng mua nhà khi ly thân thì về nguyên tắc vẫn là tài sản chung |
Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Tài sản riêng của vợ, chồng
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Đối chiếu với những điều luật của Luật Hôn nhân và gia đình nêu trên, nếu bạn mua nhà thì căn nhà đó vẫn được xem là tài sản chung của hai vợ chồng. Vì vậy bạn cần chứng minh đó là tài sản riêng theo thủ tục chồng bạn viết giấy cam kết và chứng thực tại UBND phường hoặc cơ quan công chứng. Khi làm chủ quyền thì bạn nộp kèm văn bản cam kết kia để cơ quan nhà nước cấp giấy chủ quyền chỉ có tên bạn. Lúc đó bạn có thể toàn quyền sử dụng, quản lý, định đoạt căn nhà mà bạn mua.
Nếu chồng bạn không đồng ý việc viết giấy cam kết rồi sau đó có tranh chấp phải đưa ra tòa án giải quyết thì bạn buộc phải đưa ra những căn cứ chứng minh căn nhà mua bằng tiền riêng của chính mình (Ví dụ: những khoản vay đứng tên bạn với bên thứ 3; cha mẹ, người thân cho tiền riêng bạn; hợp đồng mua bán nhà; trong thời gian ly thân ngoài những khoản tiền chu cấp cho con chung thì không có đóng góp chung tài sản giữa hai vợ chồng...).
Để tránh sau này xảy ra những tranh chấp không đáng có, gây phức tạp, bạn nên trao đổi cùng với chồng về việc viết giấy cam kết thỏa thuận.
Hy vọng bạn đạt được kết quả như mong muốn. Cám ơn bạn.
LS. Nguyễn Thành Công - Công ty Đông Phương Luật, ĐLS TP.HCM.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Người đàn ông đau khổ khi biết vợ ngoại tình, anh nghi ngờ về cô con gái không giống mình, thương đứa con bao nhiêu năm nuôi dưỡng giờ không biết tính sao?
" alt=""/>Đã ly thân, mua nhà riêng có được sở hữu một mình?