Theo đó, khuya 2/12, 7 thanh niên ở huyện Thạch Hà đi trên 3 xe máy tới khu vực TP Hà Tĩnh. Đi qua khu vực xã Thạch Trung (TP Hà Tĩnh), nhóm này xảy ra mâu thuẫn và rượt đuổi xe máy do Ngô Huy T. (15 tuổi) điều khiển chở theo nữ sinh T. và nam thanh niên B.
Sau khi mất dấu Huy T., nhóm thanh niên về nhà lấy 2 thanh kiếm rồi đi lòng vòng các tuyến đường TP Hà Tĩnh truy tìm thiếu niên này. Tới đường Lê Hồng Phong, hai nhóm thanh niên chạm mặt, rượt đuổi và dùng vỏ chai bia ném vào nhau. Khi Huy T. tăng ga bỏ chạy, nữ sinh T. và thanh niên B. ngồi sau bị ngã, rơi xuống nền đường khiến nữ sinh T. tử vong còn B. bị thương vùng mặt, đang điều trị tại bệnh viện.
Với hàng loạt diễn biến hành vi như trên, nhóm thanh niên có thể bị xử lý ra sao theo quy định của pháp luật?
Hình ảnh hiện trường nơi nữ sinh T. tử vong (Ảnh cắt từ clip).
Luật sư Hoàng Trọng Giáp (Giám đốc Công ty Luật Hoàng Sa, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) đánh giá hành vi của nhóm thanh niên thể hiện sự ngông cuồng, coi thường pháp luật, xem nhẹ sức khỏe, tính mạng của người khác và cần bị xử lý nghiêm nhằm tạo tính răn đe, ngăn chặn những hành vi tương tự có thể tái diễn trong xã hội.
Dưới góc độ pháp lý, luật sư nhìn nhận có 2 khách thể đã bị xâm phạm trong sự việc trên, đó là an ninh trật tự xã hội và sức khỏe, tính mạng của nữ sinh T. Do đó, có thể xem xét, đánh giá dấu hiệu của 2 tội danh đối với sự việc này.
Thứ nhất, với nhóm hành vi bao gồm sử dụng hung khí náo loạn các tuyến phố, rượt đuổi nhau trên đường hay cầm chai bia tấn công đối thủ, đây là hành vi có dấu hiệu của tội Gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015.
Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn về tình tiết "gây hậu quả nghiêm trọng" đối với tội Gây rối trật tự công cộng quy định tại Bộ luật Hình sự 1999, hành vi gây rối trật tự công cộng nếu thuộc các trường hợp như gây ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ; gây thiệt hại tài sản từ 10 triệu đồng trở lên; cản trở sự hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức hay làm chết người... thì người thực hiện hành vi có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự về tội Gây rối trật tự công cộng.
Đối với trường hợp này, việc hai nhóm thanh niên sử dụng hung khí là kiếm, vỏ chai bia để truy lùng, rượt đuổi, tấn công nhau trên phố đã xâm phạm nghiêm trọng tới an ninh trật tự địa phương và là nguyên nhân dẫn tới hậu quả chết người. Bởi vậy, có cơ sở để xem xét dấu hiệu của tội Gây rối trật tự công cộng.
Theo khoản 2 Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015, mức phạt của tội danh này trong trường hợp thuộc các tình tiết định khung như có tổ chức; dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách là 2-7 năm tù.
6 thanh niên liên quan tới vụ việc (Ảnh: Công an cung cấp).
Thứ hai, với khách thể thứ 2 bị xâm phạm trong vụ việc là sức khỏe, tính mạng của người khác, mà cụ thể ở đây là tính mạng của nữ sinh T. và sức khỏe của nam sinh B., có thể thấy thiếu niên điều khiển xe máy mới 15 tuổi, tức chưa đủ điều kiện tham gia giao thông nhưng vẫn cố tình chạy xe ra đường. Với việc gây ra hậu quả làm chết người, cơ quan điều tra sẽ tập trung xác minh dấu hiệu của tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 đối với thiếu niên này.
Theo khoản 2, Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, người tham gia giao thông không có giấy phép lái xe theo quy định, vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây hậu quả chết người có thể bị xử lý hình sự về tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Khung hình phạt của tội danh này là 3-10 năm tù.
Do đây là hành vi thuộc nhóm tội phạm rất nghiêm trọng nên người thuộc nhóm từ đủ 14 tuổi tới dưới 16 tuổi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Khi áp dụng khung hình phạt, căn cứ Điều 101 Bộ luật Hình sự 2015, mức phạt áp dụng đối với trường hợp này sẽ không quá 1/2 mức phạt tù mà điều luật quy định.
Còn trong trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng (trừ một số tội danh đặc biệt theo luật định), có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả và không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 29 Bộ luật này thì có thể được xem xét miễn trách nhiệm hình sự, căn cứ khoản 2 Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015.
Đối với trường hợp của thiếu niên 15 tuổi chở nạn nhân, nếu được xác định có lỗi khi điều khiển phương tiện dẫn tới hậu quả làm chết người, không có nhiều tình tiết giảm nhẹ và không khắc phục được phần lớn hậu quả thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Ngược lại, trường hợp người vi phạm có nhiều tình tiết giảm nhẹ và chủ động khắc phục phần lớn hậu quả, có thể xem xét miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng sẽ làm rõ dấu hiệu của hành vi Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo Điều 264 Bộ luật Hình sự 2015 đối với người đã giao xe máy cho thiếu niên này tham gia giao thông, dẫn tới hậu quả chết người (nếu có).
Đối với nhóm thanh niên cầm kiếm rượt đuổi xe máy của thiếu niên 15 tuổi, cần làm rõ việc nhóm này gây sức ép như thế nào ở thời điểm thiếu niên 15 tuổi tăng ga bỏ chạy và có tác động trực tiếp dẫn tới việc nạn nhân bị ngã xuống đường hay không, từ đó xem xét trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
" alt=""/>Dấu hiệu nhiều tội danh vụ nữ sinh 15 tuổi chết trên đường sau vụ loạn đảTôi bắt đầu thói quen đọc từ khi đi du học Đức. Ở cấp THPT, học sinh không được rèn thói quen đọc mỗi ngày. Các em đọc nội dung đã chọn sẵn thay vì đọc thứ mình muốn nên việc đọc phần nhiều mang tính nghĩa vụ. Chưa kể, việc đọc cũng rất hình thức, học sinh tự cảm nhận thì ít, được “mớm” cảm nhận là nhiều. Khi sang Đức, trường kết hợp đọc “nghĩa vụ” và đọc tự do, yêu cầu chúng tôi viết tóm tắt, diễn đạt cảm nhận. Dần dần, tôi mới chuyển từ “phải đọc” sang “muốn đọc”.
Tôi sợ bản thân tự tin vào những thứ mình đang có nên luôn đọc thêm. Sách là người bạn dám nói những thứ trái quan điểm hoặc ngoài tầm hiểu biết của tôi. Vì vậy, chúng ta cần đọc nhiều để có quan điểm riêng nhưng vẫn rộng mở với những quan điểm khác mình.
Thuật toán Internet rất thông minh. Chúng chỉ gợi ý thứ bạn thích thay vì thứ bạn cần. Nếu không ý thức rõ, điều này rất nguy hiểm. Chúng ta tưởng mình ngày càng thông minh nhưng thực tế là ngày càng bị gói gọn trong thế giới bé xíu của mình. Mạng xã hội cũng khiến con người tưởng rằng họ ngày càng liên kết nhưng thực tế là ngày càng rời xa nhau.
![]() |
Tôi thường đọc sách về ngôn ngữ vì đang dạy ngôn ngữ và đọc sách tâm lý học hành vi để hiểu thêm về con người. Tôi không phải fan đọc nhưng có ý thức ép mình đọc. Chẳng hạn, với công việc di chuyển nhiều, tôi không để “chết” thời gian trên xe, máy bay, ở sân bay, chờ diễn, chờ chạy chương trình… Lạ là các sân bay hay khách sạn lớn ở Việt Nam đều hiếm thấy sách. Một lần, tôi ghé phòng chờ một khách sạn 5 sao để đọc thì thấy tạp chí ở đây đều phát hành 2 – 3 năm trước. Có lẽ do khách không có nhu cầu nên nơi đó cũng không muốn tốn chi phí lấy báo mới.
Tôi đọc mỗi lần 4 cuốn, việc chọn mang sách nào khi đi công tác khá tốn thời gian. Có cuốn mất 3 – 4 ngày, có cuốn mất cả tháng. Tôi có thói quen khi đến bất cứ thành phố nào trên thế giới đều mua ít nhất 1 quyển sách làm kỷ niệm.
Tôi muốn review 2 cuốn sách đến độc giả VietNamNet: Lost connectioncho mảng tâm lý và Fluent Forever: How to learn any language fast and never forget itcho mảng ngôn ngữ. Cuốn Fluent Foreverđơn giản, dễ đọc, bày chúng ta cách học bất kỳ ngôn ngữ nào nhanh và không bị quên. Mỗi ngôn ngữ có đặc điểm riêng nhưng Gabriel Wyner lại tìm thấy điểm chung để học tất cả ngôn ngữ. Những lời khuyên của tác giả khá lạ nhưng hay. Chẳng hạn, học ngôn ngữ phải gắn kết với cảm xúc, làm thế nào đưa cảm xúc vào học từ, cách tạo ra cảm xúc là gì…
Cuốn thứ 2 là Lost connection, tôi rất thích vì nó cần thiết cho con người trong xã hội đương đại: chúng ta, không kể ai, đều có thể đối mặt với chứng trầm cảm. Xung quanh tôi đều có người từ trầm cảm cấp độ nhẹ tới trầm cảm y khoa. Tôi đọc sách để hỗ trợ bạn bè và điều trị chính mình. Cuốn sách này chỉ ra cho bạn dấu hiệu của trầm cảm và cách tìm thấy hy vọng, thoát khỏi trầm cảm. Tôi thích nhất việc tác giả chỉ ra rằng cách con người sống đang mất kết nối với tự nhiên, với xã hội và với chính mình. Người trầm cảm bẩm sinh do di truyền chiếm một phần rất nhỏ, hầu hết là chúng ta mắc kẹt trong vấn đề của chính mình.
Xây thư viện sẽ vô nghĩa nếu không có nhu cầu đọc
![]() |
Việc đọc sách để làm màu không có gì phải lên án. Tôi thấy một người đang chăm chú đọc sách trông rất ngầu hoặc đọc sách bên biển cũng là một hình ảnh đẹp. Nếu có người nhìn mình khi đang đọc, tôi cũng điều chỉnh tư thế một chút. Tôi cũng nghĩ mình trông ngầu hơn đấy! Đọc sách để làm màu không tốt nhưng cũng chẳng xấu. Nếu đích đến của tôi là lấy kiến thức thì quá trình thực hiện nó, tôi làm màu một chút cũng chẳng sao!
Thường tôi thích ngồi một góc quán café đông người để ngắm nghía con người. Tôi thấy anh này đang giả vờ đọc sách, cô kia đang rất tận hưởng khi chụp selfie… Và đó là chất liệu để tôi sáng tạo Jazz – đời nhất, gần gũi nhất. Vì Jazz không khuôn mẫu, cao siêu, xa vời.
Một trong những lý do người trẻ ít đọc vì thực dụng, vội vã, đòi hỏi kết quả minh thị, tức thì – những điều sách không thể đáp ứng các bạn. Đọc sách là công việc tích lũy, các bạn sẽ nhận thứ lợi ích lớn hơn, giá trị hơn rất nhiều những lợi ích trước mắt.
![]() |
Tựu trung, gu nghệ thuật của khán giả Việt Nam còn một màu từ nghe nhạc, xem phim, truyền hình… chứ không chỉ đọc. Chúng ta chọn thứ dễ xem, dễ nghe hoặc dễ đọc với lý do thường trực là “thấy mệt nếu phải suy nghĩ nhiều”. Tôi lại cho rằng được suy nghĩ, tư duy là một đặc quyền của con người. Chúng ta phải thấy vui khi được tư duy chứ…
Nâng cao văn hóa đọc không thể là vấn đề từ một phía, ví dụ hô hào xây thư viện sẽ vô nghĩa nếu người dân không có nhu cầu đọc. Vì vậy, điều chúng ta có thể làm là thay đổi từ gốc hay tập thói quen đọc cho trẻ em từ bé. Trẻ không cần đọc nhiều, đọc dài nhưng phải được tự do chọn đọc thông qua việc nói rõ chúng muốn đọc gì. Dĩ nhiên cha mẹ phải định hướng cho con đọc chứ không thả trôi nhưng đó là vấn đề giáo dục. Quan trọng nhất, cha mẹ phải dành thời gian đọc cùng con, thảo luận với chúng về những gì đọc được trong sách.
Ca sĩ Hồ Trung Dũng
Ảnh:Bảo Hòa
"Tôi có tặng sách, “ép” những anh chị, bạn bè là nghệ sĩ đọc sách của mình và thỉnh thoảng nhờ họ viết lời bạt nữa. Nhìn chung, mọi người khá yêu thích những trang viết của tôi", Hà Thanh Phúc nói.
" alt=""/>Hồ Trung Dũng: Tôi thấy 'ngầu' hơn khi chăm chú đọc sáchAnh xuất hiện bảnh bao trong bộ vest, say đắm nhìn cô dâu xinh đẹp trong bộ váy cưới lộng lẫy. Cô dâu để lộ hình xăm lớn ở tay khiến nhiều người bàn tán nhưng với chú rể, điều đó không quan trọng.
Một số người bàn tán cô dâu quá rình rang khi tổ chức long trọng như vậy trong lần cưới thứ hai. Chú rể nghe tiếng xì xào của quan khách thì rất khó chịu nhưng cũng không phản bác lại. Anh chỉ nắm tay cô dâu bày tỏ sự quyết tâm và tình yêu chân thành của mình. Anh biết cuộc hôn nhân này đã vướng nhiều tin đồn. Nhưng anh yêu cô dâu và sẵn sàng làm mọi thứ vì cô và các con.
Anh trìu mến nhìn vợ và nói: "Anh có thể không cần sinh con nữa. Anh chỉ cần em vui vẻ, hạnh phúc. Anh sẽ cố gắng để mang lại cho em tiếng cười, niềm vui và một cuộc sống tốt đẹp. Em đã vất vả nuôi 2 con. Từ giờ trở đi, anh sẽ che chở và bảo vệ 3 mẹ con em. Mãi yêu em".
Đôi mắt cô dâu rưng rưng lệ khi nghe lời tỏ tình của chú rể. Quan khách cũng có phần ái ngại vì hành động của đôi uyên ương.
Người quen của cả hai cho biết, cô dâu và chú rể quen nhau 3 năm trước. Khi đó, Lý Minh là thợ chụp ảnh còn cô dâu là khách hàng của anh. Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa hai người không ngờ lại là định mệnh sau này gắn kết họ với nhau. Lý Minh cho biết anh đã thích cô dâu ngay lần đầu gặp gỡ đó.
Sau này, họ có nhiều cơ hội gặp lại và cả hai đã yêu thương nhau. Biết hoàn cảnh hiện tại của vợ, Lý Minh không hề bận tâm mà còn thề nguyện cùng cô sống những ngày tháng vui vẻ tiếp theo.
"Anh không quan tâm người khác nghĩ gì, anh chỉ biết mình yêu em và sẵn sàng làm tất cả vì em". Chú rể nhìn cô dâu trìu mến và nói. "Chúng tôi sẽ dùng hạnh phúc của mình để chứng minh với mọi người".
Cô dâu xúc động và hiểu được tình cảm chân thành của Lý Minh dành cho mình, nước mắt rơi trong ngày cưới.