您现在的位置是:Thế giới >>正文
Huawei bị cấm vận, sự ảm đạm bao trùm ngành công nghệ Trung Quốc
Thế giới62588人已围观
简介Những hội nghị cấp cao diễn ra cuối tuần qua tại Trung Quốc hiếm khi đả động tới việc Mỹ giáng đòn p...
Những hội nghị cấp cao diễn ra cuối tuần qua tại Trung Quốc hiếm khi đả động tới việc Mỹ giáng đòn phủ đầu lên các công ty công nghệ nước này. Nhưng giới chuyên gia cảnh báo bầu không khí ảm đạm đang bao trùm ngành công nghiệp công nghệ Trung Quốc,ịcấmvậnsựảmđạmbaotrùmngànhcôngnghệTrungQuốbang xep hang duc theo South China Morning Post.
Chính phủ Mỹ ra lệnh cấm các công ty trong nước làm ăn với Huawei khi chưa được phép. Lập tức, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc nhận “án tử” từ Google, Microsoft hay Qualcomm.
![]() |
Người Trung Quốc tránh nói về chủ đề Huawei và đòn đánh của Mỹ. Ảnh: AFP. |
Nhiều cái tên khác của Trung Quốc như công ty thiết bị giám sát Hikvision và iFlyTek được cho là đang bị xem xét thêm vào danh sách đen. Nên nhớ năm ngoái, ZTE gần như phá sản do lệnh cấm tiếp cận công nghệ Mỹ.
Theo phản ứng tự nhiên, người dùng Huawei trên toàn thế giới có tâm lý “bán tháo” điện thoại vì sợ thiết bị trở thành “cục chặn giấy”. Cổ phiếu các nhà sản xuất chip như Qualcomm sụt giảm do tâm lý lo ngại của giới đầu tư về khả năng tăng trưởng của những công ty có nguồn lợi phụ thuộc vào gã khổng lồ Trung Quốc, cùng các biện pháp trả đũa trong tương lai.
Nỗi lo sợ “không thành lời”
Tại hội nghị về dữ liệu Big Data Expo diễn ra ở Quý Dương hôm 26/5, ban tổ chức bố trí một màn hình lớn hiển thị lá thư của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi các quốc gia hợp tác phát triển công nghệ mới, đặc biệt là dữ liệu lớn và trí thông minh nhân tạo.
Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc Miêu Vu cũng không quên nhắc lại thông điệp của ông Tập trong các bài phát biểu quan trọng. Isabel Ge Mahe, Giám đốc điều hành của Apple tại Trung Quốc, xuất hiện ở buổi ra mắt khóa lập trình cho trẻ em hợp tác với Đại học Sư phạm Bắc Kinh ra sức lấy lòng giới chức nước này: “Chúng tôi rất tự hào vì có thể giúp đỡ Trung Quốc phát triển kinh tế”.
Ngay như tại Hội nghị Công nghệ Trí tuệ Nhân tạo Toàn cầu tại Nam Ninh, vốn hội tự đầy đủ anh tài bản địa, cũng không đề cập tới cuộc chiến thương mại đang diễn ra. Dẫu vậy, chủ đề về Huawei và sự phụ thuộc của Trung Quốc vào công nghệ Mỹ vẫn phủ sóng rộng khắp, dù nhiều người không đưa ra quan điểm công khai.
Nhà khoa học đứng đầu một công ty tài chính lớn ở Trung Quốc thẳng thắn nói không một công ty nào, kể cả của Mỹ, có thể chịu được cuộc tấn công toàn diện như cái cách mà chính quyền Tổng thống Donald Trump đang hành xử với Huawei.
![]() |
Một chuyên gia nhận định không có công ty nào có thể trụ vững trước các đòn đánh của Mỹ. Ảnh: Reuters. |
“Đây là một cuộc chiến công nghệ, một trận chiến thực sự dù không có súng hay đại bác. Mỹ có rất nhiều ảnh hưởng và đồng minh. Nếu Huawei sụp đổ, Trung Quốc chỉ có thể kiện ra tòa theo cách ôn hòa. Mỹ sau đó có thể tiếp tục sử dụng chiến thuật tương tự và mãi kìm chế Trung Quốc”, vị này đề nghị giấu tên vì chủ đề được coi là nhạy cảm về mặt chính trị.
Một giám đốc điều hành khác, hiện đứng đầu phòng thí nghiệm dữ liệu của một công ty công nghệ lớn Trung Quốc, cũng bảy tỏ lo ngại tình cảnh hiện tại có thể gây hại và dẫn tới sụp đổ của thế giới công nghệ.
“Mất quyền truy cập vào GPU (bộ xử lý đồ họa) chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Điều gì sẽ xảy ra nếu nó dẫn tới tình trạng phân mảnh các nền tảng mã nguồn mở? Chúng ta phải làm gì sau đó? Chúng ta có phải chọn theo phe nào hay không?”, vị giám đốc chia sẻ. Ông thường xuyên phải di chuyển qua lại giữa Bắc Kinh và Thung lũng Silicon để làm việc.
Chủ nghĩa dân tộc dâng cao
Huang Tiejun, giáo sư tại Đại học Bắc Kinh và là tổng thư ký của hiệp hội đổi mới công nghệ AI, lại tỏ ra lạc quan. Ông không đồng tình trước quan điểm nói rằng cuộc chiến sẽ kìm hãm Trung Quốc trong tham vọng AI.
Hiệp hội mà Huang Tiejun tham gia là một phần trong nỗ lực để giúp chính phủ thực hiện kế hoạch AI mang tầm quốc gia với sự tham gia của đại diện nhiều công ty, như Huawei, ZTE và giới hàn lâm.
“Trong lĩnh vực AI, Trung Quốc có lợi thế về lượng dữ liệu nắm giữ và ứng dụng hoạt động. Chúng tôi sẽ theo sát lộ trình phát triển mã nguồn mở. Nếu có những người bạn đồng hành, chúng tôi sẽ tiến bộ nhanh hơn, nếu không thì chậm một chút cũng chẳng sao”, giáo sư Huang trả lời phỏng vấn bên lề một hội nghị tại Nam Kinh.
![]() |
Trung Quốc không giấu tham vọng AI của mình. Ảnh: AFP. |
Zhou Hongyi, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của công ty bảo mật internet Quihoo 360 cũng bày tỏ ủng hộ “đồng hương” trong cuộc chiến cam go. Phát biểu tại một diễn đàn ở Thành Đô hôm 25/5, ông lý giải hành động của Mỹ nhắm vào Huawei xuất phát từ tâm lý lo sợ trước viễn cảnh Trung Quốc thống trị cơ sở hạ tầng viễn thông 5G.
Zhou Hongyi gọi theo cách đầy mỉa mai đó là nỗi lo “không thể theo dõi người khác”. Trên các diễn đàn, mạng xã hội Trung Quốc đang ủng hộ quan điểm cho rằng Mỹ là kẻ hai mặt khi cáo buộc Huawei làm “tay sai” cho chính phủ.
Tỷ phú Zhou Hongyi đã hủy niêm yết cổ phiếu Qihoo trên sàn chứng khoán Mỹ vì “với một công ty bảo mật, muốn kiếm tiền trước hết nó phải phù hợp với lợi ích của đất nước, xã hội và người dân của họ”.
Không chỉ Quihoo, mới đây nhất nhà sản xuất chip bán dẫn SMIC lớn nhất Trung Quốc cũng nói lời tạm biệt sàn chứng khoán New York dù lý do đưa ra là vì chi phí cao và lượng giao dịch thấp.
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Southampton vs Brighton, 22h00 ngày 22/2: Quà tặng từ The Saints
Thế giớiPhạm Xuân Hải - 22/02/2025 05:25 Ngoại Hạng A ...
【Thế giới】
阅读更多Cặp vợ chồng bỏ việc lương cao, bán nhà phố về quê trồng rau
Thế giớiCặp vợ chồng Xiao Ke và Hong Zi từng có một cuộc sống nhiều người mơ ước ở thành phố Hợp Phì (tỉnh An Huy, Trung Quốc) với công việc lập trình viên ổn định, lương cao. Mặc dù vậy, bản thân họ đều không cảm thấy hài lòng. Ý nghĩ tìm một nơi khác để định cư cũng được ấp ủ từ đó.
Đôi vợ chồng tìm được một mảnh đất phù hợp ở vùng nông thôn Nam Bình (Phúc Kiến) để bắt đầu cuộc sống mới mà cả hai ao ước bấy lâu nay. Xiao Ke cùng vợ quyết định từ bỏ công việc suốt 15 năm qua rồi mua một ngôi nhà cũ ở đây, cải tạo lại và kinh doanh homestay.
Thời gian như ngừng trôi khi cả hai sinh sống ở vùng quê này. Họ cùng nhau chăm sóc cây cối, tự mình trồng đủ loại rau quả sau vườn nhà và chơi đùa cùng vật nuôi. Cuộc sống tuy bận rộn không kém trước đây nhưng tự tại và hạnh phúc hơn nhiều.
Hongzi tâm sự rằng cô cùng chồng từng nhiều lần ghé thăm các chợ hoa khi còn sinh sống ở Hợp Phì, nhưng chỉ có thể tranh thủ những khi rảnh rỗi không vướng bận công việc nên cả hai đều không mấy thoải mái.
Giờ đây, khi đã chuyển đến Nam Bình, hai vợ chồng có thể đi dạo ngắm thiên nhiên bất cứ khi nào họ muốn và cùng lắng nghe tiếng chim hót bên sườn núi. Đó chính là âm thanh của sự hạnh phúc, an yên mà ở thành phố không có được.
Xiao Ke rất yêu thích động vật và cây xanh. Vì thế, khi thiết kế khu vườn, chẳng cần quá bóng bẩy, hào nhoáng, cặp vợ chồng đã bố trí không gian sao cho thật hòa hợp với môi trường tự nhiên xung quanh, với ao cá và hàng trăm loại rau quả. Hàng rào tre bao quanh nhà được tận dụng để trồng nhiều loại hoa khác nhau.
"Nếu bạn yêu thích cuộc sống này, bạn có thể không kiếm được tiền nhưng bạn sẽ là 'tỷ phú' thời gian", Hongzi nói.
Khi sống ở đây một thời gian dài, cặp vợ chồng hiểu ra rằng, mỗi chuyển động của thiên nhiên, tạo hóa, của thời gian và vạn vật xung quanh đều vô cùng ý nghĩa và tuyệt vời. Chỉ cần sống thật và cảm nhận những điều chân chất nhất mà cuộc sống mang lại.
Không chỉ có mảnh vườn nhỏ, có hoa thơm, trái ngọt, Xiao Ke và Hong Zi còn cùng nhau tận hưởng cuộc sống bên không gian đậm chất truyền thống, những ô cửa gỗ đẹp lãng mạn, nơi họ có thể cảm nhận được gió thổi nhè nhẹ và bóng nắng hắt qua.
Ngôi nhà còn có bếp được thiết kế khá thủ công nhưng đủ để hai vợ chồng có thể tự nấu nướng, tạo ra nhiều món ngon mỗi ngày.
Hong Zi chia sẻ rằng công việc bận rộn ở thành phố khiến cô thậm chí không có thời gian để suy nghĩ và chăm chút cho cuộc sống của riêng mình. "Chúng ta thường được dạy từ khi còn nhỏ rằng lớn lên phải đóng góp cho xã hội và đạt được những thành tựu tốt đẹp trong cuộc sống. Vì vậy, khi mới chuyển đến vùng quê này, tôi đã lo lắng rằng cuộc sống của mình sẽ trở nên vô vị, nhàm chán. Nhưng vài năm qua, tôi đã thay đổi suy nghĩ đó. Nhiều người đến đây đều nói rằng cuộc sống yên bình và năng động của chúng tôi đã mang lại cho họ sự thoải mái và giúp họ ngộ ra nhiều điều".
Hàng ngày, cả hai đều thức dậy sớm, khoan thai dạo bộ trong vườn, cảm nhận không khí trong lành và lắng nghe tâm hồn mình. Cuộc sống tuy giản dị nhưng là nơi để họ trải nghiệm những điều tuyệt vời, hiếm có giữa thế giới hiện đại bộn bề lo toan.
Theo Dân trí
Cặp vợ chồng biến mảnh đất khô cằn thành vườn hoa vạn người mê sau 20 năm
Từ con số không, cặp vợ chồng có niềm đam mê làm vườn đã tạo ra "thiên đường" với hàng ngàn cây khoe sắc rực rỡ khiến mọi người đổ xô đến tham quan.
">...
【Thế giới】
阅读更多Tầng lớp trung lưu trên thế giới đang biến mất
Thế giớiKhoảng 150 triệu người bị đẩy khỏi tầng lớp trung lưu thế giới vào năm 2020. Ảnh: Nicolas Axelrod.
Trung Quốc, nơi sinh sống của 1/3 tầng lớp trung lưu trên thế giới, dường như đang phục hồi nhanh chóng từ đại dịch. Tuy nhiên, nhiều quốc gia đang phát triển khác phải đối mặt với triển vọng kinh tế giảm sút.
Do đó, những người thuộc tầng lớp trung lưu ở đây cũng phải đối diện tương lai bất ổn so với những năm trước.
Giấc mơ tậu xe bị trì hoãn
Hơn một thập kỷ qua, Ravi Kant Sharma (37 tuổi, sống ở thành phố Bahadurgarh, Ấn Độ) thắt lưng buộc bụng để tậu chiếc Maruti Suzuki Alto trị giá 6.000 USD. Đây là phương tiện đầu tiên mà nhiều người Ấn Độ mua khi họ chuyển từ môtô sang xe 4 bánh.
Năm 2020, anh tích cóp đủ tiền trả trước và có kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm ngày cưới bằng việc mua xe. Tuy nhiên, đại dịch đã khiến mọi thứ đảo lộn.
Khi nền kinh tế Ấn Độ đóng băng, Sharma mất công việc kỹ sư ôtô. Anh tìm được việc mới nhưng ở thành phố khác, có mức lương thấp hơn.
“Tôi đã tiêu hết tiền tiết kiệm. Gia đình tôi đang gặp khó khăn trong việc trả góp các khoản vay hiện có”, Sharma nói.
Ravi Kant Sharma cùng vợ và các con gái ở Bahadurgarh. Ảnh: Ruhani Kaur.
Sharma thuộc tầng lớp trung lưu Ấn Độ, ước tính chiếm 1/3 dân số của đất nước. Đại dịch đã phơi bày điều mà Leela Fernandes, nhà khoa học chính trị, gọi là “sự mong manh về kinh tế xã hội” của tầng lớp này, mà bà ví như “bong bóng thị trường chứng khoán đang chực chờ vỡ tan”.
Theo Trung tâm Giám sát Kinh tế Ấn Độ, sự suy thoái kinh tế vì Covid-19 khiến khoảng 21 triệu người làm công ăn lương bị mất việc làm từ tháng 4 đến 8/2020.
Kết quả là tầng lớp trung lưu của Ấn Độ giảm 32 triệu người vào năm 2020, chiếm 60% sự sụt giảm trên toàn thế giới, theo ước tính của Trung tâm Nghiên cứu Pew.
Sharma thuộc thế hệ thứ 3 trong gia đình học đại học. Anh làm việc chăm chỉ để chăm lo cho 2 con gái đang tuổi đến trường và vợ khỏi tác động kinh tế của đại dịch. Tuy nhiên, thật khó để kế hoạch của anh tránh khỏi bị tàn phá.
“Cuộc sống của tôi đã tụt lại ít nhất 3 năm. Ước mơ cũng vượt quá tầm với”, Sharma nói.
Ăn trứng trừ bữa
Thận, lưỡi, gan. Francinete Alves (58 tuổi, sống tại thủ đô Brasilia, Brazil) không thích nội tạng, nhưng đó là những gì cô cân nhắc mua ở cửa hàng thịt giảm giá ở ngoại ô Brasilia. Ít nhất, bữa tối hôm đó không phải là món trứng tráng nữa.
Đối với Alves và con gái 24 tuổi, những ngày không có thịt dần trở nên quen thuộc. Brazil đang vật lộn với đợt bùng phát Covid-19 nghiêm trọng mà không có dấu hiệu đạt đỉnh. Hậu quả kinh tế có thể nhìn thấy trong chế độ ăn uống của tầng lớp trung lưu nơi này.
Dữ liệu từ Conab, cơ quan nông nghiệp quốc gia, cho thấy cư dân của quốc gia xuất khẩu thịt bò số 1 thế giới đang tiêu thụ ít hơn. Theo bình quân đầu người, lượng tiêu thụ thịt bò giảm 5%, xuống còn 29,3 kg vào năm 2020, mức thấp nhất kể từ 1996. Đồng thời, lượng tiêu thụ trứng tăng 3,8%, đạt mức cao mới.
Francinete Alves tại siêu thị ở Brasilia. Ảnh: Victor Moriyama.
Alves may mắn vẫn giữ được công việc trợ lý văn phòng. Tuy nhiên, mức lương 5.000 reais/tháng (881 USD) của cô vượt quá mức đủ điều kiện nhận trợ cấp từ chính phủ trong đại dịch. Với thu nhập này, mẹ con Alves sống bấp bênh bởi giá lương thực không ngừng tăng vọt.
Alves lùng sục thông tin và bài đăng trên mạng xã hội để tìm nơi bán hàng giảm giá, đồng thời cố gắng tìm lý do để không mua thịt. Tuy nhiên, tại chợ rau củ, giá của mọi thứ từ táo đến cà chua đều leo thang chóng mặt.
“Trước đây, 20 reais là đủ mua nhiều thứ”, cô nói khi mắt đảo qua những bắp ngô không thể mua được.
Cuộc sống đảo lộn
Tháng 1/2020, Mosima Kganyane (26 tuổi, sống ở thành phố Johannesburg, Nam Phi) phấn khích vì tìm được công việc toàn thời gian đầu tiên. Cô thuê căn hộ với giá 3.600 rand/tháng (244 USD), cách nơi làm việc vài dãy nhà để tiết kiệm chi phí đi lại.
Đến đầu tháng 3, Nam Phi ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên và áp đặt lệnh cấm nghiêm ngặt góp phần vào sự sụt giảm kinh tế lớn nhất của đất nước trong một thế kỷ.
Tháng 7, khi công ty có nguy cơ phá sản, Kganyane bị cho thôi việc. Cô chịu chung số phận với 1,4 triệu người Nam Phi đột ngột mất việc vào năm ngoái, đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên mức kỷ lục 32,5%.
Không có thu nhập để trang trải tiền thuê nhà và hóa đơn điện nước, Kganyane nộp phạt 271 USD để phá vỡ hợp đồng thuê nhà rồi chuyển về sống với bố mẹ.
Mosima Kganyane trước căn phòng cho thuê mà cô xây ở sân sau ngôi nhà của gia đình tại Johannesburg. Ảnh: Guillem Sartorio.
Một nghiên cứu năm 2018 của Viện Kinh tế Phát triển Thế giới, trực thuộc Đại học Liên Hợp Quốc, cho thấy chỉ 1 trong 4 người Nam Phi có thể được coi là một phần của tầng lớp trung lưu ổn định hoặc tầng lớp thượng lưu. Số còn lại được phân loại là nghèo kinh niên hoặc tạm thời, hay tầng lớp trung lưu dễ bị tổn thương.
Kganyane đã làm việc không mệt mỏi để tồn tại. Hiện cô làm việc cho công ty dịch vụ tài chính theo hợp đồng tạm thời. Cô gái cũng kiếm thêm thu nhập từ việc bán thảm, đồ nội thất và trứng.
Kganyane cũng dành 1.000 USD tiền tiết kiệm để xây phòng ở phía sau nhà để có thể cho thuê.
“Covid-19 đã dạy tôi không được phép thư giãn. Tôi cần chiến đấu để tồn tại vì không biết ngày mai sẽ ra sao”, Kganyane nói.
Khi nào khách du lịch trở lại?
Trước đại dịch Covid-19, Yada Pornpetrumpa (52 tuổi, sống ở Bangkok, Thái Lan) kiếm được 50% lợi nhuận từ mọi thứ cô bán được ở quầy đồ ăn vặt và nước ép trái cây trên đường Khaosan, nơi vốn nhộn nhịp khách du lịch ba lô nước ngoài thích tiệc tùng đêm khuya.
Khi du lịch quốc tế dừng lại, khiến hơn 3/4 khách hàng mất đi, Yada kiếm sống nhờ khoản hỗ trợ từ chính phủ và những xiên thịt viên, nước trái cây ít ỏi mà cô bán được trong đêm.
Thu nhập hàng ngày của Yada là 700 baht/ngày (22,42 USD), giảm hơn 90% kể từ khi Covid‑19 bùng phát.
Yada Pornpetrumpa bán đồ ăn vặt trên đường Khaosan ở Bangkok. Ảnh: Nicolas Axelrod.
Cuộc sống của Yada, người thuộc tầng lớp trung lưu Thái Lan, bắt đầu lao đao vào năm ngoái, khi cô vỡ nợ thế chấp căn nhà ở ngoại ô Bangkok, cùng khoản vay mua ôtô.
Hiện cô sống với con gái 31 tuổi, 5 con chó và 12 con mèo trong ngôi nhà thuê mà người chủ đồng ý gia hạn chiết khấu cho đến khi việc kinh doanh của cô được cải thiện.
Yada quyết định bỏ dùng một trong 2 chiếc điện thoại di động và cắt Internet tại nhà.
Để nuôi sống bản thân và con gái, Yada tự trồng rau. Là lãnh đạo của nhóm vận động chính phủ thay mặt cho những chủ cửa hàng trên đường Khaosan, cô đôi khi được tặng bữa ăn miễn phí từ người khác.
Yada nói rằng nhờ đại dịch, cô thay đổi quan điểm về những thứ quan trọng trong cuộc sống.
“Có xe hơi hay ngôi nhà chỉ là thứ mà xã hội nói rằng chúng ta nên coi trọng, nhưng điều đó không xác định được tầng lớp trung lưu. Giờ tôi không có tài sản gì, nhưng tôi thấy bình yên trong tâm hồn”, Yada nói.
Theo Zing
Chuyện 'nhà giàu cũng khóc' của tỷ phú lắm tài nhiều tật
Là ông trùm bất động sản nổi tiếng và có 2 cô con gái siêu mẫu cũng đầy quyền lực, nhưng tỷ phú Mỹ Mohamed Hadid luôn khiến dư luận dậy sóng bởi các scandal tình - tiền - kiện tụng.
">...
【Thế giới】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Aston Villa vs Chelsea, 00h30 ngày 23/2: Khách rơi tự do
- Diệp Lâm Anh: 'Tôi chưa ly hôn'
- Tâm sự của chàng trai lừa dối bạn gái, có quan hệ với cả nam lẫn nữ
- Ford Ranger bán gấp 4,4 lần cả phân khúc trong nửa đầu 2024
- Nhận định, soi kèo Casa Pia vs Gil Vicente, 22h30 ngày 22/2: Hướng tới Top 4
- Thực đơn bữa sáng Eat Clean với sinh tố trái cây, rau củ
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Leicester vs Brentford, 3h00 ngày 22/2: Đâu dễ cho bầy ong
-
Siara Rouzer, 31 tuổi, cùng người yêu trải qua nhiều dấu mốc quan trọng của cuộc đời. Cô thích gọi người đàn ông của mình là "partner" (đối tác, bạn đời) vì nó khiến Rouzer có cảm giác chững chạc và bình đẳng hơn trong mối quan hệ. Partnerlà cách xưng hô thường gặp trong cộng đồng LGBT. Nhưng ngày nay nhiều cặp dị tính ở Anh, Mỹ đang dùng để mô tả tình yêu bền chặt. Các chuyên gia về giới cũng nhận định cách gọi này trung tính và lành mạnh hơn boyfriend, girlfriend.
Nhà tâm lý học, GS.TS Patricia S.Dixon tại Đại học Quốc gia Louis ở Florida (Mỹ) nói ngày nay hiếm khi nghe ai đó giới thiệu "đây là chồng tôi, vợ tôi hay bạn gái tôi". "Họ thường gọi người yêu là 'bạn đời'", Patricia nói.
Gen Y (sinh năm 1981-1996) và Gen Z (1997-2012) ở Mỹ đang dùng từ "bạn đời" trên mạng xã hội như cách ủng hộ mối quan hệ phi truyền thống.
Cách xưng hô dần thay đổi cho thấy thế hệ trẻ không còn tuân theo những chuẩn mực tình yêu. Họ cởi mở hơn khi khám phá về bản dạng giới. Thậm chí, nhiều người tin rằng hôn nhân không phải đích đến cuối cùng của tình yêu.
Với Rouzer, cô cho rằng "boyfriend" là từ mô tả thiếu chính xác về người bạn tâm giao của mình. "Anh ấy đã 30 tuổi, qua tuổi thiếu niên. Anh ấy đã đóng thuế và quá trưởng thành để gọi là bạn trai", cô gái 31 tuổi nói.
" alt="Những cặp tình nhân Mỹ đổi cách xưng hô thế nào">Những cặp tình nhân Mỹ đổi cách xưng hô thế nào
-
Oanh bị mất việc từ đầu năm nay do tình hình dịch bệnh. Không thuê người trông con nữa, cô ở nhà nội trợ và chăm bé, kinh tế trong nhà mình Huy gánh vác. Lương của Huy 11 triệu, lúc trước Oanh đi làm thu nhập 9 triệu/tháng, hiện tại cả nhà 3 người trông vào đồng lương của Huy nên kinh tế rất eo hẹp. Chưa nói mỗi tháng Huy đều đặn gửi về quê cho bố mẹ 2 triệu, bản thân anh thì giữ lại 2 - 3 triệu chi dùng cá nhân.
Với số tiền Huy đưa, vừa trả tiền thuê nhà vừa mua đồ ăn thức uống trong một tháng, Oanh đã phải cân đo đong đếm rất khổ sở.
"2 tháng đầu liên tục thiếu tiền, chồng tôi khó chịu ra mặt, mắng vợ không biết tính toán, chỉ giỏi tiêu hoang. Sau đó chồng tôi nghĩ ra một cách, đó là ngày nào cũng bắt tôi phải báo cáo tiền chợ trong ngày, khoản chi nào không hợp lý theo ý anh ấy thì tôi phải thay đổi ngay", Oanh chia sẻ.
Cô nói trước đây Huy không phải người chi li từng đồng như vậy, có lẽ áp lực tiền bạc khiến tính cách của anh thay đổi. Hiểu và thông cảm cho chồng, dẫu trong lòng cũng rất ấm ức, khó chịu nhưng Oanh luôn nín nhịn để nhà cửa được yên ấm.
Không ngờ Huy càng được đà lấn tới, thậm chí đồ ăn cho con mà Huy cũng muốn vợ tiết kiệm, cắt xén bớt. Oanh không đồng ý vì người lớn có thể tiết kiệm, trẻ con đang tuổi lớn cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Huy lại cho rằng trẻ em thời xưa thậm chí chỉ ăn cơm trắng mà vẫn lớn nhanh, khỏe mạnh.
Cô chia sẻ: "Chồng tôi về nhà thì bắt vợ dè sẻn từng đồng nhưng các khoản chi tiêu cá nhân của anh ấy vẫn không mấy thay đổi, mỗi tháng tính ra gần bằng tiền ăn của cả nhà rồi. Tôi so sánh và chồng gắt gỏng bảo tôi ở nhà không phải đi làm thì đừng tị nạnh, kiếm tiền mệt mỏi phải được nghỉ ngơi, giải trí".
Thu nhập có hạn khiến Huy trở nên nhạy cảm quá mức với sự lãng phí. Chỉ cần thấy vợ bỏ thừa chút đồ ăn hay để phí thứ gì mua về là anh lập tức răn dạy Oanh đến nơi đến chốn. Mỗi bữa ăn Oanh phải cân đo để nấu sao cho không được thừa cơm, những thứ khác cũng tương tự.
Hôm đó con trai Oanh ốm, tối đến ăn cơm xong cô dỗ bé đi ngủ sớm. Oanh cũng nằm ngủ luôn, sợ nửa đêm con tỉnh dậy còn lấy sức chăm bé. Oanh vừa chợp mắt được một lát thì Huy hùng hổ lao vào giường gọi vợ dậy. Cô hốt hoảng tưởng có chuyện gì nghiêm trọng, ai ngờ là do cô để quên bát cơm thừa trong bữa tối chưa để vào tủ lạnh. Huy tức giận nghĩ vợ làm lãng phí đồ ăn nên gọi cô dậy mắng, bất chấp việc Oanh đã ngủ rồi. Chưa nói hành động đặt bát cơm vào tủ lạnh cũng quá đơn giản, anh hoàn toàn có thể làm được.
"Để tôi còn thấy một lần nữa thì đừng trách!", Huy gằn từng tiếng, ném vào vợ sự phẫn nộ, hằn học mà nguyên nhân chỉ đến từ 1 bát cơm nguội. Oanh lặng người không thể tin nổi, cô chẳng còn sức lực để nói hay làm gì đáp lại chồng. Cả đêm ấy Oanh thức trắng, sáng ra cô gọi điện cho mẹ, tâm sự với bà mọi chuyện. "Về đây với bố mẹ con ơi, có rau ăn rau có cháo ăn cháo, sao phải khổ thế...", mẹ Oanh vội vã thốt lên.
"Chiều ấy đi làm về chồng tôi không thấy vợ con nên gọi điện mắng, trách tôi đi đâu không ở nhà nấu cơm, dọn dẹp. Tôi bảo tôi về quê rồi và muốn ly thân, chuyện ly hôn đợi thêm một thời gian nữa sẽ tính. Sau đó mấy hôm, anh ấy dịu giọng gọi vợ con về nhưng ý tôi đã quyết. Nhớ lại chuyện bát cơm nguội ấy mà tôi vẫn còn bị ám ảnh.
Tôi tự hỏi với người đàn ông như thế, tôi có thể trông mong gì ở chặng đường phía trước? Vợ chồng không phải là có phúc cùng hưởng có họa cùng chịu hay sao? Đối xử với chính người phụ nữ bên cạnh mình cay nghiệt nhường ấy chỉ vì 1 bát cơm nguội liệu có đáng?", người phụ nữ này bày tỏ.
Theo Gia đình và Xã hội
Sếp cố tình 'đụng chạm' vợ nhưng chồng tôi im lặng
Tôi khó chịu thật sự, tối đó, tôi nói với chồng rằng sếp của anh có vấn đề. Anh lại an ủi tôi bỏ qua bởi giờ anh mới về công ty, cần ông ấy nâng đỡ.
" alt="Nửa đêm chồng lôi vợ dậy mắng sa sả chỉ vì một bát cơm nguội">Nửa đêm chồng lôi vợ dậy mắng sa sả chỉ vì một bát cơm nguội
-
Những năm gần đây, ngày càng có nhiều phụ nữ Trung Quốc theo đuổi lối sống “Không con cái, không nhẫn cưới”. Với họ, đây cách để duy trì cuộc sống độc lập và tự do phát triển bản thân. Nhiều phụ nữ, đặc biệt là ở các thành phố lớn, nói rằng họ không vội kết hôn và sinh con.
Dưới thời của Chủ tịch Tập Cận Bình, chính phủ Trung Quốc đã đề cao những giá trị gia đình và tầm quan trọng của nữ giới trong vai trò là người chăm sóc. Đây là những thông điệp mà nhiều phụ nữ cho rằng không còn phù hợp với họ, theo Wall Street Journal.
Liang Wei (28 tuổi) chỉ hẹn hò nhiều nhất một năm kể từ khi chia tay mối quan hệ nghiêm túc cuối cùng cách đây 4 năm. Với công việc ổn định tại một công ty tư vấn du học ở Thượng Hải, cô hoàn toàn có khả năng độc lập về tài chính.
Cô đã nói với cha mẹ ở quê rằng đừng gây áp lực cho cô vì “có lẽ con sẽ không bao giờ lấy chồng".
Tương tự Wei, Caroline Chen (32 tuổi), một huấn luyện viên cá nhân ở Bắc Kinh, cũng hài lòng với cuộc sống độc thân và có những sở thích riêng như quay video, đi chơi cùng bạn bè.
Chen nói rằng ở quê cô - cách Bắc Kinh khoảng một giờ đi tàu cao tốc - nhiều phụ nữ cùng tuổi đã kết hôn từ lâu và có con.
“Nếu ai đó đề cập đến hôn nhân, tôi sẽ bỏ chạy”, Chen bày tỏ.
Kết hôn và sinh con là 2 điều gây áp lực cho phụ nữ trẻ ở Trung Quốc. Ảnh: Global Times.
Gánh nặng trên vai phụ nữ
Từ lâu, những nhà lãnh đạo của nước này luôn tự hào về việc thúc đẩy bình đẳng giới.
Trong những năm đầu cầm quyền, cố lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông đã kêu gọi phụ nữ tham gia lực lượng lao động để góp phần xây dựng đất nước và ngừng kết hôn, sinh con. Sau đó, nhiều sắc lệnh được đặt ra để giới hạn mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh một con để tránh tình trạng dân số tăng nhanh.
Trong thời gian ông Tập nắm quyền, các khẩu hiệu đã thay đổi nhằm nhấn mạnh "gia đình, giáo dục gia đình và đức tính gia đình" cùng với nỗ lực kiểm duyệt phong trào về quyền của phụ nữ.
Giới trẻ xứ Trung không mặn mà với việc lập gia đình. Ảnh: Quartz.
Các nhà nhân khẩu học cho rằng tỷ lệ sinh đã giảm mạnh vào năm 2020. Đây lần giảm thứ tư liên tiếp sau khi tăng nhẹ vào năm 2016, thời gian đầu sau khi chính sách một con được dỡ bỏ.
Leta Hong Fincher, tác giả của 2 cuốn sách về phụ nữ Trung Quốc, nói: “Thách thức lớn nhất đối với chính phủ là phụ nữ phải chống lại áp lực kết hôn và sinh con”.
Theo Wang Feng, giáo sư xã hội học tại Đại học California, vào năm 1990, hầu hết nữ giới xứ Trung kết hôn trước 30 tuổi. Tuy nhiên, 25 năm sau, giáo sư Wang ước tính khoảng 1/5 phụ nữ ở nhiều thành phố lớn như Thượng Hải vẫn chưa kết hôn trước sinh nhật thứ 30 của họ.
Tỷ lệ kết hôn giảm, ly hôn tăng
Tuy chính quyền Trung Quốc có nhiều nỗ lực, tỷ lệ kết hôn hàng năm vẫn giảm đều. Vào năm 2019, có 6,6/1.000 người đăng ký kết hôn. Một phần nguyên nhân của vấn đề này đến từ chính sách một con. Nhiều thập kỷ thực thi sắc lệnh này đã dẫn đến số người trong độ tuổi lập gia đình ít dần đi.
Cùng với những báo động về tỷ lệ ly hôn gia tăng, các nhà chức trách đã thiết lập giai đoạn “hòa giải” trong 30 ngày trước khi chính thức chia tay.
Feng Yuan, nhà đồng sáng lập của Equality, một tổ chức ở Bắc Kinh chuyên ngăn chặn bạo lực phụ nữ, nói rằng việc chờ đợi có thể gây bất lợi cho phụ nữ khi họ đang cố gắng thoát khỏi cuộc hôn nhân độc hại nếu bên kia từ chối ly hôn.
Một thẩm phán cấp cao cho hay trong các vụ ra tòa ly hôn, hơn 70% là do phụ nữ chủ động. Thông thường, thẩm phán sẽ từ chối hồ sơ lần đầu, yêu cầu các cặp vợ chồng cố gắng hòa giải.
Theo số liệu từ Bộ Nội vụ, chỉ có 38% vụ ly hôn được xử lý tại tòa án vào năm 2018, mức thấp nhất từ trước đến nay.
Số người kết hôn ở Trung Quốc đang có chiều hướng giảm dần. Ảnh: CNN.
Ethan Michelson, một nhà xã hội học của Đại học Indiana, người đã phân tích hàng chục nghìn trường hợp ly hôn từ năm 2009-2016 ở hai tỉnh Trung Quốc, phát hiện ra rằng những phụ nữ bị bạo hành gia đình không có khả năng thoát khỏi người chồng vũ phu.
Những ngày gần đây, dân mạng Trung Quốc đã phàn nàn về quá trình ly hôn khó khăn sau khi nghe tin về một tòa án tỉnh Hồ Nam từ chối yêu cầu ly hôn của một phụ nữ đến 4 lần.
Ning Shunhua, nạn nhân trong vụ việc, bày tỏ sự thất vọng vì tòa án không xem xét bằng chứng về việc chồng đánh cô.
Tòa án Nhân dân quận Hành Dương đã thông báo trên tài khoản Weibo rằng họ đang xử lý yêu cầu lần 5. Họ từ chối xử lý những lần trước vì cô Ninh không cung cấp đủ bằng chứng và chồng cô đã nhiều lần cầu xin tha thứ.
Cởi mở với cuộc sống độc thân
Theo Wall Street Journal, xã hội và giới truyền thông ở quốc gia đông dân nhất thế giới ngày càng cởi mở về ly hôn hoặc sống độc thân.
Trong bộ phim truyền hình nổi tiếng lấy bối cảnh ở Thượng Hải có tên "Nothing But Thirty", một nhân vật nữ đã quyết định ly hôn với chồng trong khi cô gái khác chật vật khi không tìm thấy tình yêu.
Wang Zheng, giáo sư nghiên cứu về nữ giới tại Đại học Michigan, cho biết nếu chính phủ muốn bảo vệ hôn nhân và tăng tỷ lệ sinh, họ nên có các chính sách hỗ trợ quyền làm mẹ cũng như không đặt gánh nặng này lên phụ nữ.
Joseph Chamie, người dành 25 năm nghiên cứu mô hình dân số ở Liên Hợp Quốc, nhận định sự sụt giảm trong các chính sách tài trợ của nhà nước với việc chăm sóc trẻ em là một trong những lý do khiến phụ nữ Trung Quốc chọn nghỉ việc.
Nhiều phụ nữ Trung Quốc chọn sống tự do để theo đuổi ước mơ riêng. Ảnh: The Wall Street Journal.
“Thách thức đối với nhiều quốc gia đang tìm cách tăng tỷ lệ sinh, bao gồm cả Trung Quốc, là sự cân bằng mà phụ nữ phải đối mặt giữa sự nghiệp và chăm sóc con cái, gia đình”, Chamie nói.
Jiang Xinyu (55 tuổi), làm giúp việc gia đình ở Bắc Kinh, cho biết bà đã nghe chính phủ kêu gọi "kết hôn và sinh con muộn" khi còn trẻ. Vì thế, bà đã quyết định lấy chồng vào năm 31 tuổi.
“Vào thời đó, dù ở nông thôn hay thành phố, lấy chồng muộn là điều tốt. Tôi hy vọng cô con gái 22 tuổi sẽ chọn cuộc sống ở một thành phố, nơi mà phụ nữ có nhiều tiếng nói hơn trong cuộc sống, thay vì trở về quê. Khi lập gia đình, tôi rất vất vả để chăm sóc gia đình. Cuộc sống không hề dễ dàng”, bà Jiang bày tỏ.
Theo Zing
'Thế hệ chuột túi' ăn bám cha mẹ vì sợ kết hôn
Nhiều người Hàn Quốc 30 tuổi vẫn phụ thuộc vào cha mẹ về mặt tài chính lẫn tình cảm vì thất nghiệp, không hẹn hò, kết hôn.
" alt="‘Nếu nghe ai đó nói về chuyện kết hôn, tôi sẽ bỏ chạy’">‘Nếu nghe ai đó nói về chuyện kết hôn, tôi sẽ bỏ chạy’
-
Soi kèo góc Southampton vs Brighton, 22h00 ngày 22/2
-
"Này, anh có nghe về thương vụ cực lớn mà tập đoàn chúng ta đang lên kế hoạch không? Tôi cần sự giúp đỡ của anh", một tin nhắn WhatsApp gửi đến vị giám đốc từ một người tự nhận là CEO Ferrari Benedetto Vigna. Nói với Bloomberg, người này cho biết tin nhắn không đến từ số liên lạc thông thường của Vigna. Ảnh đại diện cũng khác, dù đó là hình CEO đeo kính tạo dáng trong bộ vest và cà vạt, tay khoanh trước logo hình ngựa Ferrari quen thuộc.
"Hãy chuẩn bị ký thỏa thuận bảo mật mà luật sư sẽ lập tức gửi cho anh", một tin nhắn khác được gửi đến. "Cơ quan quản lý thị trường của Italy và sàn giao dịch chứng khoán Milan đã nhận thông báo. Anh hãy chuẩn bị sẵn sàng nhưng cũng cần thận trọng".
" alt="Câu hỏi cứu giám đốc Ferrari khỏi lừa đảo deepfake">Câu hỏi cứu giám đốc Ferrari khỏi lừa đảo deepfake