Trong kỉ nguyên điện thoại thông minh và máy tính bảng lên ngôi, máy tính cá nhân nói chung hay laptop nói riêng vẫn luôn có một chỗ đứng nhất định trên thị trường.Nên mua máy nào luôn là câu hỏi muôn thuở và 2016 vẫn chưa thể giúp người ta trả lời được câu hỏi này. Dù có nhiều laptop có chất lượng rất cao được ra mắt trong năm, người tiêu dùng vẫn không thể có được một lựa chọn tối ưu, một chiếc laptop hoàn hảo cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, hãy cùng điểm qua 10 chiếc laptop được đánh giá tốt nhất năm nay.
Dell Chromebook 13: Chromebook tốt nhất thị trường
Dell Chromebook 13 có lẽ là chiếc Chromebook duy nhất nổi bật. Thiết kế, chất lượng build cũng như cấu hình đều cho cảm giác về một cỗ máy chất lượng. Tuy nhiên giá thì không được rẻ cho lắm so với mặt bằng chung.
Ưu điểm:
-Hiệu năng tốt
-Thời lượng pin ấn tượng, trung bình 10-12 tiếng
-Thiết kế gọn gàng cùng bán phím cho cảm giác gõ tốt
Nhược điểm:
-Giá khá cao so với mặt bằng chung, 430 USD cho cấu hình thấp nhất và 630 USD trở lên cho bản có màn hình cảm ứng
Acer Aspire E5-57G-53VG: laptop Windows tầm trung hiếm hoi cho cho hiệu năng/giá thành cao
Với giá bán 550 USD, Acer Aspire E5-57G-53VG sẽ không thể hứa hẹn mang lại hiệu năng đỉnh cao nhưng chắc chắn đạt được yêu cầu tối thiểu của một chiếc laptop giá rẻ tốt. Không tuyệt vời nhưng đủ tốt.
Ưu điểm:
-Màn hình FullHD 1080p
-CPU Intel Core i5, RAM 8GB, SSD 256GB, GPU Nvidia có thể được coi là mức giá khá hời cho 550 USD.
Nhược điểm:
-Tấm nền TN 15 inch cho màu sắc kém
-Để sử dụng mượt mà, người dùng cần phải xoá bớt kha khá phần mềm được cài sẵn trên máy
-Thiết kế không có gì ấn tượng, thời lượng pin tạm ổn
-Chỉ sử dụng Core i5 thế hệ 6 Skylake thay vì thế hệ 7 Kaby Lake mới nhất
Asus Zenbook UX330UA: Ultrabook rẻ nhất nhưng vẫn có hiệu năng đáng gờm
Phần lớn người tiêu dùng hiện nay sẽ lựa chọn Ultrabook khi mua sắm. Đơn giản là vì chúng mỏng, nhẹ mà vẫn cho hiệu năng khá tốt, thừa thãi so với nhu cầu của phần lớn người dùng. Với giá từ 680 USD, Asus Zenbook UX330UA là một lựa chọn rất đáng đồng tiền bát gạo.
Ưu điểm:
-Màn hình 1080p chất lượng cao, CPU Intel Core i5 mới nhất, RAM 8GB và SSD 256GB
-Bàn phím cho chất lượng gõ ổn, có đèn nền
-Nhiều cổng kết nối bao gồm USB-C, có cảm biến vân tay
-Thời lượng pin tốt, nắp nhôm là một điểm cộng cho thiết kế
Nhược điểm:
-Không có cấu hình trang bị màn hình cảm ứng
-Loa khá yếu, chất lượng build không được chắc chắn do giá rẻ
Dell XPS 13: thiết kế hơi cũ nhưng vẫn là lựa chọn của nhiều người
Dell XPS 13 đã và đang được đánh giá là laptop phổ thông tốt nhất trong nhiều năm qua. Dù chưa cải thiến một số vấn đề nhỏ còn tồn đọng, XPS 13 vẫn là một lựa chọn laptop lý tưởng.
Ưu điểm:
-Màn hình 13 inch trên một thân máy có kích thước của một laptop 11 inch
-Cực mỏng nhẹ nhưng vẫn đầy đủ các cổng kết nối
-Nắp màn hình bằng nhôm, nội thất phía trong sử dụng chất liệu sợi các bon cho cảm giác tốt
-Màn hình đẹp, bàn phím dễ chịu, touchpad tốt và pin trâu, trung bình 10 tiếng
-Hiệu năng là không cần bàn cãi nhờ CPU Kaby Lake mới nhất.
Nhược điểm:
-Gần như không có thay đổi về thiết kế so với thế hệ trước
-Vị trí đặt webcam dưới màn hình là khá tệ, nên trang bị thêm cảm biến vân tay
-Không mỏng bằng một số đối thủ khác
-Để tận hưởng màn hình cảm ứng, bạn sẽ phải chi đến 1300 USD cũng như đánh đổi kha khá thời lượng pin.
HP Spectre x360: sẵn sàng lật đổ ngôi vương của Dell XPS 13
HP Spectre x360 được HP ưu ái thiết kế lại hoàn toàn, hứa hẹn sẽ là laptop 2 trong 1 tốt nhất.
Ưu điểm:
-Thời lượng pin tuy kém hơn phiên bản không cảm ứng của XPS 13 một chút nhưng vẫn cực kỳ ấn tượng
-Bàn phím và touchpad đều trên trung bình, loa tốt
-Có cảm biến vân tay và webcam đặt đúng chỗ
-CPU Intel Core Kaby Lake mới nhất
-Màn hình cảm ứng, SSD 256GB, CPU Core i7 Kaby Lake chỉ với 1159 USD. Trong khi để có cấu hình tương tự trên XPS13, con số sẽ là 1600 USD.
Nhược điểm:
-Dù có 2 cổng Thunderbolt 3, x360 lại thiếu khe cắm thẻ nhớ SD và chỉ có một cổng USB-A truyền thống
-Quạt tản nhiệt kêu hơi to nếu chạy các tác vụ nặng
-Bản lề màn hình yếu khiến màn hình bị lắc khi sử dụng cảm ứng
-Chỉ có lựa chọn màn hình 1080p
Lenovo Yoga 910: lựa chọn cá tính với màn hình lớn hơn một chút so với các đối thủ
Ngang ngửa với HP Spectre x360 là Lenovo Yoga 910 nhưng có màn hình lớn hơn, 13,9 inch.
Ưu điểm:
-Thiết kế đẹp, viền màn hình siêu mỏng để mang màn hình 14 inch lên thân máy 13 inch. Bản lề màn hình có thiết kế giống dây đồng hồ tạo điểm nhấn cho thiết kế
-Hiệu năng tốt, màn hình đẹp, bàn phím phản hồi tốt cũng như thời lượng pin dài
Nhược điểm:
-Vị trí webcam khá vô duyên, tương tự XPS 13
-Phím Shift bên phải bị rút gọn
-Cấu hình cổng kết nối chưa cao cấp với 2 cổng USB-C, 1 cổng USB 3.0 và 1 cổng 3.5mm nhưng không hề có Thunderbolt 3
-Mỏng như chưa bằng 2 đối thủ cạnh tranh trực tiếp, XPS 13 và Spectre x360
Razer Blade Stealth: cấu hình cao với mức giá cạnh tranh
Dù Blade Stealth không phải lựa chọn tối ưu hơn các đối thủ đến từ Dell, HP và Lenovo, nó vẫn được định hình ở một phân khúc riêng và được các fan Razer đặc biệt ưa thích.
Ưu điểm:
-Chất lượng build rất tốt. Vỏ nhôm nguyên khối đen cho cảm giác cao cấp. Bản lề màn hình cũng khá cứng cáp. Dày hơn MacBook nhưng vẫn mỏng
-Đèn nền bàn phím được trang bị công nghệ Chroma có thể tuỳ chỉnh theo ý thích
-CPU Intel Core i7 Kaby Lake cho hiệu năng tốt
-Màn hình cảm ứng 12,5 inch độ phân giải 2560x1440 cho hình ảnh sắc nét cùng màu sắc rực rỡ
-Giá cả cực kì cạnh tranh, từ 899 USD.
Nhược điểm:
-Dù trông có vẻ là laptop chơi game nhưng Razer Blade Stealth chỉ có thể được xếp vào hàng laptop thông thường
-Bàn phím cứng, viền màn hình lớn, thời lượng pin chỉ ở mức chấp nhận được
-Chỉ có 2 cổng USB-A và không có khe cắm thẻ nhớ SD
Microsoft Surface Book đi kèm Performance Base: sang chảnh nhất có thể cho một chiếc laptop Windows
Khi bạn là dân chuyên nghiệp đặt bút vẽ là ra tiền cùng hầu bao rủng rỉnh, Surface Book luôn là lựa chọn được nhắm tới. Đi kèm với Performance Base gồm bàn phím và card đồ hoạ rời, hiệu năng của Surface Book sẽ càng thêm ấn tượng.
Ưu điểm:
-Vỏ hợp kim ma-giê cho cảm giác sờ mát lạnh. Bản lề màn hình dạng cuộn độc nhất vô nhị. Bút cảm ứng Surface Pen, màn hình 13,5 inch có thể tách rời thành máy tính bảng. Nói chung là mọi đặc điểm của Surface cộng thêm bàn phím và touchpad cũng như GPU rời
-Hiệu năng cao, màn hình đẹp, bàn phím cho cảm giác gõ tốt, trackpad nhạy
-Performance Base nâng tầm Surface Book với GPU Nvidia. Thời lượng pin cũng được nâng lên 11 giờ
Nhược điểm:
-Giá cao, Surface Book kèm Performance Base có giá khởi điểm từ 2399 USD
-Màn hình tách rời khiến việc chuyển đổi giữa các chế độ không tự nhiên như các máy có cơ chế gấp ngược
-Không được trang bị USB-C
-Máy khi được gập lại không phẳng do bản lề cuộn
-Dày và nặng hơn khá nhiều laptop cao cấp khác
Apple MacBook Pro: cải tiến nhưng không còn là chiếc máy mơ ước
MacBook Pro late 2016 vẫn là chủ đều tranh cãi từ ngày ra mắt. Người thích kẻ ghét hoặc làm những người sử dụng Mac lâu năm phật lòng. Dù gì đi nữa thì người ta không thể phủ nhận MacBook Pro mới vẫn là một chiếc laptop đẹp, chất lượng build cực tốt. Tất nhiên là giá không hề rẻ một chút nào.
Ưu điểm:
-Chất lượng build và hoàn thiện cực tốt, vỏ nhôm mịn cho cảm giác chất lượng cao cấp so với phần còn lại của thị trường
-Mỏng nhẹ hơn thế hệ trước khá nhiều
-Màn hình vẫn đẹp, hiển thị dải màu rộng cũng như sáng hơn trước
-Touchpad cực rộng có một không hai
-Cảm biến TouchID mới là một bổ sung tuyệt vời
-Touch Bar làm tốt chức năng của mình
-Hiệu năng chưa thuộc hàng đầu nhưng vẫn ấn tượng, đặc biệt là SSD siêu nhanh
Nhược điểm:
-Thiếu hụt các cổng kết nối khi chỉ sử dụng mỗi USB-C
-Thời lượng pin thiếu ổn định và thường thấp hơn quảng cáo của Apple
-Bàn phím kiểu mới dù tốt nhưng là một bước lùi so với thế hệ trước
-Touch Bar dù hay nhưng việc phải nhìn xuống bàn phím để chạm làm gián đoạn mạch làm việc
-Gần như không thể nâng cấp
-Cấu hình thấp nhất không có Touch Bar đã có giá tới 1499 USD
Lenovo ThinkPad X1 Yoga (OLED): màn hình laptop đẹp nhất từ trước tới nay trên thiết kế không tuổi
Dù là một chiếc laptop tốt, ThinkPad X1 Yoga không có gì nổi bật cho đến khi bạn tuỳ chỉnh cấu hình lên màn hình OLED. Thiết kế hoài cổ gần như không thay đổi của Lenovo vẫn làm say lòng nhiều fan hâm mộ lâu năm.
Ưu điểm:
-Màn hình OLED cực đỉnh với màu đen sâu trong khi các màu sắc khác rực rỡ
-Với bản lề gập ngược, X1 Yoga là chiếc laptop có màn hình OLED khả dụng nhất
-Bàn phím cho cảm giác gõ cực tốt
-Thời lượng pin khá
-Hiệu năng khá
Nhược điểm:
-Windows vẫn chưa hỗ trợ hoàn toàn màn hình OLED, dẫn đến góc nhìn còn hạn chế
-Giá cho cấu hình có màn hình OLED là khá cao, bắt đầu từ 1600 USD
-Thiết kế cổ điển thách thức thời gian nhưng khó có thể cạnh tranh với MacBook Pro hay Surface Book
-Không có cổng USB-C
-Khá khó mua vì số lượng hàng có sẵn khá hạn chế
Theo Genk/BusinessInsider
">