Thế giới

Chuyện đời tréo ngoe của đại gia tặng 40 tỉ đồng cho sinh viên

字号+ 作者:NEWS 来源:Công nghệ 2025-02-25 02:13:14 我要评论(0)

Tin ông Bên bỏ 40 tỉ đồng xây ký túc xá miễn phí rồi bỏ thêm 15 tỉ đồng mỗi năm nuôi hơn 400 sinh vibxh uefa champions leaguebxh uefa champions league、、

Tin ông Bên bỏ 40 tỉ đồng xây ký túc xá miễn phí rồi bỏ thêm 15 tỉ đồng mỗi năm nuôi hơn 400 sinh viên ăn học khiến dư luận cả nước té ngửa.

Nhưng những người vốn biết ông Bên thì cứ tỉnh rụi,ệnđờitréongoecủađạigiatặngtỉđồngchosinhviêbxh uefa champions league bởi họ hiểu tâm tính không giống ai của ông và đã thấy nhiều chuyện lạ đời khác mà ông đã làm trước đó.

{ keywords}

Ông Bên nói tất cả việc ông làm, nếu có lạ so với số đông chẳng qua bởi ông muốn làm người cho đàng hoàng.

Ông là Phạm Văn Bên nhưng dân miệt Đồng Tháp cứ quen gọi ông là Út Bên hoặc ông Bên Xà Bông, có khi tếu táo gọi luôn là ông Bông Xà Bên, ông đều cười khà khà nhận tuốt. Ông già 66 tuổi nhưng dáng chắc khỏe, đi đứng lẹ làng, nói giọng miền Tây rổn rảng, dứt khoát như dao chém cột.

“Ba gai” với chính mình

Ông Bên vốn nóng tính mà đa phần ông nổi nóng với chính bản thân ông. Hỏi ông số của vợ ông, ông mở danh bạ chiếc điện thoại di động cảm ứng thế nào mà dãy số ông lưu tên “bà Oanh” hiện ra chỉ có phân nửa. Nhưng ông từ chối được giúp đỡ mà ngồi hí hoáy một hồi lâu, tìm đủ cách tự mở ra cho bằng được, đến mức văng tục rồi hậm hực: “Tao tức muốn hộc máu rồi nha!”. Tính nóng này ông gọi là “ba gai” và ông thừa nhận mình “ba gai” từ nhỏ, cứ sai thì tự phạt, “dốt” thì cũng tự xóa “dốt”. Chẳng hạn, hồi xưa ông ham chơi, bỏ học thi rớt tú tài khiến ông tự giận mình ghê gớm. Vậy là ông quyết định tay trắng bỏ nhà lên Sài Gòn tá túc trong cô nhi viện, tự phạt mình bằng cách làm mướn trong lò bánh mình, làm thợ hồ kiếm tiền ăn học.

Thường thịnh nộ với chính mình nhưng ông lại “hiền queo” với mọi người. Đến nhà máy của ông, hỏi công nhân có sợ ông không, họ cười khì: “Sợ gì, ổng hiền queo mà sợ gì. Lần nào gặp tui, chú Bên Xà Bông cũng hỏi han nhà cửa, vợ con, công việc rất là thân tình”. Còn chị Điêu - người giúp việc, lo phần nấu ăn cho gia đình ông sáu năm nay thì kể: “Từ ngày tui sống ở nhà này tới giờ, tui chưa từng thấy dượng Út lớn tiếng với bất cứ ai trong nhà. Tui nấu ăn có nhiều bữa dượng không vừa ý thì dượng cũng không bao giờ la rầy mà chỉ kêu dì Oanh nhắc tui lần sau nấu nhớ để ý nêm nếm lại”.

Thề “giàu lên hay là chết”

Ông Bên cũng như nhiều người, cảm thấy nghèo là nhục. Nhưng nếu người ta thấy mình nghèo, mình nhục khi đói ăn, thiếu mặc thì với ông, “làm một người đàn ông mà để cho vợ con không được ăn ngon mặc đẹp, khách tới chơi nhà không đãi nổi một bữa cơm cho ra hồn thì nhục”. Sau ngày đất nước thống nhất, khi đã một vợ hai con, ông làm rẫy trồng cây thuốc lá ở cù lao Tây. Ông cuốc đất, trồng trọt, chăm bón, làm ngày làm đêm đến mức bỏ cơm, ngày nắng như thiêu đốt ông quên đội nón. Người ta thu hoạch thuốc lá được khoảng 300 ký lô cho mỗi công đất thì mừng rơn, còn ông vụ nào cũng trúng đậm, ba công đất ông bẻ được tới gần một tấn rưỡi thuốc lá. Vậy mà sau hai năm, ông ngồi tính toán rồi giật mình: “Nhà người ta ruộng đất mút chỉ, người ta cũng làm lụng siêng năng không thua gì mình mà đến già không cất nổi căn nhà tử tế. Trong khi nhà mình chỉ có cục đất chọi chim thì giàu sao nổi, khi nào giàu? Thôi, dẹp!”.

Nghĩ là làm, sau lứa bẻ thuốc lá, ông lập tức bỏ ngang ba công đất rẫy, hạ quyết tâm phải giàu, dồn mình vào thế khó, thề với lòng: “Giàu lên hay là chết!”. Và quả thật, những chuyến hàng mà ông hùn vốn vận chuyển cát, đá cho các công trình xây dựng sau đó đã đem tới cho gia đình ông một cuộc sống dễ thở hơn hẳn. Từ mua bán cát, đá, ông xoay ra làm xà bông Cỏ May khiến ông chết tên “Bên Xà Bông”, rồi chuyển qua xay xát lúa gạo, chế biến thức ăn thủy sản… Tất cả đều từ lời thề “phải giàu lên”.

Hơn ba chục năm ông lao tâm khổ tứ, lăn lộn bầm dập trên thương trường, suy cho cùng cũng là để kiếm tiền nhưng chưa bao giờ ông nhớ chính xác ông có bao nhiêu tiền trong túi, trong ngân hàng. Kiếm tiền là việc của ông, còn giữ tiền là việc của “bà Oanh”. Ông quan niệm tiền hay vật chất cũng chỉ là “vật ngoài thân”. Đến chiếc ô tô mua cả chục năm nay, ông cũng chưa bao giờ nhớ nổi biển số. Tài xế của ông phải dán một thứ gì đó lên mặt kính để làm dấu, bằng không ông cứ phải đi lòng vòng tìm, ngó thấy gương mặt quen thuộc của anh tài xế ngồi trong xe ông mới biết đó là xe của mình.

Hành động theo... binh pháp

Ông Bên kể hồi xưa ông học hành dở dang, không kiếm nổi tấm bằng tú tài, chữ nghĩa “không đầy lá mít” nhưng đụng chuyện thì ông toàn lôi... binh pháp ra nói. Đâu phải ông ngồi châm trà, rung đùi nói suông mà thực ra một đời ông đã nghĩ và làm theo đó. Như chuyện ông bỏ làm rẫy đi buôn cát, đá, ông nói đó là làm theo kinh dịch: “Vật cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu”, cũng là làm theo binh pháp Tôn Tử: “Hãy đưa quân vào tử lộ để tìm sinh lộ” và lý giải: “Tôi nghỉ ngang, cố ý làm cho nhà mình lâm vô cảnh bần cùng thì mình mới sáng ra, mới có cách làm giàu tốt nhứt”.

Ông kể thời điểm năm 1989, tình trạng suy thoái kinh tế chẳng khác cơn đại hồng thủy ập xuống hầu hết doanh nghiệp trong nước. Lãi suất ngân hàng có kỳ hạn lên tới 12%, hàng loạt doanh nghiệp “chết tươi”. Lúc này ông đã là chủ của một nhà máy sản xuất xà bông và một nhà máy xay xát lúa gạo, lo nồi cơm cho 100 công nhân. Làm cách nào để hai nhà máy không phải chết chùm trong tình cảnh này? Ông thức trắng mấy đêm rồi đưa ra giải pháp “dĩ bất biến ứng vạn biến”, tức Ngô Khởi binh pháp. Theo đó, ông cho “khai tử” nhà máy sản xuất xà bông và cố thủ nhà máy xay xát lúa gạo. Nhà máy này sẽ chỉ hoạt động cầm chừng, không vay mượn, không mở rộng quy mô dù đơn hàng tăng lên. “Cố thủ thì vẫn sẽ chết nhưng chết từ từ vẫn hơn chết tươi” - ông nói. May mắn, hơn một năm sau, kinh tế khởi sắc, lãi suất ngân hàng giảm, nhiều đối thủ cạnh tranh đã phá sản, nhà máy xay xát lúa gạo của ông đón thời cơ ngóc đầu dậy.

Một đống sách mà ông đã đọc, đã nghiền ngẫm từ thời còn ở cô nhi viện thật không uổng phí.

Tặng xe Camry, còn mình chạy xe máy “cùi bắp”

Tính riêng ở Đồng Tháp, hiện cơ ngơi của ông Bên có bốn nhà máy lớn cặp theo ba nhánh sông đua nhau nhả khói. Ông Đinh Minh Tâm là người quản lý một trong bốn nhà máy này. Ít ai biết ông Tâm - cánh tay mặt của ông Bên hiện nay vốn là tài xế. Hồi sản xuất xà bông Cỏ May, ông Bên thuê ông Tâm chở đi chào hàng ở khắp các tỉnh, thành. Nhưng dường như chỉ có ông Bên mới phát hiện được tố chất kinh doanh tiềm ẩn ở người đàn ông hiền lành này mà khuyến khích, chỉ dạy. “Nghĩ kỹ, làm nhanh, nói ít làm nhiều để nói gì, làm gì mọi người cũng tin, cũng hết lòng ủng hộ. Đó là điều lớn nhất mà tôi học được từ anh Út Bên” - ông Tâm nói.

Năm ngoái, ông Tâm xây nhà mới, mời sếp tổng đến mừng tân gia. Ông Bên đến nhưng trên tay chẳng thấy quà cáp gì. Lát sau, người tài xế của ông lái chiếc ô tô Camry mới cáu đến. Khi đó, ông Bên mới nói chiếc Camry là quà ông mừng tân gia ông Tâm. Ông Tâm tâm tình về ông sếp cũng là người anh lớn của mình: “Thật ra tôi cũng không mấy bất ngờ, bởi tôi biết tính anh Út xưa nay luôn nghĩ nhiều cho người khác”.

Tặng xe Camry cho nhân viên, vậy còn ông Bên đi xe gì? Ô tô chỉ xài khi đi ra khỏi tỉnh hoặc vào những dịp quan trọng chứ ngày thường mọi người quen thấy ông tới lui bằng chiếc xe máy tay ga “nồi đồng cối đá” cũ mèm. Ông có vẻ rất khoái chí nếu phát hiện ai đó cũng chạy chiếc xe giống mình.

Sinh viên tốt nghiệp bắt buộc phải biết... khiêu vũ

Ký túc xá miễn phí mà ông Bên sắp khởi công xây trong khuôn viên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM vào đầu tháng 5 này sẽ diễn ra một số điều lạ. Ông Bên sẽ thuê người về dạy cho sinh viên các kỹ năng mềm, như cách nói chuyện thuyết phục trước đám đông. Sẽ có các chuyên gia rèn các năng khiếu cho sinh viên. Nói chung mô hình đào tạo giống hệt Trường John Robert Power Việt Nam nhưng miễn phí. Thêm điểm này: Sinh viên tốt nghiệp ĐH, rời khỏi ký túc xá bắt buộc phải biết... khiêu vũ. Mục tiêu của ông là tạo mọi điều kiện cho những lứa sinh viên bước vào đời có tâm, có tài và... lịch lãm. Họ hội đủ những yếu tố để tự tin đi xin việc và được doanh nghiệp mát lòng mát dạ tuyển dụng mà không cần phong bì lót tay. Ông Bên cũng sẽ cắp cặp đi tuyển dụng các em. Ông nói bây giờ nghĩ đến cảnh đó ông đã cảm thấy sung sướng. Đời ông đi làm ăn chưa từng xài tới cái phong bì lót tay cho bất kỳ ai và ông ghét nhất khoản phong bì.

TheoHồng Thu (Pháp luật TP.HCM)

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
  • Nhận định, soi kèo Ayeyawady United vs Rakhine United, 16h30 ngày 24/2: Tiếp tục chìm sâu

    Nhận định, soi kèo Ayeyawady United vs Rakhine United, 16h30 ngày 24/2: Tiếp tục chìm sâu

    2025-02-25 02:03

  • Nhận định, soi kèo Leon vs Violette, 9h ngày 5/4

    Nhận định, soi kèo Leon vs Violette, 9h ngày 5/4

    2025-02-25 01:41

  • Nhận định, soi kèo Rijeka vs Lokomotiva Zagreb, 23h00 ngày 27/4

    Nhận định, soi kèo Rijeka vs Lokomotiva Zagreb, 23h00 ngày 27/4

    2025-02-25 00:17

  • Nhận định, soi kèo FK Isloch Minsk vs Slavia Mozyr, 22h00 ngày 5/5

    Nhận định, soi kèo FK Isloch Minsk vs Slavia Mozyr, 22h00 ngày 5/5

    2025-02-25 00:03

网友点评
精彩导读
Lễ viếng và mở sổ tang nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tại Mozambique - 1

Đại sứ Lê Huy Hoàng đọc lời điếu nêu tóm tắt cuộc đời cách mạng và những đóng góp to lớn của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.

Lễ viếng có sự tham dự của toàn thể cán bộ nhân viên Đại sứ quán, đông đảo đại diện cộng đồng người Việt, công ty Viễn thông Movitel, các doanh nghiệp, chuyên gia làm việc tại Mozambique cùng đại diện Đảng cầm quyền các Bộ ngành cơ quan Chính quyền Mozambique, Ngoại giao đoàn sở tại.

Mở đầu Lễ viếng, Đại sứ Lê Huy Hoàng đọc lời điếu nêu lại tóm tắt cuộc đời cách mạng và những đóng góp to lớn của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhấn mạnh nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu với nhiều năm tháng tham gia các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, trên nhiều cương vị công tác đã có cống hiến không mệt mỏi đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng sự phát triển của đất nước. Tên tuổi của Đồng chí gắn liền với nhiều chiến dịch quân sự oai hùng của dân tộc, Đồng chí là người trực tiếp đề xuất và triển khai nhiều chủ trương chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước.

Lễ viếng và mở sổ tang nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tại Mozambique - 2

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng cầm quyền Frelimo của Mozambique, Đồng chí Chakil Aboobacar, tại lễ viếng.

Trên cương vị là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (12/1997 - 4/2001), Đồng chí Lê Khả Phiêu đã cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đạt được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời đã dành nhiều tâm huyết, nỗ lực đi đầu trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chống quan liêu tham nhũng.

Ngay trong sáng 14/8, Đồng chí Chakil Aboobacar, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng cầm quyền Frelimo của Mozambique, đã tới Trụ sở Đại sứ quán ghi sổ tang, đồng thời chuyển bức điện chia buồn của Đồng chí Rogue Silvar, Tổng Thư ký Đảng cầm quyền Frelimo bày tỏ sự đoàn kết, xin chia sẻ nỗi mất mát lớn lao với Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của Đồng chí Thượng tướng Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà lãnh đạo đã có cống hiến to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam.

Lễ viếng và mở sổ tang nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tại Mozambique - 3

Thứ trưởng Ngoại giao Pedro Comissário đến viếng, ký sổ tang.

Thay mặt Chính phủ Mozambique, Thứ trưởng Ngoại giao Pedro Comissário đến viếng, ký sổ tang với nội dung sâu đậm, đánh giá cao vai trò của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, góp phần quan trọng để chính phủ và nhân dân Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng bảo vệ đất nước; khẳng định quyết tâm của Mozambique tiếp tục đẩy mạnh quan hệ đoàn kết hữu nghị gắn bó với Việt Nam. 

Cũng trong ngày 14/8, nhiều vị đại diện các Cơ quan Ngoại giao, các tổ chức quốc tế tại Mozambique đã đến viếng và ký sổ tang, chia sẻ sự mất mát to lớn với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, trong đó có Đại sứ đại diện các nước Cuba, Ấn độ, Angeria, Nga, Ả-rập Xê-út, Brazil, Tanzania …

Trong sổ tang, Đại sứ Cuba Pavel Diaz Hernandez nhấn mạnh nguyên Tổng Bí thư nguyên Lê Khả Phiêu là người bạn lớn của Lãnh đạo và nhân dân Cuba, thay mặt Chủ tịch và Nhà nước Cuba xin được chuyển tới Lãnh đạo Đảng nhân dân Việt Nam và gia quyến Đồng chí Lê Khả Phiêu lời chia buồn sâu sắc nhất.

Đại sứ Ấn độ Rajeev Kemar, Đại sứ Angeria Mohamed Meziame, Đại biện A-rập Xê-út Abdullah Alhoubi, Đại biện Nga Alexandre cùng nhiều vị đại diện các Cơ quan Ngoại giao ở sở tại đã ghi đậm quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và các nước bạn, bày tỏ sự tiếc thương, sự chia buồn sâu sắc đối với Đảng, nhân dân Việt Nam và gia quyến Đồng chí Lê Khả Phiêu.

Ảnh 12- Đại biện ĐSQ Nga Alexandre ký sổ tang.

Đại biện Đại sứ quán Nga Alexandre ký sổ tang.

Đông đảo đại diện Cộng đồng người Việt tại Mozambique, lãnh đạo cán bộ công ty viễn thông Movitel, các chuyên gia, Hội Phật tử Việt Nam tại Mozambique đã tới viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn, trân trọng biết ơn những đóng góp không mệt mỏi của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đối với đất nước.

Lễ viếng mở sổ tang nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu được Đại sứ quán Việt Nam tại Mozambique tổ chức trong các ngày 14-15/8.

" alt="Lễ viếng và mở sổ tang nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tại Mozambique" width="90" height="59"/>

Lễ viếng và mở sổ tang nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tại Mozambique