Thiết kế tiểu cảnh sao cho thẩm mỹ là mối quan tâm lớn nhất của không ít gia chủ của những ngôi nhà có giếng trời. Vấn đề là phải lựa chọn trồng cây xanh vừa có sức sống mãnh liệt trong điều kiện ánh sáng yếu vừa mang lại mỹ quan chung.
Thông thường,áchchọncâycảnhđểgiếngtrờicủangôinhàluônxanhmátỷ số arsenal tiểu cảnh cây xanh ở khu vực giếng trời sẽ được thiết kế với ba tầng cây. Việc bố trí các tầng cây này sẽ giúp cho tiểu cảnh trông tự nhiên hơn.
Khi chọn trồng quần thể cây xanh ở giếng trời, gia chủ nên vận dụng mối quan hệ tương phản giữa các cây. (Ảnh minh hoạ) |
Tuy vậy, gia chủ cần phải vận dụng quy luật thay đổi để xử lý hàng loạt mối quan hệ tương phản của quần thể cây như: giữa thưa và rậm, giữa tập trung và rời rạc, giữa cây to và cây nhỏ, giữa tranh giành và nhường nhịn…
Tuỳ vào diện tích giếng trời mà bố trí số lượng cây sao cho vừa đủ, dễ chuyển dời để chăm sóc và đảm bảo vệ sinh. Giếng trời có diện tích lớn chỉ nên chừa đất ở khu vực trồng cây, phần còn lại có thể lát đá hoặc trải sỏi. Cách bài trí này vừa mang đến vẻ đẹp tự nhiên vừa dễ chăm sóc cây.
Trồng cây cảnh ở giếng trời nên thiết kế ba tầng cây. (Ảnh minh hoạ) |
Sau đây là một số loại cây thích hợp trồng ở giếng trời:
Các loại cây trồng ở giếng trời hiện nay rất đa dạng về hình dáng và màu sắc. Với những cây chủ đạo có chiều cao từ 1m – 2,5m, gia chủ có thể chọn cây phát tài núi, cau Hawai, mật cật, đại phú gia, kim thiên, trúc Nhật, kim ngân…
Những loại cây họ trầu có dáng đẹp cũng có thể được trồng ở tầng thấp hơn như trầu thanh xuân, trầu đế vương, trầu rau muống, trầu chân vịt, trầu Mỹ, trầu khía…
Trầu đế vương là một trong những loại cây thích hợp trồng ở giếng trời. (Ảnh minh hoạ) |
Các loại cây bụi có thể trồng ở giếng trời như ngũ gia bì, vạn thiên thanh, câu tiểu trâm, đinh lăng, thiên niên kiện. Những loại hoa tuy ít phong phú hơn nhưng vẫn có thể trồng được như lan Ý hoặc hồng môn.
Cau Hawai là loại cau cảnh dễ dàng dung hoà với môi trường trong nhà, có khả năng hấp thụ những độc tố hoá học. Do yêu cầu nước khá cao để sinh trưởng nên cau Hawai cần được tưới nước đều, không nên để đất quá khô cằn.
Cau Hawai là loại cây được ưa chuộng trồng trong nhà bởi nó có khả năng hấp thụ độc tố. (Ảnh minh hoạ) |
Bên cạnh những loại hoa, không ít gia chủ chọn trồng những loại cây có lá đẹp, như vạn thiên thanh. Ưu điểm của loại cây này là thời gian thưởng thức dài, phong phú về kiểu dáng và màu sắc, ít tốn công chăm sóc.
Là loài thực vật nhiệt đới, vạn thiên thanh ưa môi trường ấm, ẩm và nửa râm. Đây là loại cây không chịu được rét, sống ở môi trường không dưới 15 độ C. Tránh trồng vạn thiên thanh ở nơi có gió lùa.
Có lá đẹp và ít tốn công chăm sóc, vạn thiên thanh thích hợp trồng ở giếng trời. (Ảnh minh hoạ) |
Cây phát lộc (tên gọi khác là cây phất lộc) cũng là loại cây phù hợp và đáp ứng với nhu cầu của mọi gia chủ. Cây phát lộc được ứng dụng nhiều trong trang trí nội thất, có ý nghĩa mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia đình.
Ưu điểm của cây phát lộc là dễ trồng, sẽ chăm sóc. Cây sống trong môi trường ẩm ướt, nên chỉ cần chú ý tưới đủ nước. Tránh trồng cây ở nơi nắng gắt, ánh nắng trực tiếp.
Ngoài ưu điểm dễ trồng và dễ chăm sóc, cây phát lộc còn có ý nghĩa mang lại may mắn, tài lộc. (Ảnh minh hoạ) |
Là loại cây không chỉ giúp loại bỏ khí độc và điều hoà nhiệt độ tại nơi trồng, trúc Nhật còn có ý nghĩa phong thuỷ. Đây là loại cây ưa bóng râm và độ ẩm vừa phải, rất thích hợp trồng ở giếng trời.
Ưa bóng râm và dễ trồng, trúc Nhật thích hợp trồng ở giếng trời. (Ảnh minh hoạ) |
Theo phong thuỷ học, trúc Nhật là loại cây có tính âm cao nên thích hợp trồng ở nơi có nhiều tính dương. Đó là những nơi có nhiều người qua lại hoặc tại vị trí cầu thang lên xuống.
Xu hướng thiết kế giếng trời trong ngôi nhà hiện đại
Nếu như trước đây, kiến trúc sư rất khó thuyết phục gia chủ chừa diện tích nhà cho giếng trời để lấy sáng và đối lưu không khí, thì nay mọi chuyện đã dễ dàng hơn.