Các nguồn tin từ Tây Ban Nha cho biết, MUvừa quay trở lại đàm phán với Barcelona về Frenkie de Jong, mục tiêu hàng đầu của Erik ten Hag.
Barca vừa bị loại khỏi Champions League khiến tình hình kinh tế trở nên khó khăn. Trước đó, ngoài việc bán rất nhiều tài sản, Chủ tịch Joan Laporta phải bảo lãnh cá nhân để đăng ký Jules Kounde cũng như mở rộng giới hạn lương.
Theo Sport, tờ báo thân Barca, Chủ tịch Laporta và bộ phận thể thao CLB đưa một loạt cầu thủ lên thị trường chuyển nhượng để cân bằng tài chính.
De Jong là một trong những người phải rời Nou Camp. Ngoài giá trị cao, cầu thủ người Hà Lan cũng đang nhận tiền lương khổng lồ.
MU xem đây là cơ hội rất tốt để có thể đưa De Jong đến sân Old Trafford tái ngộ HLV Ten Hag.
Arsenal muốn có Yeremy Pino
Mikel Arteta tiếp tục thực hiện kế hoạch trẻ hóa đội hình Arsenalbằng cách chiêu mộ cầu thủ tấn công Yeremy Pino.
Theo các nguồn tin từ Tây Ban Nha, đại diện của Arsenal bắt đầu liên hệ với Yeremy Pino cũng như các quan chức Villarreal.
Hợp đồng của Yeremy Pino với Villarreal có thời hạn đến 2027. "Tàu ngầm vàng" sẽ không để cầu thủ 20 tuổi này ra đi dễ dàng.
Tuy nhiên, sau khi Unai Emery rời Villarreal để chuyển đến Premier League dẫn Aston Villa, Yeremy Pino không loại trừ khả năng ra đi.
Yeremy Pino có thể đá nhiều vai trò khác nhau, với giá chuyển nhượng khoảng 50 triệu euro. Đây được xem là vụ đầu tư cho hiện tại và tương lai lâu dài của Arteta.
Kessie muốn rời Barca
Chỉ ít tháng sau khi gia nhập Barcelona, Franck Kessie bày tỏ ý định rời sân Nou Camp trong kỳ chuyển nhượngtháng Giêng 2023.
Kessie không hài lòng với thời lượng thi đấu hiện nay. Anh mới chỉ được Xavi Hernandez tung vào sân tổng cộng 418 phút.
Barca sắp chia tay Sergio Busquets và CLB muốn tìm người mới thay thế (Jorginho và Ruben Neves là ưu tiên), thay vì cho Kessie nhiều cơ hội hơn để thể hiện mình.
Fichajes đưa tin, cầu thủ người Bờ Biển Ngà muốn trở lại Serie A, cụ thể là CLB cũ AC Milan và anh vừa chia tay sau khi vô địch Serie A.
Tuy nhiên, Milan không muốn chi 40-45 triệu euro để mua lại Kessie. Rossoneri chỉ đồng ý đưa cầu thủ 25 tuổi này trở lại thẹo dạng cho mượn.
Một màn bắn pháo kết hợp ở Wonsan của quân đội Triều Tiên. (Ảnh: KRT/AP) |
Triều Tiên hiện có siêu pháo Koksan 170mm được coi là lá bài chính, không chỉ trong phòng thủ mà cả đe dọa hủy diệt thủ đô Seoul khi được triển khai ở gần khu phi quân sự (DMZ). Pháo này được lắp trên một xe tăng và bắn xa 60km theo bất kể hướng nào. Vì các pháo thủ hoạt động bên ngoài vũ khí này, trong khi lực lượng không quân khó có thể bảo vệ được họ nên Triều Tiên đã nghĩ ra một phương tiện tự nạp đạn sau khi khai hỏa.
Siêu pháo Koksan. (Ảnh: Thủy quân Lục chiến Mỹ) |
Khoảng 10 triệu người sống trong tầm bắn phá tính từ DMZ phía Triều Tiên. Trong số này có dân số của thủ đô Seoul cùng hàng chục nghìn lính Mỹ và Hàn Quốc đóng chốt trên bán đảo. Hầu hết họ sống trong tầm bắn 40km của pháo Triều Tiên, nhưng Triều Tiên có một số loại thậm chí có thể bắn xa 200km, ảnh hưởng thêm 22 triệu người nữa. Đây quả thực là một bài toán khó cho việc bảo vệ Hàn Quốc và bảo vệ các lực lượng liên quân.
"Các dự đoán bảo thủ về một viễn cảnh tấn công đều tính đến hỏa lực ban đầu nhằm vào các mục tiêu quân sự, có thể dẫn đến thương vong rất lớn", hãng tin Business Insider dẫn lời tướng lục quân Mỹ Vincent Brooks, Tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc. "Một cuộc tấn công lớn hơn nhằm vào dân thường sẽ dẫn đến thương vong hàng nghìn người và tiềm tàng ảnh hưởng đến hàng triệu người khác... chỉ trong 24 giờ đầu tiên".
Một cuộc tập trận pháo Triều Tiên. (Ảnh: KCNA) |
Triều Tiên có trong tay hàng nghìn khẩu pháo có thể bắn hàng chục nghìn quả đạn trong 10 phút tấn công. Siêu pháo Koksan 170 mang được cơ số đạn 12 viên trước khi có thể tự nạp tiếp. Vì các kho đạn cũng như các khẩu pháo dễ bị máy bay kẻ thù tấn công nên Triều Tiên đã xây hàng nghìn boongke dưới lòng đất gần DMZ để trữ đạn và chứa pháo.
Do vậy, ở loạt đạn mở đầu, pháo Triều Tiên có thể sử dụng chiến thuật mà các nhà hoạch định quân sự thường gọi là "bắn và chạy". Các khẩu pháo sẽ chạy ra khỏi boongke để nhả đạn xong lại quay về nơi trú ẩn để nạp đạn và chuẩn bị cho đợt bắn mới ngay sau đó. Điều này khiến cho hỏa lực của quân đồng minh khó lần theo dấu để tiêu diệt.
Thanh Hảo
" alt=""/>Lý do khiến pháo Triều Tiên quá nguy hiểm