Loại trừ xung đột thông tin trên mạng: Không thể đơn lẻ!
Cổng thông tin điện tử Chính phủ vừa cho biết,ạitrừxungđộtthôngtintrênmạngKhôngthểđơnlẻlịch u23 việt nam Chính phủ đã ban hành Nghị định 142 quy định nguyên tắc, nội dung, biện pháp, hợp tác quốc tế và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng tại Việt Nam.
Nghị định này là 1 trong 7 văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật An toàn thông tin mạng.
Luật An toàn thông tin mạng được Quốc hội biểu quyết thông qua tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII và chính thức hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2016. Đây là bộ luật quan trọng làm nền tảng cho việc triển khai các hoạt động an toàn thông tin tại Việt Nam.
Gồm 8 Chương với 54 Điều quy định về hoạt động an toàn thông tin mạng, quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm an toàn thông tin mạng; mật mã dân sự; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin mạng; kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng; phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin mạng; và quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng.
Đầu tháng 2/2016, để bảo đảm triển khai hiệu quả các quy định tại Luật An toàn thông tin mạng, Thủ tướng Chính phủ đã phân công 3 Bộ TT&TT, Quốc phòng và Công an chủ trì soạn thảo 7 văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật này.
Trong đó, Nghị định về hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là 1 trong 2 văn bản Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Quốc phòng xây dựng, cùng với Nghị định quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự (Nghị định 58, được ban hành ngày 1/7/2016 - PV).
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Nghị định 142 mới được Chính phủ ban hành nêu rõ, ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là việc thực hiện các biện pháp công nghệ, kỹ thuật để giám sát, phát hiện, cảnh báo, xác định nguồn gốc, chặn lọc, khắc phục và loại trừ xung đột thông tin trên mạng.
Cơ quan nghiệp vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ TT&TT được giao nhiệm vụ tham mưu, tổ chức, trực tiếp thực hiện ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng (sau đây viết gọn là cơ quan nghiệp vụ).
Cũng theo Nghị định 142, việc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng phải bảo đảm đúng điều kiện, trình tự, thủ tục, hình thức, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
相关推荐
- Soi kèo góc Celtic vs Young Boys, 3h00 ngày 23/1
- Nhận định, soi kèo Krumovgrad vs CSKA Sofia, 19h00 ngày 4/10: Cửa trên thất thế
- Muangthong dành cho thủ môn Đặng Văn Lâm đặc ân lớn
- Thương Tín: 'Nhiều lúc nhịn đói, trong tay không có 100.000 đồng'
- Nhận định, soi kèo Benfica vs Barcelona, 3h00 ngày 22/1: Chủ nhà có điểm
- Văn Thanh gửi thông điệp tới HAGL từ Hàn Quốc
- Hà Nội FC đá trận mở màn AFC Cup 2019 vào ngày nào?
- Song Hye Kyo trở lại với vai diễn mới