Nhận định, soi kèo Western United vs Adelaide United, 13h00 ngày 23/2: Lịch sử gọi tên
本文地址:http://game.tour-time.com/html/98e198762.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Beroe vs Hebar, 20h15 ngày 21/2: Cửa trên đáng tin
Bà Kim cho biết, từ tháng 6/2022, bà đã làm đơn tố cáo và đề nghị các cơ quan chức năng huyện Châu Đức vào cuộc làm rõ việc bớt xén khẩu phần ăn của trẻ, đối với hiệu trưởng và những người liên quan tại trường mầm non này.
Theo bà Kim, năm 2006, bà bắt đầu làm nhân viên cấp dưỡng tại Trường Mầm non Ánh Dương. Tháng 10/2021, trường này có hiệu trưởng mới là bà P.T.H.H. Sau đó, bà Kim ký lại hợp đồng lao động và làm nhân viên nấu ăn của Trường Mầm non Ánh Dương từ ngày 6/9/2022.
“Quá trình làm việc, tôi thấy có sự thiếu hợp lý trong cách điều hành, lãnh đạo. Bởi, hiệu trưởng mới phân công nhiệm vụ với nhân viên tiếp phẩm kiêm luôn nhập khẩu phần ăn và chi thực phẩm kho hàng ngày cho trẻ sẽ dẫn đến tiêu cực, thiếu minh bạch do không có sự giám sát ở các khâu từ Ban giám hiệu trường”, bà Kim nói.
Để có cơ sở chứng minh, bà Kim sau đó thu thập số liệu và đối chiếu các khoản chi thực tế theo hoá đơn ngày, phát hiện trong 3 ngày, từ 23-25/5/2022 số tiền dôi dư mỗi ngày dao động từ hơn 800 nghìn đến gần 2,4 triệu đồng.
Cụ thể, trong ngày 23/5, số lượng trẻ là 382 em, mỗi suất ăn giá 25 nghìn đồng/trẻ, theo đó tổng số tiền là hơn 9,5 triệu đồng. Tuy nhiên, số tiền chi theo thực tế hoá đơn đầu vào là hơn 7,2 triệu đồng, số tiền dư lại trong ngày là hơn 2,3 triệu đồng.
Cũng cách tính tương tự, trong các ngày 24, 25/5 số tiền lần lượt dư lại trong mỗi ngày là hơn 1,8 triệu đồng và 892 nghìn đồng.
Sau sự việc được bà Kim phát hiện và phản ánh, hội đồng trường đã tổ chức họp và được nhân viên tiếp phẩm giải thích số tiền dư trên dùng để bù vào tiền gas bị âm. Thế nhưng, qua kiểm tra, số tiền gas từ tháng 2 đến ngày 23/5 còn dư gần 4 triệu đồng.
Ngoài nội dung trên, bà Kim còn tố cáo tình trạng nâng giá thực phẩm đột ngột, sử dụng sữa không theo thực đơn và đề nghị cơ quan chức năng làm rõ dấu hiệu bớt xén khẩu phần ăn của trẻ từ những tháng trước đó.
Bà Kim cho hay, sau khi đứng ra tố cáo, bà bị điều chuyển sang làm nhân viên quét dọn trường và đến tháng 5/2023, bị chính thức sa thải do “vi phạm nội quy trường, vi phạm hợp đồng lao động…”.
“Hiện nay, tôi đã làm đơn khởi kiện quyết định sa thải trái pháp luật đối với mình và đang được toà án thụ lý, giải quyết”. Bà Kim nói.
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, từ đơn tố cáo của bà Kim, ngày 19/6/2023, UBND huyện Châu Đức ban hành văn bản số 854/TB-UBND thông báo kết quả giải quyết tố cáo, trong đó kết luận nội dung số tiền dôi dư trong các ngày 23 đến 25 như trên là có cơ sở, bà Kim tố cáo đúng.
Cũng theo thông báo kết quả giải quyết tố cáo, qua kiểm tra quá trình triển khai phân công nhiệm vụ và hồ sơ thanh quyết toán của trường nhận thấy một số nội dung chưa tuân thủ theo quy định, trách nhiệm này thuộc về hiệu trưởng (trực tiếp chỉ đạo tiếp phẩm lên thực đơn, trong khi đó nhiệm vụ này của phó hiệu trưởng), phó hiệu trưởng, kế toán trường…
Liên quan vụ việc này, ông Lê Thanh Kính - Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Châu Đức, cho biết, UBND huyện đã có chỉ đạo giao phòng Nội vụ chủ trì, phối hợp với phòng GD-ĐT tiến hành thực hiện các nội dung theo thông báo kết luận giải quyết tố cáo trên. Tuy nhiên, đến nay phòng GD-ĐT chưa được mời để phối hợp, do đó vẫn đang đợi để thực hiện.
Ông Kính cho biết thêm, hiện vụ việc cũng đã được cơ quan công an vào cuộc điều tra, làm rõ.
Hiệu trưởng bị 'tố' bớt xén phần ăn bán trú của trẻ mầm non
Xác định nhóm học sinh lột đồ, đánh hội đồng nữ sinh lớp 8 nhập viện ở Long An
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 21/7/2024
Nhận định, soi kèo Auckland FC vs Wellington Phoenix, 11h00 ngày 22/2: Tin vào cửa trên
Ông Huy cho biết, qua tiếp xúc cử tri phản ánh chi phí cho con học thêm là khoản chi tiêu lớn nhất của gia đình, nhất là khi có con học tiểu học và trung học cơ sở.
Tuy nhiên, ĐB nhìn nhận thực tế đời sống của đại bộ phận giáo viên hiện nay, dạy thêm là giải pháp để cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống. Ông cho rằng điều đó là chính đáng, bởi nếu bác sĩ có thể mở phòng khám tư sau giờ hành chính và nhiều người ở các ngành nghề khác có thể bôn ba ngoài giờ làm việc để tăng thu nhập, nhà giáo dạy thêm là quyền lợi chính đáng.
Ông phân tích, cán cân cung - cầu trong giáo dục là cơ hội cho giáo viên có thể kiếm thêm thu nhập cho cuộc sống cá nhân. Khi học sinh muốn ôn luyện kiến thức chưa vững, muốn rèn luyện thêm năng lực nâng cao, sẵn sàng cho các kỳ thi tuyển sinh, chuyển cấp, thi học sinh giỏi… thì các lớp học thêm là địa chỉ tin cậy để người học tìm đến. Việc học thêm nếu xuất phát điểm từ nguyện vọng chính đáng của người học thì không đáng bị lên án.
Ông đề nghị cần quy định và tổ chức thực hiện việc dạy thêm học thêm như thế nào cho lành mạnh và đúng quỹ đạo, giúp những người thầy chân chính có cơ hội cải thiện thu nhập, học sinh có nguyện vọng chính đáng được bổ trợ và nâng cao năng lực được hỗ trợ điều kiện tiếp cận chất lượng giáo dục uy tín.
Đồng thời, những lớp học thêm tai tiếng vì "găm bài", vì gợi mở đề kiểm tra phải bị xử lý một cách nghiêm khắc và quyết liệt.
Để trả lại sự trong sạch cho môi trường dạy thêm, học thêm, ông kiến nghị Bộ GD-ĐT nhanh chóng, khẩn trương sửa đổi các quy định liên quan để quản lý hiệu quả, sâu sát, thiết thực và hài hòa lợi ích của học sinh, phụ huynh, giáo viên. Cần quan tâm siết chặt hơn chất lượng các giờ học chính khóa cũng như thay đổi tư duy thi cử, cởi trói bớt áp lực học hành đang đè nặng lên phụ huynh, học sinh.
ĐB tỉnh Thái Bình kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ KH&ĐT sớm tham mưu để cơ quan có thẩm quyền quyết định đưa dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Giáo viên nào bớt kiến thức để dạy thêm đề nghị báo Bộ trưởng
Trả lời sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhắc lại câu hỏi của người dân chất vấn đến ngày nào "bộ trưởng có thể quét sạch được việc dạy thêm, học thêm trên toàn cõi Việt Nam". Ông bày tỏ mong muốn này hết sức cảm xúc và nhắc lại đã có 8 ý kiến hỏi Bộ về vấn đề dạy thêm, học thêm. Bộ đã có phân tích, trả lời về vấn đề này.
Bộ trưởng khẳng định dạy thêm, học thêm hay các nguyện vọng được học tập ngoài trường là một nhu cầu thực tế, trong quá trình đáp ứng các nhu cầu rất đa dạng của người học thì hoạt động này cũng rất đa dạng. Bộ GD-ĐT đã có nhiều quy định về hoạt động dạy thêm, học thêm.
Tuy nhiên với môi trường ngoài nhà trường, Bộ trưởng nhìn nhận còn đang thiếu cơ sở pháp lý để quản lý, giám sát, điều tiết, xử lý.
Bộ cũng đã từng gửi các văn bản đến Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ KH&ĐT đề xuất trong quá trình sửa Luật Đầu tư và có văn bản gửi Thủ tướng vào năm 2020 đề nghị bổ sung việc dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin: "Không rõ lý do vì sao trong năm 2020, 2021, việc này không được chấp thuận. Tôi hoàn toàn đồng tình với ý kiến của ĐB Nguyễn Văn Huy cần phải đưa vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện để có cơ sở pháp lý để xử lý bên ngoài trường học".
Với 53.000 trường học trên cả nước, Bộ trưởng mong muốn những gì xảy ra bên ngoài nhà trường, chính quyền địa phương phối hợp để kiểm soát việc dạy thêm học thêm. Bởi việc dạy thêm, học thêm nằm ngoài nhà trường nên Bộ cũng rất khó kiểm soát xung quanh địa bàn 53.000 trường học.
Ông cho rằng việc đưa con đi học thêm rất nhiều cũng một phần xuất phát từ chính phụ huynh. "Trong đó, có người đưa con đến nài nỉ cô vừa dạy, vừa trông giúp. Hay cha mẹ thấy con đi học một ca chưa yên tâm nên sau giờ học cứ nghe thấy đâu có thầy tốt là đưa đến ngay, dẫn đến một tối 3-4-5 ca, việc này tác động đến sự căng thẳng của việc học với trẻ em. Hoặc phụ huynh thấy con mình chưa xuất sắc thì không yên tâm", Bộ trưởng phân tích.
Do đó, Bộ trưởng GD-ĐT đề nghị cần có giải pháp tổng thể và phụ huynh cần phối hợp để xử lý. Ông đề nghị ĐB Nguyễn Văn Huy trong quá trình đi thu thập thông tin, với trường hợp giáo viên bớt kiến thức ở trường học để đi dạy thêm cần xem đó là ai, người nào, ở đâu, trường nào để Bộ phối hợp với tỉnh Thái Bình xử lý đến nơi, đến chốn.
'Bác sĩ mở phòng khám tư thì giáo viên dạy thêm là chính đáng'
Trước đó, vào ngày 20/9, Cảnh sát PCCC&CNCH Công an TP Huế cùng các đơn vị liên ngành kiểm tra cơ sở Trường Mầm non Hương Sen.
Tại thời điểm kiểm tra, trường có 120 em, 26 giáo viên, 3 cấp dưỡng, 2 thành viên Ban giám hiệu, 1 y tế và 1 kế toán.
Đoàn kiểm tra liên ngành kết luận Trường Mầm non Hương Sen không chấp hành quy định về an toàn PCCC, cơ sở hoạt động sai mục đích, xây dựng vượt quy mô được cấp phép.
Ngày 25/9, trường mầm non này bị đình chỉ hoạt động để khắc phục vi phạm và bổ sung các điều kiện về an toàn PCCC theo quy định pháp luật.
Được biết, sau khi bị đình chỉ hoạt động, nhà trường đã mượn tạm trụ sở thuộc UBND phường Thuận Hòa (số 248 Lê Duẩn, TP Huế) để làm nơi dạy trẻ tạm thời.
Trụ sở này vốn là dãy nhà hành chính của phường Phú Thuận cũ. Sau khi sáp nhập phường, cơ sở này trở thành trụ sở của Hội Nông dân TP Huế và là nơi làm việc của Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể phường Thuận Hòa.
Bà Phạm Thị Cúc, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hương Sen, cho biết trước đây trường nhận dạy khoảng 200 cháu nhưng do bị đình chỉ nên số trẻ chỉ còn 1/2.
Theo bà Cúc, việc dạy học ở trụ sở UBND phường chỉ là giải pháp tạm thời, nhà trường đang cố gắng khắc phục vi phạm để cơ sở được phép hoạt động trở lại trong thời gian sớm nhất.
Trao đổi với PV, ông Trương Đình Hạnh - Phó Chủ tịch UBND TP Huế, cho biết sau khi Trường Mầm non Hương Sen bị đình chỉ hoạt động, lãnh đạo TP Huế đã yêu cầu phường Thuận Hòa phối hợp với nhà trường sắp xếp nơi dạy học tạm cho thời cho trẻ mầm non.
“Nếu trường không bố trí được, phụ huynh phải tự giữ con em mình. Trụ sở thuộc phường Thuận Hòa có phòng ốc tốt nhưng nhà vệ sinh không phù hợp với trẻ mầm non, vệ sinh an toàn thực phẩm khó đảm bảo, do đó phường chỉ bố trí tạm thời để giải quyết tình huống trước mắt”, ông Hạnh cho biết.
">Trường bị đình chỉ vì vi phạm PCCC, hơn 100 học sinh phải tá túc ở trụ sở phường
Barcelona cố gắng đàm phán đưa Olmo hồi hương, nhưng chưa đạt được thỏa thuận về phí chuyển nhượng với CLB nước Đức do vướng mắc cơ cấu trả tiền.
Đội bóng xứ Catalan cần bán bớt cầu thủ nhằm gom đủ 50 triệu bảng theo điều khoản giải phóng hợp đồng giữa Dani Olmo và RB Leipzig.
Với Man City, họ không bị hạn chế về mặt tài chính nên sẵn sàng trả thẳng tiền mặt cho RB Leipzig để nẫng tay trên Dani Olmo.
Pep Guardiola xem xét kỹ lưỡng các cầu thủ có thể giúp đội bóng của mình cải thiện sức mạnh, sau khi giành chức vô địch Ngoại hạng Anh mùa thứ 4 liên tiếp.
Dani Olmo phù hợp với triết lý bóng đá mà Pep đang áp dụng cho Man "xanh". Hơn nữa, anh mới 26 tuổi và vẫn còn giá trị bán lại trong tương lai.
So với Barcelona đề nghị 34 triệu bảng cùng 16 triệu bảng phụ phí, Man City có thể trả trước 50 triệu bảng cùng mức lương hấp dẫn cho Dani Olmo.
Tại giải đấu trên đất Đức vừa qua, sau khi thế chỗ Pedri chấn thương, Olmo tỏa sáng rực rỡ với 3 bàn thắng vào lưới tuyển Đức, Georgia và Pháp.
Man City vung tiền chiêu mộ nhà vô địch Euro 2024
友情链接