Sau khi gặp vợ người tình, tôi nhận ra mình thật sự đáng thương. (Ảnh minh họa: Sina).
Đôi lần sau những cuộc vui, tôi hỏi anh có ý định bỏ vợ không? Anh nhìn tôi cười nhưng giọng nói lại rất nghiêm túc: "Em đừng tham lam quá, không vui đâu".
Tôi biết, mình không nên trông chờ quá nhiều. Nhưng có tình yêu nào mà không ích kỷ?
Sau những tháng ngày vô tư, tôi bắt đầu nảy sinh toan tính. Đàn ông ngoại tình thường không muốn bỏ vợ. Nhưng những bà vợ lại rất khó tha thứ khi biết chồng ngoại tình. Nếu tôi cứ tỏ ra "biết điều", người thiệt thòi sẽ chỉ có một mình tôi.
Cuối cùng, chị ấy đã gọi điện. Với những dấu vết tôi cố tình tạo ra, bất cứ người vợ nào cũng sẽ nghi ngờ chồng mình. Thế nhưng, không hiểu sao khi biết người gọi cho tôi là vợ người tình, lòng tôi lại dấy lên nỗi lo sợ.
Thứ chị ấy muốn ở tôi chỉ đơn giản là một cuộc gặp. Chị ấy như lời anh kể là phụ nữ rất hiền, không thích ồn ào. Chị ấy làm gì cũng nghĩ về chồng con trước tiên. Tôi dám chắc chị ấy sẽ không đánh ghen nhưng vẫn thấy lo sợ.
Trong quán cà phê vắng lặng buổi chiều, chị ngồi chờ tôi sẵn. Nhìn dáng vẻ chị ung dung, điềm tĩnh, rất ra dáng "chính thất". Tôi trấn an bản thân không có gì phải sợ.
Khi tôi ngồi xuống, chị mỉm cười, nhìn tôi thật lâu: "Đừng lo lắng, thả lỏng người đi, chị chỉ nói chuyện, không làm đau em đâu".
Không hiểu sao, khi nghe chị ấy nói, tôi cảm thấy mình thật nhỏ bé và đáng thương, giống như cô học trò hư gặp cô giáo bao dung.
Chị bảo, chị đã phát hiện mối quan hệ này cách đây không lâu. Chị không cần chồng, nhưng các con chị cần bố. Chồng chị cầu xin đừng ly hôn. Họ đã viết giấy giao kèo, nếu anh muốn lấy vợ khác, toàn bộ tài sản sẽ thuộc về 4 mẹ con chị.
Chị ấy cảm thấy nực cười khi biết tôi cố tình khiêu khích. Một phần khác lại cảm thấy tôi thật trẻ con và đáng thương.
Bởi mỗi đêm tôi một mình cô đơn, chị ấy nằm ôm chồng ngủ. Khi tôi mong chờ từng cuộc gọi, đợi chờ từng cuộc hẹn hò ngắn ngủi, chị có anh ấy mỗi ngày.
Khi tôi tìm mọi cách để có anh ấy, anh ấy lại quỳ xuống cầu xin chị đừng ly hôn. Khi tôi bị mọi người chỉ trích, miệt thị, chị được gia đình chồng ủng hộ, yêu thương.
"Em yên tâm. Nếu yêu em đủ nhiều, anh ấy sẽ vứt bỏ tất cả để chạy theo em. Nếu em yêu anh ấy thật lòng, dù anh ấy có tay trắng cũng không sao cả, đúng không? Vậy hai người hãy nuôi dưỡng tình yêu cho đủ lớn. Khi đó, chị sẽ ký đơn để tác thành cho hai người".
Chị ấy đi rồi, tôi vẫn ngồi ngây ra như con ngốc, mặt tái dại vì xấu hổ. Tại sao một người vợ biết chồng ngoại tình, khi đối diện với tình địch của mình lại có thái độ thản nhiên đến như vậy?
Bởi chị ấy biết rõ mình là ai và mình có những gì. Trong khi đó, tôi chỉ là nàng "tiểu tam" nhỏ bé, vô danh. Tôi chỉ là người "mua vui", không phải người được anh ấy lựa chọn. Mà nếu anh ấy chọn tôi với hai bàn tay trắng thì tôi có đồng ý không?
Hóa ra, tôi không yêu anh ấy nhiều như tôi nghĩ. Tôi chỉ thích được nuông chiều, hưởng thụ. Để có được điều ấy, tôi phải đánh đổi những tháng ngày thanh xuân rực rỡ, cả lòng tự trọng của người con gái.
Nếu mọi chuyện vỡ lở, tôi sẽ mang vết nhơ "tiểu tam". Sẽ chẳng có người đàn ông tử tế nào muốn lấy người vợ từng phá hoại gia đình người khác. Tôi không thể cứ mãi làm người thứ ba, người tình trong bóng tối suốt cả đời.
Theo Dân Trí
ThS Phạm Doãn Nguyên – Phó Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM cũng cho rằng, tất cả các phương thức xét tuyển đều độc lập, do đó thí sinh có thể lựa chọn nhiều phương thức để tăng cơ hội trúng tuyển.
Trong khi đó, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Huỳnh Văn Chương lại cho rằng mặc dù hiện nay có nhiều phương thức tuyển sinh, nhưng học sinh không nên “chạy đua” theo các phương thức.
“Đề thi tốt nghiệp THPT được Bộ GD-ĐT thực hiện công phu, hướng đến việc đánh giá năng lực, nhất là trong các câu hỏi vận dụng và vận dụng cao. Các trường trong khối y dược hiện nay hầu hết vẫn trung thành với việc sử dụng kết quả từ kỳ thi này.
Từ năm 2025, Bộ GD-ĐT vẫn sẽ tiếp tục theo hướng ấy nhằm giúp người học giảm áp lực, giảm số lượng kỳ thi nhưng vẫn vào được các nguyện vọng tốt nhất, phù hợp với định hướng phát triển bản thân”, ông Chương nói.
![]() |
Trong khuôn khổ chương trình Xuân Quê hương 2019, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và phu nhân cùng đông đảo bà con kiều bào thực hiện nghi thức thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo |
A.S.D, Việt kiều Pháp, Đại sứ du lịch Việt Nam tại Pháp, nhà hoạt động xã hội từ thiện, nhà kinh doanh trở về Việt Nam từ năm 1993. Năm 2015, bà được bổ nhiệm làm Đại sứ du lịch Việt Nam tại Pháp và là người có công xây dựng Ngôi nhà Việt Nam tại Pháp nhằm gìn giữ và quảng bá văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế.
Hơn 24 năm trở về, đến nay, bà vẫn chưa thể nhập quốc tịch Việt Nam dù rất mong muốn và có nguyện vọng gắn bó với quê hương và đóng góp cho sự phát triển quan hệ Việt – Pháp.
Trước những năm 1990, người Việt Nam ở Bungari và Séc từng phải thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch sở tại, do hai nước này chỉ công nhận một quốc tịch. Nhưng sau đó, Bungari và Séc áp dụng nguyên tắc song tịch, cho phép vào quốc tịch sở tại mà không phải thôi quốc tịch gốc.
Nhiều Việt kiều ở Bungari và ở Séc mong muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam mà vẫn giữ quốc tịch đang có. Tuy nhiên, nguyện vọng này của bà con chưa thể trở thành hiện thực do trở ngại từ các quy định trong Luật Quốc tịch.
Việt Nam nằm trong số các quốc gia thực hiện nguyên tắc một quốc tịch mềm dẻo. Về nguyên tắc, Nhà nước Việt Nam không cấm việc công dân có hai hoặc nhiều quốc tịch. Tuy nhiên, do các quy định hiện hành đối với việc nhập và trở lại quốc tịch (Khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch, Khoản 5 Điều 23), nên hầu hết những người muốn nhập và trở lại quốc tịch phải thôi quốc tịch nước ngoài hoặc phải là những “trường hợp đặc biệt”, được Chủ tịch nước cho phép.
Ngày nay, khi thế giới ngày càng “phẳng” và các đường biên giới “cứng” dần bị xóa nhòa theo một ý nghĩa nào đó, các quốc gia có xu hướng điều chỉnh chính sách quốc tịch theo hướng cởi mở hơn nhằm mục đích thu hút đầu tư, dòng tiền và chất xám phục vụ phát triển quốc gia.
Thậm chí, đối với các quốc gia vốn cởi mở về vấn đề quốc tịch như châu Âu, Mỹ thì nay còn coi hộ chiếu là một “mặt hàng xuất khẩu” đặc biệt. Thông qua những chương trình mời gọi đầu tư, người ta có thể “mua” được quy chế cư trú dài hạn hoặc được cấp quốc tịch của những nước này.
Với xu thế nới lỏng chính sách quốc tịch của các nước, số lượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài có nhu cầu xin nhập/ trở lại quốc tịch Việt Nam ngày càng tăng, đặc biệt là thế hệ kiều bào trẻ, những người đã thôi quốc tịch, nay muốn trở lại quốc tịch Việt Nam.
Tuy nhiên, theo quy định, họ buộc phải thôi quốc tịch nước ngoài nếu muốn nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam, điều mà chỉ những người có dự định hồi hương hẳn mới sẵn sàng chấp nhận.
Đối với hầu hết người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), quốc tịch có ý nghĩa thiêng liêng, đó là sợi dây gắn kết bền vững giữa họ với đất nước, là di sản họ muốn giữ lại cho thế hệ con cháu.
Điều 7 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định: “Nhà nước CHXHCN Việt Nam có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước”, cũng như “tạo điều kiện thuận lợi cho người đã mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam”.
Như vậy, ta chủ trương tạo điều kiện thuận lợi cho NVNONN được nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam, song qua hơn 10 năm thực hiện, các tiêu chí để được công nhận “trường hợp đặc biệt” chưa được quy định rõ ràng, dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết nhu cầu của kiều bào.
Trong cuộc tiếp xúc cử tri huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, khi nghe báo cáo về tình trạng còn hơn 400 trẻ lai trên địa bàn do hoàn cảnh phải theo mẹ về quê ngoại sinh sống nhưng không được đi học vì các cháu mang quốc tịch nước ngoài, lại không có bất kỳ giấy tờ tùy thân nào nên không thể cấp giấy khai sinh, đăng ký tạm trú, thường trú…, Chủ tịch Quốc hội đã khẳng định: “Trẻ không có tội gì, nhưng vì là con lai, giờ về không có giấy tờ tùy thân. Hiến pháp nêu rõ chúng ta được quyền tự do đi lại, học hành... Luật Quốc tịch cho hai quốc tịch mà”.
Thực ra, rất nhiều người Việt thuộc thế hệ thứ 2, 3 như M.J, A.S.D… đã trở về và đang ngày ngày đóng góp tâm huyết, trí tuệ, tài năng của họ cho đất nước, dù họ có quốc tịch Việt Nam hay không. Xuất phát từ tình yêu và bầu nhiệt huyết, họ đã vượt qua mọi rào cản, nhưng về lâu dài, họ sẽ buộc phải đứng trước lựa chọn về quốc tịch, nhất là khi đã định cư và lập gia đình tại Việt Nam.
Dịp về nước đón xuân Kỷ Hợi 2019 vừa qua, nhiều bà con kiều bào rất cảm động được nghe Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Đối với đất nước và dân tộc Việt Nam, bà con kiều bào dù ở bất cứ nơi đâu, luôn luôn là một phần máu thịt không thể tách rời của Tổ quốc”.
Với tinh thần đại đoàn kết toàn dân, bà con kiều bào một lần nữa bày tỏ nguyện vọng thiết tha mong Nhà nước ta nghiên cứu, sửa đổi, điều chỉnh chính sách, dành thêm những ưu đãi về quốc tịch cho người Việt Nam ở nước ngoài để duy trì sợi dây gắn kết giữa kiều bào các thế hệ khác nhau với quê cha, đất Tổ.
Bữa tiệc tất niên đón Tết nguyên đán Ất Mùi của kiều bào Việt Nam tại Canada được tổ chức ấm cúng, mang đậm bản sắc phương Đông.
" alt=""/>Kiều bào tha thiết được giữ quốc tịch Việt Nam