您现在的位置是:Kinh doanh >>正文
Thủ tướng: 'Doanh nghiệp công nghệ số phải tiên phong đổi mới sáng tạo'
Kinh doanh17334人已围观
简介Đây là sự kiện lớn nhất trong năm dành cho các doanh nghiệp công nghệ số,ủtướngDoanhnghiệpcôngnghệsố...
Đây là sự kiện lớn nhất trong năm dành cho các doanh nghiệp công nghệ số,ủtướngDoanhnghiệpcôngnghệsốphảitiênphongđổimớisángtạbóng đá 24/7 cộng đồng nghiên cứu phát triển công nghệ, các nhà quản lý và đầu tư. Đây cũng là nơi chia sẻ, truyền cảm hứng, đề xuất các giải pháp sáng tạo, ý tưởng đột phá để huy động mọi nguồn lực nhằm phát triển các doanh nghiệp công nghệ số.
Doanh nghiệp công nghệ số cần phải tiên phong nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo
Tại Diễn đàn, ông Phan Tâm – Thứ trưởng Bộ TT&TT đã thay mặt Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đọc bức thư gửi tới cộng đồng các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Theo đó, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung và cộng đồng doanh nghiệp số nói riêng có vị trí rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội. Những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi và đến nay cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số đã có bước phát triển mạnh mẽ với gần 60.000 doanh nghiệp công nghệ số. Doanh thu ước tính 120 tỷ USD, trở thành một động lực quan trọng, góp phần thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phát triển.
Trong xu thế hội nhập quốc tế và tác động mạnh mẽ của cuộc CMCN lần thứ 4, bên cạnh nhiều cơ hội phát triển, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức trong việc cạnh tranh, nghiên cứu phát triển sản phẩm, dịch vụ mới.
![]() |
Ông Phan Tâm – Thứ trưởng Bộ TT&TT đã đọc bức thư Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gửi tới cộng đồng các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. |
Thực hiện Nghị quyết số 52/2019 của Bộ Chính trị và mục tiêu phát triển 100.000 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam theo Chỉ thị 01/2020 của Thủ tướng Chính phủ, cần có sự chung tay, nỗ lực của Nhà nước, người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Chính phủ sẽ tích cực hoàn thiện thể chế, pháp luật và xây dựng, triển khai các chiến lược phù hợp, cơ chế, chính sách thông thoáng, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ số.
Cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số cần phải đi tiên phong trong nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo, làm chủ công nghệ, đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển đổi số quốc gia, chuyển đổi nền kinh tế số để thực hiện khát vọng vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
![]() |
Diễn đàn Quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam năm 2020 vừa khai mạc tại Hà Nội. |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thân ái gửi tới cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cùng toàn thể lãnh đạo, doanh nghiệp, chuyên gia, quản lý, người lao động lời thăm hỏi thân thiết và lời chúc tốt đẹp nhất.
Thủ tướng tin tưởng rằng, với những kết quả đã đạt được, cùng với việc phát huy mạnh mẽ trí tuệ, nội lực, cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Make in Vietnam để đi ra nước ngoài, chinh phục thế giới
Chia sẻ tại phiên khai mạc Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, không Make in Vietnam thì Việt Nam không thể trở thành nước phát triển. Không Make in Vietnam thì chúng ta không thể đi ra thế giới. Không Make in Vietnam thì Việt Nam không thể tự cường. Không Make in Vietnam thì Việt Nam không thể hùng cường thịnh vượng.
Một năm trước đây, tại Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ nhất, bài hát tự hào Việt Nam đã vang lên, với 100 diễn viên, gái trai, lớn nhỏ, các vùng miền và các dân tộc. Sự ra đời của chương trình Make in Vietnam, của tinh thần Make in Vietnam là thể hiện khát vọng và tự hào Việt Nam, của toàn dân Việt Nam.
![]() |
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Diễn đàn. |
Chỉ thị đầu tiên năm 2020, chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ là Chỉ thị về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Sau một năm, đã có trên 13.000 doanh nghiệp công nghệ số ra đời, tăng 28% và giờ đây, chúng ta đã có cộng đồng trên 58.000 doanh nghiệp. Một con số kỷ lục!
Ngày ấy, chúng ta chỉ dám nghĩ đến con số cao nhất là 6.000 doanh nghiệp một năm. Vậy mà, ngay năm đầu tiên đã có 13.000 doanh nghiệp mới ra đời. Những nhà quản lý như chúng ta đã không đánh giá hết sức mạnh của dân Việt Nam, nhất là khi có một ngọn cờ đúng đắn được dương cao. Mục tiêu 100.000 doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2030 có thể đạt được vào năm 2025.
Make in Vietnam là một khẩu hiệu hành động. Là thúc dục tinh thần thiết kế tại Việt Nam, sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam. Là thay vì làm gia công, lắp ráp thì hãy làm sản phẩm. Giải bài toán Việt Nam và từ cái nôi Việt Nam sẽ đi ra toàn cầu. Nó ngắn gọn, nó thúc dục, nó là tự hào Việt Nam và vì thế nó đi xa, đến được với mọi người và mọi miền. Việt Nam chỉ thành công khi là toàn dân!
Chúng ta đã nghe nhiều, kể nhiều, có thể là hơi quá nhiều, các câu chuyện nước ngoài cho người Việt Nam nghe. Có lẽ đã đến lúc kể câu chuyện Việt Nam. Make in Vietnam là kể câu chuyện Việt Nam. Mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp Việt Nam hãy Make in Vietnam và kể câu chuyện Việt Nam của mình. Bởi vì, người Việt kể câu chuyện Việt cho người Việt nghe sẽ gây cảm hứng, tự hào Việt Nam và khích lệ người Việt có thể làm được. Chúng ta có rất nhiều câu chuyện Việt, hãy kể nó và để có nhiều hơn nữa các câu chuyện Việt.
![]() |
Một bất ngờ khác là khả năng nhanh chóng phát triển các sản phẩm công nghệ số phòng chống covid và chuyển đổi cuộc sống sang trạng thái bình thường mới. Từ NCOVI, Bluezone, CoMeet, tới các nền tảng học trực tuyến, tư vấn khám chữa bệnh từ xa, các nền tảng kế toán từ xa, quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ, ... Có lẽ Việt Nam là top đầu thế giới về sáng tạo các nền tảng số thời covid. Nếu không làm chủ công nghệ, nếu không Make in Vietnam thì chúng ta đã không làm được như vậy. Phản ứng nhanh là yếu tố sống còn trong thời đại rất khó dự đoán này.
Make in Vietnam trong năm qua, năm 2020, cũng đã thúc đẩy các doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng của chúng ta làm chủ tới 90% hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam. Sứ mệnh cường quốc về an toàn, anh ninh mạng để bảo vệ sự thịnh vượng của việt Nam trên KGM cũng là một trọng tâm của Make in Vietnam.
Một bất ngờ khác nữa của năm 2020 là Việt Nam trở thành nước thứ năm trên thế giới làm chủ công nghệ 5G, sản xuất được thiết bị hạ tầng 5G, sản xuất được điện thoại 5G. Rất ít người, kể cả trong nước và nước ngoài, tin rằng Việt Nam chúng ta có thể làm được việc này. Nhưng công nghệ không phải điều gì cao siêu. Nó là kết quả của lao động sáng tạo. Kích hoạt sự lao động sáng tạo này là một khát vọng lớn. Một khát vọng lớn đến không tưởng và một sự quyết tâm bền bỉ sẽ dẫn chúng ta đến những cách tiếp cận đột phá để biến việc khó thành việc dễ. Một sứ mệnh lớn lao sẽ giúp chúng ta tiếp cận được năng lượng của Trời Đất để vượt qua mọi khó khăn, trở ngại. Sứ mệnh Make in Vietnam sẽ tạo ra năng lượng vô hạn cho chúng ta!
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình Chuyển đổi số (CĐS) quốc gia vào tháng 6/2020. Sứ mệnh của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, của Make in Vietnam là CĐS Việt Nam, là xây dựng một Việt Nam số, là chuyển đổi Việt Nam từ thế giới thực vào thế giới ảo. Đây là chặng đường dài nhiều chục năm. Vì thế, Make in Vietnam cần một tầm nhìn dài hạn và những chiến lược giai đoạn.
![]() |
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. |
Muốn Make in Vietnam thì phải làm chủ công nghệ. Lời giải cho làm chủ công nghệ của Việt Nam là công nghệ mở. Diễn đàn Viet Nam Open Summit tháng 11/2020 đã tuyên bố chiến lược công nghệ mở. Với một nước đi sau như Việt Nam chúng ta mà muốn đi trước thì phải đứng trên vai những người khác. Việc lựa chọn phát triển công nghệ mở, lựa chọn phát triển phần mềm nguồn mở, lựa chọn mở dữ liệu để các cá nhân, doanh nghiệp tham gia sáng tạo giá trị mới là định hướng của chúng ta. Với định hướng này, Việt Nam sẽ phát triển thành quốc gia công nghệ, dựa trên và thừa hưởng tri thức nhân loại nhưng cũng đóng góp cho tri thức nhân loại.
Viet Nam Open Summit lần thứ nhất là cam kết của Việt Nam về phát triển và làm chủ công nghệ số dựa trên chuẩn mở. Không chỉ là cam kết mà đây còn là chiến lược của chúng ta: Mở để phát triển và làm chủ công nghệ Việt Nam, để Make in Vietnam. Công nghệ mở là con đường để mọi công ty, dù kinh doanh ở lĩnh vực nào, cũng có thể trở thành công ty công nghệ. Mọi công ty cần phải trở thành công ty công nghệ!
Một chiến lược phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, một bộ chỉ số đo lường chiến lược này sẽ dẫn đường chúng ta đi. Cuộc thi Viet Solution, Giải thưởng quốc gia về sản phẩm công nghệ số Việt Nam sẽ khích lệ chúng ta đi. Từ nay, chúng ta có tên Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, có ngày 12/12 là ngày Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Như vậy là đã được sinh ra, đã được đặt tên, được giao sứ mệnh, bây giờ là lớn lên và phụng sự Tổ quốc. Hãy lớn nhanh như Phù Đổng!
Năm 2021 hứa hẹn là một năm phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, một năm với nhiều và rất nhiều sản phẩm Make in Vietnam.
Make in Vietnam để giải quyết vấn đề Việt Nam, giúp Việt Nam phát triển. Make in Vietnam để đi ra nước ngoài, chinh phục thế giới và đóng góp cho sự phát triển của nhân loại. Make in Vietnam để làm chủ công nghệ. Make in Vietnam để bảo vệ Việt Nam. Make in Vietnam để Việt Nam hùng cường thịnh vượng.
Mỗi chúng ta, mỗi doanh nghiệp hãy bắt đầu khát vọng lớn bằng một việc nhỏ, và hãy làm việc nhỏ ấy với một khát vọng lớn, với một tình yêu lớn. Và khi đó những việc nhỏ sẽ không nhỏ nữa vì chúng đồng hướng do chung một khát vọng lớn và vì thế, chúng được cộng lực với nhau để có một Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc
Từ doanh nghiệp viễn thông trở thành tập đoàn công nghệ số
Chia sẻ về kinh nghiệm phát triển của mình, đại diện Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, chính lịch sử phát triển đã giúp doanh nghiệp này có được những bài học quý báu để tìm ra phương hướng cho tương lai.
Ở giai đoạn 10 năm đầu tiên sau khi mới thành lập, Viettel khi đó vẫn là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây lắp. 10 năm tiếp sau đó là giai đoạn doanh nghiệp này làm bùng nổ thị trường viễn thông. Và trong 10 năm trở lại đây, khi thị trường viễn thông trong nước đã ở vào trạng thái bão hòa, Viettel giờ đây chuyển định hướng hoạt động của mình để trở thành một tập đoàn công nghệ.
Lúc này, trọng tâm phát triển của Viettel bao gồm 4 lĩnh vực chính là viễn thông, giải pháp CNTT và dịch vụ số, nghiên cứu sản xuất công nghiệp công nghệ cao, cùng với đó là mảng chuyển phát, logistic và thương mại.
![]() |
Ông Nguyễn Thanh Nam - Phó TGĐ Tập đoàn Viettel. |
Theo đại diện Viettel, kinh nghiệm của tập đoàn này trong quá trình chuyển đổi thành một doanh nghiệp công nghệ số là thực hiện chuyển đổi số hệ thống quản trị nội bộ, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ số cho khách hàng (B2B, B2C).
Bên cạnh đó, Viettel cũng dồn nguồn lực của mình để nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ số, chủ động chuyển sang nghiên cứu sản xuất công nghiệp công nghệ cao và đổi mới tổ chức, xây dựng văn hóa số nhằm gìn giữ và thu hút nhân tài.
Định hướng phát triển của Viettel là phát triển thành một tập đoàn công nghệ cao, đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt các doanh nghiệp công nghệ số tại Việt Nam, trở thành trung tâm kết nối số và trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo.
Chia sẻ tại Diễn đàn, đại diện Viettel cho rằng, doanh nghiệp là chủ thể chính tạo ra giá trị trong hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia. Vì vậy, chính sách nhà nước cần chú trọng hơn việc thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần có sự tham gia của các hiệp hội, doanh nghiệp ngay từ ngay từ khâu hoạch định chính sách.
Viettel cũng đề nghị Chính phủ có chính sách thu hút các công ty công nghệ của thế giới xây dựng trung tâm công nghệ tại Việt Nam. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với các công nghệ mới, nguồn tri thức và kinh nghiệm của các công ty công nghệ lớn của thế giới.
Trước nguy cơ mất an toàn thông tin có thể xảy ra bất cứ lúc nào, Viettel kiến nghị cần xây dựng chính sách thúc đẩy sử dụng thiết bị hạ tầng viễn thông trong nước sản xuất và quy định hạ tầng trọng yếu phục vụ quốc phòng - an ninh phải sử dụng các sản phẩm, giải pháp an toàn thông tin nội địa.
Nhà mạng này cũng kiến nghị Chính phủ cần chấp nhận những công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới trong giai đoạn phát triển ban đầu, dùng các chuẩn mực chung (sandbox) trong phát triển hạ tầng số, kinh tế số. Ngoài ra, Việt Nam cần tạo không gian thử nghiệm cho các công nghệ mới, đặc biệt là các công nghệ số, đi đôi với hỗ trợ doanh nghiệp để phát triển hạ tầng số, kinh tế số.
(Quý độc giả có thể xem toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2020 tại đây)
Trọng Đạt
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Boluspor vs Galatasaray, 20h00 ngày 6/2: Khó tin cửa trên
Kinh doanhHư Vân - 06/02/2025 04:30 Thổ Nhĩ Kỳ ...
阅读更多Việt Nam cần bộ tiêu chuẩn chung về xây dựng đô thị thông minh
Kinh doanhĐó là ý kiến chung của đa số các đại diện địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội, viện nghiên cứu và các chuyên gia tham dự hội thảo "ICT trong xây dựng đô thị thông minh ở Việt Nam" do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tại Hà Nội, nhân kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam hàng năm (18/5). Toàn cảnh hội thảo "ICT trong xây dựng đô thị thông minh ở Việt Nam" diễn ra tại Hà Nội ngày 18/5. Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng cho biết, trong những năm gần đây, công nghệ thông tin và truyền thông (gọi tắt là ICT), đã có những bước phát triển vượt bậc, tạo nền tảng bắt đầu cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Các thiết bị cảm biến, camera, robot, ... thông minh được ứng dụng trong nhiều ngành như điện, nước, năng lượng, môi trường, … và ở mọi ngóc ngách của đô thị. Hàng loạt dịch vụ mới tiềm năng được tạo ra dựa trên khai thác khối lượng dữ liệu lớn phát sinh, làm chuyển đổi đô thị truyền thống thành đô thị thông minh.
"Xét một cách tổng quát, triển khai thành công đô thị thông minh (ĐTTM) sẽ biến đô thị trở thành một nơi đáng sống, đáng làm việc và bền vững cả ở khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường", Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng nhấn mạnh.
Theo xu thế phát triển chung của thế giới, Việt Nam hiện chủ trương thúc đẩy việc xây dựng ĐTTM. Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước đã đưa ra các mục tiêu và nhiệm vụ: “triển khai đô thị thông minh ít nhất tại 3 địa điểm theo các tiêu chí do Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn”.
Nghị quyết số 05/NQ-TW ngày 01/11/2016 Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về “Một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế” đã nêu nhiệm vụ ưu tiên phát triển một số đô thị thông minh.
Trên cơ sở chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, Bộ TT&TT đã khẩn trương triển khai các nội dung nghiên cứu và phối hợp với Bộ Xây dựng nhằm thực hiện "các nhiệm vụ xây dựng, ban hành tiêu chí đánh giá, công nhận đô thị thông minh và hướng dẫn các địa phương thực hiện, bảo đảm việc đầu tư thiết thực, hiệu quả, phù hợp với khả năng cân đối vốn và điều kiện của từng địa phương, tránh đầu tư theo phong trào, lãng phí, thất thoát”.
Cho đến nay, ở Việt Nam đã có gần 20 tỉnh, thành phố đang khởi động các đề án về đô thị thông minh, trong đó các doanh nghiệp ICT lớn đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác xây dựng đô thị thông minh với các tỉnh, thành phố trải đều từ Bắc vào Nam.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng thẳng thắn thừa nhận, đây là một vấn đề mới, phức tạp, ngay cả trên thế giới cũng còn đang trong giai đoạn vừa làm vừa rút kinh nghiệm, từng bước xây dựng các tiêu chuẩn liên quan. Vì vậy, như các nước khác trên thế giới, Việt Nam cũng đang gặp nhiều trở ngại, thách thức trên con đường phát triển ĐTTM như các dự án triển khai độc lập, manh mún do thiếu kế hoạch tổng thể và sự phối hợp liên ngành, liên vùng, thiếu sự tham gia của người dân, cách thức tổ chức triển khai và mô hình huy động tài chính hiệu quả, …
Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng khẳng định, trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục khẩn trương nghiên cứu và phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế, chính sách và hướng dẫn triển khai đô thị thông minh phù hợp ở Việt Nam.
Tại hội thảo, đại diện các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ TT&TT, các địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội, viện nghiên cứu và các chuyên gia đã nêu ra nhiều khó khăn, vướng mắc cũng như đóng góp ý kiến về những nội dung cần thiết, các giải pháp và cách thức tổ chức triển khai ĐTTM phù hợp ở Việt Nam.
Theo ông, Lê Xuân Công, Vụ trưởng Vụ KHCN thuộc Bộ TT&TT, với Việt Nam, để xây dựng thành công ĐTTM, nhà nước cần giữ vai trò chủ trì, nhưng các địa phương phải chủ động thực hiện, xây dựng kế hoạch tổng thể giai đoạn 3-5 năm, trong đó 1-2 năm triển khai các dự án thí điểm. Cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương và các đơn vị liên quan cần khảo sát nhu cầu của người dân khi lập đề án phát triển ĐTTM, thực hiện thí điểm từng bước, rút kinh nghiệm rồi nhân rộng dần, đồng thời có thể huy động nguồn vốn xã hội để lấy kinh phí thực hiện. Các dự án ngành dọc cần được xây dựng trong một tầm nhìn tổng thể có thể kết nối, liên thông dữ liệu, dùng chung hạ tầng vật lý và dữ liệu tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế. Các bên tham gia cũng phải chú trọng áp dụng các công nghệ phù hợp với ĐTTM như Internet kết nối vạn vật (IoT), điện toán đám mây, xử lý dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, ... và đặc biệt phải có các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin.
Đa số ý kiến của các đại biểu đều thống nhất rằng, Việt Nam hiện rất cần một chiến lược, một đề án và bộ tiêu chuẩn chung cấp quốc gia về xây dựng ĐTTM để các địa phương căn cứ vào đó để triển khai thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ. Ông Ngô Văn Quý, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng đề xuất Bộ TT&TT ban hành các quy định liên quan đến phát triển, kiểm tra và đánh giá quá trình xây dựng ĐTTM tại các tỉnh, thành trên khắp cả nước. Ông Quý kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có chiến lược tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của xây dựng ĐTTM, để họ tích cực tham gia, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nguồn nhân lựcđủ trình độ kỹ thuật cho quá trình này.
Phát biểu kết luận hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng khẳng định, trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục khẩn trương nghiên cứu và phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế, chính sách và hướng dẫn triển khai đô thị thông minh phù hợp ở Việt Nam.
Tuấn Anh
6 bước thực hiện dự án Thành phố thông minh
Mặc dù mỗi thành phố có đặc điểm riêng về văn hoá, kinh tế, chính trị, lãnh thổ và môi trường khác nhau, nhưng mọi dự án Thành phố thông minh nên tính đến sáu bước cơ bản dưới đây.
">...
阅读更多Jack Ma: 'Đừng có làm mấy thứ như AlphaGo'
Kinh doanhNgoài tư cách chủ tịch của một tập đoàn lớn, ngôi sao của Alibaba, Jack Ma, thường xuyên đưa ra những lời khuyên về những công nghệ cao cấp. Nói chuyện tại triển lãm Big Data, tổ chức tại thành phố Quý Dương, ông Ma đề cập đến việc các nhà phát triển và nhà nghiên cứu tại những trung tâm như DeepMind (thuộc Google) đã bó hẹp khả năng của trí thông minh nhân tạo (AI) như thế nào.
">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Le Mans vs PSG, 3h10 ngày 5/2: Khác biệt đẳng cấp
- Câu chuyện Mike Nguyễn hỗ trợ khách hàng “vượt bão” virus Wannacry với Google Cloud
- Gmail bổ sung nhiều tính năng bảo mật cho khách hàng doanh nghiệp
- VNISA mời hội viên tham gia giải thưởng CNTT&TT ASEAN 2017
- Siêu máy tính dự đoán Newcastle vs Arsenal, 3h00 ngày 6/2
- [LPL Mùa Hè 2016] Xem lại pha cướp baron thần thánh của SOFM trước Newbee
最新文章
-
Soi kèo góc Perth Glory vs Central Coast Mariners, 17h45 ngày 7/2: Chủ nhà lép vế
-
Ethiopia dự kiến sẽ chặn truy cập Internet trên toàn quốc ít nhất đến hết ngày 8/6. Ảnh: NAN Hãng thông tấn Reuterstrích dẫn lời của Mohammed Seid, phát ngôn viên của chính phủ Ethiopia giải thích, mục đích chính của việc chặn truy cập Internet trên toàn quốc là nhằm ngăn tình trạng lộ đề thi đại học lặp lại như năm ngoái. Kỳ thi đầu vào đại học ở nước này dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 8/6 tới.
"Chúng tôi đang chủ động phòng ngừa rắc rối. Chúng tôi muốn các học sinh tập trung và không phải chịu bất kỳ áp lực tâm lý hay sự phân tán tư tưởng nào có thể gặp phải khi dùng Internet", ông Seid nhấn mạnh.
Năm 2016, nhà chức trách Ethiopia từng cấm truy cập vào các trang mạng xã hội sau khi đề thi đầu vào đại học bị đăng tải trái phép trên mạng.
Ông Seid nói, hiện chỉ có các trang mạng xã hội ở nước này bị chặn. Tuy nhiên, các nguồn tin tại Ethiopia thông báo gặp phải tình trạng gián đoạn truy cập Internet diện rộng, ảnh hưởng tới cả các mạng di động và dịch vụ Internet qua đường dây cố định.
Ethiopia đã ban bố một sắc lệnh khẩn cấp khắp toàn quốc kể từ tháng 10/2016, tiếp sau các cuộc biểu tình chống chính quyền đương nhiệm. Gần đây, việc truy cập Internet trên di động ở nước này cũng thỉnh thoảng bị vô hiệu hóa.
Hôm 1/6, các phóng viên xác nhận không thể truy cập được vào các trang web thuộc về chính phủ Ethiopia và nhà cung cấp dịch vụ viễn thông duy nhất của nước này - Ethio Telecom. Dữ liệu ban đầu từ Google cho thấy, lưu lượng truy cập các dịch vụ của hãng từ Ethiopia thực sự giảm mạnh kể từ chiều 31/5.
Tuấn Anh(Theo BBC)
" alt="Chống gian lận thi đại học bằng cách chặn Internet">Chống gian lận thi đại học bằng cách chặn Internet
-
Tác phẩm này do các fan của dòng game mobile Anh Hùng Đại Chiếnhợp tác cùng Soha Production thể hiện. Đây là một studio riêng của SohaGame chuyên thực hiện những clip hài hước dành cho game thủ. Tính đến thời điểm hiện tại, clip “Chúng ta không thuộc về nhau Parody” đang đạt hơn 100.000 lượt xem và 2000 bình luận.
BI VI
" alt="Siêu hài hước clip chế “Chúng ta không thuộc về nhau” của game thủ">Siêu hài hước clip chế “Chúng ta không thuộc về nhau” của game thủ
-
Những khoảnh khắc đã đi vào lịch sử.
Không một tín đồ công nghệ chân chính nào có thể phủ nhận tài năng của Steve Jobs. Với tầm nhìn độc đáo dành cho công nghệ, ông đã đóng góp một phần rất quan trọng vào rất nhiều cuộc cách mạng công nghệ lớn: PC (Apple II), đồ họa trực quan (Macintosh), nhạc số, cửa hàng trực tuyến, máy nghe nhạc cá nhân (iPod), smartphone cảm ứng (iPhone), laptop siêu mỏng (MacBook Air) và tablet (iPad). Với từng đột phá, nhà sáng lập của Apple liên tục mở ra những danh mục điện toán con người chưa từng nghĩ đến, thay đổi hoàn toàn cách tương tác giữa máy móc và người dùng.
Và từ khi Steve Jobs ra đi, Apple vẫn chưa thể thực sự tạo ra một cuộc cách mạng công nghệ nào cả. Apple Watch, Apple TV mới (với watchOS), AirPods, iPad Pro... tất cả đều là những sản phẩm có thể dễ dàng thu hút sự chú ý của người hâm mộ. Nhưng tất cả những sản phẩm ấy đều không thể khiến các fan hâm mộ trầm trồ như khi iPhone hoặc iPad ra đời.
Vì lý do này, không khó để hiểu nhiều người vẫn mang suy nghĩ rằng Apple sẽ tốt hơn rất nhiều nếu vẫn còn Steve Jobs. "Apple của Steve Jobs vẫn còn có hy vọng, chứ Apple của ngày nay chẳng có gì đáng chú ý cả", họ nói.
Nhưng sự thật không hề đơn giản như vậy.
Nếu Steve Jobs còn lãnh đạo Apple, chưa chắc iPhone 6 Plus và iPad Mini đã ra đời.
Bất chấp vai trò là một trong những nhà lãnh đạo công nghệ quan trọng nhất của mọi thời đại, Steve Jobs vẫn có thể mắc rất nhiều sai lầm. Ít ai biết rằng trước cả thời điểm Jobs bị "đá" khỏi Apple năm 1985, Bill Gates đã từng khẩn khoản kêu gọi Apple đem hệ điều hành Macintosh ra phổ biến rộng rãi trên nhiều loại phần cứng. Jobs chắc chắn không đồng ý với điều này, còn CEO John Sculley ít ra đã từng một lần cân nhắc đến hướng đi mới. Cuối cùng, Microsoft đem "copy" rất nhiều ý tưởng từ Mac OS sang Windows và đến nửa sau thập niên 1990 thì hạ bệ Apple, thống trị thế giới.
Ngay cả trong cuộc hồi sinh thần kỳ của Apple vào thập niên 2000, Steve Jobs vẫn có rất nhiều quan niệm đi ngược với thời đại. Ông từng nói về ý tưởng smartphone cỡ lớn: "Bạn không thể dùng tay để điều khiển một chiếc điện thoại như vậy. Sẽ chẳng có ai thèm mua một chiếc điện thoại cỡ lớn". Sau này, Apple bước vào thời kỳ rực rỡ nhất với sự ra mắt của iPhone 6 và 6 Plus với kích cỡ 4.7/5.5 inch.
Một ví dụ nổi tiếng khác về những thiếu sót của Steve Jobs là tablet cỡ nhỏ. "10 inch là kích cỡ tối thiểu để tạo ra những ứng dụng tablet tuyệt vời", ông khẳng định vào cuối năm 2010. 2 năm sau, iPad Mini ra đời và trở thành một phần quan trọng giúp tăng trưởng và duy trì doanh số iPad trước khi trào lưu tablet nguội lạnh.
" alt="'Nếu Steve Jobs còn sống, Apple đã tốt hơn bây giờ nhiều'">'Nếu Steve Jobs còn sống, Apple đã tốt hơn bây giờ nhiều'
-
Siêu máy tính dự đoán Fiorentina vs Inter Milan, 02h45 ngày 7/2
-
Theo báo cáo, mã độc WannaCry bắt đầu phát tán và tấn công vào hệ thống mạng từ ngày 12/5. Sở TT&TT đã chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng vệ đối với Trung tâm dữ liệu của thành phố, kết hợp với các hướng dẫn của VNCERT, của Cục An toàn thông tin – Bộ TT&TT. Đến nay, chưa có sự cố nào liên quan đến WannCry tại Trung tâm dữ liệu.
Đối với hệ thống máy tính tại quận huyện, sở ban ngành, Sở đã hướng dẫn triển khai hệ thống giám sát, đảm bảo an ninh mạng cho thiết bị đầu cuối, cử nhân sự trực giám sát và ứng cứu an ninh mạng của thành phố cho Trung tâm dữ liệu và toàn bộ các máy tính có kết nối với mạng băng thông rộng của chính quyền thành phố. Hàng tuần, bộ phận giám sát hệ thống mạng đều báo cáo tình hình mã độc, các nguy cơ an toàn an ninh trong hệ thống mạng chính quyền thành phố; trung bình hàng tuần, có trên 100.000 trường hợp mã độc được phát hiện và ngăn chặn.
Vào ngày 12/5, Sở đã tiến hành cập nhật mẫu của mã độc cho các máy trạm có cài đặt hệ thống giám sát, đảm bảo an ninh mạng cho thiết bị đầu cuối của Sở TT&TT (Endpoint) tại 74 đơn vị quận huyện, sở ban ngành để bảo vệ trước mã độc WannaCry.
Các hệ thống Endpoint Sở triển khai cho các sở ban ngành, quận huyện cũng tự kích hoạt ngăn chặn lỗ hổng SMB để WannaCry không lây lan. Đồng thời thông báo tiến hành cập nhật bản vá lỗi Windows, đặc biệt đối với các máy chưa cài đặt hệ thống Endpoint của Sở.
" alt="5 máy tính cơ quan nhà nước tại TP.HCM nhiễm WannaCry">5 máy tính cơ quan nhà nước tại TP.HCM nhiễm WannaCry