Bóng đá

Công bố phương án đấu giá băng tần cho 5G vào tháng 1/2024

字号+ 作者:NEWS 来源:Nhận định 2025-02-03 23:56:40 我要评论(0)

Kể từ năm 2020,ôngbốphươngánđấugiábăngtầnchoGvàothátin bong da hom nay Việt Nam đã được xem là một ttin bong da hom naytin bong da hom nay、、

Kể từ năm 2020,ôngbốphươngánđấugiábăngtầnchoGvàothátin bong da hom nay Việt Nam đã được xem là một trong những quốc gia đầu tiên thí điểm và ứng dụng 5G. Điều này có thể trở thành hiện thực là nhờ vào tầm nhìn của Chính phủ. 4G và 5G sẽ là dòng chủ lưu về công nghệ trong những năm tới đây. Trong đó, tỷ lệ sử dụng 4G sẽ giảm và 5G  ngày một tăng dần. Xu thế của các nước trong khu vực là loại bỏ 2G và 3G để nhường dải tần số cho 4G và 5G.

Đến nay, Việt Nam đã thử nghiệm công nghệ 5G ở 55 tỉnh, thành phố trên cả nước. Lãnh đạo Bộ TT&TT đã chỉ rõ, năm 2024 sẽ là năm Việt Nam thương mại hóa, phát triển 5G trên phạm vi toàn quốc để tạo ra hạ tầng cho các ứng dụng số công nghiệp.

5g viettel 508.jpg
Theo lãnh đạo Bộ TT&TT, năm 2024 sẽ là năm Việt Nam thương mại hóa, phát triển 5G trên phạm vi toàn quốc để tạo ra hạ tầng cho các ứng dụng số công nghiệp. (Ảnh minh họa: CT)

Tham gia đóng góp ý kiến cùng các đại biểu dự tọa đàm chủ đề “Thương mại hóa 5G, xây dựng hạ tầng số cho Việt Nam” vừa được Câu lạc bộ Nhà báo CNTT Việt Nam tổ chức ngày 26/12 tại Hà Nội, ông Đoàn Quang Hoan, Phó Chủ tịch Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam nhấn mạnh, công nghệ 5G đang là xu hướng tất yếu của thông tin di động thế giới và Việt Nam không thể đứng ngoài xu hướng này.

Theo đánh giá của ông Đoàn Quang Hoan, việc chọn thời điểm năm 2024 để Việt Nam thương mại hoá 5G là rất phù hợp, không đi đầu nhưng cũng không quá muộn.

Để thương mại hoá 5G, việc đầu tiên Nhà nước cần làm là cấp phép sử dụng băng tần chính thức cho các doanh nghiệp để thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ. Cấp phép băng tần 5G phải thực hiện bằng hình thức đấu giá tần số.

W-ong-doan-quang-hoan-toa-dam-5g-1-1.jpg
Ông Đoàn Quang Hoan, Phó Chủ tịch Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam chia sẻ quan điểm về triển khai 5G tại Việt Nam. (Ảnh: Lê Anh Dũng)

Cho biết việc cấp phép tần số bằng hình thức đấu giá không phải là chính sách mới hoàn toàn mà đã được quy định trong Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009, ông Đoàn Quang Hoan phân tích, việc này nhằm 2 mục tiêu: Minh bạch hóa quy trình cấp phép tần số quý hiếm và thu tiền sử dụng tài nguyên cho ngân sách.

“Mục tiêu quan trọng nhất là minh bạch quy trình để cấp phép sử dụng cho những doanh nghiệp đủ năng lực sử dụng hiệu quả tài nguyên quý hiếm này, đảm bảo cho thị trường thông tin di động phát triển tốt và cạnh tranh lành mạnh”, ông Đoàn Quang Hoan nêu quan điểm.

Phó Chủ tịch Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện Đoàn Quang Hoan cũng cho hay, để đạt được mục tiêu quan trọng nêu trên, trước hết Nhà nước nên quy hoạch để có từ 3 - 4 khối tần số ở mỗi đoạn băng tần thấp, trung bình và cao cho thị trường. Việc đấu giá nên thực hiện đồng thời cho các khối trong mỗi đoạn băng tần. Điều này đảm bảo để các doanh nghiệp lớn đang cạnh tranh trên thị trường có được cơ hội và điều kiện cạnh tranh bình đẳng.

Mặt khác, theo phân tích của ông Đoàn Quang Hoan, làm như vậy cũng tránh được việc đẩy giá tần số lên quá cao, nếu đấu giá và cấp phép 1 khối tần số 5G trong khi các khối khác chưa sẵn sàng. Thế giới đã có bài học về giá tần số khi đấu giá tần số cho 3G đầu những năm 2000. Nhiều nhà mạng không còn khả năng đầu tư mạng lưới sau khi thắng đấu giá tần số.

W-ba-vu-thu-hien-toa-dam-5g-1-1.jpg
Bà Vũ Thu Hiền, Trưởng phòng Chính sách và Quy hoạch tần số, Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ TT&TT) trao đổi tại tọa đàm. (Ảnh: Lê Anh Dũng)

Thông tin về kế hoạch đấu giá tần số cho 5G của Việt Nam, bà Vũ Thu Hiền, Trưởng phòng Chính sách và Quy hoạch tần số, Cục Tần số vô tuyến điện khẳng định: Hiện tại, các quy định pháp luật để triển khai đấu giá tần số 5G đã đầy đủ và hoàn thiện. 

Bộ TT&TT dự định sẽ đấu giá trước băng tần tầm trung cho 5G và hiện nay Cục Tần số vô tuyến điện đang triển khai. “Dự kiến tháng 1/2024, Bộ TT&TT sẽ công bố phương án tổ chức đấu giá băng tần để các doanh nghiệp nắm bắt và tham gia. Hy vọng cuộc đấu giá sẽ thành công tốt đẹp và kết thúc vào cuối tháng 2, đầu tháng 3/2024”, bà Vũ Thu Hiền thông tin thêm.

Nói thêm về lý do lựa chọn đấu giá trước với băng tần tầm trung, bà Vũ Thu Hiền cho hay: Giai đoạn đầu triển khai 5G, băng tần tầm trung là băng tần quan trọng nhất, sẽ giúp bổ trợ, giảm tắc nghẽn cho 4G. Cũng vì lý do này, Hiệp hội Di động toàn cầu cũng đã thống kê và đánh giá có 71% các mạng 5G trên thế giới đã triển khai ở băng tần tầm trung.

Cũng theo đại diện Cục Tần số vô tuyến điện, sau khi đấu giá xong băng tần tầm trung, Bộ TT&TT sẽ đánh giá nhu cầu của thị trường để thực hiện việc đấu giá tiếp các băng tần khác. Quy hoạch hiện đã xác định các băng tần khác cho 5G, ví dụ như băng tần thấp 700MHZ hay băng tần cao 26GHZ, sẽ là những băng tần trong tương lai Việt Nam được xem xét để cấp phép cho 5G. 

Chia sẻ mục tiêu đặt ra trong lần đấu giá tần số cho 5G sắp tới, bà Vũ Thu Hiền nhấn mạnh: Mục tiêu chính là để Việt Nam sớm có được băng tần 5G, cho phép các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động băng rộng đến người dân, giúp cho việc phát triển hạ tầng số Việt Nam.

“Việc cấp phép bằng hình thức đấu giá cũng hướng tới bảo đảm tính cạnh tranh của cuộc đấu giá, đồng thời bảo đảm tạo lập được một thị trường viễn thông di động hài hòa, cạnh tranh và phát triển bền vững”, bà Vũ Thu Hiền thông tin thêm.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
{keywords}Chu kỳ mới sẽ tạo ra cơ hội của các mạng xã hội Made in Việt Nam

Internet có những chu kỳ 15 năm. Chu kỳ thứ nhất, tức là 15 năm thứ nhất, là xây dựng hạ tầng và nền tảng của một thế giới trực tuyến, với các tên tuổi như Cisco, Microsoft. Chu kỳ thứ hai, tức là 15 năm thứ hai, là điện thoại di động, truyền thông xã hội và kinh tế nền tảng, với các tên tuổi như Facebook, Google và Apple. Hai chu kỳ này đều gắn với các công ty Internet, phần nhiều là các công ty toàn cầu. Chu kỳ thứ ba có thể coi như bắt đầu từ 2015, khi Internet sẽ được tích hợp vào mọi phần của cuộc sống con người. Những tên tuổi mới sẽ xuất hiện. Sẽ không chỉ là các công ty Internet nữa. Không chỉ là content và community nữa mà phải có thêm ngữ cảnh - context. Một ngữ cảnh cụ thể sẽ sinh ra tri thức và giá trị cụ thể. Một ngữ cảnh Việt Nam, một bài toán Việt Nam sẽ phải có một lời giải Việt Nam. Làn sóng Internet thứ ba này sẽ là cơ hội cho các công ty địa phương, sử dụng công nghệ toàn cầu để giải bài toán địa phương. Làn sóng Internet thứ ba này cũng cần một văn hoá mới - văn hoá hợp tác. Không phải là sự phá huỷ mang tính thay thế của làn sóng thứ hai mà là sự phá huỷ mang tính hợp tác.

MXH rồi cũng cần một cách tiếp cận mới. Giá trị khổng lồ được cộng đồng tạo ra không thể một người làm nền tảng hưởng hết mà phải được chia sẻ. Cộng đồng có nhu cầu được kiểm soát luật chơi, họ phải là chủ nhân của cuộc chơi chứ không phải là nạn nhân của thuật toán giấu kín. Nền tảng có thể là toàn cầu nhưng phải cho phép tạo ra những Sub-Platforms để giải những bài toán mang tính ngữ cảnh cụ thể. Đã là nền tảng thì phải đủ sạch để tạo môi trường lành mạnh, những gì vi phạm những giá trị cốt lõi của nhân loại, của đạo đức xã hội thì phải được nền tảng tự động loại bỏ. Đề cao hợp tác, hợp tác với các ngành, các cá nhân để đưa lên nền tảng các giá trị mới.

MXH Việt Nam thế hệ mới phải là một sản phẩm của làn sóng Internet thứ ba, một tiếp cận theo cách mới: Cam kết hợp tác, cam kết chia sẻ lợi ích, cam kết nội dung lành mạnh để lan toả năng lượng tích cực, cam kết cá thể hoá, cam kết tiếp cận có ngữ cảnh. Những cam kết này là để giải quyết những nhu cầu mới và được giải quyết thông qua các công nghệ mới nhất và thông qua đội ngũ phát triển nhiệt huyết.

Trong một thế giới kinh doanh mà người thắng cuộc gần như hưởng lợi tất cả, thì những người đi sau chỉ còn một cách duy nhất là có cách tiếp cận mới, khác biệt, có tính đột phá. Bất kỳ sự thành công nào rồi cũng bộc lộ những khuyết tật. Bài toán được giải, nhu cầu được thoả mãn, thì rồi những nhu cầu mới sẽ xuất hiện. Những công nghệ mới có tính đột phá sẽ ra đời và làm xuất hiện những mô hình kinh doanh mới, đáp ứng được những nhu cầu mới của thị trường, của người dùng. Bởi vậy mà những công ty start-ups mới khởi nghiệp sẽ lại thay thế những ngã khổng lồ. Và đó chính là sự tiến hoá. Nó như một qui luật muôn đời vậy. Các công ty start-ups Việt Nam nên có niềm tin này để khởi nghiệp.

Chúng ta bày tỏ lòng trân trọng với sự dấn thân của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Đầu tư vào một lĩnh vực khó. Bước vào một thị trường đã bị thống trị bởi những gã khổng lồ toàn cầu. Làm một việc mà không ít các doanh nghiệp Việt Nam khác đã thử và thất bại. Làm một việc mà tâm lý xã hội nói chung cho là không khả thi. Nhưng nếu không làm, và không ai làm nữa, và không chỉ ở đây mà ở khắp các lĩnh vực khác nữa thì Việt Nam sẽ ra sao?

Việt Nam là nước đi sau, sẽ không còn bất kỳ việc gì dễ còn lại cho chúng ta. Nhưng chúng ra sẽ không nhìn đó chỉ như là thách thức mà còn là cơ hội nữa. Bởi vì việc dễ thì không bao giờ tạo ra người tài. Việc trung bình thì tạo ra người trung bình. Việc khó thì tạo ra người giỏi. Việc vĩ đại thì tạo ra người vĩ đại. Sắp tới đây, Bộ TT&TT sẽ đặt ra nhiều hơn nữa các bài toán khó, có thể là rất khó, nhưng sẽ luôn là những bài toán nếu thành công sẽ mang lại giá trị kinh tế lớn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực ICT.

Các công ty start-ups Việt Nam là sự gặp nhau của những người làm công nghệ khát khao cách tiếp cận mới, công nghệ mới, đáp ứng những nhu cầu mới và những nhà đầu tư Việt Nam có khát vọng Việt Nam hùng cường thịnh vượng, kết hợp với chương trình Make In Vietnam của Chính phủ. Chúng ta cần nhiều hơn nữa sự kết hợp ba bên này để giải quyết nhiều bài toán nữa của đất nước, nhất là những bài toán lớn, mang tính căn bản và nền tảng để giúp Việt Nam phát triển.

Chặng đường mà chúng ta phải đi sẽ còn dài, còn nhiều khó khăn phía trước, và sẽ là quá sớm để nói về thành công. Nhưng cái mà chúng ta cần kiên trì là nghĩ lớn, giải quyết đúng bài toán, mô hình kinh doanh rõ ràng, và cách tiếp cận khác biệt. Các khó khăn khác chỉ nên coi là lửa thử vàng, là cơ hội để tôi luyện.

Xin chúc cho các công ty công nghệ số Việt Nam kiên trì mục tiêu để thành công! Thành công để gây cảm hứng cho các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam khác đang dấn thân Make In Vietnam, tạo ra sản phẩm công nghệ Việt Nam và từ đó đi ra toàn cầu.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng

Doanh nghiệp phải biết nhận về mình sứ mạng quốc gia

Doanh nghiệp phải biết nhận về mình sứ mạng quốc gia

“Một doanh nghiệp phải biết nhận về mình sứ mạng quốc gia, thay đổi đất nước mình. Đó là trách nhiệm của các doanh nghiệp.”

" alt="Cách tiếp cận mới cho mạng xã hội Việt Nam" width="90" height="59"/>

Cách tiếp cận mới cho mạng xã hội Việt Nam

Đường đi của 45% vốn góp

Như VietNamNetđã thông tin, cơ quan An ninh điều tra Công an TP.HCM vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố các bị can trong vụ án “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Công ty TNHH MTV Đầu tư và xây dựng Tân Thuận (Công ty Tân Thuận).

Công ty Tân Thuận là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, trực thuộc Văn phòng Thành uỷ TP.HCM. Cùng với dự án Khu dân cư Phước Kiển, huyện Nhà Bè, Công ty Tân Thuận được giao làm chủ đầu tư dự án Khu dân cư Ven Sông Tân Phong, P.Tân Phong. Q.7, TP.HCM (KDC Ven Sông). 

Theo kết luận điều tra, tháng 5/1999, Công ty Tân Thuận được Ban Tài chính quản trị Thành uỷ (nay là Văn phòng Thành uỷ) chấp thuận chủ trương thực hiện dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật dự án KDC Ven Sông. 

Tháng 8/2000, Ban quản lý khu Nam chấp thuận cho Công ty Tân Thuận được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật dự án KDC Ven Sông. 

{keywords}
Dự án Khu cao ốc căn hộ - thương mại ven sông Tân Phong thuộc khu đất số 4, một phần dự án KDC Ven Sông. 

Ngày 12/11/2001, UBND TP.HCM có quyết định giao đất cho Công ty Tân Thuận để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KDC Ven Sông – Khu đô thị mới Nam Thành phố. Dự án có quy mô 26,9ha, được chia thành 4 khu.

Quá trình triển khai dự án, Công ty Tân Thuận đã ký hợp đồng hợp tác với Công ty CP Phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco), tỷ lệ góp vốn đầu tư dự án mỗi bên 50-50. Công ty Tân Thuận vẫn là chủ đầu tư dự án. 

Theo thoả thuận giữa Công ty Tân Thuận và Công ty Sadeco, mỗi bên lần lượt nhận khu đất số 4 (31.967m2) và số 2 (18.350m2). Hai khu đất số 1 và số 3 (tổng diện tích 218.911m2), hai bên sẽ cùng phối hợp thực hiện. 

Khi thực hiện dự án tại khu đất số 4, Công ty Tân Thuận có nhiều sai phạm. Cụ thể, năm 2008, công ty ký hợp đồng hợp tác với Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (Công ty HAGL) với tỷ lệ 55:45 để đầu tư xây dựng dự án Khu cao ốc căn hộ - thương mại ven sông Tân Phong tại khu 4 – KDC Ven Sông. 

Sau khi hai bên ký hợp đồng, dự án bị dừng triển khai vì liên quan đến quy hoạch nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ. 

Đến năm 2012, Công ty HAGL chuyển nhượng 45% vốn góp này cho công ty con, là Công ty CP Xây dựng và Phát triển nhà Hoàng Anh. Cuối năm 2015, Công ty CP Xây dựng và Phát triển nhà Hoàng Anh tiếp tục chuyển nhượng 45% vốn góp này cho Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (Công ty QCGL). 

Từ đơn vị hợp tác trở thành chủ đầu tư dự án 

Tháng 12/2015, Công ty QCGL có văn bản đề nghị Công ty Tân Thuận chuẩn bị tài sản thế chấp để vay vốn triển khai dự án hoặc chuyển nhượng tiếp 55% còn lại cho Công ty GCGL để công ty này thực hiện dự án. 

Sau khi nhận đề nghị này, ông Trần Công Thiện - TGĐ Công ty Tân Thuận đã báo cáo và được ông Nguyễn Văn Minh – Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) công ty, thống nhất chuyển nhượng 45% trong tổng số 55% vốn góp tại dự án Khu cao ốc căn hộ - thương mại ven sông Tân Phong cho Công ty QCGL. 

Với mục đích thẩm định giá để “hợp tác đầu tư”, tháng 1/2016 ông Thiện  đã ký hợp đồng với đơn vị thẩm định giá và giá trị bình quân khu đất số 4 thuộc dự án KDC Ven Sông được xác định là 17,6 triệu đồng/m2. 

Sau đó, ông Thiện tổ chức họp hội đồng xây dựng giá để xây dựng giá chuyển nhượng 45% trong 55% vốn góp với giá 19,5 triệu đồng/m2. 

Cơ quan điều tra xác định, hội đồng xây dựng giá đã sử dụng sai mục đích chứng thư thẩm định giá, chứng thư là “hợp tác đầu tư” nhưng lại được sử dụng làm mục đích chuyển nhượng vốn góp. Dù không đúng quy chế xây dựng giá bất động sản trong kinh doanh công ty nhưng các thành viên vẫn thống nhất.

{keywords}
Dự án Khu cao ốc căn hộ - thương mại ven sông Tân Phong hiện nay. 

Đầu tháng 2/2016, ông Thiện ký biên bản làm việc với Công ty QCGL thống nhất giá chuyển nhượng 45% trong 55% vốn góp của Công ty Tân Thuận với giá 20 triệu đồng/m2. 

Trên cơ sở đó, HĐTV Công ty Tân Thuận thống nhất thông qua đề xuất chuyển nhượng 45% trong 55% vốn góp cho Công ty QCGL với giá 20 triệu đồng/m2. Nội dung tờ trình này sau đó được Văn phòng Thành uỷ chấp thuận, giá chuyển nhượng là 186,2 tỷ đồng. 

Sau khi nhận chuyển nhượng 45% vốn góp, tháng 9/2017 Công ty QCGL lại có văn bản đề nghị được mua tiếp 10% vốn còn lại của Công ty Tân Thuận và lập thủ tục chuyển nhượng dự án cho Công ty QCGL làm chủ đầu tư. 

Cũng với quy trình thuê đơn vị thẩm định giá rồi họp hội đồng xây dựng giá, các thành viên hội đồng xây dựng giá Công ty Tân Thuận cuối cùng thống nhất hoán đổi 10% vốn góp còn lại thành sàn căn hộ, đơn giá hoán đổi là 23 triệu đồng/m2. 

Ngày 20/9/2017, ông Thiện ký biên bản làm việc với Công ty QCGL thống nhất phương án nói trên. Tờ trình về nội dung này sau đó được Văn phòng Thành uỷ chấp thuận chủ trương. 

Tuy nhiên, cuối tháng 11/2017 ông Thiện ký hợp đồng chuyển nhượng dự án Khu cao ốc căn hộ - thương mại ven sông Tân Phong cho Công ty QCGL với giá 20 triệu đồng/m2. Việc không thực hiện xây dựng giá lại, dẫn đến giá chuyển nhượng không đảm bảo nguyên tắc thị trường, gây thiệt hại cho nguồn vốn Nhà nước tại công ty. 

Theo kết luận định giá của Hội đồng định giá tài sản thường xuyên trong tố tụng hình sự cấp Thành phố, việc Công ty Tân Thuận chuyển nhượng 45% vốn góp và hoán đổi 10% vốn góp thành sàn căn hộ cho Công ty QCGL đã gây thất thoát 80 tỷ đồng.   

Dự án Khu cao ốc căn hộ - thương mại ven sông Tân Phong thuộc khu 4, KDC Ven Sông sau khi “về tay” Công ty QCGL có tên thương mại là Lavida Plus, tọa lạc ngay giao lộ Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Phong, Q.7. 

Dự án có quy mô 1.212 căn hộ, đang được chào bán trên thị trường với giá trên dưới 50 triệu đồng/m2. Đơn cử như căn hộ 2 phòng ngủ có diện tích 74m2, giá bán từ 3,7 tỷ đồng. Những cư dân đầu tiên đã nhận bàn giao căn hộ từ đầu năm 2021. " alt="Dự án của doanh nghiệp Nhà nước ‘về tay’ Quốc Cường Gia Lai thế nào?" width="90" height="59"/>

Dự án của doanh nghiệp Nhà nước ‘về tay’ Quốc Cường Gia Lai thế nào?

Sau cột mốc này, mục tiêu quan trọng của Zalo vẫn là tiếp tục tối ưu hóa sản phẩm để phục vụ nhu cầu của người dùng Việt. Hòa vào xu hướng chung của thế giới, Zalo tập trung hỗ trợ việc trao đổi hình ảnh, video trong quá trình liên lạc giữa người dùng với nhau. Từ khoảng cuối năm 2016 đến nay, Zalo đã và đang giới thiệu các tính năng liên quan đến camera như: chia sẻ hình ảnh, video hiển thị trong 24h, tin nhắn ảnh tự huỷ, chụp ảnh, quay video clip đính kèm hiệu ứng, phát trực tiếp video trong nhóm…

Giao diện của sản phẩm cũng được thay đổi rõ rệt và ưu tiên phục vụ xu hướng này khi biểu tượng “camera” được đặt ở vị trí dễ nhìn thấy và thuận tiện trên khung cửa sổ nhắn tin. Khu vực hình ảnh, video, giọng nói, check-in được phân chia rõ rệt. Bên cạnh đó, dù là chụp ảnh, quay video thông thường hay sử dụng tính năng “Khoảnh khắc” trên Zalo, người dùng đều có thể biến tấu tin nhắn ảnh/video của mình một cách sáng tạo hơn thông qua việc chèn chữ màu sắc, sticker, kho hình nền và phụ kiện sống động. Các tiện ích đi kèm không chỉ gia tăng trải nghiệm mà còn xoá bỏ sự nhàm chán trong các cuộc hội thoại nhắn tin thông thường.

Không chỉ phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc, Zalo còn được người dùng ưa thích bởi họ có thể tìm thấy nhiều dịch vụ tiện ích cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày như mua sắm, đi lại, ăn uống, sức khoẻ, điện nước trên nền tảng này. Gần đây nhất, hàng chục ngàn bà nội trợ đã được hưởng lợi từ chương trình  “Tết Việt, nhận quà khủng” do siêu thị Co.opmart triển khai trên Zalo.

Ngoài ra, Zalo hiện được ứng dụng trong hoạt động của nhiều cơ quan nhà nước và phát huy hiệu quả trong việc tương tác với người dân. Tiếp nối thành công của Tổng công ty Điện lực TP.HCM với dịch vụ tra cứu và thanh toán tiền điện, Bộ Y Tế với sổ tiêm chủng và cung cấp thông tin cải thiện sức khoẻ, Tổng Đài hành chính Công Đà Nẵng mở rộng việc sử dụng Zalo sang tra cứu vệ sinh an toàn thực phẩm, hay Đồng Nai áp dụng Zalo để phục vụ cho công tác cải cách quản lý thủ tục hành chính của tỉnh, bắt đầu từ cuối năm 2016.

" alt="Zalo cán mốc 70 triệu người dùng sau 5 năm “chinh chiến”" width="90" height="59"/>

Zalo cán mốc 70 triệu người dùng sau 5 năm “chinh chiến”