Căn bệnh quái ác khiến tính mạng đứa trẻ chưa đầy 1 tuổi mong manh sự sống
Nhớ đến quãng thời gian bất hạnh vừa trải qua, chị Hạnh nghẹn lời: "Lúc tôi bầu Duy Anh được 1 tháng thì chồng bị bắt do liên quan đến một vụ án ở công ty nơi anh ấy làm việc, giờ vẫn chưa được thả. Tôi sinh con ra mà không có chồng bên cạnh đỡ đần".
Những mong đứa trẻ chào đời đem lại niềm an ủi, động viên thì chị lại phát hiện ra sự bất thường. Bé Duy Anh có biểu hiện vàng da, vàng mắt. Đến Bệnh viện Thụy Điển (Quảng Ninh) kiểm tra, bác sĩ cho rằng con bị ứ mật, đề nghị chuyển lên tuyến trung ương thăm khám kỹ càng hơn.
Về nhà đẻ vay được chút tiền, chị bồng bế con lên Hà Nội. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, sau một loạt các xét nghiệm, bác sĩ kết luận bé Nguyễn Duy Anh mắc chứng teo mật bẩm sinh, chỉ định phẫu thuật gấp, nếu không sẽ không sống nổi qua 1 tuổi.
Tình hình quá đỗi nguy cấp, chị Hạnh đành gọi nhờ mẹ đẻ vay thêm hơn 50 triệu đồng phòng các chi phí phát sinh trước và sau ca mổ. Nhớ lại những ngày đó, chị vẫn còn ám ảnh đến rùng mình. "Con gào khóc suốt đêm, tính mạng nguy kịch, tôi gần như không dám ngủ vì sợ trong lúc ngủ, con sẽ bỏ mình mà đi..", chị nói.
Nhìn sang những gia đình bệnh nhi khác, đứa trẻ có cả cha cả mẹ bên cạnh, chị đôi chút chạnh lòng. Chị chỉ ước thời điểm khó khăn này có chồng bên cạnh cùng gánh vác, làm chỗ dựa cho nhau.
Da con vàng ệch do căn bệnh gây ra
Ca phẫu thuật cho Duy Anh thất bại khiến chị Hạnh như ngã gục. Cơ thể bé nhỏ của đứa trẻ không đủ sức chống đỡ với bệnh tật. Khả năng con chỉ cầm cự được đến 1 tuổi là rất cao nếu không tìm được phác đồ điều trị thích hơn.
Sau phẫu thuật, Duy Anh được điều trị khoảng 46 ngày rồi tạm thời cho về nhà. Hiện tại, bụng con ngày một to hơn, cơ thể không hấp thụ được các chất dinh dưỡng. Thế nên, dù đã 8 tháng tuổi nhưng con chỉ nặng 6 kg.
Bởi không thể phẫu thuật, con phải theo phác đồ điều trị để nâng cao thể trạng. Thế nhưng bác sĩ dự kiến phải sử dụng thêm một số loại thuốc ngoài danh mục bảo hiểm khá tốn kém, chưa kể tiền ăn uống đi lại của hai mẹ con, tiền bỉm sữa cũng là khoản tiền đáng kể.
Ngồi một mình ôm con, chị Hạnh cảm thấy kiệt sức. Do đã vay mượn quá nhiều, số nợ đến giờ vẫn chưa trả được, chị không thể tiếp tục vay ai được nữa. Trong túi chẳng còn xu nào, chị đành đưa con về nhà theo dõi.
Nhìn da con ngày càng vàng hơn, bụng chướng to, người mẹ đơn thân dù rất muốn tìm kiếm hy vọng cứu sống con nhưng bất lực. Chị Hạnh chỉ còn biết qua báo VietNamNet, nhờ các nhà hảo tâm thương xót, giúp bé Duy Anh có thêm cơ hội chữa bệnh.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp:Chị Nguyễn Thị Hạnh. Địa chỉ: tổ 8 phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Số điện thoại: 0963543663.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2021.012 (bé Nguyễn Duy Anh)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank: - BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436
Bị khối u chèn dây thần kinh, bé gái có nguy cơ mù lòa, bại liệt
Từng 1 lần thoát "án tử", không ngờ lần này, căn bệnh ung thư lại tái phát với diễn tiến trầm trọng hơn. Nhìn con gái co quắp người, lăn lộn dưới đất gào khóc vì quá đau đớn, chị Độ cũng không kìm chế được mà òa lên nức nở.
Năm 2017, Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Dạy nghề Yên Thế sáp nhập, chuyển nguyên trạng tổ chức bộ máy, biên chế, học viên, tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc về Trường Trung cấp nghề miền núi Yên Thế. Từ đó, quy mô trường được mở rộng hơn. Đặc biệt, trường hoạt động theo phương thức tự chủ về tài chính.
Từ năm 2016 đến nay, trường đã tuyển sinh và đào tạo hơn 2.000 học sinh. Các lĩnh vực trường đào tạo gồm: Điện tử công nghiệp, điện tử dân dụng, hàn, công nghệ ô tô, kỹ thuật máy nông nghiệp, chăn nuôi gia súc - gia cầm, thú y, may thời trang.
Mô hình đào tạo nghề 9+ đã và đang thu hút học sinh.
Trong đó, một số nghề được nhiều học sinh theo học nhằm đón đầu nhu cầu của thị trường lao động như: Điện Công nghiệp, Công nghệ ô tô.
Vài năm trở lại đây, kết quả tốt nghiệp nghề hệ Trung cấp của trường đạt từ 98% - 100%. Trong đó năm 2020 là 100%. Kết quả tốt nghiệp THPT Quốc gia đạt 98-100%. Tuyển sinh hàng năm đều vượt chỉ tiêu, năm 2020 là 111,1%.
Hiện, trường có tổng số 1.500 học sinh theo học. Để đạt được số lượng này, Ban giám hiệu nhà trường cùng các cán bộ giảng dạy đưa ra các phương án tuyển sinh hấp dẫn nhằm thu hút học sinh đăng ký.
Bà Nguyễn Thị Hồng, hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Chúng tôi đưa cán bộ xuống từng trường THCS, qua từng cụm dân cư tổ chức các chương trình tư vấn tuyển sinh, để thông tin về nhà trường cũng như những ưu thế của chương trình 9+ đến được từng phụ huynh học sinh”.
Bà Nguyễn Thị Hồng, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề miền núi Yên Thế
Thông qua tư vấn tuyển sinh trực tiếp như vậy tại các trường THCS, các bậc phụ huynh học sinh rất yên tâm tin tưởng nhà trường, ủng hộ sự lựa chọn của con em mình.
Lý do khiến chương trình đào tạo 9+ thu hút được học sinh là học phí thấp, có nhiều chính sách hỗ trợ của địa phương. Mười tám tuổi ra trường, học viên có trong tay bằng nghề và có thể tham gia lao động với kỹ năng nghề thành thạo.
Sau khi tốt nghiệp, tỷ lệ học sinh đi làm chiếm khoảng 80%, còn lại 20% các em có nguyện vọng học liên thông lên cao đẳng với thời gian học khoảng 15 tháng là có bằng cao đẳng.
Theo bà Hồng, chương trình này có nhiều tính ưu việt, thể hiện rõ chính sách phân luồng đào tạo sau THCS của Nhà nước, định hình rõ cho học sinh con đường đi ngay từ khi tốt nghiệp THCS.
Chương trình đào tạo nghề kết hợp học văn hóa được xem là giải pháp hữu hiệu, mở ra một “cánh cửa” mới cho rất nhiều học sinh có cơ hội học tập và đào tạo nghề ngay từ khi còn rất trẻ.
Nữ hiệu trưởng đánh giá, mô hình này là xu hướng tất yếu trong kỷ nguyên số 4.0. Nhiều bạn trẻ sau khi kết thúc chương trình THCS đã chủ động đăng kí theo học mô hình đào tạo 9+ ở các trường trung cấp và cao đẳng. Hiệu quả của mô hình 9+ được thể hiện rõ hơn qua số lượng học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tại hệ thống giáo dục nghề nghiệp tăng từ 5% vào cuối năm 2014, lên 15% vào cuối năm 2019.
Đặc biệt, từ ngày 1/7/2020, Luật Giáo dục (sửa đổi) có hiệu lực thì cơ hội lựa chọn học nghề theo mô hình 9+ rộng mở hơn, theo đó người học có thể đăng ký học ở nhiều trình độ: Trung cấp, cao đẳng, đại học để có bằng kỹ sư thực hành, cử nhân thực hành.
Hiệu quả tích cực
Theo thông tin từ nhà trường, với mô hình 9+, sau khi tốt nghiệp, nhiều học viên của Trường Trung cấp nghề miền núi Yên Thế đã có việc làm ổn định. Một số có thu nhập hàng chục triệu đồng/tháng.
Như trường hợp anh Nguyễn Đức Hiếu (Đông Sơn, Yên Thế, Bắc Giang). Hiếu tốt nghiệp ngành công nghệ ô tô K7 và được doanh nghiệp lớn về ô tô tuyển dụng vào làm với mức lương hàng chục triệu đồng/tháng. Anh Hiếu cho biết, anh không còn làm tại doanh nghiệp vì có kế hoạch phát triển một gara ô tô và tiếp tục học, nâng cao tay nghề hơn nữa.
Nghề công nghệ ô tô được xem là đón đầu, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
Một học sinh khác của trường cũng khá thành đạt là Dương Văn Thắng (Xuân Lương, Yên Thế, Bắc Giang). Anh Thắng học nghề hàn tại trường Trung cấp nghề miền núi Yên Thế. Ra trường với bằng nghề, anh không xin vào làm tại các doanh nghiệp mà tự mở một xưởng cơ khí tại nhà. Thu nhập trung bình mỗi năm của anh là 200 triệu đồng, sau khi đã trừ các khoản chi phí.
Nhiều giáo viên của Trường đạt chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và dạy giỏi các cấp. Hiện nay, 100% cán bộ, giáo viên của Trường có trình độ đại học, trong đó hơn 20% cán bộ, giáo viên là thạc sĩ.
Hàng năm, trường tổ chức các Hội thi giáo viên dạy giỏi nhằm phát động phòng trào cũng như khuyến khích ý thức tự bồi dưỡng nghiệp vụ của giáo viên.
Học sinh Ninh Thị Phượng (SN 2004) đang theo học nghề điện tại trường chia sẻ, sau khi học hết lớp 9, cô quyết định đi học nghề điện tử dân dụng vì thấy phù hợp với bản thân và thị trường lao động.
Học sinh Ninh Thị Phượng - khoa Điện tử dân dụng.
“Gia đình em thuộc hộ nghèo của xã. Mẹ em bị bệnh, phải điều trị thuốc hàng tháng. Em thấy học theo mô hình 9+ là con đường ngắn nhất để đi làm. Khi bạn bè cùng tuổi còn đi học hoặc chưa tìm được việc, em đã có thể có bằng nghề, việc làm và thu nhập để nuôi mẹ", Phượng chia sẻ.
Phượng cũng cho biết, chương trình học văn hóa tại đây không bị áp lực nhiều bài vở. Các thầy cô dạy rất dễ hiểu, kiến thức và kỹ thuật không quá khó, chương trình học cũng vừa sức.
Malaysia được trở lại tập luyện, chờ tiếp tuyển Việt Nam
Bóng đá Malaysia ngưng trệ suốt 3 tháng qua, và quyết định mới được xem là tín hiệu tích cực.
Cùng với sự trở lại của các CLB, đội tuyển Malaysia cũng được "bật đèn xanh" tập trung.
Tất nhiên, Malaysia tập trung vào thời điểm nào còn phụ thuộc vào HLV Tan Cheng Hoe.
Theo xác nhận của FAM, bóng đá Malaysia bắt đầu nối lại tập luyện từ ngày 15/6.
Trước mắt, dựa theo quyết định của chính phủ, FAM có kế hoạch tổ chức trại tập trung cho Malaysia. Dự kiến kéo dài khá lâu.
Điều này giúp HLV Tan Cheng Hoe có thời gian làm việc cùng các cầu thủ. Đây cũng là hình thức đảm bảo việc giãn cách xã hội.
Malaysia chuẩn bị cho những cuộc chiến quan trọng ở giai đoạn 2, vòng loại World Cup 2022, khi lần lượt đấu UAE (8/10) và đội tuyển Việt Nam (13/10).
Hiện tại, Malaysia xếp nhì bảng G vòng loại World Cup 2022 với 9 điểm. Việt Nam đang dẫn đầu, là đội duy nhất trong bảng đấu có thành tích bất bại, giành 11 điểm.
Cuộc chiến giữa Malaysia với Việt Nam ở Bukit Jalil, Kuala Lumpur, quyết định trực tiếp đến cơ hội vào giai đoạn 3 của hai đội.
评论专区