Thể thao

Đà Lạt lên cơn sốt đất: Hơn 200 triệu đồng/m2 đất khu trung tâm

字号+ 作者:NEWS 来源:Thể thao 2025-01-19 02:42:43 我要评论(0)

Tại trục đường Nguyễn Chí Thanh, Phan Bội Châu giá đất được rao bán hơn 200 triệu/m2.Sau khi UBND tỉlich nhalich nha、、

Đà Lạt lên cơn sốt đất: Hơn 200 triệu đồng/m2 đất khu trung tâm  - 1

Tại trục đường Nguyễn Chí Thanh, Phan Bội Châu giá đất được rao bán hơn 200 triệu/m2.

Sau khi UBND tỉnh Lâm Đồng công bố quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết tại khu vực Hòa Bình, giá đất ở đây liên tục biến động. Các khu vực quanh trung tâm Hòa Bình, Chợ Đà Lạt được đẩy lên cao "kỷ lục". Cách đây một năm, khu vực này cũng nơi cao nhất cũng chỉ mới rao bán khoảng 150 triệu đồng/m2 nhưng nay đã lên tới hơn 200 triệu đồng/m2.

Khảo sát tại khu vực trung tâm Đà Lạt (khu Hòa Bình), đường Nguyễn Chí Thanh, Bùi Thị Xuân, Phan Bội Châu, Lê Thị Hồng Gấm các chủ đất đều cho biết giá đất sẽ còn tăng cao. Một số chủ đất còn dự đoán chỉ vài tháng nữa đất ở đây sẽ tăng lên 300 triệu đồng/m2.

"Giá giờ là giá chung rồi em ạ, ở đây bây giờ giá cũng phải trên 200 triệu đồng/m2 em ạ, không rẻ hơn được đâu. Em cứ đi hỏi xung quanh đây thì sẽ rõ chứ tụi anh đẩy giá lên cao làm gì. Sắp tới, Đà Lạt trở thành TP trực thuộc Trung ương giá còn cao gấp nhiều lần. Em đầu tư khách sạn thì vị trí này quá đẹp, vừa gần chợ, vừa gần Hồ Xuân Hương, em không đầu tư nhanh là có người đầu tư ngay", chủ khu đất trên đường Bùi Thị Xuân chia sẻ.

Đà Lạt lên cơn sốt đất: Hơn 200 triệu đồng/m2 đất khu trung tâm  - 2
Những khu vực quanh chợ Đà Lạt đều đồng loạt tăng giá kỷ lục.

Theo chia sẻ của người dân địa phương, giá đất tại Đà Lạt tăng mạnh từ khoảng một năm trở lại đây. Tùy vào vị trí, đường lớn hay nhỏ mà giá tăng từ 10 - 100 triệu đồng/m2. Giới đầu tư ở đây chủ yếu để xây dựng nhà hàng, khách sạn. Thậm chí, có những con hẻm nhỏ trước đây giá chỉ khoảng 20 triệu/m2 nhưng nay cũng được đẩy lên 70, 80 triệu đồng/m2.

"Diện tích đất ở đây là 86m2, giá bán là 17 tỉ, em có thể thương lượng một chút. Đường này ô tô vào thoải mái, giao thông lại thuận tiện, nhiều người trả 16,5 tỉ mà anh không bán. Nếu em có thiện chí mua thì đặt cọc trước 7 tỉ anh làm hồ sơ luôn. Đất này giờ nhiều người hỏi lắm, em không mua là mai có người đến mua liền", ông Thiên - chủ khu đất trên đường Lê Đại Hành giới thiệu.

Trên các trang web mua bán nhà đất, nhiều khu vực trung tâm còn được rao bán từ 300 - 400 triệu đồng/m2. Chưa dừng lại ở đó, nhiều khu vực cách TP hơn 40km cũng được rao bán hơn 20 - 30 triệu đồng/m2 dù chỉ là đất nông nghiệp, bán giấy tay.

"Thấy đất ở trung tâm giá cao quá tôi đi ra khu vực ngoài rìa cách TP tầm 40 km để mua thì thấy giá cũng cao ngất ngưởng. Khu Tà Nung, Xuân Thọ tôi hỏi họ cũng đều báo giá gần 30 triệu đồng/m2 dù là đất nông nghiệp và chưa có sổ. Mua bán cũng bằng giấy viết tay hết. Tôi tính mua đất để mở quán cà phê và xây homestay nhưng thấy giá cao và pháp lý bất ổn quá nên thôi", chị Thiên Ý chia sẻ.

Đà Lạt lên cơn sốt đất: Hơn 200 triệu đồng/m2 đất khu trung tâm  - 3
Chủ yếu khu vực này để xây khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ phục vụ khách du lịch.

Do giá đất tăng cao, nhiều người dân ở Đà Lạt cũng bỏ việc đi làm "cò" đất để kiếm thêm thu nhập. Nhiều người chỉ vài tháng đã kiếm được hàng tỉ đồng. Người có vốn thì vừa làm cò vừa mua đi bán lại để kiếm lời nhanh.

"Cứ bán được nhà hay đất thì chủ nhà sẽ chia từ 1 - 2% trên tổng giá trị tài sản. Mình khéo léo thì mình đẩy giá lên để ăn chênh lệch. Lúc trước, tôi làm bên kinh doanh hải sản nhưng từ lúc giá đất đẩy lên cao tôi chuyển qua bên môi giới bất động sản luôn. Giờ hàng trăm người đi làm môi giới nên cũng cạnh tranh lắm nhưng vẫn kiếm ăn được", anh Hòa (ngụ Đà Lạt) chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Như Bình - Chuyên gia môi giới bất động sản, giá đất tại Đà Lạt cao chỉ là giá "ảo" và cơ quan chức năng cần sớm ngăn chặn tình trạng trên.

"Thực tế giá trị đất ở khu vực trung tâm và các khu vực vùng ven Đà Lạt cũng chỉ bằng 1/2 so với giá rao bán. Tuy vậy, nhiều chủ đất thổi giá lên để kiếm lời. Một người thổi giá rồi cả trăm người thổi giá nên mới có giá cao như bây giờ. Người dân không nên mua đất thời điểm này để tránh bị mua giá "cắt cổ". Các khu vực vùng ven nhiều người bán giấy tay cũng rất nguy hiểm nếu sau này xảy ra tranh chấp".

Đại diện Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cho biết đã chỉ đạo các ban ngành liên quan tìm hiểu vấn đề trên và sớm có thông tin về sự việc cho người dân.

Vừa qua, UBND TP Đà Lạt vừa công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt “Quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị tỷ lệ 1/500 khu vực trung tâm Hòa Bình, TP Đà Lạt”. Khu vực quy hoạch này có diện tích 30ha (thuộc phường 1, TP Đà Lạt), phạm vi từ đường Trần Quốc Toản, Bùi Thị Xuân, Lý Tự Trọng, hẻm nhà thờ Tin Lành, Nguyễn Văn Trỗi, đến đầu đường Ba Tháng Hai, Nguyễn Chí Thanh, đường dẫn xuống Lê Đại Hành qua vòng xoay đài phun nước gần cầu Ông Đạo (Nguyễn Văn Cừ, Lê Đại Hành, Trần Quốc Toản).

Xuân Hinh

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Đề kháng kháng sinh đang đặt ra nhiều thách thức lớn cho các nhà sản xuất và cung cấp dược phẩm, trong đó phải kể đến hai vấn đề quan trọng: chống hàng giả và phát triển bền vững.

{keywords}

Đề kháng kháng sinh gia tăng do sự lạm dụng thuốc

Tháng 9/2016, tại UNGA, GSK đại diện 13 công ty dược phẩm hàng đầu đã đưa ra lộ trình phòng chống đề kháng kháng sinh trên toàn cầu. Chống hàng giả và phát triển bền vững là 2 trong 6 nội dung then chốt của lộ trình này.

Cuộc chiến chống hàng giả

Theo ước tính của WHO, kháng sinh là một trong những loại thuốc bị làm giả nhiều nhất, chiếm khoảng 28% lượng thuốc giả toàn cầu. Trong đó, nhóm thuốc giả kháng sinh họ beta-lactam, bao gồm cả penicillin và amoxicillin, chiếm khoảng 50% lượng thuốc kháng sinh giả.

Mặc dù Châu Phi và Châu Á chỉ tiêu thụ 10.6% lượng thuốc toàn cầu nhưng lượng thuốc kháng sinh giả và kém chất lượng xâm nhập vào các khu vực này là cao hơn nhiều so với tỷ lệ dân số. Thị trường dược phẩm tại Việt Nam được đánh giá có mức tăng trưởng cao trong khu vực Đông Nam Á với tỷ lệ tăng 16% mỗi năm, tổng tiêu thụ thuốc khoảng 3,3 tỷ USD, có thể là “miếng đất tiềm năng” của dược phẩm giả.

{keywords}

Thuốc giả và kém chất lượng khiến gia tăng đề kháng kháng sinh

Thuốc giả gây ra nhiều nguy hại: phát triển hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc/đa kháng thuốc, gây độc và các tác dụng không mong muốn cho cơ thể, điều trị bệnh không hiệu quả... Vì thế, bên cạnh những cam kết về chất lượng sản phẩm, GSK chủ động tham gia cuộc chiến chống hàng giả để bảo vệ quyền lợi bệnh nhân không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.

Chuẩn hóa các biện pháp và mẫu đóng gói chính hãng là những bước cần thực hiện để phòng tránh hàng giả. GSK đã đầu tư vào các giải pháp công nghệ như hình ảnh 3 chiều, kỹ thuật in chìm, kỹ thuật mã hóa, nhận diện kỹ thuật số,… Các nền tảng kỹ thuật có sẵn này được GSK cẩn trọng xem xét về khả năng ứng dụng tùy theo tình hình kinh tế, văn hóa, cơ sở hạ tầng và chi phí cơ bản của mỗi quốc gia.

Việc thể hiện trách nhiệm cao trong cuộc chiến chống hàng giả ngay từ công đoạn sản xuất của các công ty dược phẩm cùng với việc thắt chặt trong quản lý thuốc của cơ quan nhà nước, sẽ giúp bệnh nhân tăng cơ hội tiếp cận thuốc kháng sinh đúng chất lượng.

Sáng kiến phát triển bền vững

Những năm vừa qua, ngành dược liên tục tăng tốc các nỗ lực về công nghiệp xanh và phát triển bền vững. GSK với vai trò là một trong những tập đoàn dược phẩm hàng đầu của ngành dược phẩm cũng đẩy mạnh những cam kết sử dụng quy trình và nguyên liệu xanh trong sản xuất các hoạt chất dược phẩm và thành phẩm.

Để bảo vệ môi trường, GSK cam kết giảm 25% khí thải carbon, tiết kiệm 20% lượng nước tiêu thụ và giảm được 50% chất thải cho đến năm 2020 (so với năm 2010).

{keywords}

Giữ xanh môi trường là một trong những mục tiêu phát triển bền vững

Năm 2012, GSK đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất men tại Singapore vì công nghệ lên men có ưu thế vượt hơn các quy trình hóa học trong việc sản xuất amoxicillin, giúp giảm 25% dấu vết carbon (carbon footprint) tương đương với 36.000 tấn carbon dioxide hay 7.660 xe hơi thải ra trên đường mỗi năm.

GSK hiện là công ty dược phẩm duy nhất đạt được tiêu chuẩn Carbon và Nước của Carbon Trust cho những hoạt động cắt giảm khí thải carbon và sử dụng nước trên toàn cầu.

GSK hiện đang dẫn đầu chỉ số tiếp cận thuốc lần thứ 5 liên tiếp, giữ vai trò tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, chính sách giá, sản xuất, phân phối thuốc và quyên góp thuốc.

Tư vấn thêm với bác sĩ và truy cập http://vn.gsk.com để biết thêm thông tin. Chương trình hành động phòng chống đề kháng kháng sinh do VPĐD GSK Pte Ltd tại TP.HCM phối hợp cùng Hội Hô hấp TP.HCM thực hiện.

Thúy Ngà

" alt="Thách thức của ngành dược trước đề kháng kháng sinh" width="90" height="59"/>

Thách thức của ngành dược trước đề kháng kháng sinh

Ngành thông tin và truyền thông bứt phá để đất nước phát triển đột pháGiới thiệu nền tảng Make in Việt Nam tại triển lãm trước khi hội nghị diễn ra. Ảnh: Trọng Đạt

Ở lĩnh vựcViễn thông đã thực hiện 11 đợt nhắn tin với hơn 15 tỷ tin nhắn tới hơn 2 tỷ lượt thuê bao; 2,6 triệu tin nhắn ủng hộ với giá trị hơn 152 tỷ đồng; thay đổi logo, âm báo cuộc gọi; tăng 50% dung lượng data mà không tăng cước; tăng gấp đôi băng thông truy cập mà không tăng giá; miễn phí cước data cho học sinh và giáo viên khi sử dụng nền tảng đào tạo trực tuyến tới hơn 30.000 trường học. Đây là những biện pháp chỉ có ở Việt Nam mới làm được và làm hiệu quả.

Ứng dụng công nghệ thông tin đã thực hiện cuộc thao diễn thực chiến lớn nhất từ trước đến nay với lực lượng gần 1000 kỹ sư từ các doanh nghiệp phát triển trên 20 ứng dụng phục vụ phòng, chống dịch.

Trong việc truy vết, giám sát cách ly, Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới có đủ bộ giải pháp từ mức nhà mạng, mức trạm thu phát sóng BTS, mức sử dụng định vị vệ tinh GPS đến mức theo dõi tiếp xúc gần dưới 2m dùng Bluetooth. 12 nền tảng và hàng trăm ứng dụng phục vụ cuộc sống, làm việc không tiếp xúc đã được ra mắt.

Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3, 4 tăng trưởng ấn tượng. Đặc biệt, Bộ TT&TT, Bộ Y tế hoàn thành 100% DVCTT mức độ 4. Hiệu quả cung cấp DVCTT cũng chuyển biến đáng kể với tỷ lệ DVCTT mức độ 3,4 phát sinh hồ sơ tăng gấp đôi so với năm 2019.

Ngành thông tin và truyền thông bứt phá để đất nước phát triển đột phá
Trình diễn nhiều sản phẩm công nghệ Make in Vietnam
 

Bên cạnh đó, hoạt động trên không gian mạng tăng lên nhưng công tác bảo đảm an toàn an ninh mạng thực hiện tốt. Số lượng cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam giảm 26% so với 6 tháng cuối năm 2019, và giảm 27,1% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2019. Doanh thu mảng này trong 6 tháng đầu năm đạt gần 800 tỷ đồng, tăng 67,8% so với cùng kỳ so tháng đầu năm 2019. Trong đó, doanh thu sản phẩm nội địa so với doanh thu nhập khẩu tăng từ 37,2% năm 2019 lên 50,8% vào tháng 6/2020.

Lĩnh vực Công nghiệp ICT đặt dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển khi Việt Nam chủ động đầu tư nghiên cứu, sản xuất các thiết bị mạng 5G và thiết bị đầu cuối 5G; đã thực hiện cuộc gọi đầu tiên trên thiết bị 5G Make in Việt Nam và dự kiến một số thiết bị 5G đầu tiên mang thương hiệu Việt Nam sẽ được thương mại hoá vào cuối năm 2020.

Báo chí tuyên truyền đã thực sự trở thành một trong những lực lượng chủ chốt trên tuyến đầu chống dịch, đã đăng tải tổng số gần 600.000 tin, bài về dịch Covid-19. Các giá trị của báo chí được thể hiện rất rõ nét: Thông tin được chứng thực, đưa thông tin hướng dẫn phòng, chống dịch và đưa thông tin vì lợi ích cộng đồng. Hệ thống loa truyền thanh thông tin cơ sở tại xã phường đã hồi sinh, phát huy tối đa tác dụng vốn có của mình trong đại dịch.

Hội sách quốc gia chào mừng Ngày Sách Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức bằng hình thức trực tuyến trên sàn Book365.vn, thu hút hơn 10 triệu lượt truy cập và tham gia.

"Cơ hội thay đổi thứ hạng quốc gia"

Một cách trực diện, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã nêu ngay 6 định hướng và 8 việc lớn cần làm ngay của ngành khi phát biểu kết luận hội nghị.

Người đứng đầu ngành cho rằng, đây là cơ hội để đẩy nhanh và toàn diện chuyển đổi số trên bình diện toàn bộ quốc gia: cả kinh tế, cả xã hội; cả nhà nước, cả doanh nghiệp; cả cộng đồng, cả người dân. Đất nước có thể nhân lúc này mà đầu tư mạnh cho chuyển đổi số, phát triển các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

Ngành thông tin và truyền thông bứt phá để đất nước phát triển đột phá
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: "Khi đất nước có tình huống khẩn cấp thì mới thấy ý nghĩa của nền kinh tế tự chủ".

Người đứng đầu ngành lưu ý cần phát triển thị trường trong nước. 100 triệu dân là thị trường, là tài nguyên lớn nhất của Việt Nam. Lúc Covid-19 mới càng thấy rõ giá trị này.

"Các doanh nghiệp ICT Việt Nam hãy coi thị trường trong nước là cái nôi để từ đây mà lớn lên, trưởng thành và đi ra toàn cầu" - Bộ trưởng nói.

Nhưng, dù toàn cầu hóa hay mở cửa, Việt Nam vẫn phải tính đến các tình huống bị cô lập. Điều này chỉ có thể được giải quyết bằng cách xây dựng nền kinh tế tự chủ: Make In Vietnam. Khi đất nước có tình huống khẩn cấp thì mới thấy ý nghĩa của nền kinh tế tự chủ.

Một bài học nữa là khi khó khăn thì dễ ra các quyết định lớn.

"Các doanh nghiệp, các đơn vị trong ngành tận dụng cơ hội này để chuyển đổi số, để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, ra các quyết định áp dụng mô hình quản trị mới, mô hình kinh doanh mới, mở rộng không gian, sáng tạo các sản phẩm và dịch vụ mới, dựa trên dữ liệu và công nghệ số".

Người đứng đầu ngành TT&TT cũng nhắc tới bài học về niềm tin. Theo ông, đại dịch đã khơi dậy các giá trị văn hoá cốt lõi Việt Nam cũng như các ưu việt của chế độ. Đây chính là sức mạnh nội sinh để Việt Nam bứt phá.

"Các quốc gia phát triển, các doanh nghiệp vĩ đại đều dựa trên sức mạnh tinh thần, sức mạnh văn hoá. Và đây cũng chính là sự khác biệt bền vững để các doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh phát triển".

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, chống dịch hiệu quả và thành công ở châu Á và ngược lại ở phương Tây đánh dấu sự trỗi dậy của châu Á. Các giá trị châu Á, cả chế độ, thể chế và văn hoá, sẽ được khẳng định sau đại dịch, như là sự bắt đầu của kỷ nguyên phương Đông, sẽ tạo một chỗ đứng mới cho Việt Nam. Khát vọng Việt Nam hùng cường thịnh vượng cần được báo chí, truyền thông khơi dậy hơn bao giờ hết.

"Covid-19 cũng làm chúng ta tư duy lại chủ nghĩa tiêu dùng vật chất quá mức, tàn phá thiên nhiên, không coi trọng đời sống tinh thần. Chuyển đổi số sẽ làm giảm tiêu xài vật chất, giúp con người dành nhiều thời gian hơn cho đời sống tinh thần", Bộ trưởng Hùng nhìn nhận.

Kết thúc hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh nhấn mạnh, 6 tháng đầu năm là sự tập dượt, 6 tháng cuối năm là thời cơ để bứt phá vươn lên. Ngành TT&TT phải bứt phá vươn lên để Việt Nam phát triển đột phá.

6 định hướng lớn của Bộ TT&TT:

Bưu chính sẽ trở thành hạ tầng mạng lưới, đảm bảo dòng chảy vật chất bên cạnh dòng chảy dữ liệu. Viễn thông trở thành hạ tầng số, bao gồm hạ tầng viễn thông băng rộng và hạ tầng điện toán đám mây. Ứng dụng công nghệ thông tin trở thành chuyển đổi số. An toàn thông tin với sứ mệnh làm chủ hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng. Công nghiệp ICT với sứ mệnh Make in Vietnam. Báo chí truyền thông với sứ mệnh khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường thịnh vượng. 

Những việc cần làm ngay:

1, Các đơn vị CNTT của bộ ngành và địa phương tham mưu các bộ ngành và địa phương ra nghị quyết chuyên đề của cấp uỷ và chiến lược chuyển đổi số của cấp chính quyền ngay trong năm 2020.

2, Các cục và trung tâm CNTT của các bộ, ngành bổ sung thêm việc và đổi tên thành cục chuyển đổi số hoặc trung tâm chuyển đổi số. Bộ TT&TT sẽ đề xuất Chính phủ về việc này.

3, Các bộ, ngành và địa phương đưa dịch vụ công lên trực tuyến đạt 100% mức độ 4, chậm nhất là vào năm 2021.

4, 100% các địa phương triển khai trục kết nối liên thông dữ liệu.

5, 100% các hệ thống CNTT của các cơ quan chính quyền phải thực hiện bảo vệ 4 lớp ngay trong năm 2020.

6, Mỗi người có một điện thoại thông minh.

7, Mỗi hộ gia đình có một đường Internet cáp quang tốc độ cao.

8, Phát triển các doanh nghiệp triển khai ứng dụng công nghệ số tại các địa phương." alt="Ngành thông tin và truyền thông bứt phá để đất nước phát triển đột phá" width="90" height="59"/>

Ngành thông tin và truyền thông bứt phá để đất nước phát triển đột phá

 Chủ đầu tư đã ký 97 hợp đồng góp vốn, hợp đồng mua bán nhà với khách hàng khi chưa xây dựng xong phần móng đối với dự án khu nhà ở thương mại, tiểu khu đô thị số 2, phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

UBND tỉnh Lào Cai vừa ra quyết định số 1417/QĐ-UBND xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản đối với Công ty CP Bitexco do ông Vũ Quang Hội - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc làm đại diện.

{keywords}

Phối cảnh tổng thể khu đô thị do Bitexco đầu tư xây dựng tại tỉnh Lào Cai.

Theo đó, Bitexco bị phạt 150 triệu đồng vì đã có hành vi vi phạm hành chính huy động vốn và mua bán nhà ở thương mại theo hình thức ứng tiền trước trong đầu tư xây dựng đối với dự án phát triển nhà ở, dự án kinh doanh bất động sản không đúng quy định hiện hành.

Cụ thể, Bitexco đã ký 97 hợp đồng góp vốn, hợp đồng mua bán nhà với khách hàng khi chưa xây dựng xong phần móng đối với dự án khu nhà ở thương mại, tiểu khu đô thị số 2, phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

“Hành vi vi phạm hành chính trên được quy định tại điểm a, Khoản 3, Điều 35 Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ và có tình tiết tăng nặng là Công ty Cổ phần Bitexco có hành vi vi phạm hành chính nhiều lần (ký 97 hợp đồng) và có hành vi trốn tránh (Không ký biên bản vi phạm hành chính), được quy định tại điểm b, k Khoản 1 Điều 10 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012” – quyết định nêu rõ.

UBND tỉnh Lào Cai yêu cầu Công ty Cổ phần Bitexco chấm dứt ngay hành vi vi phạm trên và nghiêm túc thực hiện việc mua bán nhà ở theo đúng quy định của pháp luật.

Được biết, Công ty CP Bitexco có địa chỉ trụ sở chính tại Tháp The Manor, đường Mễ Trì, phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Hồng Khanh

Siêu dự án 'phù phép' hàng nghìn mét vuông đất" alt="Bán nhà ‘trên giấy’, Bitexco bị phạt 150 triệu đồng" width="90" height="59"/>

Bán nhà ‘trên giấy’, Bitexco bị phạt 150 triệu đồng