Tạ Duy Anh: Một kỷ niệm văn chương dở khóc, dở cười
作者:Giải trí 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-22 14:52:14 评论数:
Khi đó tôi đang làm công việc giáo vụ của trường Viết văn Nguyễn Du. Một hôm tôi được giao nhiệm vụ là phải mời bằng được nhà văn N… vào giảng bài cho các sinh viên trường viết văn. Ông là nhà văn,ạDuyAnhMộtkỷniệmvănchươngdởkhócdởcườlịch trực tiếp ngoại hạng anh nhà thơ nổi tiếng, vì thế, sự có mặt của ông vào đúng thời điểm nhà trường đang gặp khó khăn, là vô cùng cần thiết. Vì thế buổi giảng bài của ông được đưa lên thành công việc trọng điểm trong tuần. Khi lãnh đạo nhà trường trực tiếp đến mời, nhà văn N… nói là ông rất ngại. Nhưng rất may là vào phút chót ông cũng nhận lời.
Trước khi buổi giảng diễn ra vài hôm, tôi đã phải trực tiếp gặp và nói với các sinh viên về tầm quan trọng của sự kiện nhà văn N… đến trao đổi nghề nghiệp. Nhiều sinh viên không quan tâm. Có người còn tỏ ra chế nhạo. Nhưng tôi vẫn kiên nhẫn nhắc lại vài lần nữa, đặc biệt là vào ngay trước hôm diễn ra bài nói chuyện của nhà văn N… Tôi rất sợ mọi việc không như ý thì lợi bất cập hại.
Đúng lịch tôi đến cơ quan rất sớm, cùng lái xe đi đón nhà văn N… ở một khu tập thể. Những gì tôi lo lắng đã không xảy ra. Tuy vẫn còn vắng một hai người, nhìn chung đó là buổi học khá đầy đủ sĩ số. Tôi biết nhiều sinh viên phải miễn cưỡng ngồi nghe nhưng họ cũng không để lộ thái độ làm mếch lòng người khác. Như mọi cuộc diễn thuyết trước đó, nhà văn N… khá bốc. Hôm ấy bỗng đâu ông như trút ra nỗi niềm bấy lâu phải nén xuống trong lòng, khi ông nói to lên rằng: “Điều tôi muốn nói với các em là đừng để cho bất cứ ai, bất cứ thằng nào … xía vào quyết định số phận cuộc đời mình”. Tôi còn nhớ như in vẻ mặt nhà văn N… lúc ông nói điều đó. Nó đầy vẻ bất cần. Cứ như ông vừa tự tháo xiềng cho mình. Sau đó ông cũng nói về thơ, văn nhưng khá khiêm tốn. Cuối cùng ông đọc thơ, một bài thơ chỉ có ý mà không còn lời, tức là chủ về triết lý, khá khô khan.
Chiều hôm ấy, để tăng thêm sự trọng thị của nhà trường, Ban giám hiệu cử tôi cùng với mấy học sinh nữ, ăn mặc tươm tất, mang biếu nhà văn N… một giỏ quà. Chỉ gồm bó hoa và ít quả tươi. Chúng tôi đến đúng lúc nhà văn N… không có nhà. Tôi bèn để quà lại cùng mấy lời ghi trên tờ giấy. Hôm sau nhà văn N… gọi điện cho tôi. Giọng ông nhẹ nhàng, cực kỳ ấm áp. Ông lịch sự và rất xúc động cảm ơn tôi. Sau đó ông thật lòng bảo thêm: “Để đáp lại thịnh tình của nhà trường và các bạn sinh viên, tôi sẽ đến nói chuyện thêm một buổi nữa”.
Tôi buông máy là đi gặp lãnh đạo ngay. Tình huống phát sinh này khiến chúng tôi lúng túng. Một buổi đã khổ với việc gom những ông bà sinh viên kiêu ngạo, giờ thêm buổi nữa không biết sẽ làm thế nào để giữ chân họ đây. Nhưng không thể không đáp ứng tấm chân tình của nhà văn N… Cuối cùng nhà trường vẫn quyết định chính thức mời ông buổi thứ hai. Ông hoàn toàn đồng ý và tỏ ra rất vui. Nhưng tôi thì không thể cười được. Tôi biết là mình sắp khốn nạn. Tôi lại phải dùng mọi cách để nói với sinh viên, về buổi giảng thứ hai của ông, là buổi mà ông chia sẻ nhiều bí mật về ông và thế hệ ông. Tôi nhấn mạnh rằng, nhà văn N… rất quý các bạn nhà văn, nhà thơ trẻ mà ông tin là có tài! Đôi khi tôi vẫn phải dùng bài nịnh rẻ tiền đó. Nhiều người phản ứng ra mặt là họ nghe thế quá đủ rồi. Tôi vẫn kiên nhẫn thuyết phục nhưng không dám nói ra tình cảnh bi hài mà nhà trường đang bị lâm vào.
Thời gian đó trường Viết Văn vừa chiêu sinh một lớp viết báo ngắn hạn. Khóa học dự kiến sẽ khai giảng sau buổi nói chuyện thứ hai của nhà văn N… vài ngày. Một số học viên từ các tỉnh xa đã có mặt, tôi ước khoảng hơn chục người. Khi nhà văn N… bước vào phòng khách, tôi gần như ù hết cả tai. Nhưng tôi vẫn hy vọng các ông bà sinh viên viết văn, sau chầu cà phê sáng, sẽ dẫn xác vào lớp. Chỉ cần họ ngồi trong lớp, còn nghe gì hay nghĩ gì tôi cũng không quan tâm.
Đã quá giờ vào lớp gần tiếng đồng hồ mà vẫn chỉ thấy chưa đầy chục người, ai cũng lộ vẻ thờ ơ. Tôi biết là hỏng to tồi. Tôi vội chạy lên các phòng có học sinh ngắn hạn, chủ yếu ở khu vực phía Nam, đang còn nghỉ lấy sức sau chuyến đi tầu hỏa xuyên Việt. Tôi làm bộ quan trọng bảo với họ như sau: “Các bạn thật là những người may mắn. Các bạn đến nhập học đúng vào hôm nhà trường mời được nhà văn, nhà viết kịch, nhà thơ, triết gia lão thành N… một nhà văn cỡ thế giới. Đây là đặc ân ông chỉ dành cho học sinh viết văn. Bởi vì mời được ông khó vô cùng. Vì thế ngay lập tức chúng tôi nghĩ đến các bạn. Ta cần phải tận dụng cơ hội hiếm hoi này để nghe một nhà văn lớn của đất nước nói chuyện. Trân trọng mời các bạn cứ vào lớp nghe tự nhiên.”
Mọi người mắt đều sáng lên. Họ tin vào lời tôi. Bản thân họ cũng thấy đó là dịp hiếm. Sau khi giục họ nhanh chóng xuống và ổn định chỗ ngồi, tôi chạy vào lớp. Thêm được một, hai người, y như cảnh rã đám của chợ chiều. Có trời cũng không thể tìm thêm được những ông bà sinh viên còn lại. Đành phải mời nhà văn N… lên giảng đường. Mặc dù được bổ sung hơn chục học viên của lớp ngắn hạn nên các bàn không đến nỗi bỏ trống, nhưng nhà văn N… chỉ liếc qua đã biết ngay là ông quá cả tin, bị lừa bởi màn kịch của nhà trường và lẽ dĩ nhiên thủ phạm chính là tôi, khiến ông bị rơi vào tình thế vô duyên. Nhưng là người lịch duyệt và từng trải, ông chỉ hơi nhíu mày lại rồi vẫn nhiệt tình giảng bài, y như chẳng có chuyện gì. Chỉ có điều, kết thúc buổi nói chuyện là ông lên xe về ngay không muốn nhìn thấy bất cứ ai, lòng có lẽ rất buồn và chắc chắn là ông bị tổn thương sâu sắc. Ông có thể đã rất giận tôi là không nói thật với ông. Nhưng tôi cũng như ông, là sản phẩm của một thứ văn hóa đóng kịch. Chúng tôi biết mọi chuyện thế là thất bại. Nghe đâu sau đó cũng có một cái hội nghị bàn về tương lai của trường viết văn và có mặt nhà văn N… Ông nói tốt hay xấu về trường là điều tôi không bao giờ biết, vì tôi không chủ định tìm hiểu. Nhưng cảm giác về sự có lỗi với ông thì sẽ còn bám theo tôi rất nhiều năm sau…
(Theo Tạ Duy Anh/ Báo Xuân Tiền Phong)