Nhận định

Chín năm không thưởng Tết

字号+ 作者:NEWS 来源:Thể thao 2025-02-06 19:23:18 我要评论(0)

Đó là khi tôi còn làm cho một công ty Việt Nam hơn 10 năm trước. Tết ấy,ínnămkhôngthưởngTếcup c1 châcup c1 châu âucup c1 châu âu、、

Đó là khi tôi còn làm cho một công ty Việt Nam hơn 10 năm trước. Tết ấy,ínnămkhôngthưởngTếcup c1 châu âu tôi lì xì cho mấy đứa cháu phong bao rất đẹp, bóc xong, có đứa nhảy cẫng lên vì mừng.

Năm tiếp theo, thưởng Tết của tôi giảm còn bốn tháng lương, mặt tôi hơi giống mấy bác quảng cáo thuốc đau bụng. Bởi xét về số lượng, dự án và khối lượng công việc, tôi tham gia gấp đôi năm trước.

Nếu có một thứ bí ẩn hơn tam giác quỷ Bermuda thì đó chính là thưởng Tết. Người làm công ăn lương hầu hết không có cách nào để biết tiền thưởng mình sẽ nhận được cuối năm. Nó không chỉ phụ thuộc vào hiệu suất làm việc của cá nhân, kết quả kinh doanh của công ty mà có những nơi, nó còn phụ thuộc rất lớn vào "tâm trạng của sếp". Thưởng Tết được nhiều đồng nghiệp cũ của tôi gọi là dịp "chia thịt trâu".

Câu hỏi tôi hay nhận được những ngày này là: "Năm nay thưởng Tết to không?". Câu trả lời của tôi chín năm qua là "không có".

Chín năm kể từ khi chuyển sang làm việc cho các tập đoàn đa quốc gia, tôi không còn được nhận thưởng Tết. Không phải vì công ty kinh doanh không tốt hay sếp "ghét" mà bởi vì tôi đã được nhận "thưởng Tết" suốt mười hai tháng trong năm rồi.

Tôi từng làm việc cho ba công ty Mỹ khác nhau, họ đều có cách "thưởng Tết" giống nhau. Ngay khi đặt bút ký hợp đồng, người lao động đã biết chính xác tiền lương nhận được mỗi tháng và mức thưởng được nhận nếu hoàn thành chỉ tiêu.

Hợp đồng lao động mô tả chi tiết thu nhập theo mục tiêu đề ra, gọi là OTE (On-target earnings). OTE gồm lương cố định nhận được mỗi tháng và thưởng theo hiệu suất. Tuỳ công ty và vị trí mà tỷ lệ hai phần này khác nhau. Tính chất công việc khác nhau sẽ có cách tính hiệu suất khác nhau. Ví dụ, nhân viên kinh doanh sẽ dựa trên doanh số bán hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng là số trường hợp hỗ trợ khách và điểm đánh giá hài lòng trung bình...

Số tiền thưởng nhận được tỷ lệ thuận với mức hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra trong hợp đồng. Điểm chung là mỗi nhân viên luôn biết được chính xác mức độ hoàn thành chỉ tiêu của mình một cách minh bạch, công khai và khách quan bất kể khi nào truy cập vào tài khoản của mình trong hệ thống của công ty.

"Tâm trạng của sếp" ở các công ty nước ngoài tôi trải qua không tác động được gì tới mức thưởng của nhân viên. Ngược lại, chính nhân viên mới là người quyết định thu nhập và tâm trạng sếp. Vì khi tất cả nhân viên hoàn thành chỉ tiêu thì sếp mới đạt được chỉ tiêu của mình và được nhận đủ lương, thưởng. Thế nên sếp và nhân viên phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau tối đa để cùng đạt chỉ tiêu và nhận thưởng mỗi tháng.

Nhờ cách tính lương, thưởng này mà nhân viên chúng tôi hiểu, mình là người sẽ quyết định phần lớn mức thu nhập của chính mình. Nói vậy vì trong tổng thu nhập hàng năm cũng có một phần, thường là không lớn và có ý nghĩa động viên, phụ thuộc vào kết quả chung của toàn công ty.

Tôi và các đồng nghiệp đều thích cách tính kiểu này. Nó giúp tôi dễ hoạch định các kế hoạch tài chính cá nhân và bớt hồi hộp mỗi dịp Tết đến xuân về.

Có lần, một chủ doanh nghiệp ở Việt Nam khăng khăng với tôi, thưởng Tết là cách anh khiến nhân viên gắn bó với doanh nghiệp hơn. Tôi lại không thích khái niệm gắn bó kiểu này vì chính tôi từng trải nghiệm.

Sau sáu năm làm việc tại đó, đến giữa năm 2013, tôi xin nghỉ để chuyển sang công ty nước ngoài. Trong gần nửa năm làm việc, tôi đã tận tâm, đóng góp cho công ty ít nhiều, cộng sự đều thừa nhận. Nhưng, tuyệt nhiên không ai còn nhớ và gọi tôi về chia thưởng năm đó. Đó là một phần lý do tôi thấy ở nhiều công ty Việt Nam, càng gần Tết càng ít người chuyển việc vì tâm lý gắn bó bất đắc dĩ với công ty thêm một hai tháng, đợi nhận thưởng Tết xong mới xin nghỉ. Sau tết Âm lịch, nhiều công ty thường đối mặt với "mùa chuyển việc".

Một lần khác, xin nghỉ việc ở công ty nước ngoài, tôi được trả toàn bộ tiền lương tính đến ngày làm việc cuối cùng và các chế độ khác. Hai tháng sau khi nghỉ việc, tôi vẫn tiếp tục nhận được tiền thưởng cho những dự án tôi đã hoàn thành trước đó.

Những năm đi làm khiến tôi nhận ra có sự khác biệt về quan điểm thưởng Tết. Một bên là nhân viên tự quyết định lương, thưởng của chính mình thông qua hiệu suất làm việc và đóng góp cho công ty trong một hệ thống có quy định rất rõ ràng; một bên là lãnh đạo công ty có quyền quyết định mức thưởng cho nhân viên ngoài lương cứng đã cam kết khi tuyển dụng.

Tôi hiểu số đông doanh nghiệp có cái khó của họ vì khó đoán định kết qủa kinh doanh của mình khi năm chưa kết thúc, nhưng nếu duy trì cách thưởng Tết có yếu tố may rủi, người lao động thường bị động khi chỉ "mở phong bao" mới biết năm vừa qua kết quả làm việc của mình đến đâu. Điều này có thể dẫn đến bất lợi cho chính doanh nghiệp.

Khảo sát về các chính sách phúc lợi và thưởng Tết tại thị trường lao động Việt Nam của Vietnamworks và HR insider công bố năm 2019 cho thấy, dù trả thưởng thế nào, vẫn có tỷ lệ lớn nhân viên không hài lòng với thưởng Tết của doanh nghiệp.

Cuộc khảo sát đã nhận được ý kiến phản hồi của gần 500 chuyên gia nhân sự và gần 3.400 lao động. Theo đó, 82% nhân viên cho biết "sẽ phản ứng cụ thể nếu không nhận được thưởng Tết như mong đợi"; 27% lựa chọn "nghỉ việc và xin việc nơi khác có mức thưởng tốt hơn". "Văn hóa thưởng Tết" nhiều năm qua có thể vô tình tạo nên sự hài lòng của nhân viên với doanh nghiệp được đo bằng thưởng Tết. Như năm tôi được thưởng bốn tháng lương mà vẫn buồn vì cảm thấy ít hơn so với kỳ vọng, bởi tôi đã nghĩ mình nỗ lực hết sức.

Nhiều người hỏi tôi, ở công ty Mỹ có gì hay để áp dụng cho công ty của họ. Tôi nghĩ văn hoá doanh nghiệp khó thay đổi ngay một đêm, nhưng một việc có thể làm để hiệu quả ngay, đó là thay thưởng Tết bằng cách trả thu nhập theo mục tiêu (OTE), công khai và minh bạch càng chi tiết càng tốt cách tính thu nhập. Khi đó, nhân viên sẽ cảm thấy hạnh phúc và muốn gắn bó hơn với công ty, doanh nghiệp sẽ nâng cao hình ảnh của mình trên thị trường.

Lê Văn Thành

Thưởng Tết

Tư duy thưởng Tết

  Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Vạch trần thủ đoạn lừa đảo cho vay tiền online lãi suất thấp
Đối tượng lừa đảo mạo danh nhân viên của các ngân hàng, công ty công nghệ tài chính mời vay tiền online, sau đó đề nghị khách hàng chuyển 10% – 15% giá trị khoản vay.

Các đối tượng lừa đảo dùng thủ đoạn nào để chiếm đoạt tiền?

Như VietnamNet đưa tin, đã có hàng loạt khách hàng sập bẫy các đối tượng lừa đảo cho vay tiền online lãi suất thấp. Thủ đoạn của các đối tượng này thay đổi nhanh chóng và để đối phó với các cơ quan chức năng, đồng thời khiến khách hàng không kịp trở tay.  

Chia sẻ về vấn đề này ông Trần Việt Vĩnh, CEO của Fiin Credit cho hay, thủ đoạn lừa đảo tinh vi này thường được các đối tượng thực hiện như gọi điện thoại tự xưng là nhân viên của các ngân hàng, công ty công nghệ tài chính mời vay tiền online. Sau đó, bọn chúng nhắn tin, gửi đường dẫn truy cập vào địa chỉ website lạ. Website này thường được làm giả mạo theo thương hiệu với logo, hình ảnh, tên gọi, nhận diện… của các ngân hàng, công ty tài chính, công nghệ tài chính uy tín. Các đối tượng này dẫn dụ người có nhu cầu vay tải app hoặc đăng ký tài khoản, đăng ký khoản vay tại website giả mạo đó. Hạn mức vay được bọn chúng nâng lên từ vài chục triệu đồng đến cả tỷ đồng với lãi suất cực kỳ ưu đãi và thủ tục vay đơn giản.

Sau khi người vay hoàn tất các thủ tục đăng ký, các đối tượng lừa đảo này sẽ yêu cầu, hối thúc người vay chuyển trước cho chúng một số tiền để xác nhận khoản vay hoặc chứng minh khả năng tài chính hay khả năng trả nợ của người vay… Số tiền yêu cầu chuyển trước này tùy thuộc đối tượng đưa ra, có thể từ 10% – 15% giá trị khoản vay được duyệt. Chúng thông báo sau khi nhận được tiền chuyển trước để xác minh này, thì công ty (đối tượng lừa đảo) sẽ chuyển tiền giải ngân khoản vay cho người vay bao gồm toàn bộ cả số tiền người vay đã chuyển để xác minh.

Để tạo niềm tin, đối tượng lừa đảo sẽ làm giả các thông báo của ngân hàng, công ty tài chính và gửi người muốn vay, gồm: Giấy Đăng ký kinh doanh, công văn phê duyệt khoản vay, hợp đồng cho vay… và  yêu cầu người muốn vay chuyển tiền trước để xác minh…

“Điều đáng nói, tài khoản ngân hàng nhận tiền của chúng đều là tài khoản cá nhân, không phải tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp được niêm yết thông tin. Nếu người dân chuyển tiền cho chúng, sau đó chúng sẽ chặn liên lạc, không thể liên hệ được, website không truy cập được tài khoản, và người dân bị lừa mất tiền đã chuyển. Nhiều khách hàng sau khi bị đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tiền rồi mới liên hệ với Fiin Credit, mới tá hỏa ra mình bị các đối tượng mạo danh các công ty công nghệ tài chính để lừa đảo”, ông Trần Việt Vĩnh nói.

Vạch trần thủ đoạn lừa đảo cho vay tiền online lãi suất thấp
Các đối tượng lừa đảo mạo danh Fiin Credit. 

Chia sẻ với VietnamNet về vấn đề này, đại diện Tima cho hay, các đối tượng lừa đảo đã giả mạo lấy tên Công ty TNHH Tài chính Tima JD Credit hay JD Credit, mạo danh công ty cổ phần tập đoàn TIMA để tạo niềm tin cho khách hàng. Để dụ khách hàng sập bẫy, các đối tượng lừa đảo đưa ra những lời mời gọi rất hấp dẫn như vay tiền qua App với lãi suất 0,5% với khoản vay lớn từ 10 triệu đến 1 tỷ đồng. Người vay, chỉ cần tải app trên Android qua một đường link liên kết, đăng ký tài khoản. Cụ thể, khách hàng được hướng dẫn tải app từ 1 đường link quảng cáo. Sau khi click vào đường link máy sẽ yêu cầu bạn tải xuống 1 tệp. Dù loại tệp này bị thiết bị android khuyến cáo “có thể gây độc hại cho thiết bị của bạn”, nhưng khách hàng vẫn mắc lừa.

Tuy nhiên, để chiếm đoạt tiền của người có nhu cầu vay các đối tượng lừa đảo yêu cầu phải trả trước 10% phí xác minh năng lực tài chính, bằng cách chuyển khoản vào một số tài khoản của kẻ lừa đảo.

Sau khi hoàn tất đăng ký, người có nhu cầu vay tiền sẽ nhận được giấy tờ “PHÊ DUYỆT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ KHOẢN VAY”, có đóng dấu và ký tên dưới danh nghĩa của Công ty TNHH Tài chính Tima JD Credit. Với lý do cần chứng minh năng lực tài chính, kẻ lừa đảo yêu cầu khách hàng chuyển khoản trước 10% giá trị khoản vay vào tài khoản: MBBank: 1111108121971 cho chủ tài khoản là HO THI HUYNH UYEN. Nội dung nhắn khi chuyển khoản là Họ tên + 4 số cuối CMND. Đương nhiên sau khi chuyển tiền “chứng minh năng lực tài chính”, khách hàng bị lừa mất khoản tiền 10% và không nhận được khoản vay sau đó.

Trong cảnh “người cùng khổ” như Fiin Credit, Tima, ông Lê Minh Hải, Ceo Tienngay.vn cho hay, các đối tượng lừa đảo đã mạo danh TienNgay.vn để liên hệ với khách hàng tư vấn vay tiền. Bằng thủ đoạn tinh vi, các tổ chức/cá nhân này không chỉ liên tục nhắn tin mời chào khách hàng, mà còn yêu cầu khách hàng chuyển khoản vào số tài khoản được cung cấp số tiền bằng 10% giá trị muốn vay, với lý do để chứng minh khả năng thanh toán của khách hàng. Đây là hành vi lừa đảo trắng trợn, không chỉ gây thất thoát tài sản của cá nhân khách hàng mà còn ảnh hưởng tới danh tiếng cũng như uy tín của TienNgay.vn.

Vạch trần thủ đoạn lừa đảo cho vay tiền online lãi suất thấp
Các đối tượng lừa đảo mạo danh Tienngay.vn

Khách hàng cảnh giác trước những thủ đoạn lừa đảo mới

Các công ty công nghệ tài chính cho rằng, để tránh bị các đối tượng xấu lừa đảo khách hàng phải thận trọng và tìm hiểu kỹ về công ty. Đại diện Fiin Credit, TienNgay.vn, Tima khẳng định, họ không thu bất cứ loại phí nào trước khi giải ngân. Phí bảo hiểm khoản vay qua các công ty này được trừ trực tiếp vào số tiền giải ngân mà không thu thêm bên ngoài khoản vay.  Khi hồ sơ được duyệt thành công, hai bên ký hợp đồng và đồng thuận về các điều khoản vay mà không dựa trên điều kiện phải nộp các khoản phí.

Đại diện Tima cho biết, các thủ đoạn lừa đảo trên không giống như vấn nạn lừa đảo lấy tài khoản Internet banking và OTP, để ăn cắp tiền khách hàng ngân hàng đã kéo dài rất nhiều năm nay. Tuy nhiên, hiện tượng lừa đảo yêu cầu khách hàng phải chuyển tiền trước để được vay của các công ty tài chính cũng cần các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý để tạo ra môi trường tín dụng minh bạch cho người dân yếu thế, dễ tổn thương. Khi các hiện tượng lừa đảo trên bị bóc trần, người dân sẽ củng cố thêm kiến thức để tránh bị sập bẫy các đối tượng xấu.

Chia sẻ về vấn đề này, theo ông Trần Việt Vĩnh, việc khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác trên các phương tiện truyền thông là bài toán hiệu quả. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng sớm điều tra xử lý các đối tượng để tránh tình trạng gây ra những bất ổn cho xã hội khi bước vào nền kinh tế số và xã hội số.

Mời bạn đọc đón xem:

Kỳ 3: Lừa đảo vay tiền online tấn công khách hàng doanh nghiệp

Thái Khang

Kỳ 1:

Hàng loạt khách hàng sập bẫy lừa đảo cho vay tiền online lãi suất thấp

Hàng loạt khách hàng sập bẫy lừa đảo cho vay tiền online lãi suất thấp

Lợi dụng tình hình khó khăn do bị ảnh hưởng bởi Covid-19, nhiều đối tượng lừa đảo đã mạo danh thương hiệu các ứng dụng vay tiền online để chiếm đoạt tiền của người dân nhẹ dạ cả tin.

" alt="Vạch trần thủ đoạn lừa đảo cho vay tiền online lãi suất thấp" width="90" height="59"/>

Vạch trần thủ đoạn lừa đảo cho vay tiền online lãi suất thấp