当前位置:首页 > Thời sự > Nhận định, soi kèo Al Jazira Club vs Baniyas Club, 23h00 ngày 31/1: Chiến thắng thuyết phục 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Yêu cầu này được Bộ trưởng nêu ra với Vụ CNTT, đơn vị hoạt động liên quan trực tiếp đến lĩnh vực quản lý nhà nước về CNTT của Bộ TT&TT, khi ông làm việc cùng Vụ này sáng nay, 26/5.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn phát biểu tại cuộc họp. |
"Không thể phủ nhận rằng một số chính sách khi đi vào cuộc sống đã lộ rõ tính khả thi chưa cao, chưa sát với thực tiễn nên triển khai rất lúng túng. Đặc biệt là các cơ chế ưu đãi, hỗ trợ cho doanh nghiệp CNTT chưa được triển khai quyết liệt nên chưa đạt hiệu quả cao", Bộ trưởng thẳng thắn chỉ ra. Để khắc phục tình trạng này, ông yêu cầu Vụ CNTT tham khảo kinh nghiệm quốc tế để đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách cho phù hợp hơn với thực tiễn, giảm tiền kiểm, tập trung vào hậu kiểm, giảm bớt thủ tục hành chính, giấy phép con, rào cản tham gia thị trường cho doanh nghiệp.... Đây cũng là một chủ trương lớn của Chính phủ, với mốc thời gian là ngày 1/7 tới đây, những các loại giấy phép con không cần thiết sẽ bị gỡ bỏ.
Tiếp thu chỉ đạo này, Vụ trưởng Vụ CNTT Đào Đình Khả khẳng định đây sẽ là trọng tâm công tác tới đây của đơn vị, như tập trung vào việc hoàn thiện khung pháp lý về CNTT, nhất là trong các chính sách liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện môi tường đầu tư, bám sát thực tế; Đồng thời, Vụ sẽ tập trung nghiên cứu, tiếp cận các công nghệ và mô hình quản lý CNTT tiên tiến, thúc đẩy các sản phẩm và công nghệ có hàm lượng chất xám cao nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ CNTT.
Tham mưu hiệu quả cho QLNN về CNTT
Trước đó, báo cáo những nét chính về hoạt động của đơn vị với Bộ trưởng, ông Khả cho biết ngoài lĩnh vực chuyên trách là quản lý và phát triển công nghiệp CNTT (bao gồm công nghiệp phần mềm, phần cứng, nội dung số, dịch vụ CNTT), Vụ còn tham mưu các chính sách CNTT chung (như Đề án nước mạnh, Nghị quyết 36 của BCT, ), phát triển nhân lực CNTT, các hiệp định quốc tế về CNTT, phối hợp với các hiệp hội CNTT, phát triển công nghịêp điện tử, khuyến khích dùng sản phẩm CNTT nội địa... cho lãnh đạo Bộ.
Trong thời gian qua, Vụ đã tham mưu xây dựng nhiều văn bản quan trọng như Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng CNTT và Chương trình mục tiêu phát triển ngành công nghiệp CNTT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; Quyết định của Thủ tướng quy định các trường hợp cho phép nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin (CNTT) đã qua sử dụng cấm nhập khẩu; hay các quyết định của Thủ tướng về thí điểm thành lập Chuỗi công viên phần mềm Quang Trung, Khu CNTT tập trung Công viên Công nghệ phần mềm Hà Nội...
Tới đây, Vụ CNTT sẽ sớm hoàn thiện và ban hành một số văn bản lớn khác như Thông tư ban hành Danh mục sản phẩm CNTT trọng điểm, Thông tư hướng dẫn quy trình, thủ tục đăng ký cung cấp dịch vụ CNTT trên mạng viễn thông, di động, Internet; Hướng dẫn triển khai Quyết định 80 của Thủ tướng về thí điểm thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước...
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh, CNTT là 1 trong 5 lĩnh vực lớn mà Bộ TT&TT đang quản lý, với phạm vi, đối tượng quản lý rộng, có tác động đến toàn bộ các cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân trong xã hội.
Ông đánh giá cao vai trò tham mưu của Vụ cho Bộ trong việc hoạch định chính sách, quản lý nhà nước về công nghiệp CNTT trong thời gian qua, cũng như ghi nhận đơn vị này đã xây dựng được nhiều văn bản quan trọng, kịp thời, các chương trình kế hoạch phát triển dài hạn... qua đó góp phần tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho việc phát triển công nghiệp phần cứng điện tử, công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung số, dịch vụ CNTT, khu CNTT tập trung trên toàn quốc.
Đặc biệt, Vụ đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tích cực tham mưu xây dựng các văn bản quan trọng về phát triển CNTT của Quốc gia như Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT, Nghị Quyết số 36 của Bộ Chính trị; Tổ chức tốt việc xây dựng và triển khai Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm và Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số, qua đó góp phần đưa Việt Nam vươn lên xếp thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á về số lượng doanh nghiệp đạt chứng chỉ CMMi.
"Việc nhiều doanh nghiệp đạt chứng chỉ CMMi này đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam và tạo thương hiệu quốc gia trong lĩnh vực CNTT trên thị trường quốc tế", Bộ trưởng đánh giá.
Cần khả thi, thực tế
Ông cũng ghi nhận sự hỗ trợ, hướng dẫn kịp thời của Vụ CNTT cho các địa phương, doanh nghiệp triển khai thành lập, công nhận ưu đãi nhiều khu CNTT tập trung trong thời gian qua, trong đó có chuỗi công viên phần mềm Quang Trung hoạt động khá hiệu quả, thu hút được nhiều tập đoàn CNTT hàng đầu trên thế giới tham gia đầu tư sản xuất, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ; các chính sách ưu đãi do Vụ đề xuất, xây dựng cũng đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động, kinh doanh, khởi nghiệp trong lĩnh vực CNTT...
Mặc dù vậy, Bộ trưởng cũng đồng tình rằng, Vụ CNTT cần chủ động hơn nữa trong việc đề xuất xây dựng, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, đề án thuộc lĩnh vực công nghiệp CNTT, đặc biệt lưu ý tính khả thi, hiệu quả của văn bản, chương trình, dự án, đề án...
"Vụ CNTT, cũng như các đơn vị của Bộ cần quyết liệt triển khai các chính sách, đưa chính sách vào cuộc sống, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN CNTT; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan (nhất là Văn phòng chính phủ, Bộ KH&CN) để sớm hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách lớn, quan trọng... trình các cấp có thẩm quyền ban hành.
Ông cũng nêu rõ những dự án, đề án, chương trình quan trọng mà Vụ cần tập trung điều phối, đôn đốc triển khai như Đề án đưa VN sớm trở thành nước mạnh về CNTT - truyền thông; Chương trình dự án phát triển công nghiệp CNTT, Chương trình mục tiêu về CNTT...
Đặc biệt, Vụ cần tăng cường quản lý, theo dõi, giám sát hoạt động của các Khu CNTT tập trung; xây dựng các tiêu chí đánh giá sát thực các Khu CNTT trọng điểm như ưu tiên địa phương nào làm trước, tính hiệu quả ra sao... để đưa ra những khuyến nghị kịp thời, nhân rộng điển hình phù hợp với đặc thù của từng địa phương, tránh việc thành lập các Khu CNTT manh mún, chạy theo phong trào, tỉnh này làm thì tỉnh khác cũng xin làm, gây lãng phí nguồn lực xã hội.
Đảm bảo nhu cầu nhân lực
Khẳng định nhân lực là một vấn đề lớn, đặc biệt quan trọng, Bộ trưởng yêu cầu Vụ CNTT phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành có liên quan như Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động thương binh và xã hội... để tham mưu cho Lãnh đạo Bộ và Chính phủ các chương trình, kế hoạch dài hạn về phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp CNTT; rà soát, đánh giá kỹ lưỡng các tiêu chí về chuẩn kỹ năng CNTT bảo đảm sát thực với nhu cầu của các cơ quan ở Trung ương, địa phương và nhu cầu của xã hội.
"CNTT là nền tảng của sự phát triển kinh tế. Xã hội cần gì thì ta phải tháo gỡ ngay", ông nêu rõ. Nguy cơ thiếu nhân lực CNTT đã hiện hữu, bởi theo phân tích của Bộ trưởng, hiện tại, Việt Nam chỉ có hơn 500.000 lao động trong lĩnh vực CNTT. Muốn đưa VN trở thành nước mạnh về CNTT trong khu vực, chúng ta cần ít nhất 1 triệu lao động, tức là gấp đôi con số đó.
Liên quan đến các chỉ tiêu, chỉ số đánh giá tình hình phát triển, ứng dụng CNTT ở các địa phương, Bộ trưởng cho rằng Vụ cần tham khảo kinh nghiệm các nước có trình độ tiên tiến, nhưng có xem xét tới đặc thù của Việt Nam để hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá, đảm bảo "hợp lý, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế và thông lệ quốc tế". Những chỉ tiêu nào không còn phù hợp cần phải được loại bỏ, trong khi các chỉ tiêu mới, có ý nghĩa hơn nên được bổ sung.
Ông cũng đề nghị Vụ CNTT chủ động đề xuất phương án, cách thức tăng cường hiệu quả công tác thu thập thông tin để phục vụ công tác quản lý nhà nước về CNTT, đặc biệt là quy định về chế độ báo cáo đối với các doanh nghiệp: Phải cụ thể, chính xác nhưng lại không gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Trọng Cầm
" alt="Chính sách quản lý CNTT phải khả thi, thực tế"/>Trung thu năm nay rơi vào ngày 27/9 theo dương lịch. Tại Trung Quốc và một phần châu Á, người ta có thể nhìn thấy mặt trăng to và sáng nhất năm khi nó đi qua điểm cực cận với trái đất. Ngoài ra, hiện tượng nguyệt thực toàn phần (trăng máu) cũng xảy ra khi mặt trăng bị bóng của trái đất che lấp. Đây là lần đầu tiên hiện tượng siêu trăng và trăng máu cùng xuất hiện trong 30 năm qua.
Theo đó, siêu mặt trăng năm nay sẽ lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với thời điểm nó đi qua điểm cực viễn với trái đất. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo hiện tượng nguyệt thực sẽ được nhìn thấy ở châu Mỹ, châu Phi, một phần Tây Á và đông Thái Bình Dương vào ngày 27/9. Nguyệt thực toàn phần kéo dài khoảng 1h12’.
Sau sự kiện đặc biệt năm nay, thế giới phải chờ 18 năm nữa để chứng kiến siêu mặt trăng và trăng máu cùng xảy ra trong một đêm.
Tại Trung Quốc, hãng hàng không Spring Airlines đã mở 100 chuyến bay phục vụ mục đích ngắm cảnh từ ngày 26 đến ngày 28/9. Đại diện hãng hàng không cho biết, họ mở dịch vụ này nhằm an ủi những người không thể đoàn tụ với gia đình trong đêm Trung thu. Việc bay trên những đám mây giúp hành khách quan sát mặt trăng rõ nét nhất. Hành khách được khuyến cáo tắt điện thoại trong chuyến bay nhưng được phép mang máy ảnh.
" alt="Hiện tượng ‘siêu trăng’ xảy ra đúng đêm Trung thu"/>Siêu máy tính dự đoán Bournemouth vs Liverpool, 22h00 ngày 1/2
Năm 2004
LinkedIn tiến một bước dài khi bổ sung tính năng tải sổ địa chỉ để mời đồng nghiệp, giới thiệu nhóm để xây dựng cộng đồng và thậm chí còn hợp tác với American Express để quảng bá tới khách hàng. Công ty thực sự mở rộng tầm với và nâng tổng số thành viên lên 1.217.647 vào đầu năm.
Năm 2005
Trong năm này, LinkedIn bắt đầu kiếm tiền từ mô hình thuê bao và chuyển đến văn phòng rộng hơn (văn phòng thứ 4 trong 3 năm). Số thành viên tăng lên 4.192.941 vào đầu năm.
Năm 2006
Đầu năm 2006, LinkedIn có hơn 5 triệu thành viên và tung ra hồ sơ công khai về nghề nghiệp trong quá khứ và hiện tại của mỗi người dùng. Đây cũng là năm đầu tiên công ty có lãi. Để hấp dẫn hơn, LinkedIn còn ra chức năng gợi ý và “People you may know”, cả hai đều còn tồn tại đến ngày nay.
Năm 2007
Năm 2007, mọi thứ bắt đầu nghiêm túc hơn, Reid Hoffman quyết định tập trung vào chạy sản phẩm còn Dan Nye đứng ra lèo lái công ty. LinkedIn khi đó có 17.131.764 thành viên.
" alt="Tìm hiểu LinkedIn, mạng tuyển dụng khiến Microsoft chi tới 26,2 tỷ USD để mua lại"/>Tìm hiểu LinkedIn, mạng tuyển dụng khiến Microsoft chi tới 26,2 tỷ USD để mua lại
Sản phẩm đầu tiên của hãng là chiếc máy tính Apple I. Nó được thiết kế và chế tạo thủ công chỉ bao gồm bo mạch chủ với bộ xử lý và bộ nhớ. Để máy có thể hoạt động, người dùng phải mua thêm bàn phím riêng, màn hình,... Sản phẩm có mức giá trên trời tại thời điểm phát hành: 666 USD.
Ít ai biết đến ngoài Steve Jobs và Steve Wozniak, Ronald Wayne cũng là đồng sáng lập của Apple. Tuy nhiên, sau hai tuần Ronald đã bán lại cổ phần của mình với giá 800 USD. Đến nay, giá trị của nó đã lên đến hàng tỷ USD. |
Khi đội ngũ nhân sự của Steve Jobs phát hành chiếc Apple Macintosh vào năm 1984. Các nhà sản xuất phềm mềm cho rằng phần mềm tích hợp sẵn của máy quá tốt và chẳng có "cửa" nào để họ cạnh tranh. |
CEO John Sculleycủa Apple đã đưa ra một giải pháp lạ lùng vào thời điểm đó, đưa Bill Campbell - người đóng vai trò Phó chủ tịch Marketing trở thành CEO của Claris (công ty chuyến phát triển phần mềm cho Apple). Điều này khiến các nhà phát triển không nhận ra họ đang phải cạnh tranh trực tiếp với phần mềm do Apple sản xuất trên máy Mac. |
Claris sau đó đổi tên thành FileMaker vào năm 1998 giống với tên sản phẩm thế mạnh của công ty giúp mọi người dễ dàng xây dựng ứng dụng mà không cần phải mã hóa. |
Steve Jobs bị sa thải vào năm 1985 sau khi cố gắng lật đổ Sculley. Ban giám đốc của Apple khi đó đã đứng về phía Sculley. Thầy phù thủy tức giận thành lập công ty máy tính NeXT chuyên cung cấp máy trạm sử dụng công nghệ cao, nơi ông có toàn quyền quyết định chiến lược của công ty. |
Sculley tỏ ra là một nhà kinh doanh có tầm nhìn, khác hoàn toàn phong cách lãnh đạo đậm chất nghệ sỹ của Steve Jobs. Tạp chí MacAddictnhận định, Sculley đã tạo ra "kỷ nguyên vàng đầu tiên" cho dòng máy Macintosh. |
Sculley cũng thuyết phục ban lãnh đạo công ty tập trung đầu tư vào các sản phẩm tiêu dùng như máy ảnh kỹ thuật số QuickTake, Apple Interactive Television Box, hệ thống trò chơi video Bandai Atmark hay sản phẩm đi trước thời đại Newton MesagePad. |
Tình hình kinh doanh của Apple ngày một khó khăn, đặc biệt là sự trỗi dậy của Microsoft. Ban lãnh đạo công ty đã loại bỏ vị trí CEO của John Sculley bằng Michael Spindler (COO của Apple), tuy nhiên Michael cũng chỉ giữ vị trí của mình được 3 năm. |
Tiếp đó là Gil Amelio, dưới thời ông cổ phiếu của Apple đã chạm đáy thấp nhất 12 năm trong lịch sử khiến công ty mất đi 708 triệu USD. Người đứng sau giật dây là Steve Jobs khi ông bí mật thực hiện lệnh bán 1,5 triệu cổ phiếu. Amelio cũng là người đưa Steve Jobs trở về khi quyết định mua công ty máy tính NeXT với mục đích sử dụng hệ điều hành NeXTSTEP thay thế cho các phiên bản Mac OS dựa trên BeOS và PowerPC. |
Từ đây, Jobs thuyết phục ban lãnh đạo Apple để mình kiểm soát mọi hoạt động của công ty. Hành động đầu tiên trên cương vị CEO của ông đó là công bố khoản đầu tư 150 triệu USD của Microsoft vào Apple trong sự kiện MacWorld 1997. Blommbergnhận định: "Microsoft thực sự đang tự lo cho mình nhưng hành động của Bill Gates lại thơm như những bông hồng". |
Khai thác thị trường game online còn sơ khai ở Việt Nam
Được thành lập vào năm 2004 bởi 5 anh chàng mê game với tên gọi là VinaGame, 9 tháng sau, VNG gây chấn động khi ký được hợp đồng đầu tiên với Kingsoft để mang Võ Lâm Truyền Kỳ về Việt Nam, mở đường cho kỷ nguyên game nhập vai tại đây.
VNG nhanh chóng nắm bắt và khai thác tiềm năng của ngành game còn sơ khai của Việt Nam bằng cách phân phối game ngoại, nội địa hóa game với các sản phẩm có dấu ấn ngoài Võ Lâm Truyền Kỳ như Chinh Đồ, Phong Thần, Thuận Thiên Kiếm, Kiếm Tiên, Tinh Võ, Hùng Bá Thiên Hạ, game casual như Zing Speed, Zing Play, Boom Online, Gunny…
Năm 2006, VNG đạt mức doanh thu 17 triệu USD, gấp 6 lần doanh thu năm 2005. Tháng 5/2010, VNG thay đổi bộ nhận diện thương hiệu, đổi tên VinaGame thành VNG như ngày nay.
Đầu năm 2015 các sản phẩm game online do VNG sản xuất phục vụ 11 triệu người /tháng ở hơn 200 quốc gia trên thế giới.
Ngoài game online, VNG còn được biết đến bởi cổng tin điện tử (zing.vn), dịch vụ nhạc số (zing mp3), mạng xã hội (zing me), thương mại điện tử zing deal (đã bị khai tử nhanh chóng), 123mua.vn (đã được chuyển nhường cho Công ty Sen Đỏ - thành viên của FPT) và các sản phẩm trên nền tảng di động như 123phim.vn, ứng dụng OTT Zalo. Dù vậy game online vẫn là cỗ máy in tiền của VNG.