Sau 2 năm làm trợ giảng tại Hội đồng Anh, mùa hè năm 2018, Nguyễn Như Quỳnh (26 tuổi, Hà Nội) tình cờ gặp đại diện 1 trường đại học của New Zealand tại Hà Nội. Sau cuộc gặp đó, cô gái trẻ cảm thấy hứng thú và quyết định du học.“Mình chọn học chứng chỉ Sư phạm tiểu học ở New Zealand vì biết chương trình chỉ gói gọn trong vòng 1 năm. Điều đó sẽ giúp mình tiết kiệm cả về thời gian lẫn tài chính”, cô giáo 26 tuổi kể.
Hơn 10 lần bị từ chối trước khi trở thành giáo viên chính thức
Mặc dù chương trình học chỉ kéo dài 1 năm, nhưng điều làm Quỳnh ấn tượng là sinh viên có tới 2 lần thực giảng ở những ngôi trường khác nhau; mỗi chuyến như thế thường kéo dài 7 tuần liên tiếp.
“Đó là những kinh nghiệm thực tế tuyệt vời để sinh viên học hỏi các phong cách giảng dạy và được đứng lớp như một giáo viên thực thụ”.
Trải nghiệm khiến Quỳnh hứng thú, tò mò về nền giáo dục ở New Zealand. Vì thế, sau khi hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Canterbury, Quỳnh quyết định đi tìm việc làm.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/05/15/07/nhung-thu-hop-hon-co-giao-viet-day-tieu-hoc-o-new-zealand-3.jpg) |
Như Quỳnh đang dạy lớp 3-4. Ảnh: NVCC |
Nhưng ở thành phố Christchurch, cơ hội đi dạy không dễ dàng. Mức độ cạnh tranh cao khiến Christchurch được biết tới là một trong những nơi khó xin việc nhất ở New Zealand.
“Khi một vị trí giảng dạy tại đây được đăng tuyển, ít nhất phải có hàng trăm đơn ứng tuyển được gửi đến. Trước đó, mình cũng từng nộp hồ sơ ứng tuyển vào rất nhiều trường, nhưng đều bị từ chối”.
Ban đầu chán nản, nhưng sau đó Quỳnh tự nhủ, “có thể trường thấy mình chưa phù hợp với triết lý giáo dục của họ chứ không hẳn là do mình không đủ kiến thức hay kỹ năng để giảng dạy”.
Từng nhận tới hơn 10 lời từ chối từ các ngôi trường khác nhau, cuối năm 2020, Quỳnh trúng tuyển vào dạy tại một trường tiểu học ở Christchurch.
“Quả thực, đây là một môi trường giáo dục tuyệt vời. Trường quan tâm đến những thế mạnh riêng biệt của từng học sinh, từ đó tạo động lực để học trò phát triển tốt nhất.
Giáo viên có thể tự phát triển giáo án riêng cho mỗi môn học, thậm chí là soạn giáo án riêng cho từng học sinh. Sự linh hoạt trong giảng dạy đã đảm bảo cơ hội tiếp cận tri thức rất công bằng và hiệu quả”, cô giáo 9X kể.
Bậc tiểu học ở New Zealand thường bắt đầu từ lớp 1 tới lớp 6, nhưng ở ngôi trường Quỳnh đang theo dạy, bậc tiểu học được tiếp tục cho tới lớp 8.
Trường gộp 2 khối vào học chung một lớp, ví dụ lớp 1 – 2 là level 1; lớp 3 – 4 là level 2; lớp 5 – 6 là level 3;… Như vậy, một em học sinh lớp 3 cũng có thể học trình độ toán của học sinh lớp 4 và ngược lại.
Học sinh có thể có nhiều trình độ khác nhau, nên lớp không được chia theo dãy như cách truyền thống mà bàn ghế được sắp xếp theo các góc nhỏ theo những hình dáng khác nhau, ngồi quay quanh cô giáo.
Luôn luôn có nhiều trình độ trong một lớp học, vì thế giáo viên có vai trò phân nhóm theo đúng năng lực của từng học sinh (thường phân thành 3 nhóm trình độ) và dạy theo những cách khác nhau.
Trong khi cô giáo đang kèm một nhóm học, cùng lúc đó, những học sinh ở 2 nhóm còn lại có thể ngồi ở một góc khác để tự đọc hoặc chơi những trò chơi toán học trên ipad.
Lớp học luôn có sẵn các dụng cụ như ipad, máy tính xách tay loại nhỏ để học sinh tham gia vào các hoạt động liên quan đến môn học khi được giáo viên cho phép.
Ở bậc tiểu học cũng có nhiều môn học khác nhau như Toán, tiếng Anh, Khoa học, Mỹ thuật,… nhưng mỗi kỳ đều có một chủ đề xuyên suốt những môn học ấy nhằm tạo sự tò mò, hứng thú ở học sinh.
“Ví dụ, trong học kỳ vừa qua, mình chọn cho học sinh khối lớp 3 – 4 chủ đề về thời trang và trường học trong quá khứ. Các em viết về thời trang hay trường học trong quá khứ bằng tiếng Anh, được tìm hiểu về lịch sử, vẽ hay làm các dự án xoay quanh hai chủ đề này. Vì thế, học trò cảm thấy vô cùng hứng thú”.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/05/15/07/186477995-476592863599664-3604679180117303760-n.jpg) |
Quỳnh bên các đồng nghiệp ở New Zealand |
Đây không phải năm đầu tiên Quỳnh đi dạy. Năm ngoái, cô từng có cơ hội làm việc 1 năm tại Trường Lakeview ở vùng Masterton, là giáo viên khối lớp 5-6.
“Tại đây, giáo trình cũng có thể được điều chỉnh theo năng lực của từng trẻ, giúp trẻ học tốt vẫn có thể phát triển tiềm năng; học sinh tiếp thu chậm hơn cũng không cảm thấy tự ti hay bị bỏ lại.
Nhờ trải nghiệm ở hai môi trường này, mình nhận ra rằng, dù ở đâu, giáo dục cũng đều luôn hướng tới việc “cá nhân hoá”, không tạo ra những sản phẩm giáo dục “giống nhau y hệt”.
Kiến thức không phải ưu tiên hàng đầu ở bậc tiểu học
Việc dạy kiến thức, theo cô giáo 9X, không phải là ưu tiên hàng đầu ở độ tuổi tiểu học của New Zealand. Thay và đó, thầy cô sẽ tập trung giúp trẻ trau dồi, xây dựng nhân cách và biết đối xử với mọi người thật tốt.
Cụ thể, ở bậc tiểu học, giáo viên chủ yếu dạy các em giá trị đạo đức như sự trung thực, có trách nhiệm, yêu thương mọi người,…
Ngay trong các giờ học trên lớp, một học sinh lớp 4 cũng được khuyến khích giúp đỡ học sinh lớp 3 cùng tiến bộ.
“Đây cũng là cách để New Zealand dạy trẻ tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè và tạo ra sự tự tin cho học sinh. Bạn dạy sẽ rất tự tin với khả năng của mình còn bạn được dạy sẽ cảm thấy dễ tiếp thu bài hơn so với việc học từ giáo viên”.
Ngoài ra, ở New Zealand không có hệ thống tính điểm. Giáo viên thường đưa ra những nhận xét ngay trên lớp và học sinh tiếp nhận trực tiếp.
Bài kiểm tra năng lực sẽ được tiến hành dưới dạng “1 – 1”, giáo viên và học sinh đối đáp trực tiếp dựa trên hệ thống câu hỏi đạt chuẩn sẵn có. Thông qua đó, giáo viên có thể đánh giá được năng lực của học sinh và đề ra những bước tiếp theo nhằm cải thiện khả năng của học trò.
Trong suốt 1 năm học như thế, học sinh chỉ tham gia 1 kỳ thi đánh giá theo chuẩn duy nhất. Điểm của bài kiểm tra này cũng chỉ có mình giáo viên biết để nắm được năng lực của từng em.
Không giao bài tập về nhà trong suốt thời gian cấp 1 cũng là một quy định bắt buộc tại Trường Beckenham Te Kura ō Pūroto nơi Quỳnh làm việc. Sức khỏe tinh thần của học sinh là điều được coi trọng, nên các em có thể học nhiều thứ khác nhau, không nhất thiết phải học từ sách vở.
Khi về nhà, các em có thể làm những thứ mình thích như học đàn, chơi một môn thể thao hay nấu ăn. Vì thế, trẻ em New Zealand thường rất năng động và đều biết ít nhất một môn năng khiếu nào đó.
“Điều mình thấy ấn tượng là phụ huynh tại đây rất tin tưởng vào thầy cô và nhà trường. Khi còn dạy ở Masterton, có phụ huynh còn tới… xin lỗi cô giáo chỉ vì những trò nghịch ngợm của con em mình.
Đến khi biết tin mình sẽ không còn dạy ở đó nữa, một số phụ huynh đã cầm tay mình và nói rằng, các con của họ sẽ nhớ cô giáo rất nhiều”, Như Quỳnh nhớ lại.
Thúy Nga
![Cô giáo Việt là người châu Á duy nhất dạy sư phạm tiếng Anh ở Nam Úc](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/04/07/22/co-giao-viet-la-nguoi-chau-a-duy-nhat-day-su-pham-tieng-anh-o-dh-uc.jpg?w=145&h=101)
Cô giáo Việt là người châu Á duy nhất dạy sư phạm tiếng Anh ở Nam Úc
Trong buổi phỏng vấn cho vị trí giảng viên tại trường ĐH Úc, khi được hỏi: “Tại sao chúng tôi nên lựa chọn bạn”, TS Tuyết Mai thẳng thắn trả lời: “Vì ngoài kinh nghiệm, tôi còn có sự đồng cảm với sinh viên”.
" alt=""/>Điều “hớp hồn” cô giáo Việt dạy tiểu học ở New Zealand
Năm nay có hơn 57.000 đơn dự tuyển vào ĐH Harvard, và trường chỉ nhận hơn 1.900 sinh viên.Nguyễn Đức Anh Phú – nam sinh gốc Bảo Lộc (Lâm Đồng) hiện đang sống cùng gia đình tại thành phố Papillion, tiểu bang Nebraska, Hoa Kỳ - là một trong số ít được chọn đó. Phú còn được cấp học bổng toàn phần với 72.000 USD/năm, trong 4 năm học.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/05/13/20/nam-sinh-khoi-nghiep-sua-dien-thoai-nhan-hoc-bong-toan-phan-harvard-5.jpg) |
Nguyễn Đức Anh Phú - tân sinh viên của ĐH Harvard. Ảnh: NVCC |
Ngoài ra, vì có điểm ACT cao nên các trường đại học tại Omaha như Creighton và UNO, UNL đã cấp học bổng toàn phần cho Phú.
Tuy nhiên, theo Phú, điểm ACT và kết quả học tập ở phổ thông chỉ chiếm khoảng 50% trong việc em được nhận vào ĐH Harvard. “Hồi học cấp 3 em cũng có một vài điểm B” – Phú cho biết.
50% còn lại là dành cho “bảng thành tích” hoạt động khác của Phú.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/05/13/20/nam-sinh-khoi-nghiep-sua-dien-thoai-nhan-hoc-bong-toan-phan-dh-harvard-4.jpg) |
Gia đình Nguyễn Đức Anh Phú trong lễ tốt nghiệp trung học của em. Ảnh: NVCC |
“Năng động” là điều mà những người biết về Phú nhìn nhận về cậu.
Ngoài thời gian đi học, Phú luôn tham gia các hoạt động cộng đồng của người Việt tại Omaha như múa lân, ca hát, lao động công ích tại nhà thờ, làm người mẫu.
Phú cũng có nhiều năng khiếu như chơi đàn piano, cắt tóc, sửa máy thổi kèn, tham gia các câu lạc bộ của thanh thiếu niên ở trường và địa phương…
Năm trước, Phú đã giành giải nhất trong một cuộc thi về kế hoạch kinh doanh của học sinh toàn bang Nebraska.
Cậu thông thạo Tiếng Anh, Tiếng Việt và Tiếng Mexico.
Khởi nghiệp với cửa hàng sửa chữa điện thoại
Tuy nhiên, tâm huyết của Phú từ hai năm nay là Phu's Phone Emporium - Ngoài việc học tập và tham gia các hoạt động cộng đồng, Phú đã khởi nghiệp với một cửa hàng mua bán và sửa chữa điện thoại di động.
“Em bắt đầu công việc này cũng tình cờ. Hồi cuối năm học lớp 10, em làm rơi chiếc điện thoại của mình và nó bị hỏng. Em lên mạng tìm các clip trên Youtube dạy sửa và lần mò học theo”.
Sau đó, Phú còn sử dụng điện thoại của mẹ để làm dụng cụ thực hành. Rồi không chỉ sửa điện thoại cho mình, Phú dần “học nghề” và có thể sửa được nhiều loại điện thoại khác nhau. Từ đó, cậu học trò quyết định khởi nghiệp với công việc này.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/05/13/22/nam-sinh-khoi-nghiep-sua-dien-thoai-nhan-hoc-bong-toan-phan-harvard-1.jpg) |
Phú khởi nghiệp với cửa hàng sửa điện thoại và đã thu về lợi nhuận 40.000 USD |
Có duyên với nghề, Phú khá đông khách, tới nay đã là hơn 1.000 người. Lợi nhuận của Phu's Phone Emporium là khoảng 40.000 USD.
“Em nghĩ, đây là lý do lớn trong việc em được nhận vào Harvard” – Phú chia sẻ.
“Chúng tôi chưa từng nghĩ tới…”
Với sự tự hào không giấu nổi, bố của Phú - anh Nguyễn Đức Hải kể rằng trước đó, gia đình anh chưa từng nghĩ đến việc con mình sẽ vào Harvard.
“Gia đình chúng tôi trước đây ở Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng), qua Mỹ cách đây 12 năm, khi Phú 6 tuổi. Chúng tôi biết vào Harvard khó như thế nào, vì vậy việc Phú vào học ở đó chưa từng xuất hiện trong suy nghĩ của hai vợ chồng tôi”.
Do đó, anh Hải cho biết những hoạt động Phú làm từ nhỏ đều xuất phát từ đam mê và tình cảm chân thành của cậu bé, chứ tuyệt nhiên không nhằm mục đích để làm đẹp hồ sơ.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/05/13/22/nam-sinh-khoi-nghiep-sua-dien-thoai-nhan-hoc-bong-toan-phan-harvard-2.jpg) |
Phú và bạn bên một tác phẩm Lego. Ảnh: NVCC |
“Tôi không thi đại học, nên giờ biết gì thì dạy con cái đấy. Trước đây tôi chơi Lego thì tôi dạy con tôi chơi lắp ráp Lego từ 3 tuổi cho vui. Sau đó thì Phú lắp Lego rất giỏi. Con từng sáng tạo ra một chiếc máy chia tiền xu từ lego.
Tôi cũng dạy con múa lân, cắt tóc.
Tới khi con bán điện thoại, khi nào phải đi gặp khách hàng, tôi vẫn đưa Phú tới nơi hẹn nhưng để con tự giao dịch. Tôi muốn Phú tự trải nghiệm, để thấy rằng ở đâu cũng có người tốt kẻ xấu…”.
Chị Ngô Thị Thùy Anh, mẹ của Phú thì cho biết đây là một cậu bé rất tự giác trong mọi việc.
“Chiều đi học về con thường phụ mẹ việc nhà rồi mới học hay làm những việc khác. Chiều thứ bảy, chủ nhật hàng tuần, Phú phụ dạy Tiếng Việt cho khoảng 15 bé.
Con cũng có một số tài lẻ. Chẳng hạn như Phú có thể xoay rubik rất nhanh, chỉ mất 15 giây là hoàn thành xong 6 mặt…”.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/05/13/20/nam-sinh-khoi-nghiep-sua-dien-thoai-nhan-hoc-bong-toan-phan-dh-harvard-3.jpg) |
Tham gia múa lân trong dịp lễ tết. Ảnh: NVCC |
Phú cũng nói rằng từ trước đến giờ em chỉ làm những việc em cảm thấy vui và tiết kiệm được tiền cho bố mẹ, hay kiếm ra tiền. Cậu cũng không nghĩ đến việc có thể vào học tại trường đại học top đầu của nước Mỹ.
Tuy nhiên, đến lúc làm hồ sơ nộp vào các trường đại học, được sự tư vấn của giáo viên ở trường phổ thông, Phú mới dám chuẩn bị hồ sơ vào ĐH Harvard.
Vào Harvard, Phú dự định học song song hai ngành kinh tế và lập trình. Với cửa hàng điện thoại của mình, Phú dự định sẽ phải thu nhỏ lại để tập trung cho việc học.
Máy phân loại tiền xu từ các mảnh ghép lego do Phú lắp ráp:
Phương Chi
![9X Việt trả lời câu hỏi làm thế nào để vào Harvard](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/04/22/23/thac-si-harvard-tra-loi-cau-hoi-lam-the-nao-de-vao-duoc-ngoi-truong-nay.jpg?w=145&h=101)
9X Việt trả lời câu hỏi làm thế nào để vào Harvard
Tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Chính sách công tại ĐH Harvard, anh Trần Hà Dương cho biết trong một thời gian dài trước đây, ngôi trường danh giá này là “một thứ gì đó hoàn toàn xa vời với mình”.
" alt=""/>‘Điểm số chỉ chiếm 50% quyết định nhận tôi vào ĐH Harvard’