Hà Nội cho phép tách thửa trở lại sau khi bị 'tuýt còi'
Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội vừa có văn bản về việc bãi bỏ văn bản 1685 (ngày 22/3) có nội dung đề nghị UBND các quận,àNộichophéptáchthửatrởlạisaukhibịtuýtcòtỷ giá đô la mỹ huyện, thị xã tạm dừng tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc chia tách thửa đất đối với đất nông nghiệp; thửa đất có đất ở và đất nông nghiệp trong cùng thửa đất, thửa đất phi nông nghiệp không phải là đất ở.
Theo Sở TN&MT Hà Nội, việc bãi bỏ này thực hiện theo văn bản Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) và một số văn bản chỉ đạo của TP Hà Nội.

Để bảo đảm hiệu quả trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn đúng quy định pháp luật, Sở TN&MT Hà Nội đề nghị UBND các quận huyện, thị xã, các cơ quan, đơn vị liên quan xem xét, giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc chia tách thửa đất, hợp thửa đất cho người sử dụng đất theo quy định.
Vừa qua, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) đã có văn bản gửi UBND TP Hà Nội đề nghị tự kiểm tra, xử lý công văn số 1685 của Sở TN&MT Hà Nội
Theo Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, việc tách thửa là quyền của người sử dụng đất khi áp dụng đầy đủ các điều kiện và được thực hiện theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
“Việc tạm dừng tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc chia tách thửa đất được đề cập tại công văn số 1685 không bảo đảm cơ sở pháp lý về nội dung và không thuộc thẩm quyền của Sở TN&MT. Đồng thời, có thể ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất” – văn bản nêu rõ.
Cũng theo cơ quan này, công văn 1685 là văn bản hành chính có chứa quy phạm pháp luật, nên việc ban hành văn bản này là hành vi bị nghiêm cấm (quy định tại khoản 2, Điều 14, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
Để đảm bảo tính hợp Hiến, hợp pháp, kỷ luật, kỷ cương, "Bộ Tư pháp đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo việc tự kiểm tra, xử lý công văn 1685 theo quy định".

相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Angers vs Montpellier, 22h15 ngày 13/4: Níu chân nhau
-
Cổ phiếu QCG bùng nổ sau khi nguyên tổng giám đốc được tại ngoại. Ảnh: Hà Bùi.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục diễn biến khởi sắc trong ngày 26/11. Sau những phút giao dịch lưỡng lự đầu phiên ATO, VN-Index bật tăng mạnh và dễ dàng vượt qua mốc kháng cự 1.240 điểm.
Việc bước vào vùng này phần nào đưa nguồn cung trở lại nhưng chỉ khiến chỉ số rung lắc nhẹ nhàng. Dù một số cổ phiếu bắt đầu đổi chiều điều chỉnh trong phiên chiều, VN-Index vẫn giữ được nhịp tăng điểm đến hết giờ giao dịch.
Kết phiên, VN-Index tăng 7,43 điểm (+0,6%) lên 1.242,13 điểm; HNX-Index tăng 1,45 điểm (+0,65%) lên 223,7 điểm; UPCoM-Index tăng 0,24 điểm (+0,26%) lên 92,06 điểm.
Không khí giao dịch ấm trở lại, phần nào phản ánh qua việc giá trị giao dịch trên cả 3 sàn tăng lên mức 15.000 tỷ đồng.
Với 533 mã tăng (gồm 23 mã tăng trần), sắc xanh phủ sóng hoàn toàn bảng điện tử. Trong khi đó, toàn thị trường chỉ có 248 mã giảm (gồm 13 mã giảm sàn) và 828 mã giữ tham chiếu.
Trong đó, rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 ghi nhận 25 mã tăng, 3 mã đứng giá và chỉ có PLX và VHM điều chỉnh. Chỉ số đại diện rổ qua đó bật tăng hơn 7 điểm và tiến sát mốc 1.300 điểm.
VN-Index sẽ thử thách mốc kháng cự 1.240 điểm. Ảnh: TradingView.
Việc dòng tiền tập trung chủ yếu tại các mã tài chính - ngân hàng giúp nhóm này trở thành động lực đưa VN-Index lên cao, điển hình như VCB (+1,2%), BID (+1,5%), CTG (+0,6), HDB (+1,4%), MBB (+0,6%).
Bên cạnh đó, top 10 cổ phiếu kéo chỉ số còn gọi tên FPT (+1%), GVR (+1,3%), MWG (+1,7%), VNM (+0,8%) và SAB (+1,1%).
Chiều ngược lại, đà điều chỉnh của các mã HVN (-2,7%), VHM (-0,7%), VTP (-4,1%), CTR (-1,9%), VPI (-1,4%), PLX (-0,4%), DGC (-0,3%), STG (-2,3%), REE (-0,3%) và BHN (-0,9%) trở thành trở lực chính níu chân chỉ số.
Song song với ngân hàng, các mã chứng khoán cũng có ngày hồi phục tích cực với FTS (+1,3%), SSI (+0,4%), SHS (+2,3%), VND (+1%), QRS (+1,8%), BMS (+1,1%).
Tương tự, nhóm bất động sản chứng kiến sự nổi dậy của hàng loạt ông lớn như DXG (+1,2%), PDR (+1,6%), KBC (+1,8%), TCH (+2,6%), HDC (+2,4%), NVL (+0,9%).
Đáng chú ý, cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai bất ngờ tăng trần lên mốc 11.750 đồng với dư mua 1,3 triệu đơn vị sau 2 phiên bị bán tháo dữ dội. Diễn biến này xuất hiện sau khi nguyên Tổng giám đốc Nguyễn Thị Như Loan vừa được cơ quan chức năng cho phép tại ngoại trong quá trình tiếp tục điều tra vụ án.
Trước đó vào ngày 19/7, bà Nguyễn Thị Như Loan bị bị khởi tố, bắt tạm giam về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Bà Loan và Quốc Cường Gia Lai được xác định có liên quan tới vụ án xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa, Bộ Tài nguyên và Môi trường và một số đơn vị liên quan, đặc biệt là dự án 39-39B Bến Vân Đồn.
Sau khi được tại ngoại, bà Loan sẽ tiếp tục hỗ trợ cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của Quốc Cường Gia Lai bằng việc đồng hành cùng HĐQT và Ban tổng giám đốc để tiếp tục giải quyết các công việc, các dự án còn đang thực hiện.
Khối ngoại cũng là tâm điểm của phiên hôm nay khi mua ròng phiên thứ 3 liên tiếp với quy mô 216 tỷ đồng, chủ yếu rót tiền vào 3 mã gồm FPT (+127 tỷ đồng), DPM (+126 tỷ đồng), MSN (+109 tỷ đồng). Ngược lại, dòng tiền rút mạnh khỏi PNJ (-109 tỷ đồng), DGC (-78 tỷ đồng), DXG (-33 tỷ đồng ).