Nhận định, soi kèo Bayern Munich vs Eintracht Frankfurt, 23h30 ngày 23/2: Không dễ thắng
本文地址:http://game.tour-time.com/html/96f693324.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Estrela vs Santa Clara, 22h30 ngày 23/2: Chia điểm
15 ngày sóng gió
D. là công nhân ngành điện tử, thuê trọ cùng chồng và 2 con (một bé 14 tuổi, một bé 17 tháng tuổi) ở Thủ Đức (TP.HCM).
Hồi tháng 7, chị D. đưa con gái 14 tuổi đi xét nghiệm Covid-19 với ý định gửi con về quê. Không ngờ cháu bé nhận kết quả dương tính.
Vét sạch tiền trong nhà được 2 triệu đồng, chị cùng chồng và con 17 tháng tuổi đi xét nghiệm thì phát hiện D. cũng nhiễm bệnh.
Hai mẹ con được đưa đi cách ly ở trường Tiểu học Nguyễn Văn Nở (TP Thủ Đức, TP.HCM). Năm ngày sau, họ được chuyển đến Bệnh viện dã chiến 2.
"Lúc đó, cổ họng mình nóng và rát như bị lưỡi dao lam cứa vào. Mình cố nhắm mắt để ngủ nhưng không sao ngủ được. Đầu đau, toàn thân mình mỏi mệt. Khứu giác, vị giác đều mất khiến mình ăn gì cũng thấy khó", D. nhớ lại.
Trong viện, D. điện thoại về cho chồng thì nhận tin xóm trọ nơi chị ở đã phát hiện rất nhiều người nhiễm Covid-19. Chồng chị D. sau khi làm xét nghiệm lần 2 cũng đã dương tính. Đứa con 17 tháng tuổi của chị bắt đầu ho, sốt. Bé không chịu ăn, quấy khóc suốt từ hôm mẹ đi cách ly.
D. bàng hoàng nhưng khi ngắt cuộc điện thoại, chị lập tức nhắc nhở bản thân phải chiến thắng Covid-19 để sớm trở về nhà.
![]() |
Chị D. chụp ảnh kỷ niệm trước khi ra khỏi viện. |
Trong lúc bác sĩ còn đang quá bận với các bệnh nhân nặng, chị “lục tung” cả internet để tìm kiếm các thông tin chữa trị Covid-19. D. cũng vào mạng xã hội nhờ bác sĩ online tư vấn và xin kinh nghiệm của những F0 đi trước.
Một trong những điều D. học được đầu tiên là dù có mất khứu giác, vị giác thì chị cũng phải cố ăn để có sức khỏe. Cơm khó nuốt, chị chọn uống sữa, ăn cháo.
D. cũng hỏi bác sĩ rồi lên danh sách các thuốc cần dùng khi điều trị Covid-19 tại nhà và nhờ người mua cho chồng, con.
"Chồng mình tự điều trị ở nhà vì anh không có bệnh lý nền. Con nhỏ 17 tháng tuổi thì chỉ ho và sốt nhẹ. Mình nghĩ ở nhà cũng tốt vì giảm được gánh nặng cho các bệnh viện", D. nói.
Ngoài thuốc, một trong những thiết bị D. đặt mua cho chồng, con là máy đo chỉ số SpO2 trong máu.
Hàng ngày, D gọi điện nhắc chồng đo rồi chụp ảnh gửi kết quả cho mình xem. “Nếu kết quả ổn (chỉ số oxy trong máu trên 95% - nv) thì thôi, nếu chỉ số thấp mình sẽ gọi điện ngay cho đường dây nóng. Hoặc hỏi bác sĩ trong viện…”, D. cho biết.
D. cũng nhắc chồng phải giữ tinh thần lạc quan, chịu khó tập thể dục, tập hít thở, uống nước ấm; mỗi ngày xông 2 lần với thuốc xông hoặc gừng sả; tuyệt đối không tắm nước lạnh...
“Ở trong viện mình được điều trị sao thì cũng hướng dẫn chồng như vậy. Vấn đề nào phát sinh mình sẽ xin tư vấn của bác sĩ”, D. nói. Cứ như thế, hai vợ chồng điện thoại qua lại, vừa động viên tinh thần vừa giúp nhau điều trị.
May mắn, 2 bé nhà D. sớm khỏi bệnh. Chồng D. cũng có kết quả âm tính sau hơn 1 tuần tự điều trị. Riêng D. bị nặng hơn nên mất tới 15 ngày nằm viện chị mới được về nhà.
Trả ơn vì mình vẫn còn... thở
Trở về từ bệnh viện, D. cảm thấy mình may mắn hơn rất nhiều người vì vẫn còn được… thở.
Chị nghĩ mình phải trả ơn cho những y bác sĩ, các lực lượng trên tuyến đầu chống dịch và cả những F0 đã cho chị kinh nghiệm quý báu. Cách trả ơn của D. là giúp đỡ những người bị bệnh sau mình.
Nghĩ là làm, D. lên mạng chia sẻ kinh nghiệm chữa bệnh của bản thân và gia đình. Chị động viên các F0 phải lạc quan, không lo lắng, ăn uống đầy đủ và tập thể dục để có sức khỏe chiến đấu với Covid-19. D. cũng giúp họ kết nối với những bác sĩ online tâm huyết và nhiệt tình.
"Tổng đài tư vấn online của các bác sĩ rất tốt. Họ rất nhiệt tình. Ngay cả khi mình đã khỏi bệnh họ vẫn hỏi thăm, động viên", D. cho biết.
Chị cũng tích cực chia sẻ với những F0 ý thức giữ gìn sức khỏe cho gia đình và cộng đồng: “Luôn tuân thủ 5K. Khi ho hoặc hắt xì phải bỏ khẩu trang đó ngay. Trước khi bỏ phải xịt khuẩn để vi khuẩn không có cơ hội phát tán ra môi trường”.
![]() |
Xin được chút rau, gạo D. cũng chia cho người khó khăn hơn mình ở trong khu trọ. |
Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, dịch bệnh ập xuống khiến hai vợ chồng thất nghiệp từ tháng 5, D. phải lên mạng xin các mạnh thường quân chút lương thực, sữa, thuốc cho con.
Khi xin được, chị lại nghĩ đến các em nhỏ, các F0 khó khăn, những người thất nghiệp trong khu vực mình sống nên quyết định chia bớt cho họ.
"Xin được gì mình cũng chia, chỉ giữ lại đủ sống qua ngày. Có hôm mình còn không giữ lại gì vì thấy nhiều người cần chúng hơn", D. tâm sự.
Một mạnh thường quân biết việc D. làm đã gửi cho cô một bộ quần áo bảo hộ để cô mặc khi cần đi chia sẻ với những người nghèo hơn mình. Điều đó khiến D. có thêm rất nhiều động lực.
D. bộc bạch, khi sống trong tâm dịch và trải qua những ngày sóng gió, D. mới thấy nơi chị đang sống có rất nhiều người tốt nhưng cũng có rất nhiều trường hợp F0 khốn khó.
Vì thế, chị muốn giúp họ dù chỉ là chia sẻ chút quà mà chị xin được hay chút kinh nghiệm mà chị có trong quá trình điều trị. D. mong các F0 sớm chiến thắng dịch bệnh và trở lại với cuộc sống bình thường.
D. cũng hi vọng những ai chưa mắc bệnh hãy trân trọng cuộc sống, tự bảo vệ bản thân và gia đình. Sống có ý thức và trách nhiệm vì sự may mắn họ đang có.
Linh Giang
Trong cơn mê man, hoảng loạn, một bệnh nhân đã lấy điện thoại nhắn tin cho con: "Mẹ chết rồi. Đến đón mẹ về đi".
">Cả nhà F0, vợ nằm viện chữa Covid
Tháng 7/2019 Liu Lina rời quê lên Bắc Kinh với ước mơ tìm được một công việc tốt, kiếm được nhiều tiền. Khi đang tìm việc trên mạng, cô nhìn thấy thông tin tuyển dụng trợ lý với mức lương 80.000 tệ (khoảng 280 triệu đồng)/tháng.
Mẩu tin này khiến Liu Lina sáng mắt. Cô lập tức nộp hồ sơ và cũng nhanh chóng nhận được phản hồi.
![]() |
Ảnh minh họa của Sohu. |
Một người đàn ông tên Jin đã mời cô phỏng vấn và cuộc gặp gỡ của họ diễn ra trên chiếc ô tô S-Class Mercedes-Benz đậu ở bãi đỗ xe của một tòa nhà cao tầng.
Ông Jin - tự xưng là chủ tịch tỏ ra rất hài lòng về cuộc trò chuyện với Liu Lina nhưng ông có một vài nghi ngại về ngoại hình của cô.
Ông nói với Liu Lina rằng, cô có thể được trả 80.000 tệ/tháng nhưng với tư cách là trợ lý riêng của chủ tịch, hình ảnh của Liu phải nổi bật, nếu không cô sẽ không thể cạnh tranh được với những ứng viên khác.
Ông Jin gợi ý Liu phẫu thuật thẩm mỹ. Ông còn nói, khoản tiền chi phí phẫu thuật sẽ được trừ vào lương của cô và đây cũng chính là phúc lợi mà công ty dành cho nhân viên của mình. Vì vậy, Liu Lina không nghĩ ngợi nhiều. Cô chấp nhận đề nghị vay 100.000 tệ để lập tức phẫu thuật thẩm mỹ.
Sau đó, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của ông Jin, Liu Lina đã được thực hiện mở rộng mắt, cắt đuôi mắt, tạo mắt 2 mí, hút mỡ hai mí, nâng môi, làm đầy khuôn mặt… tại một trung tâm thẩm mỹ và ký khoản vay trực tuyến với hình thức trả góp.
Sau khi ca phẫu thuật hoàn thành, Liu Lina đã nhiều lần gọi cho ông Jin để thảo luận về việc sắp xếp công việc tiếp theo. Nhưng ông Jin luôn tránh mặt với các lý do khác nhau. Cuối cùng, ông Jin nói đã từ chức. Liu Lina thấy nghi ngờ nên gọi báo cảnh sát.
Sau khi vào cuộc điều tra, phía cảnh sát đã phát hiện, có 2 người đàn ông tham gia vụ việc này là Jin và Wang Zong. Hai người chỉ là những kẻ thất nghiệp, dùng chiêu bài tuyển trợ lý với mức lương cao để thu hút phụ nữ. Sau đó, 2 người này mồi chài, giới thiệu khách đến các cơ sở y tế và thẩm mỹ để cải thiện ngoại hình. Mỗi đơn đặt hàng, hai người nhận được 20.000 - 30.000 tệ.
Tính đến thời điểm bị bắt, cả hai đã lừa được 9 phụ nữ, người trẻ nhất năm nay 19 tuổi, người lớn tuổi nhất là 33 tuổi.
Tuy nhiên, cả 9 người này đều không báo cảnh sát, chấp nhận mình xui xẻo.
Mặc dù hiện tại, hai kẻ chủ mưu này đã phải nhận hình phạt thích đáng nhưng chỉ cần có những người cả tin như Liu Lina, những chiêu lừa tương tự sẽ xuất hiện.
Vì vậy, khi đòi hỏi mức lương cao, mỗi người hãy tự hỏi xem năng lực của mình đến đâu, vì sao công việc lương cao lại được tuyển dụng một cách dễ dàng đến như vậy.
Linh Giang(Theo Sohu)
“Sau 30 năm tìm kiếm, chờ đợi, cuối cùng bố cũng gặp được con...”, Peng Xinghui, 69 tuổi vừa khóc vừa ôm chặt con trai. Vậy là, giấc mơ đoàn tụ mà ông mong đợi suốt 30 năm cuối cùng cũng được hiện thực hóa.
">Cô gái trẻ nhận kết đắng sau buổi phỏng vấn xin việc trên ô tô sang
Quá trình nằm viện, điều trị của cả nhà được em gái của anh Thống là chị Lê Na (SN 1982, thành viên may mắn không bị bệnh) ghi lại bằng hình ảnh sống động. Ở đó thể hiện sự ấm áp, tình yêu thương gia đình và niềm tin mãnh liệt sẽ chiến thắng Covid-19.
“Tin cả nhà anh trai 9 người dính Covid-19 quả là gây sốc. Nhưng bằng cách nào đó và nhờ những may mắn nào đó gia đình đã vượt qua. Tôi thấy biết ơn thật nhiều vì gia đình anh chị đã bình an. Tôi lấy hình ảnh từ Facebook anh chị, các cháu trong những ngày cách ly, điều trị, tổng hợp lại thành cuốn album này để sau này mỗi lần đọc lại, chúng ta lại thấy mình may mắn biết bao”, chị Lê Na cho biết.
![]() |
Cuốn nhật ký bắt đầu bằng dòng chữ: “NHẬT KÝ MÙA COVID, gia đình Thống Nhung tháng 6, tháng 7 năm 2021”. |
![]() |
Ngày 13/6: Ngày Covid ghé nhà... Lê Na đã viết lên nhật ký dòng cảm nhận: “Đôi khi, ta phải đón nhận những điều không may”. |
![]() |
Ngày 15/6, 9 người trong gia đình anh Thống là F1, gồm: vợ chồng anh Thống và 5 người con, cùng bà ngoại và bà giúp việc được đưa đi cách ly tại Trường mầm non Trần Phú. “Nhà mình gọi là đi du lịch mùa Covid. Anh Thống thì tếu táo: Nhờ ơn Covid-19 mình lại được đi nhà trẻ”, nhật ký ghi. |
![]() |
Ngày 15/6, chị Nhung là vợ anh Thống có kết quả dương tính với nCoV. |
![]() |
Cả nhà xác định tư tưởng để chiến đấu trong khu cách ly. Ngày 16/6, anh Thống lo lắng đến mức phải kêu trời, cầu mong nếu có người dương tính tiếp theo thì hãy là anh, đừng để các con dính con virus tai quái này. Trong khu cách ly, anh Thống làm mọi việc để chăm sóc các con. |
![]() |
Nhật ký ghi lại cảm giác lúc anh Thống bắt đầu bị nhiễm virus. |
![]() |
Ngày 26/6, 9 người trong gia đình anh Thống đều có kết quả dương tính với nCoV. |
![]() |
Cả nhà "khăn gói" ra Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương 2 để điều trị. |
![]() |
Nhật ký ghi lại "Khoảng thời gian gia đình nằm viện, nhiều bạn bè hỏi thăm, quan tâm". |
![]() |
Cả gia đình theo phác đồ điều trị, uống thuốc đều đặn mỗi ngày. |
![]() |
Sinh nhật bé Bang 10 tuổi được tổ chức trong viện. |
![]() |
Ngày 10 đến ngày 15/7, 4 người trong gia đình có kết quả âm tính, được về nhà cách ly. |
![]() |
Ngày 20/7, nhóm thứ 2 trong gia đình tiếp tục được xuất viện. |
![]() |
Lúc này chỉ còn lại anh Thống và bé Phương Phương ở lại viện. |
![]() |
Lần đầu tiên anh Thống ở viện vừa phải làm mẹ, làm bố, chăm sóc lo lắng cho con trong khu điều trị. |
![]() |
Những ngày này, bé Phương Phương âm tính rồi lại dương tính. Ngày nào cả nhà cũng hồi hộp chờ đợi kết quả. |
![]() |
Hai người cuối là anh Thống và bé Phương Phương được xuất viện về nhà. |
![]() |
Nhật ký kết thúc với những dòng rất ý nghĩa: “Thật may mắn là những khó khăn, trở ngại đã không đánh gục chúng ta mà tiếp thêm cho chúng ta sức mạnh. Cầu mong những điều may mắn sẽ đến với mọi người. Và sớm thôi, tất cả chúng ta sẽ được tự do đi lại, tự do kết nối, tự do trao nhau những vòng tay ôm. Cảm ơn vì trong khó khăn, chúng ta được bên nhau!".
Thiện Lương
Gia đình tôi nhiều tháng nay luôn tuân thủ 5K cùng những mẹo nhỏ dưới đây để đảm bảo sức khoẻ.
">Nhật ký của gia đình 9 người mắc Covid
Soi kèo góc Southampton vs Brighton, 22h00 ngày 22/2
Dựa trên quan điểm của PSG, Ủy ban pháp lý đề nghị phía Mbappe cân nhắc khả năng hòa giải.
Theo tờ Marca, đây là điều mà PSG đã tìm kiếm trong nhiều tháng. "PSG luôn lạc quan về vụ tranh chấp", tờ báo của Tây Ban Nhabình luận thêm. "Kết quả phiên xử đầu tiên không phải là kết quả cuối cùng, nhưng nó đại diện cho chiến thắng lớn đầu tiên của CLB Pháp".
Mbappe thua bước đầu trong cuộc chiến 60 triệu USD
MC và cũng là cựu tiền đạo lừng danh Didier Drogba xuống tận nơi để dìu tiền vệ người Tây Ban Nha lên nhận giải, bởi anh đang điều trị chấn thương đầu gối và nghỉ thi đấu đến hết mùa 2024-2025. Tiền vệ CLB Man City chống nạng đi lên sân khấu giữa khán phòng ngập tiếng vỗ tay.
Rodri đoạt Quả Bóng Vàng 2024
Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền câu chuyện cụ bà F0 tình nguyện ở lại bệnh viện sau khi đã khỏi bệnh vì không được con cái chăm sóc. Các trang mạng xã hội này viết: “Cụ bà F0 tên Đại (68 tuổi) được hàng xóm đưa vào viện với tình trạng viêm phổi nguy kịch, hoàn toàn mất nhận thức với triệu chứng nặng tưởng như không qua khỏi”.
“Ngày được ra viện, bà không về nhà mà xin phép ở lại hỗ trợ chống dịch. Hỏi lý do tại sao không về nhà mà ở lại, bà bảo: “Chồng mất sớm. Giờ thì tôi sống một mình ở nhà trọ bên Quận 8. Con gái ở Long An nhưng mấy năm nay hai mẹ con không liên lạc với nhau nữa. Chắc con không thương mình. Ở đây đỡ đần y bác sỹ được nhiêu tốt nhiêu”, trang mạng này đăng tải.
Sau khi lan truyền, vụ việc được nhiều người chia sẻ, bình luận. Đa số người xem đều tỏ thái độ bức xúc, đau lòng trước sự thờ ơ, bất hiếu của con cái, người thân bà Đại.
![]() |
Sau khi khỏi bệnh, bà Đại xin ở lại bệnh viện để làm tình nguyện viên. (Ảnh: HTV) |
Tuy vậy, cũng không ít người tỏ ra thận trọng, thậm chí cho rằng câu chuyện trên còn nhiều điều khuất tất. Một trong những người như vậy là chị Nguyễn Thị Phượng Linh (53 tuổi, ngụ Quận 8, TP.HCM). Chị Linh là người ở cùng phòng trọ với bà Đại và là người hỗ trợ, đưa bà vào bệnh viện khi phát hiện bà nhiễm bệnh.
Bà Đại tên thật là Hoàng Thị Đại (SN 1953). Hai năm trước, bà đến ở cùng phòng với chị Linh tại một dãy nhà trọ ở Quận 8. Thời điểm ở cùng chị Linh, bà Đại cho biết mình có một đứa con gái đã lập gia đình và có cháu ngoại. Bà cũng thường xuyên kể việc bị con cháu ruồng rẫy, không chăm sóc.
Tuy vậy, những gì chị Linh chứng kiến lại khác xa mọi điều bà Đại kể. Con gái, con rể của bà Đại vẫn thường xuyên đến phòng trọ thăm mẹ. Những người này cũng gửi quà, thức ăn cho bà.
Thế nhưng, sau mỗi lần như vậy, bà Đại thường không ăn mà đem vứt bỏ. Chị Linh thắc mắc, tìm hiểu nguyên nhân, khuyên nhủ, bà Đại đều gạt đi. Thời điểm dịch bệnh bùng phát, phía trước phòng trọ của chị Linh có người cảm sốt, ho.
Bà Đại lo sợ người này nhiễm Covid-19 nên thu dọn đồ đạc, chuyển đến ở với người trước đó bà từng thuê trọ cùng. Không may, khu vực này đang là ổ bệnh. Bà cũng trở thành F0. Ngày bà sốt, ho, người cho bà ở cùng đến tìm chị Linh, yêu cầu chị đón bà về chăm sóc.
Không còn cách nào khác, chị Linh đón bà Đại về, thang thuốc, nấu cháo cho bà ăn. Hai ngày sau, bà Đại trở nặng, chị Linh cùng chủ nhà trọ đưa bà vào Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp (Quận 8, TP.HCM) điều trị.
Tại đây, các bác sĩ tiến hành xét nghiệm và cho biết bà Đại dương tính với Sars-Cov-2. Lúc này, chị Linh xin số điện thoại con gái bà Đại, thông báo tình trạng bệnh của bà. Nhận tin báo, con gái, con rể bà Đại đến gặp chị Linh để được chị hướng dẫn, vào bệnh viện thăm mẹ.
“Tôi nhận thấy con gái, con rể và cháu ngoại của bà Đại rất thương yêu, có trách nhiệm với bà ấy chứ không có chuyện họ ruồng rẫy, bất hiếu như mạng xã hội thông tin. Một cách khó khăn, họ cố gắng mua chăn màn, chiếu, quần áo mới mang vào bệnh viện cho mẹ”, chị Linh kể.
Sự thật bất ngờ
Đọc thông tin cho rằng mình và vợ ruồng rẫy, bất hiếu với mẹ, anh Trương Minh Thuận (SN 1974, con rể bà Đại) rưng rưng nước mắt. Anh quả quyết, từ trước đến nay, vợ chồng anh luôn hiếu thuận, cố gắng chăm lo cho bà Đại.
Những thông tin trên mạng xã hội khiến anh và các thành viên trong gia đình cảm thấy bị tổn thương. Vợ con anh rất đau lòng khi bị cho là những kẻ bất hiếu, ruồng rẫy mẹ già. Trong khi đó, sự thật là bà Đại tự bỏ nhà ra đi, không chịu sống cùng gia đình người con gái duy nhất.
![]() |
Dù được con cái đến đón về nhà, bà Đại nhất quyết ở lại và sẽ vào chùa để tu tập, chăm sóc người cao tuổi hơn. (Ảnh: HTV). |
Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc bà Đại không muốn sống trong căn nhà nhỏ, chật hẹp, thường xuyên ngập nước ở vùng quê giáp ranh giữa TP.HCM và tỉnh Long An. Trước đó, bà Đại và gia đình con gái sinh sống với mẹ già tại Quận 8.
Trước khi qua đời, mẹ bà Đại bán căn nhà nhỏ tại Quận 8 và chia cho vợ chồng anh Thuận một số tiền nhỏ. Anh Thuận bàn với bà Đại góp tiền, mua căn nhà nhỏ ở vùng ven thành phố để sinh sống vì “ở nhà thuê rồi tiền cũng hết”.
Cuối cùng, vợ chồng anh mua căn nhà nhỏ xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Về nơi ở mới, bà Đại than buồn, nhà ngập nước, xa thành thị nên sống không quen. Bà quyết không chịu sống cùng con, đòi bỏ đi.
“Ngày mẹ vợ tôi đòi bỏ đi, vợ chồng tôi khuyên mãi không được. Sợ người đời hiểu lầm, nói chúng tôi xua đuổi mẹ, chúng tôi mời tổ trưởng lên khuyên nhủ nhưng cũng không thành. Mẹ lên thành phố, chúng tôi nhiều lần lên đón về, bà cũng nhất quyết không nghe”, anh Thuận kể.
Ngày nhận tin bà Đại nhiễm Covid-19, gia đình anh khăn gói lên TP.HCM thăm. Trên đường đi, anh gặp rất nhiều khó khăn vì liên tục bị các chốt kiểm soát dịch bệnh chặn lại. Anh phải mất nhiều thời gian trình bày, chứng minh hoàn cảnh mới được tạo điều kiện đến bệnh viện thăm mẹ vợ.
Đến nơi, sợ mẹ lạnh, anh cùng vợ ra chợ Rạch Ông mua chăn, mùng, quần áo mới cho bà. Tuy nhiên, do dịch bệnh, các cửa hàng đều đóng cửa. Anh Thuận phải đứng năn nỉ rất lâu mới mua được những vật dụng cần thiết để đưa vào bệnh viện cho bà.
“Bây giờ, chúng tôi lại bị dư luận nói đuổi, không chăm sóc mẹ. Đau lòng lắm. Những thông tin không đúng sự thật này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công việc, cuộc sống hiện tại và tương lại của con cái chúng tôi. Chúng tôi rất buồn”, anh Thuận vừa nói vừa lén lau nước mắt.
Sáng 5/10, gia đình anh Thuận đến Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp để thăm bà Đại với hy vọng có thể đón bà về nhà. Tuy nhiên, tại đây, bà Đại tiếp tục khước từ, kiên quyết không chịu về sống cùng con.
Bác sĩ Hồng Khánh Sơn, công tác tại Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp xác nhận, bà Đại đang là tình nguyện viên tại bệnh viện. Trước đó, bà Đại cũng thông tin với anh là bị con cái ruồng bỏ.
Sáng 5/10, bác sĩ Sơn có mặt trong cuộc nói chuyện giữa bà Đại và con gái, con rể của mình với hy vọng có thể hóa giải mâu thuẫn, hiểu lầm giữa đôi bên. Trong buổi nói chuyện này, gia đình anh Thuận tiếp tục bày tỏ mong muốn đón bà Đại về nhà chăm sóc, phụng dưỡng.
Bác sĩ Sơn chia sẻ: “Con gái và con rể của bà Đại lo lắng việc bà không về sẽ khiến dư luận hiểu lầm họ bất hiếu, xua đuổi, không chăm sóc mẹ. Tuy nhiên, hiện nay, các mâu thuẫn giữa bà Đại và con cái đã được giải quyết”.
“Trong buổi nói chuyện sáng nay, chúng tôi lắng nghe nguyện vọng của bà Đại vì trước đó, bệnh viện có hướng sẽ gửi bà vào chùa để bà tu tập, chung sống với mấy cụ neo đơn ở đây. Và, bà nói rõ là có nguyện vọng vào chùa để giúp đỡ các cụ khác lớn tuổi hơn. Do đó, bệnh viện sẽ hỗ trợ, liên hệ để bà được như ý. Con gái, con rể của bà cũng hứa sẽ thường xuyên thăm nom, chăm sóc bà. Dự tính, sang tuần, bệnh viện sẽ hỗ trợ đưa bà Đại vào chùa”, bác sĩ Sơn thông tin thêm.
Nguyễn Sơn
Ngày phát hiện nhiễm bệnh, Thắng hoang mang, sợ chết nhưng khi chứng kiến F0 84 tuổi lạc quan, vui sống, anh vững tâm điều trị để vượt qua Covid-19.
">Sự thật cụ bà nhiễm Covid
Diễn đàn Tết tiết kiệm: Biếu tết nhà chồng... còn phải biếu cả bạn bố chồng |
Đi vay cũng phải sắm Tết cho ra hồn!
Khát con trai, tôi thấy mình thật xấu xa
友情链接