Nền tảng số quốc gia cũng được xác định là yếu tố then chốt bảo đảm an toàn thông tin mạng và bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng.
Phát triển nền tảng số quốc gia để tối đa hóa lợi ích do công nghệ mang lại đồng thời ngăn chặn và giảm thiểu các rủi ro mà công nghệ có thể gây ra cho xã hội và người dân.
Cùng với việc nêu rõ các quan điểm, mục tiêu trong phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia, tại thời điểm đầu năm 2022, Bộ TT&TT đã lần thứ nhất công bố danh mục 35 các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Trên cơ sở thực tế triển khai, Bộ TT&TT vừa sửa đổi, bổ sung Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Điểm đáng chú ý của quyết định sửa đổi là ban hành danh mục các nền tảng số quốc gia công bố lần 2.
Cụ thể, trong lần công bố thứ 2, danh mục nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số gồm 38 nền tảng, với 21 nền tảng do cơ quan nhà nước chủ quản, doanh nghiệp Việt Nam phát triển, làm chủ công nghệ lõi, sử dụng thống nhất trên toàn quốc, phục vụ hoạt động quản lý nhà nước hoặc cung cấp dịch vụ công phục vụ xã hội; và 17 nền tảng do doanh nghiệp làm chủ quản, làm chủ công nghệ lõi, cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu của cơ quan, doanh nghiệp và xã hội.
Bổ sung các nền tảng số quốc gia ưu tiên phát triển
Theo danh mục nền tảng số quốc gia mới được Bộ TT&TT ban hành để thay thế cho danh mục công bố lần 1, có 4 nền tảng được bổ sung gồm hóa đơn điện tử, bảo hiểm xã hội số, cảng biển số và cửa khẩu số.
Trong đó, nền tảng thuế điện tử cung cấp công cụ quản lý thuế thống nhất, minh bạch, chuyên sâu, chuyên nghiệp theo phương pháp quản lý rủi ro, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ của người dân và doanh nghiệp.
Nền tảng bảo hiểm xã hội số thiết lập kênh giao tiếp và tạo điều kiện cho người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tiếp cận thông tin, thực hiện các dịch vụ công một cách tiện lợi, dễ dàng, nhanh chóng nhất, từng bước thực hiện việc thay thế sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế giấy.
Nền tảng cảng biển số chuyển đổi toàn bộ hoạt động của một cảng biển lên môi trường số, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của cảng biển.
Nền tảng tự động hóa quy trình, giảm thiểu thời gian cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu; tăng cường công tác quản lý, giám sát của các cơ quan nhà nước, tạo kênh thông tin kết nối giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp cảng, hãng tàu, doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp xuất nhập khẩu…; công khai, minh bạch, cải cách hành chính, phục vụ doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu tốt hơn, từ đó góp phần phát triển kinh tế số cảng biển.
Còn với nền tảng cửa khẩu số, đây là nền tảng cung cấp công cụ quản lý tổng thể và toàn diện hoạt động tại khu vực cửa khẩu. Nền tảng tự động hóa quy trình, giảm thiểu thời gian cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu; tăng cường công tác quản lý, giám sát của các cơ quan nhà nước, tạo kênh thông tin kết nối giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bến bãi tại cửa khẩu…; công khai, minh bạch, cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi và rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa qua cửa khẩu, từ đó góp phần phát triển kinh tế số cửa khẩu.
Bên cạnh đó, với các nền tảng số mới bổ sung, Bộ TT&TT cũng đề xuất cơ quan chủ quản/ cơ quan hỗ trợ phát triển, đơn vị đầu mối của cơ quan chủ quản/ cơ quan hỗ trợ phát triển cùng đơn vị đầu mối của Bộ TT&TT.
Đơn cử như, nền tảng cảng biển số có cơ quan hỗ trợ phát triển là 3 Bộ Giao thông vận tải, Tài chính và Quốc phòng.
Các đơn vị đầu mối của cơ quan hỗ trợ phát triển gồm Trung tâm CNTT (Bộ Giao thông vận tải); Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính); Quân chủng Hải quân (Bộ Quốc phòng). Đơn vị đầu mối của Bộ TT&TT là Vụ Kinh tế số và Xã hội số.
Đây là chia sẻ của Chủ tịch HĐQT trường ĐH Đại Nam tại ội thảo quốc tế “Điều dưỡng và chăm sóc người lớn tuổi tại Việt Nam, bài học từ Nhật Bản” diễn ra ngày 9/6/2018. Sự kiện do ĐH Đại Nam phối hợp cùng tổ chức Hỗ trợ nguồn nhân lực Châu Á (AJK) và Hiệp hội Kinh doanh phúc lợi quốc tế (KFJK) chủ trì.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), điều dưỡng cùng với 3 yếu tố điều trị, thuốc/TTBYT, hậu cần là nhưng yếu tố quan trọng hình thành bốn trụ cột cho hệ thống dịch vụ khám chữa bệnh. Thực trạng nhân lực điều dưỡng hiện nay tại Việt Nam còn đang thiếu về số lượng và chất lượng.
Nhu cầu về dịch vụ chăm sóc có chất lượng ngày càng gia tăng ở mọi quốc gia, đặc biệt là tại các nước phát như Đức, Mỹ, Canada, Nhật Bản…. Trước bối cảnh như vậy, trường ĐH Đại Nam phối hợp với tổ chức Hỗ trợ nguồn nhân lực Châu Á (AJK) và Hiệp hội Kinh doanh phúc lợi quốc tế (KFJK) chủ trì Hội thảo quốc tế “Điều dưỡng và chăm sóc người lớn tuổi tại Việt Nam, bài học từ Nhật Bản”.
Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, các diễn giả đến từ Nhật Bản và các học giả, nhà quản lý đến từ các trường đại học, cao đẳng trong cả nước.
Tại hội thảo, 04 báo cáo điển hình đã được trình bày. Trước tiên là 02 báo cáo về bài học kinh nghiệm đến từ Nhật Bản “Các khái niệm cơ bản về dịch tễ học” - do GS. Koji Kawakami - Chủ tịch Trường Y khoa và Sức khỏe cộng đồng, Đại học Kyoto báo cáo và “Khái niệm về điều trị y tế tiên tiến tại Nhật Bản” - do GS. Norihiro Matsuoka - Đại học Kyoto.
![]() |
GS Norihiro Matsuoka M.D trường ĐH Kyoto, Chủ tịch Tập đoàn Y khoa Nhật Bản. |
GS Norihiro Matsuoka đã nêu lên những dự án hợp tác khả thi trong lĩnh vực điều dưỡng. GS Norihiro Matsuoka cũng nhấn mạnh Nhật Bản đang đưa ra chính sách thu hút nguồn nhân lực bổ sung từ nước ngoài, trong đó nhu cầu nguồn nhân lực rất lớn từ Việt Nam. Đây là cơ hội lớn đối với sinh viên Điều dưỡng nói chung và trường Đại học Đại Nam nói riêng trong việc tham gia chương trình đào tạo nghề tiên tiến tại Nhật Bản.
Tiếp nối báo cáo trên, bà Đoàn Quỳnh Anh, đại diện Bộ Y tế đã đưa ra một bức tranh chi tiết về “Định hướng phát triển nguồn nhân lực ngành điều dưỡng tại Việt Nam trong 5-10 năm tới”. Báo cáo đã phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và định hướng phát triển của ngành điều dưỡng trong thời gian tới.
Với tư cách là một cơ sở đào tạo, nhằm góp phần đào tạo ra cử nhân điều dưỡng đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường lao động, ĐH Đại Nam đã đem đến hội thảo “Chuẩn nghề nghiệp ngành điều dưỡng tại Việt Nam; chương trình nội dung và phương pháp đào tạo cử nhân điều dưỡng tại ĐH Đại Nam đáp ứng nhu cầu xã hội” do PGS Nguyễn Thị Bạch Tuyết - Phó Chủ tịch Hội nội khoa Việt Nam, Phó hiệu trưởng trình bày.
![]() |
Đại diện Bộ y tế, ĐH Đại Nam và Nhật bản tham luận trong hội thảo |
![]() |
![]() |
Buổi hội thảo mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong tương lai |
Để thực thi chính sách đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội nêu trên, TS. Lê Đắc Sơn - Chủ tịch HĐQT trường ĐH Đại Nam chia sẻ: "Trường Đại học Đại Nam xây dựng chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo dựa vào chuẩn năng lực của điều dưỡng Việt Nam và Asean.
Chương trình nội dung và phương pháp đào tạo cử nhân điều dưỡng tại ĐH Đại Nam đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhà trường đã ký kết hợp tác liên kết đào tạo và việc làm với Nhật Bản để hỗ trợ tối đa cho sinh viên như: hỗ trợ hoàn toàn kinh phí học tiếng Nhật, bố trí thực tập hưởng lương tại các cơ sở điều dưỡng tại Nhật Bản để học luôn đi đôi với thực hành”.
![]() |
Ông Lê Đắc Sơn - Chủ tịch HĐQT trường ĐH Đại Nam cũng tham gia thảo luận |
Thông qua buổi hội thảo lần này, ĐH Đại Nam mong muốn góp một phần sức lực vào việc nâng cao năng lực của hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe thông qua đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội.
Doãn Phong
" alt=""/>Cơ hội việc làm cho sinh viên điều dưỡng ĐH Đại Nam