当前位置:首页 > Thế giới > Nhận định, soi kèo Girona vs Getafe, 3h00 ngày 15/2: Vì suất dự cúp châu Âu 正文
标签:
责任编辑:Thời sự
Nhận định, soi kèo AC Milan vs Hellas Verona, 02h45 ngày 16/2: Khách không cửa bật
Kính thưa các cô giáo, thầy giáo, các cán bộ viên chức nhà trường,
Kính thưa lãnh đạo các doanh nghiệp, các đối tác của nhà trường, các quý vị đại biểu,
Toàn thể các em sinh viên thân mến,
Cách đây đúng một năm, Lễ khai giảng năm học 2021-2022 được tổ chức bằng hình thức trực tuyến trong bối cảnh vẫn bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Đặc biệt là Học kỳ 1, toàn trường học tập trực tuyến trong nhiều tháng. Nhưng tất cả chúng ta đã cố gắng, nỗ lực rất nhiều để vượt khó, nhiều thầy cô, các em sinh viên đã phải giảng dạy, học tập vào cả vào các buổi tối, các ngày cuối tuần để hoàn thành kế hoạch đặt ra của năm học.
Năm nay, tôi rất vui mừng được đứng trong Hội trường C2 thân thương cùng với rất nhiều cán bộ, sinh viên trong Lễ khai giảng này. Ngoài ra, còn rất nhiều em sinh viên cùng tham dự theo hình thức trực tuyến từ Quảng trường Tạ Quang Bửu. Sau giai đoạn khó khăn của đại dịch, ngôi trường Bách khoa thân yêu của chúng ta lại đầy ắp các hoạt động và những nụ cười rạng rỡ của các em sinh viên.
Một điều đặc biệt, hôm nay, đúng ngày 15/10/2022, ngày kỷ niệm 66 năm thành lập Trường ĐHBKHN, chúng ta tổ chức Lễ Khai giảng năm học mới 2022-2023, cũng là để chào đón tân sinh viên Khóa 67 gia nhập đại gia đình Bách Khoa.
Thay mặt Đảng Ủy, Hội đồng Trường, Ban giám hiệu, thầy gửi lời chúc mừng đến tất cả hơn 7.000 các em tân sinh viên K67 đã trúng tuyển và nhập học vào ĐHBKHN. Với mỗi em, đây là một thành tích rất đáng tự hào, một khởi đầu mới. Chúc các em luôn vững tin, luôn đam mê học tập, luôn cố gắng tìm tòi, say mê nghiên cứu và sáng tạo, luôn thể hiện chính trực và tinh thần mình vì bạn bè, để gặt hái nhiều thành công, có những kiến thức và kỹ năng vững vàng để bước vào tương lai tươi sáng.
Kính thưa quý cô giáo, thầy giáo, quý vị đại biểu
Các em sinh viên thân mến
Năm học 2021-2022, kỷ niệm 65 năm ngày thành lập, thời điểm chín muồi để Trường ĐHBKHN bước đầu thực hiện quá trình tái cấu trúc mạnh mẽ nhằm chuyển đổi thành công mô hình thành Đại học Bách khoa Hà Nội, đồng thời tập trung các nguồn lực để phát triển thành một Đại học nghiên cứu đa lĩnh vực theo tầm nhìn và định hướng chiến lược đã xác định. Đúng vào ngày kỷ niệm 65 năm thành lập Trường ĐHBKHN, 3 Trường: Cơ khí, Công nghệ thông tin và Truyền thông và Điện - Điện tử đã được thành lập, đánh dấu bước tiến quan trọng đầu tiên trong quá trình đổi mới mô hình quản trị, chuyển đổi thành Đại học Bách khoa Hà Nội.
Năm học 2021-2022, tập thể nhà trường tiếp tục thực hiện các mục tiêu hết sức thách thức trong “Chiến lược phát triển Trường Đại học Bách khoa Hà Nội giai đoạn 2017-2025”. Có 7 nhiệm vụ của năm học: Hoàn thiện bộ máy tổ chức, Tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong hệ thống quản lý, trong dạy và học; Tăng cường các điều kiện bảo đảm và quản lý chất lượng và thúc đẩy đổi mới CTĐT theo hướng hiện đại; Đổi mới công tác tuyển sinh đại học, đột phá tuyển sinh sau đại học, Tăng cường phát triển các hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; Tăng cường hợp tác doanh nghiệp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế; Cải thiện môi trường dạy và học, tăng cường các hoạt động hỗ trợ người học là những nhiệm vụ hết sức thách thức, tiếp tục đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực của mỗi chúng ta.
Năm học 2021-2022, toàn trường có 31.118 sinh viên đại học chính quy, 1.298 học viên cao học và 187 NCS. Có 6.397 sinh viên hoàn thành công nhận tốt nghiệp và được cấp bằng tốt nghiệp đại học, thuộc 51 ngành và chương trình đào tạo, đạt 118 % chỉ tiêu tốt nghiệp của năm học. Trong đó, có 157 sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc, chiếm 2,4%, 1.193 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, chiếm 18,6%; 4.292 sinh viên tốt nghiệp loại khá, chiếm 67,1%. Số học viên cao học tốt nghiệp Thạc sĩ là 314 học viên và tốt nghiệp tiến sĩ là 85 NCS.
Nhà trường đã xây dựng và tuyển sinh mới 1 chương trình đào tạo Kỹ thuật Y sinh là chương trình liên ngành phối hợp đào tạo giữa Trường Điện - Điện tử và Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, được nhiều sinh viên lựa chọn theo học. 26 chương trình Kỹ sư chuyên sâu đặc thù 180 tín chỉ, trong đó phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, áp dụng đối với sinh viên từ K65 đã được triển khai và truyền thông sâu rộng đến các em sinh viên K65, K66 và trong tuần sinh hoạt công dân đầu khóa của các em sinh viên K67. Như vậy, Trường đã đưa vào triển khai mô hình đào tạo tích hợp Cử nhân - Thạc sĩ khoa học theo định hướng nghiên cứu hàn lâm và phát triển, chương trình tích hợp Cử nhân – Kỹ sư chuyên sâu đặc thù theo định hướng nghề nghiệp. Đây là mô hình đào tạo mang tính hội nhập quốc tế cao, đang được áp dụng ở nhiều trường đại học hàng đầu trên thế giới.
Công tác kiểm định chương trình đào tạo (CTĐT) theo tiêu chuẩn quốc tế là một trong các nhiệm vụ chiến lược đã được đẩy mạnh và đạt kết quả tốt trong thời gian qua. 8 CTĐT đã nhận được kết quả đạt kiểm định của theo chuẩn AUN-QA bao gồm: KT Hàng không, KT Cơ khí, KT Hóa học, KT Thực phẩm, KT Môi trường, KT Dệt, KT In và KT Vật lý và 2 CTĐT đạt kiểm định theo chuẩn chất lượng CTI chất lượng cao Tin học công nghiệp và tự động hóa và Cơ khí hàng không.
Môi trường làm việc, phục vụ dạy và học đã từng bước được cải thiện với môi trường học tập trên nền tảng số hiện đại cũng đang dần được hoàn thiện. Bên cạnh đó, Nhà trường đã phối hợp với tổ chức hoàn thiện và thử nghiệm Mô hình đào tạo tiếng Anh trên nền tảng số theo hình thức B-Learning. Mô hình sẽ đưa vào triển khai chính thức trong năm học 2022-2023 hứa hẹn sẽ thúc đẩy phong trào học tập ngoại ngữ của sinh viên toàn trường.
Hệ thống eHUST đã được ra mắt phiên bản mới 2.0 với nhiều mô-đun được bổ sung đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho giảng viên và sinh viên trong việc tiếp cận thông tin đào tạo, các dịch vụ khác trong Trường.
Với phương châm “người học là trung tâm”, trong năm học vừa qua, Nhà trường đã nỗ lực cải thiện môi trường giảng dạy, học tập và hỗ trợ các em sinh viên. 15 Phòng thí nghiệm đào tạo các chuyên ngành Điện, Điện tử, Cơ khí, Cơ điện tử và Vật liệu đầu tư mới với tổng kinh phí 270 tỷ đồng từ dự án SAHEP theo nguồn vốn của Ngân hàng thế giới đã được đưa vào sử dụng từ học kỳ 2 năm học 2021-2022. Bên cạnh đó, nhiều phòng thí nghiệm chuyên ngành phục vụ đào tạo các chuyên ngành cũng đã được hoàn thiện từ kinh phí tài trợ của các đối tác, tập đoàn, doanh nghiệp nhân kỷ niệm 65 năm thành lập trường. Cũng trong năm học vừa qua, nhà trường đã cải tạo, sửa chữa 13.170 m2 các cơ sở vật chất phục vụ người học bao gồm: 3 nhà Ký túc xá B5, B6, B7; cùng các khu thể thao sân bóng B9, sân bóng rổ nhà B7, nhiều giảng đường, phòng học tại các nhà D3, D3-5, D5. Đặc biệt, bể bơi Bách Khoa đã đi vào hoạt động bình thường từ tháng 4/2022 và sẽ hoạt động theo chu kỳ 8 tháng phục vụ đào tạo và 4 tháng bảo trì, bảo dưỡng dịp mùa đông.
Hiện tại nhà B10 và B10 của KTX, sân B13 và 05 sân bóng chuyền, bóng rổ đang trong giai đoạn thi công nước rút để phục vụ các em sinh viên từ tháng 11/2022
Tháng 10/2021, học bổng mang tên Cố Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa chính thức được triển khai, nhằm hỗ trợ cho những sinh viên của Trường có hoàn cảnh khó khăn, có ý chí, nghị lực vươn lên trong học tập. Học bổng được hình thành từ nguồn kinh phí của Trường, từ đóng góp của các thầy cô giáo, cán bộ, của các thế hệ sinh viên, cựu sinh viên của Trường và từ nguồn tài trợ của nhiều tổ chức, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm khác. Trong năm học 2021-2022, quỹ học bổng đã trao tặng 88 suất học bổng mức 100% học phí tương đương 1,2 tỷ đồng và 291 suất học bổng mức 50% học phí tương đương 2 tỷ đồng cho các em sinh viên.
Các hoạt động tư vấn về sức khỏe thể chất và tinh thần cho người học được tích cực triển khai với nhiều lượt sinh viên, cán bộ đã được các chuyên gia tâm lý tư vấn.
Kính thưa các cô giáo, thầy giáo, các cán bộ viên chức nhà trường,
Toàn thể các em sinh viên thân mến,
Hội nghị triển khai nhiệm vụ trọng tâm đầu năm học mới 2022-2023 ngày 7/10/2022 cũng đã thông qua 7 nhiệm vụ của năm học:
(1). Hoàn thiện bộ máy tổ chức, tăng cường năng lực quản trị;
(2). Tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong hệ thống quản lý, trong dạy và học;
(3). Tăng cường các điều kiện bảo đảm và quản lý chất lượng và thúc đẩy đổi mới CTĐT theo hướng hiện đại;
(4). Đổi mới mạnh mẽ công tác tuyển sinh đại học và sau đại học;
(5). Tăng cường phát triển các hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo;
(6). Tăng cường hợp tác doanh nghiệp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế;
(7). Cải thiện môi trường dạy và học, tăng cường các hoạt động hỗ trợ người học;
Hội nghị đã xây dựng 27 chỉ tiêu hết sức cụ thể nhưng cũng rất thách thức của các nhiệm vụ để chúng ta thực hiện.
Hội nghị cũng thông qua Quy tắc văn hóa giao tiếp trong nhà trường và môi trường mạng của cán bộ và sinh viên Trường ĐHBKHN.
Tiếp nối các thế hệ cha anh của lịch sử 66 năm xây dựng và phát triển hào hùng của Nhà trường, mỗi người chúng ta ngày nay đều tự hào là “người Bách Khoa”: mộc mạc, giản dị, chân thành, luôn làm việc với sự tôn trọng cá nhân, với sự đoàn kết, với tinh thần tận tâm, tận lực, đổi mới, khát vọng sáng tạo và đột phá. Tất cả chúng ta tiếp tục phát huy tinh thần chia sẻ, hợp tác và hỗ trợ cùng phát triển giữa thầy và trò, cùng gìn giữ, nuôi dưỡng và vun đắp những giá trị truyền thống của người Bách khoa, của Trường ĐHBKHN thân yêu.
Kính thưa các cô giáo, thầy giáo, các cán bộ viên chức nhà trường
Năm học 2022-2023 đòi hỏi chúng ta tiếp tục chuyển mình và có thể gói gọn trong 3 cụm từ: đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.
“Đổi mới sáng tạo”thể hiện trong: đổi mới quản trị đại học, đổi mới đào tạo, đổi mới hoạt động KHCN, xây dựng và phát triển hướng nghiên cứu mới nhằm hội nhập khu vực và thế giới, tập trung vào những nghiên cứu có hàm lượng khoa học cao, hình thành “bí quyết công nghệ” để phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up), khởi nguồn (spin-off). Mỗi thầy cô, mỗi cán bộ viên chức sẽ được tạo điều kiện tối đa để làm việc, để sáng tạo, theo đúng phương châm Người thầy là chủ thể, là động lực phát triển.
“Chuyển đổi số”là xu thế tất yếu, khách quan đang diễn ra rất mạnh mẽ, sâu rộng và hằng ngày. Cụ thể ở Trường ĐHBKHN, chuyển đổi số là sử dụng các ứng dụng CNTT mạnh mẽ hơn nữa, thay đổi phương pháp giảng dạy, xây dựng các học liệu số phục vụ giảng dạy hiệu quả hơn, theo đúng các mục tiêu của Nghị quyết chuyên đề Nghị quyết chuyên đề 182-NQ/ĐU của BCH Đảng bộ Trường khóa XXX ngày 08/9/2021, “Triển khai mạnh mẽ chuyển đổi số và phát triển ĐHBK Hà Nội theo mô hình đại học số chia sẻ”
“Chuyển đổi xanh”cụ thể ở Trường ĐHBKHN là gìn giữ môi trường đẹp hơn, thân thiện hơn, nhiều cây xanh, thực hiện quy định 5S tại các phòng thí nghiệm, giảng đường, văn phòng, phòng làm việc. Đồng thời, mỗi chúng ta cũng cần thay đổi trong giao tiếp, trong văn hoá ứng xử để môi trường làm việc ĐHBKHN tiếp tục “xanh hơn” và “xanh mãi”.
Các em sinh viên K67 thân mến,
Học đại học có nhiều sự khác biệt, môi trường đại học đòi hỏi các em có sự chín chắn, có sự lựa chọn những kiến thức cần phải học và khám phá, cần có sự cân bằng và phân bổ thời gian học, giải trí, rèn luyện thể thao một cách hợp lý. Thầy tin chắc các em sẽ tiếp tục đam mê học tập và nghiên cứu, tiếp tục nuôi dưỡng khát vọng cống hiến, khát vọng sáng tạo và các em sẽ thành công như đã thành công từ trước đến nay.
Trường ĐHBKHN luôn là nền tảng, là nơi để các em học tập được các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp nhưng cũng là nơi để các em học tập thể thao, học tập văn hoá làm việc, văn hoá ứng xử để phát triển nhân cách các em một cách tốt nhất.
Thầy mong các em hãy luôn nuôi dưỡng “tình yêu thương” và “lòng nhân ái”. Các em luôn có sự yêu thương của gia đình, thầy cô, bè bạn và họ cũng rất cần có tình yêu thương của các em. Lòng nhân ái chính là điểm tựa để mỗi chúng ta vượt qua các thách thức, khó khăn.
Có một câu ngạn ngữ là “Một nền văn minh vĩ đại, một quốc gia vĩ đại chỉ có thể xây dựng bằng tình yêu thương và lòng nhân ái”. Ở độ tuổi bây giờ của các em, bắt đầu trưởng thành hơn và mong muốn thể hiện bản thân, rất cần các em nuôi dưỡng “tình yêu thương”và “lòng nhân ái”.
Kính thưa các cô giáo, thầy giáo, các cán bộ viên chức nhà trường, các quý vị đại biểu
Toàn thể các em sinh viên thân mến,
Trong giai đoạn 2022-2025, nhà trường đã đề ra 10 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, với 32 chỉ số đo lường rất thách thức để đạt được vào năm 2025, trong đó có 12 chỉ số có mức thách thức rất cao. Năm học 2022-2023 chúng ta đã cụ thể hoá thành 7 nhiệm vụ năm học với 27 chỉ tiêu thực hiện. Năm học 2022-2023 cũng là năm học đặt mục tiêu kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp trong đào tạo và nghiên cứu, thực hiện triển khai mô hình “Học kỳ doanh nghiệp”.
Thay cho lời kết, tôi xin nhắc lại phương châm phát triển của Trường ĐHBKHN “Nhà trường làm nền tảng - Người thầy là chủ thể, là động lực phát triển - Người học làm trung tâm”.
Tôi cũng xin chia sẻ lại tâm huyết sâu sắc rằng ĐHBK Hà Nội sẽ là luôn “ngôi nhà thân yêu”của “người Bách Khoa”: sinh viên, cựu sinh viên các thế hệ, cán bộ và giảng viên ĐHBK Hà Nội.
Trong buổi lễ khai giảng ngày hôm nay, tôi mong muốn sự kết nối, và kêu gọi sự chung tay, chung sức hướng về “ngôi nhà Bách Khoa thân yêu”của “người Bách Khoa”ở mọi miền của tổ quốc, ở các nơi trên toàn thế giới.
Xin kính chúc các cô giáo, thầy giáo, các em sinh viên, các thế hệ cựu sinh viên, các thế hệ cán bộ giảng viên sức khỏe, hạnh phúc và và một năm học mới 2022-2023 thành công.
Xin kính chúc các doanh nghiệp, các đối tác của Trường ĐHBKHN phát triển mạnh mẽ, tiếp tục gặt hái nhiều thành công.
Trân trọng cám ơn!
Hiệu trưởng Bách khoa khuyên sinh viên về 'tình yêu thương' và 'lòng nhân ái'
Hai vợ chồng anh Công chị Hạnh sống căn trọ nhỏ ở Sài Gòn, mỗi tuần anh chị đến bệnh viện chạy thận 3 lần. Ảnh: Phan Nhơn
“Bữa đó tự dưng ổng đổi ca chạy thận từ ca 1 sang ca 4. Nằm bên cạnh mình có biết gì đâu. Tình cờ có mẹ mình ở đó có đùa vui: “Giờ ai mà lo được cho con gái mẹ là mẹ giao luôn””.
Anh Công lúc này nằm bên cạnh, bật giậy giơ tay: “Dạ con!Dạ con”.
“Chưa dừng lại, ổng còn chủ động xin số điện thoại làm quen, tưởng ổng cà chớn chứ bệnh tật vầy ai nghĩ đâu xa nên cũng cho đại”, chị Hạnh nói.
Nào ngờ kể từ ngày hôm đó anh Công đổi hẳn lịch chạy thận sang cùng ca với chị Hạnh để tiếp cận ý trung nhân. Sau vài lần hẹn hò, đi hát karaoke, đi chơi anh ngỏ lời yêu chị. “Đồng bệnh tương lân” có hoàn cảnh bệnh tật với nhau chưa đầy nửa năm họ dọn về chung sống. Kể từ đó, dù nắng dù mưa anh Công cũng chở chị Hạnh đủ tuần 3 lần đến Chợ Rẫy chạy thận.
Hạnh phúc lứa đôi đến quá nhanh, song ít ai biết rằng để đến được với nhau họ cũng trải qua lắm đoạn trường.
Năm 2004, chị Hạnh mang thai con đầu lòng với người chồng trước, bất ngờ căn bệnh suy thận mạn đổ ập đến. Chị Hạnh sức khỏe yếu, nuôi không nổi cái thai đành phải ngưng. Người chồng cũng chăm nom chị được 1 năm để trọn nghĩa trọn tình. Nhìn cảnh không đành lòng, chị để anh ra đi kiếm hạnh phúc mới, rồi kiếm đường con cái. Cứ thế ở vậy, lùi lũi chữa bệnh, trái tim chị cũng dần dần nguội lạnh và không thể mơ thêm một lần đi bước nữa.
Anh Công chẳng khác gì chị Hạnh, năm 2009 đang chở nước đá bỗng ngất xỉu được người dân đưa vào viện cấp cứu. Bác sĩ bảo anh suy thận giai đoạn cuối. Vợ anh cũng chăm sóc được 6 tháng, rồi anh cũng để vợ tìm phương trời hạnh phúc mới. Anh lại trở về công việc bỏ mối nước đá và đều đặn vào Chợ Rẫy chạy thận.
Sau thời gian chạy thận gặp nhau ở BV Chợ Rẫy, hai con người, hai cảnh ngộ đồng cảm đã đến với nhau bằng một tình yêu giản dị. Một đám cưới không ồn ào, không tấm hình cưới. Ảnh: NVCC
Hai con người cứ ra vào Chợ Rẫy suốt vậy mà đến năm 2015 mới gặp được nhau. Để rồi phút giây anh Công giơ tay xin lo hết phần đời chị Hạnh với mẹ chị nào ngờ là lời tán tỉnh cà chớn nhất mà lại chân phương thật thà nhất.
“Đâu biết gì đâu, mình cũng lỡ một lần đò, ngại gì nữa thấy vậy xuân phong để có người bạn sớm tối cùng nhau chạy thận chung cho vui chứ mấy năm trước đó lầm lũi một mình buồn quá. Ai ngờ được vợ”, anh Công vừa cười tủm tỉm mắt nhìn chị Hạnh khoái chí.
Anh và chị về xin phép gia đình hai bên cho đến với nhau đường đường chính chính, rồi cũng làm mâm cơm nhỏ thắp lên bàn thờ ông bà làm cái lễ ra mắt họ hàng. Một buổi tiệc hỉ giản dị đầm ấm khiến cha mẹ anh chị nghẹn ngào trong hạnh phúc.
Thêm 1 lần tái sinh khi được nhận quả thận hiến tặng
Cặp vợ chồng son trở lại Sài Gòn, ngày ngày anh Công chở nước đá, chị Hạnh ở nhà lo cơm nước cho anh, cuộc sống bình dị cứ trôi theo thời khóa biểu 3 lần/ tuần chạy thận.
Cặp đôi hạnh phúc khiến cả cho những bệnh nhân Khoa Thận nhân tạo, BV Chợ Rẫy ngưỡng mộ. Chuyện tình của họ phần nào cũng giúp cho những người bệnh thận thêm chút niềm vui, nghị lực trường kì chiến đấu với bệnh tật.
Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng khoa Thận nhân tạo, BV Chợ Rẫy nhắc đến cặp đôi hoàn cảnh Lý Thu Hạnh và Lê Chí Công bằng một niềm tự hào.
“Chuyện tình hai anh chị này thực sự hiếm hoi từ khi đơn vị thận nhân tạo thành lập. Ai ai cũng biết chuyện tình tình yêu của họ, cả hai có thâm niên trên dưới 10 năm điều trị chạy thận ở khoa. Khi biết tin hai anh chị về với nhau, chúng tôi cũng mừng cho họ, giữa nghịch cảnh bệnh tật ốm đau họ vần mở lòng yêu thương san sẻ nhau. Câu chuyện tình yêu anh chị đôi lúc là thứ chúng tôi thi thoảng đem ra động viên cho những bệnh nhân khác đang bi quan”, bác si Tuấn tâm sự.
Đầu năm 2019, lá bài số phận đã rơi trúng anh Công, cho anh cơ hội được hồi sinh. Một người đàn ông 37 tuổi, không may gặp tai nạn giao thông, tim ngừng đập hiến tặng anh quả thận.
Năm 2012 anh Công được phỏng vấn khảo sát về việc nhận tạng từ người hiến chết não và tim ngừng đập. Đến cuối năm 2019, anh nhớ mình có tờ giấy trên đã đến Đơn vị điều phối ghép bộ phận cơ thể người BV Chợ Rẫy hoàn tất thủ tục để đưa vào danh sách chờ nhận tạng. Nào ngờ mọi việc chỉ sau 2 tháng lại nhanh đến vậy.
“Chiều hôm đó nghe điện thoại bệnh viện là mình chạy thẳng về nhà kịp tắm thay đồ, dặn vợ vào viện sau. Tôi cứ thế vào viện chứ không suy nghĩ gì. Vì lòng hồi hộp không tin mọi việc lại nhanh đến vậy”, anh Công nhớ lại.
Có 5 người trong danh sách chờ được chọn nhưng chỉ có 2 quả thận. Anh Công là vị trí thứ 3, một người có chỉ số HLA hợp với người cho trên 50% hiển nhiên được chọn, người thứ 2 hợp hơn anh Công thì chần chừ vì quả thận được hiến từ người có tim ngừng đập. Họ sợ thải ghép từ chối nên tấm vé sự sống thuộc về anh Công.
Sau khi được ghép thận anh Công phải hạn chế ra ngoài để tránh ức chế miễn dịch, chị Hạnh vừa chạy thận vừa phải túc trực ở phòng trọ chăm sóc chồng. Ảnh: Phan Nhơn
19 giờ đêm, chị Hạnh nắm tay chồng đẩy chồng vào phòng mổ. Sinh tử với anh Công đơn giản là số mệnh, trời quyết anh cứ lạc quan thế rồi nhắm mắt vào phòng mổ ghép. Chị Hạnh cả đêm ở ngoài đợi chờ trong lo lắng, cầu nguyện cho chồng bình an. “Lúc mổ xong nhìn anh qua tấm kính phòng cách ly, ngón tay anh giơ lên mà tự dưng hai dòng nước mắt chảy dài vậy đó. Vừa khóc vừa mừng”, chị Hạnh nhớ lại.
Đến khi rút ống tiểu, anh Công tự đi tiểu được thì coi như anh chết đi sống lại. Chị Hạnh lúc đó còn ghẹo cả chồng: “Cám giác sau bao nhiêu năm anh tự đứng đi tiểu của một người đàn ông anh có sướng không?". Anh Công đáp: “Anh sướng chứ!”
Với vợ chồng anh Công, nhận được món quà sự sống còn hơn cả trúng số độc đắc. “Người ta bảo trúng Vietlot còn khó chứ tôi nhận được quả thận con hơn cả trúng Vietlot ý chứ. Ghép thận xong tôi gọi đồng đội ở khoa chạy thận khoe rằng “từ nay em có thể đứng tiểu như một người đàn ông đường đường chính chính rồi nhé”, vẫn với cái kiểu đùa cà chớn nhưng rất thật của anh Công.
Vợ chồng anh chị ngồi tính được 1 tháng 20 ngày được ghép thận. Ngồi tâm sự một hồi anh Công trăn trở: “Hôm trước đọc báo, biết ân nhân hiến thận cho tôi có đứa con 4 tuổi. Anh mất đi, để con thơ ở lại, tôi mong ước biết được nhà anh đến tạ ơn, thăm hỏi bù đắp chút gì đó cho con anh ấy”.
Khi chúng tôi hỏi đến anh chị có ước nguyện chị Hạnh cũng được ghép thận, để anh chị còn hi vọng có đứa con vui nhà vui cửa? Chị Hạnh lo sợ việc chạy thận suốt 14 năm sợ sức khỏe suy kiệt lỡ ghép có chuyện gì không thể ở bên cạnh anh Công.
Chị nửa đùa nửa thật bảo: “Giờ chắc lo kiếm vợ cho anh ấy đặng còn kiếm đứa con. Chắc em về ở với mẹ”. Nghe vậy anh gắt giọng: “Mớ gì, bao năm đồng cam cộng khổ, lúc ốm đau đứa này mệt đứa khỏe lo. Rồi đây, anh khỏe sẽ lo cho vợ, đỡ đần cho vợ. Mình có mơ ước gì nhiều, được vầy hạnh phúc rồi không dám mơ xa chuyện con cái”.
Họ cứ lạc quan trong căn phòng trọ chật hẹp, yêu thương vun vén cho chuyện tình vốn bình thường nhưng cũng rất cảm động này.
Phan Nhơn
- Hơn 40 đứa trẻ bị suy thận mạn kéo dài sự sống nhờ chạy thận nhân tạo phải đón Tết trong bệnh viện. Có những bệnh nhi đón 13 cái Tết liền trong viện.
" alt="14 năm chạy thận và 2 lần 'trúng số' độc đắc"/>UBND phường Nhơn Thành đã đầu tư xây dựng hệ thống mạng nội bộ (LAN), trang bị các thiết bị phụ trợ như máy in, máy photocopy, máy scan… đáp ứng yêu cầu công tác. Áp dụng sử dụng phần mềm Hệ thống Văn phòng điện tử iDesk (Hệ thống iDesk) do thị xã An Nhơn triển khai.
Theo ông Tuấn, việc ứng dụng Hệ thống iDesk đã góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, công tác xử lý văn bản được diễn ra nhanh chóng, lưu trữ văn bản khoa học. Từ đó, giúp cho lãnh đạo các cơ quan, đơn vị quản lý, theo dõi và chỉ đạo công việc kịp thời.
“Từ khi sử dụng phần mềm đến nay, công tác chuyển đổi số, cải cách hành chính ở địa phương có nhiều chuyển biến tích cực. Đã thay đổi căn bản hình thức làm việc giấy tờ sang điều hành, xử lý công việc trên môi trường điện tử trong cơ quan nhà nước.
Các công văn đi, công văn đến, văn thư không còn phải vào sổ thủ công; giảm thiểu tối đa công việc sao chép văn bản bằng giấy nên tiết kiệm đáng kể kinh phí hành chính và thời gian”, ông Tuấn nói.
Tổ công nghệ thông tin tham gia chuyển đổi số
Không chỉ đẩy mạnh phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, thời gian qua, UBND phường Nhơn Thành cũng đã thành lập Tổ quản lý công nghệ thông tin cộng đồng của phường và 8 tổ công nghệ thông tin ở 8 khu vực. Các tổ trưởng là Bí Thư chi bộ, Trưởng khu vực; tổ viên chủ lực là Đoàn viên công đoàn.
Ông Nguyễn Nhất Khương, Bí thư Chi bộ, Trưởng khu vực Tiên Hội, phường Nhơn Thành cho biết, khu vực hiện có 922 hộ, 3.852 nhân khẩu. Thời gian qua, thực hiện công tác chuyển đổi số, các thành viên của tổ công nghệ thông tin thường xuyên đến từng nhà tuyên truyền, vận động người dân sử dụng thiết bị điện thoại thông minh.
Trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn người dân sử dụng các ứng dụng công nghệ thông minh như: Cài đặt ứng dụng VNeID, đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2; đăng ký tài khoản ngân hàng, thực hiện thanh toán điện tử, thương mại điện tử; đăng ký và sử dụng tài khoản dịch vụ công để giải quyết các thủ tục hành chính.
Tổ công nghệ thông tin khu vực thường xuyên giúp cho UBND phường trong việc thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác chuyển đổi số đến nhân dân. Đồng thời, tham gia thực hiện chuyển đổi số trong từng lĩnh vực của đời sống góp phần xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số trên địa bàn phường.
"Khó khăn lớn nhất hiện nay là khu vực có những người lớn tuổi, đau ốm, nằm một chỗ, không có nhu cầu sử dụng điện thoại thông minh. Hiện chúng tôi đang tiến hành vận động tuyên truyền để các hộ gia đình có ít nhất một người sử dụng một thiết bị điện tử, kết nối internet. Từ đó hướng dẫn, giúp cho các thành viên trong gia đình cài đặt và sử dụng các tiện ích trên môi trường số”, ông Khương nói.
Phó chủ tịch UBND phường Nhơn Thành Bùi Quốc Tuấn, cho biết thời gian qua, các tổ công nghệ thông tin trên địa bàn hoạt động hiệu quả. Đến nay, đã có hơn 78% người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử trên tổng số 8.207 trường hợp.
Việc giải quyết các thủ tục hành chính trên phần mềm đạt 100%; tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng và trước hạn đạt 100%; tỷ lệ thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia trên tổng số giao dịch thanh toán của dịch vụ công (tỷ lệ số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết và cấp kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử đối với thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã) đạt 93,88%.
Theo ông Tuấn, công tác chuyển đổi số bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những khó khăn, hạn chế. Việc tuyên truyền, vận động nhân dân thay đổi nhận thức về công nghệ số chưa sâu rộng nên ảnh hưởng đến công tác chuyển đổi số.
Tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh, đăng ký số điện thoại chính chủ còn thấp gây khó khăn trong việc tạo tài khoản dịch vụ công, tải các ứng dụng số: hồ sơ sức khoẻ điện tử, ví thanh toán trực tuyến, ứng dụng VNeID.
Bên cạnh đó, hệ thống trang thiết bị cho chuyển đổi số chưa đáp ứng được yêu cầu; hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị phụ trợ còn chưa hiện đại cũng ảnh hưởng đến công tác chuyển đổi số ở địa phương.
“Từ khi triển khai chuyển đổi số đến nay đã giúp giảm bớt thời gian cho nhân dân cũng như cán bộ trong việc giải quyết các thủ tục, hồ sơ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn có những khó khăn nhất định. Chúng tôi cần có thêm nguồn đầu tư để đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ hơn và bảo mật dữ liệu. Hướng đến cuối năm 2023 sẽ đạt được 100% các chỉ tiêu đề ra”, ông Bùi Quốc Tuấn, Phó chủ tịch UBND phường Nhơn Thành nói.
Diễm Phúc
" alt="Phường Nhơn Thành đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, tăng cường chuyển đổi số"/>Phường Nhơn Thành đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, tăng cường chuyển đổi số
Soi kèo phạt góc Barcelona vs Rayo Vallecano, 3h00 ngày 18/2
Ong vò vẽ đốt có thể gây biến chứng suy thận, đa cơ quan và sốc phản vệ dẫn tới tử vong. Ảnh: T.H
Bệnh nhân Nguyễn Thị Đạt chia sẻ, trên đường đi chợ về bị ong tấn công và đốt hàng chục mũi. Khi người phụ nữ vừa chạy vào nhà dân thì bị ngất và được đưa đi cấp cứu.
Người dân địa phương cho hay, đàn ong vò vẽ làm tổ lớn ở trên 1 trụ điện trung thế dọc tuyến đường liên huyện, do dạo gần đây bị động nên hay tấn công người đi đường.
Bác sĩ cảnh báo, người bị ong vò vẽ đốt cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu kịp thời. Vì, ong vò vẽ đốt có thể gây suy thận, hô hấp, suy đa cơ quan. Nguy hiểm hơn ong đốt còn có thể gây ra nhiều biến chứng như sốc phản vệ dẫn đến tử vong.
Phan Nhơn
" alt="Ong vò vẽ dồn dập tấn công nhiều người ở Đồng Nai"/>