Phái đẹp luôn thể hiện cá tính đặc biệt khi ngồi trên ô tô. Tuy nhiên,ữnglưuýdànhchopháiđẹpsauvôtiếp bóng đá hôm nay bên cạnh đó nhiều phái đẹp cũng gặp khó vì những chuyện tự… mình gây ra.
Một sự kiện mai mối ở Huệ Châu, tỉnh Quảng Đông tháng 6/2020.
Shen Yifei, một nhà xã hội học tại Đại học Fudan, đã nói rằng, các nền tảng như HIMMR không chịu trách nhiệm thúc đẩy “các giá trị xã hội tốt đẹp”. Thậm chí, nhiều người đã coi HIMMR là một yếu tố góp phần làm mất đi sự liên kết giữa giới thượng lưu của Trung Quốc và phần còn lại của xã hội.
Tất nhiên, công ty phản đối và cho rằng họ chỉ đơn giản là đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đại diện HIMMR, Wang cho rằng, nền tảng này “phục vụ một nhóm người có trải nghiệm, hoàn cảnh, sở thích giống nhau và điều này thì không đáng bị lên án”.
Mặc dù HIMMR mô tả nền tảng giáo dục của người dùng, nhưng Wang lập luận rằng đây chỉ là một cách để giúp đảm bảo người dùng có những điểm chung. Thay vào đó, họ đánh giá nhau chủ yếu dựa trên “câu chuyện cá nhân” dài 1.000 ký tự mà chủ tài khoản viết để giới thiệu bản thân.
Tuy nhiên, các nhà phê bình nhấn mạnh rằng hệ thống HIMMR không làm được gì nhiều ngoài việc tạo ra những rào cản giai cấp nhưng dưới một chiêu bài nhẹ nhàng hơn. Mặc dù người dùng không thể trực tiếp đòi hỏi các yêu cầu về tài chính, nhưng những “câu chuyện cá nhân” cho họ biết mọi thứ họ cần biết, Wu Qinggong, một trợ lý giáo sư tại Hồng Kông thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ nêu quan điểm.
Ví dụ, chủ tài khoản thường đề cập đến những năm họ du học ở nước ngoài, niềm yêu thích du lịch, công việc của họ trong lĩnh vực tài chính hoặc CNTT và sự nghiệp đang lên của cha mẹ họ. Wu nói: “Tất cả những điều này có thể được sử dụng để suy ra lý lịch, điều kiện kinh tế và địa vị xã hội của một người”.
Tuy nhiên, vấn đề lớn hơn với HIMMR là niềm tin cơ bản của công ty rằng sinh viên tốt nghiệp các trường thuộc Dự án 985 là chỉ dấu về sở thích, trí thông minh và kinh nghiệm sống của một người. Wu gợi ý rằng tư duy theo chủ nghĩa tinh hoa này khuyến khích sinh viên tốt nghiệp các trường hàng đầu thấy mình vượt trội so với phần còn lại của xã hội.
Tìm kiếm đối tượng phù hợp không phải lúc nào cũng dễ dàng ngay cả khi có trình độ học vấn tương đương.
Zhou Yunsheng, 29 tuổi, từng học tại Đại học Giao thông Thượng Hải thuộc Dự án 985, nói rằng cô từng hẹn hò với một người đàn ông học tại một trường đại học kém danh tiếng hơn. Họ đã kết thúc mối quan hệ sau khi kết luận rằng họ không hợp nhau là do sự khác biệt về nền tảng giáo dục.
Zhou quyết định thử HIMMR. Nhưng sau hơn 10 lần hẹn hò, cô vỡ mộng với nền tảng này. Zhou nói: “Tôi đã có những cuộc trò chuyện tuyệt vời với một số người trong số họ, sau đó chúng tôi đi chơi, nhưng họ không muốn đưa nó lên một tầm cao mới. Có cảm giác như họ không thực sự nhiệt tình và nghiêm túc”.
Zhou kể, các sự kiện gặp mặt trực tiếp của HIMMR cũng rất đáng thất vọng. Trên nền tảng trực tuyến, “tình hình tài chính gia đình tương đối tốt” của cô là một điểm cộng, nhưng tại buổi gặp mặt, lợi thế này đã bị lu mờ bởi “ngoại hình bình thường” của cô.
“Vào cuối ngày, những người đẹp nhất trong nhóm sẽ được chú ý nhiều nhất,” Zhou thở dài.
Sau 6 tháng, cuối cùng Zhou quyết định bỏ HIMMR và gặp những người mới thông qua sự giới thiệu của gia đình và bạn bè. Tuy vậy, cô cũng biết có 2 cặp đôi đã gắn bó với nhau thông qua HIMMR và nghĩ rằng nó có thể hữu ích cho một số người.
“Mặc dù cơ hội rất mong manh, nhưng tôi vẫn khuyên bạn nên thử với thái độ phải giống như bạn đang chơi xổ số”.
Trong khi đó, Zhang Guanlin - một thạc sĩ ĐH Bắc Kinh, từng sống ở Mỹ 11 năm - cũng không thành công với ứng dụng này. “Tôi chưa đủ khả năng tài chính để mua một căn hộ hay một chiếc xe hơi, điều mà hầu hết phụ nữ Trung Quốc coi trọng khi tiến tới hôn nhân”.
Theo quan sát của anh, phụ nữ phương Tây quan tâm nhiều hơn đến tính cách khi chọn bạn đời, trong khi phụ nữ Trung Quốc có xu hướng xem xét gia đình và thu nhập của một người đàn ông.
Trước khi bỏ cuộc, Guanlin đã đăng ký tham gia sự kiện gặp mặt trực tiếp của HIMMR với lệ phí 300 nhân dân tệ (khoảng 1 triệu đồng), nhưng điều đó không đảm bảo anh sẽ vượt qua quá trình sàng lọc ứng viên cho sự kiện. Họ cũng từ chối giải thích cách sàng lọc các ứng viên. Cuối cùng Yi đã bỏ cuộc trong thất vọng.
Yi nói: “Toàn bộ mọi thứ đều gây khó chịu. Đó là một nền tảng thiếu thân thiện”.
Xem thêm video: Hẹn hò trực tuyến sau Covid
Nguyễn Thảo(Theo The Sixth Tone)
Trả 20.000 USD cho công ty mai mối vẫn không tìm được bạn trai
Sau hai năm không tìm được bạn trai ưng ý, cô gái Trung Quốc đã yêu cầu công ty mai mối hoàn lại toàn bộ phí hội viên.
" alt="Ứng dụng hẹn hò cho người giàu Trung Quốc gây tranh cãi dữ dội" />Ứng dụng hẹn hò cho người giàu Trung Quốc gây tranh cãi dữ dội
Hoa giấy nở rộ tại khu vực bảo tàng Quảng Ninh.
Nhiều người lớn tuổi sau khi đi bộ tập thể dục cũng ngồi dưới tán cây để nghỉ ngơi. Họ cảm thấy thảnh thơi khi được ngồi ngắm hoa giấy giữa tiết trời mùa Xuân.
"Tôi đi uống cà phê gần đây, nhưng từ xa đã nhìn thấy cây hoa giấy này liền xuống để chụp ảnh. Đây là lần đầu tiên tôi thấy cây hoa giấy cỡ lớn như vậy", chị Hoàng Lê Anh (27 tuổi, trú TP Uông Bí, Quảng Ninh), cho biết.
Hoa giấy là loài hoa có xuất xứ từ nước ngoài nhưng lại thích nghi tốt với khí hậu Việt Nam. Ở nước ta, nhiều người chọn mua loài hoa này về trồng vì nó được coi là loài hoa tượng trưng cho tình cảm gia đình.
Nhiều người chọn nơi đây để nghỉ chân.
Đây cũng là địa điểm check-in cực hot của giới trẻ.
Nhiều cặp đôi trầm trồ trước vẻ đẹp của hoa giấy.
Hoa nở thành chùm kín cả cây.
Cây hoa giấy được trồng tại khu vực đường bao biển Hạ Long.
Nhiều người tìm đến đây để có những bức ảnh đẹp.
Một góc thư giãn thơ mộng.
Cuộc tình xa hoa của cô gái Việt tuổi 26 và đại gia Mỹ 72 tuổi
Quyết định kết hôn với vị đại gia hơn mình 46 tuổi, Cổ Ngân đang sống những tháng ngày hạnh phúc nhất cuộc đời cùng mối tình xa hoa và đầy lãng mạn.
" alt="Giới trẻ trầm trồ trước cây hoa giấy 'hot' nhất Hạ Long" />Giới trẻ trầm trồ trước cây hoa giấy 'hot' nhất Hạ Long
Để làm được điều này, Liu đã thanh lý tài sản lớn gồm 7 chiếc ô tô, biệt thự và nhà nghỉ dưỡng rồi chuyển lên căn nhà gỗ nằm trên núi ở Zhongnan, tỉnh Thiểm Tây. Mỗi ngày, anh thức dậy lúc 9h sáng và đi ngủ sớm, chỉ ăn 1-2 bữa/ngày, thời gian trong ngày chủ yếu dùng để thiền, đọc sách và luyện thư pháp.
Theo Liu, đột nhiên bản thân nhận thấy mọi người không bao giờ ngừng theo đuổi mục tiêu là những căn nhà lớn hơn, công việc tốt hơn và xe hơi đắt tiền hơn nếu tiếp tục sống ở thành phố, không tập trung vào cuộc sống "nội tâm".
Điều kiện sống ở trên núi không được như ở nhà, nhưng Liu không hề nản lòng. "Giường của tôi làm bằng gạch và không có điện vào mùa đông tuyết rơi. Nhưng tôi không cảm thấy lạnh, có lẽ do thích cuộc sống ở đó và tập trung vào những gì mình thích", anh Liu Jingchong chia sẻ.
Hằng ngày, Liu cũng tự trồng rau, chỉ rời khỏi ngôi nhà trên núi để mua gạo, bột và dầu ăn. Từng có thời gian suốt 2 năm trời, người đàn ông từng có tài sản lớn hầu như không tiêu tiền, không cần dùng đồng hồ. Mặc dù, sống một mình trên núi nhưng Liu Jingchong nói không muốn sống cuộc sống của một ẩn sĩ. "Thực sự tôi rất vui nếu mọi người đến thăm", Liu cho hay.
Nói về thời gian trước đây, Liu cho rằng, bản thân kiếm được rất nhiều tiền, không ghét cuộc sống, đi khắp Trung Quốc để kiểm tra hoạt động của công ty và gặp các đối tác ở nước khác. Nhưng, tất cả thay đổi khi Liu và bạn gặp tai nạn xe hơi ở một vùng hẻo lánh tại tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc. Khi chưa tiếp tục hành trình, Liu ở trong khách sạn và đọc sách về Phật Giáo. "Tôi phải nói cuốn sách đã thay đổi cuộc đời mình", anh Liu tâm sự.
Thay vì quản lý hàng triệu USD, Liu cũng làm đầu bếp cùng với mọi người và sống những ngày bình lặng.
Theo Daily Mail/China/ Dân Trí
Đại gia miền Tây có 500 xe mô tô biển số siêu đẹp, thuê người chăm mỗi ngày
Không tiếc công sức, tiền bạc sưu tầm, sau 15 năm, vị đại gia miền Tây sở hữu hơn 500 chiếc xe mô tô mang biển số tứ quý, ngũ quý, sảnh tiến hiếm gặp.
" alt="Đại gia bán hết biệt thự, siêu xe, bỏ phố về quê sống cảnh điền viên" />
...[详细]
Ngày bé, hai con gái xin đi học thêm ở đâu, mẹ đều phải suy tính rất kỹ nhưng chỉ cần em trai ngỏ lời, mẹ không phút do dự mà đồng ý với em.
Bố tôi - qua nhiều lần về thăm nhà, đã phát hiện ra điều ấy. Ông có nhắc nhở mẹ về việc đối xử công bằng với các con nhưng mẹ tôi đều lờ đi. Câu nói thuở bé tôi được nghe nhiều nhất từ mẹ luôn là: “Con là chị, con phải nhường em”; “Em còn nhỏ, tị nạnh với em làm gì”; “Đưa đồ cho em, mai mẹ mua cho con cái khác”… Nhưng sau đó mẹ quên luôn lời mẹ nói.
Là chị em cùng nhà, tôi không tránh khỏi nỗi ấm ức. Nhưng sau này lớn lên, tôi tự an ủi mình rằng, dẫu sao đó cũng là em mình, mình chịu thiệt một chút cũng không quá nghiêm trọng.
Nhưng em tôi biết được mẹ chiều chuộng, nên ngay từ nhỏ đã vô cùng ngang ngược. Trong nhà, nếu không đòi được gì hay có điều gì trái ý, em lại khóc toáng lên. Mẹ tôi chạy ra, chưa hiểu “đầu cua tai nheo” làm sao, đã nhất quyết cho rằng hai con gái luôn sai, chỉ con trai út là đúng.
Càng lớn, em càng không biết điều. Những năm sau đó, tôi và chị cả vào trường đại học. Mẹ tôi chỉ cho tiền học mà không cho tiền ăn, ở nên tôi và chị gái phải khổ sở đi làm thêm để có tiền sinh hoạt.
Em trai tôi thì học kém, ham chơi nhưng mẹ không tiếc tiền chạy điểm, chạy trường cho em. Mỗi lần bố tôi về, mẹ đều ra sức bao che cho em. Mọi lỗi lầm của em đều có mẹ đứng ra gánh hộ. Em càng được nước lêu lổng, ham chơi.
Cách đây 5 năm, sau khi chị cả và tôi lần lượt đi lấy chồng thì bố tôi qua đời. Căn nhà cũ của gia đình chỉ có mẹ và em trai sinh sống. Chúng tôi thường xuyên nghe tin em tôi nợ tiền lô đề. Nhưng sợ chúng tôi quở trách em, mẹ tôi đều che giấu mọi chuyện. Năm ngoái, em lấy vợ. Mẹ muốn chọn cho em một người phụ nữ để vợ có thể bảo ban, quản lý em làm ăn.
Sau đó, mẹ âm thầm sang tên căn nhà của gia đình tôi để cho em. Căn nhà ở vị trí khá đẹp, ngay phố lớn nên có giá gần 7 tỷ đồng. Mọi chuyện đã xong xuôi, tôi và chị gái mới biết. Toàn bộ số tài sản mà bố tôi vất vả cả đời mới có đó đã được mẹ để hết cho em trai. Tôi và chị gái không hề được mẹ nhắc đến.
Dẫu buồn phiền nhưng biết mẹ luôn đối xử thiếu công bằng từ trước đến nay nên chị em tôi đều ngậm ngùi cho qua. Chị gái nói: “Thôi, chị em mình phận gái, lấy chồng theo nhà chồng. Căn nhà đó, mẹ cho chú út cũng hợp lý vì sau này chú còn phải lo cho mẹ lúc về già”.
Vì vậy chúng tôi hoàn toàn không có bất cứ lời qua tiếng lại nào để làm mất hòa khí trong gia đình. Vậy mà sau khi sang tên nhà xong, em trai tôi càng trở nên tệ hại. Em tiếp tục ăn chơi, mỗi lần về nhà báo nợ, mẹ và vợ đều phải đứng ra lo chi trả.
Năm vừa rồi, sức khỏe mẹ tôi sa sút nhưng không một ai quan tâm. Em dâu thì bận chăm con nhỏ và công việc nơi công sở, em trai thì không để tâm đến mẹ.
Cuối cùng, mẹ lại tìm đến hai con gái. Tôi phải đưa mẹ đi khám, lấy thuốc uống. Lúc mẹ nhập viện cả tháng trời cũng chỉ có tôi và chị gái lo lắng. Vậy mà lúc khỏe dậy, mẹ lại len lén gom ít tiền người ta biếu để về cho em trai.
Là con ruột nhưng tôi không thể hiểu nổi mẹ mình. Xin các độc giả cho tôi hỏi, sao trên đời lại có người mẹ yêu con trai mù quáng như mẹ tôi?
Nàng dâu khốn khổ vì chồng luôn là 'con trai ngoan' của mẹ
Tôi muốn ly hôn sau một tháng kết hôn vì mẹ chồng tôi luôn coi con trai là trung tâm vũ trụ, cả gia đình phải có trách nhiệm phục vụ anh ấy chu đáo.
" alt="Mẹ lập di chúc tặng nhà 7 tỷ cho con trai nhưng đau ốm lại tìm đến con gái" />
...[详细]
Ung thư không thể cướp đi sự yêu đời, lạc quan của Hường.
"Đúng như “lời đồn”, truyền hoá chất đúng là khổ thật”, Hường kể. Sau 2 ngày truyền, cô mới bắt đầu “ngấm” đau, đau từ xương ra ngoài, chỉ nhấc tay, nhấc chân cũng thấy đau. Đến ngày tiếp theo, cô bắt đầu nôn và không ăn được. “Đau đến mấy tôi vẫn chịu được nhưng nôn thì sợ lắm, cứ nằm xuống là phải chạy đi nôn”.
Nhưng với tinh thần lạc quan, tích cực, cô tự đùa với mình rằng: “Thôi chả sao, ăn ít càng đỡ béo, càng xinh!”.
Đúng 12 ngày sau đợt truyền hoá chất đầu tiên, Hường bị rụng tóc. “Chỉ vuốt tay lên đầu là tóc ra cả nắm”.
“Tôi cũng đã dự kiến trước việc này nên ra cửa hàng gội đầu ngay gần nhà cạo đầu luôn, chính thức trọc tóc từ lúc đó”.
May mắn hơn nhiều bệnh nhân ung thư khác, qua 8 đợt truyền hoá chất, Hường chỉ đau và khó chịu khoảng 5-7 ngày đầu mỗi đợt. Các ngày còn lại trước khi chuyển sang đợt truyền mới, Hường dành thời gian cho bản thân sau khi đã xin nghỉ làm. Cô ở nhà nấu ăn, đi mua sắm, đi du lịch… để đảm bảo mình luôn khoẻ và vui.
Đặc biệt, vốn yêu thích việc bếp núc, nội trợ, Hường lại càng có thời gian chăm chút cho bữa ăn của 2 vợ chồng hơn.
Những bữa cơm Hường nấu được bày biện đẹp mắt, nhiều màu sắc, đặc biệt là với chi phí rất phải chăng, phù hợp với kinh tế của 2 vợ chồng trẻ.
Những bữa cơm giản dị, bắt mắt của Hường dành cho chồng những ngày cô ở nhà tĩnh dưỡng để điều trị bệnh ung thư.
Cô nhanh chóng nhận được sự ngưỡng mộ của các chị em vì tài nấu nướng ngon, bổ, rẻ.
Bạn bè của Hường trên Facebook ai cũng trầm trồ, ngưỡng mộ những mâm cơm đủ món, đủ chất và tinh thần chiến đấu bệnh tật kiên cường của cô.
Người vợ trẻ chia sẻ: “Tôi nấu chủ yếu phục vụ cho anh xã. Đồ ăn được lựa chọn theo sở thích của anh ấy. Anh thích ăn gì, tôi sẽ nấu”. Đáng nể hơn, thông thường mỗi bữa ăn của 2 vợ chồng chỉ tốn chi phí từ 50 đến 70 nghìn đồng mà vẫn đầy đủ các món mặn, xào, canh và hoa quả tráng miệng.
Chia sẻ về người chồng đã cùng mình trải qua giai đoạn khó khăn nhất của cuộc đời, Hường nói với sự biết ơn sâu sắc. "14 năm 2 đứa ở bên nhau, trong đó có 6 năm yêu và 8 năm chung sống, lúc nào anh cũng chiều chuộng tôi hết mức.
Hai năm tôi nằm viện, anh luôn ở cạnh vợ. Chưa lần nào tôi phải đi viện một mình, kể cả đi khám. Trong cuộc sống hằng ngày, tính tôi bướng, nên người nhường nhịn lúc nào cũng là anh”.
Người vợ trẻ kể về anh xã của cuộc đời mình đầy hạnh phúc và biết ơn.
Cô nói, khi gặp hoạn nạn mới thấy tình yêu của người chồng, tình thương của người thân là quý giá. “Mỗi lần tôi đi viện, mọi người sẽ thay nhau ra Hà Nội chăm mình. Cả gia đình chồng cũng cưng chiều và yêu thương tôi hết sức. Chính vì có gia đình tuyệt vời như thế nên tôi đã lấy đó làm động lực để chiến đấu với bệnh tật, không phụ tình yêu thương của mọi người”.
Hường tự tìm niềm vui trong những ngày tháng khó khăn nhất cuộc đời mình.
May mắn, sau 2 năm điều trị, hiện nay sức khoẻ của cô ổn định và đã đi làm trở lại. Bây giờ, cứ 3 tháng, cô lại phải tái khám một lần và đều cho kết quả tốt.
Nói về trải nghiệm đặc biệt này, Hường bảo: “Được trở về từ cửa tử, tôi thấy yêu cuộc sống này hơn rất nhiều”.
Xem thêm video: Dự đoán ung thư trước 8 năm nhờ phân tích gen
Nguyễn Thảo
Ảnh: NVCC
Nữ sinh Ngoại thương chữa khỏi ung thư xuất hiện với vẻ đẹp rạng rỡ
"Khi bị bệnh, em đã từng oán trách số phận nhưng giờ em nhận ra là chỉ cần mình không ngừng cố gắng, không từ bỏ và luôn khát khao yêu đời thì cuộc đời sẽ yêu thương mình", Thủy Tiên chia sẻ.
Poster của chiến dịch giai đoạn 2 kêu gọi sự tương tác từ cộng đồng
Để hưởng ứng hồi sinh voi và tê tê, cộng đồng sẽ tham gia hoạt động chụp ảnh cùng voi và tê tê thông qua ứng dụng “thực tế ảo tăng cường” (AR). Mỗi ảnh chụp được gửi đi sẽ là một hình ảnh tích cực, góp phần lan tỏa thông điệp bảo vệ động vật hoang dã thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng vĩnh viễn, ngăn chặn hành vi khai thác trái phép.
Chia sẻ về ý nghĩa của các hoạt động hồi sinh, bà Hà Thị Tuyết Nga - Giám đốc Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam nhấn mạnh: “Chỉ cần bớt đi một nhu cầu sẽ bớt đi một động vật vô tội bị giết hại vô cớ. Dù không thể hồi sinh những sinh mệnh đã mất nhưng từ việc thay đổi nhận thức, chúng ta có thể cứu sống nhiều động vật khác trong tương lai”.
Các bạn trẻ tham gia “tích thiện” qua hoạt động chụp ảnh cùng voi và tê tê
Theo đại diện CITES Việt Nam, khai thác và sử dụng không bền vững tài nguyên động vật hoang dã là một trong những mối đe dọa chính đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học nước nhà, khi nguồn tài nguyên này đang ngày càng cạn kiệt, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Và điều này có nguy cơ tác động nghiêm trọng lên điều kiện sống của chính con người.
Nhiều năm qua, Việt Nam cũng đã thực hiện nhiều chiến dịch tuyên truyền về việc cấm vận chuyển, buôn bán và sử dụng trái phép các loài hoang dã và các sản phẩm từ động vật hoang dã. Từ những ngày đầu khởi động, chiến dịch bảo vệ động vật hoang dã của USAID và CITES Việt Nam đã thu hút sự quan tâm từ cộng đồng.
Hơn 2000 ảnh chụp đã được gửi về theo lời kêu gọi “hồi sinh” từ các tổ chức
Chiến dịch do Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp cùng Cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, Bộ NN & PTNT triển khai, nhằm thay đổi hành vi xã hội trước vấn nạn khai thác, tiêu thụ trái phép ngà voi, thịt, vảy tê tê cho các mục đích cá nhân.
Tham gia chụp ảnh để hồi sinh voi và tê tê tại: www.ngungtaonghiep.com
Doãn Phong
" alt="Hàng trăm người chụp ảnh lan tỏa thông điệp bảo vệ động vật hoang dã" />