V-LEAGUE 2022 - VÒNG 14 | ||
26/08 18:00 | Sông Lam Nghệ An 1-1 Hà Nội | VTV6,ịchthiđấubóngđáhôtrực tiếp bóng đá chelsea ON SPORT |
Hải Phòng 4-3 TP. Hồ Chí Minh | ON SPORT |
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/8
相关文章
- 、
-
Kèo vàng bóng đá Wolfsburg vs Leverkusen, 21h30 ngày 8/2: Khách đáng tin -
VinaPhone hỗ trợ người dân các tỉnh chịu ảnh hưởng bão Yagi VinaPhone hỗ trợ người dân các tỉnh chịu ảnh hưởng bão YagiTrường Thịnh
(Dân trí) - VinaPhone huy động nguồn lực đảm bảo liên lạc cho người dân, hỗ trợ 100 phút trong nước (nội/ngoại mạng) và 15Gb Data trong vòng 3 ngày, miễn cước internet, truyền hình cho khách hàng trong vùng bị ảnh hưởng của bão Yagi.
VinaPhone huy động nguồn lực đảm bảo liên lạc cho người dân (Ảnh: Yến Trần).
VNPT VinaPhone quyết định triển khai khẩn trương một số chính sách viễn thông hỗ trợ người dân, khách hàng tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão Yagi.
Cụ thể, VinaPhone miễn phí cho các khách hàng trong vùng ảnh hưởng của bão Yagi ở 6 tỉnh thành gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Hưng Yên, Hà Nội 100 phút gọi trong nước (nội/ngoại mạng) và 15Gb Data trong vòng 3 ngày kể từ thời điểm nhận tin nhắn thông báo. Chính sách này của VinaPhone sẽ giúp người dân yên tâm cập nhật với gia đình, người thân song song với việc khắc phục hậu quả của siêu bão.
VinaPhone chia sẻ sóng di động cho các mạng khác để đồng hành cùng người dân vượt qua siêu bão (Ảnh: Yến Trần).
Trước đó, trong ngày 7/9, khi bão Yagi hoành hành ở đất liền Việt Nam gây mất điện và ảnh hưởng hạ tầng viễn thông trên diện rộng, VinaPhone đã chia sẻ sóng di động cho các mạng khác để đồng hành cùng người dân vượt qua siêu bão.
Với hoạt động này, thuê bao của các mạng di động khác có thể được tự động kết nối để thực hiện cuộc gọi, nhắn tin SMS bằng sóng VinaPhone tại các khu vực mà mạng di động đó bị gián đoạn thông tin và ngược lại.
VinaPhone dành mọi nguồn lực để khôi phục hạ tầng mạng lưới phục vụ người dân khắc phục hậu quả sau bão (Ảnh: Yến Trần).
"VinaPhone cam kết nỗ lực duy trì kết nối, thông tin liên lạc của người dùng, đồng thời khẩn trương dành mọi nguồn lực để khôi phục hạ tầng mạng lưới phục vụ người dân khắc phục hậu quả sau bão", đại diện VinaPhone nhấn mạnh.
"> -
Tổng thống Ukraine nói có thương vong của lính Triều Tiên ở Nga Tổng thống Ukraine nói có thương vong của lính Triều Tiên ở NgaThành Đạt
(Dân trí) - Tổng thống Ukraine cho biết, đã có binh lính Triều Tiên được triển khai tới Nga thiệt mạng hoặc bị thương trong cuộc giao tranh với lực lượng Kiev.
Hình ảnh được cho là quân nhân Triều Tiên tại một trung tâm huấn luyện quân sự ở Nga trong video do Ukraine cung cấp (Ảnh: Trung tâm An ninh và Liên lạc Chiến lược Ukraine).
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Kyodo(Nhật Bản) hôm 1/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết binh lính Triều Tiên đã thiệt mạng hoặc bị thương trong cuộc chiến chống lại lực lượng Ukraine, sau khi Triều Tiên đưa quân tới khu vực phía tây của Nga.
Ông Zelensky cho biết việc triển khai quân đội Triều Tiên tới tiền tuyến chiến đấu có thể sẽ trang bị cho họ kinh nghiệm chiến tranh hiện đại, liên quan đến máy bay không người lái và các công nghệ mới nhất.
Theo nhà lãnh đạo Ukraine, điều này sẽ có tác động đáng kể đến tình hình ở khu vực châu Á khi lính Triều Tiên trở về nhà.
Tổng thống Zelensky cũng nhắc lại sự cấp thiết của việc đưa Ukraine gia nhập NATO. Ông lưu ý rằng sự hỗ trợ từ các nước đối tác hiện vẫn "chưa đủ" và cuộc chiến với Nga đã chuyển sang "giai đoạn phức tạp", khi Moscow tiến nhanh hơn ở miền Đông Ukraine.
Phát biểu của Tổng thống Zelensky được đưa ra sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nga tại Bình Nhưỡng vào tuần trước. Ông Kim đã bày tỏ sự ủng hộ đối với chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine, trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về cuộc chiến kéo dài này.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên đã lên án Mỹ và phương Tây vì cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa do phương Tây cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga. Ông Kim Jong-un gọi động thái này là hành động can thiệp quân sự "trực tiếp".
"Nga có quyền tự vệ khi hành động kiên quyết nhằm buộc các thế lực thù địch phải trả giá", ông Kim Jong-un nhấn mạnh.
Ông Kim Jong-un khẳng định "chính phủ, quân đội và nhân dân Triều Tiên sẽ luôn ủng hộ chính sách của Nga nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình trước các động thái bá quyền của đế quốc".
Nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng cam kết mở rộng quan hệ với Nga trong mọi lĩnh vực, bao gồm quân sự, theo Hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện mà ông đã ký với Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 6, trong đó có thỏa thuận phòng thủ chung.
Theo hiệp ước, nếu một trong 2 bên bị một hoặc nhiều nước khác tấn công và rơi vào tình trạng chiến tranh, bên còn lại sẽ lập tức sử dụng mọi phương thức có thể để cung cấp hỗ trợ về quân sự hoặc các lĩnh vực khác.
Triều Tiên cho đến nay vẫn chưa công khai xác nhận việc triển khai quân đội tới Nga. Tuy nhiên, Hàn Quốc và Mỹ cho biết một số binh lính Triều Tiên đã tham chiến tại tỉnh Kursk ở phía tây Nga, nơi lực lượng Ukraine mở chiến dịch đột kích từ đầu tháng 8.
Mỹ và Ukraine cáo buộc Triều Tiên đã cung cấp cho Moscow các tên lửa đạn đạo, trong số đó có các tên lửa được sử dụng để tấn công các mục tiêu ở Ukraine từ cuối năm ngoái. Moscow và Bình Nhưỡng chưa lên tiếng về thông tin này.
Theo Yonhap"> -
Những điểm mới đáng chú ý của Luật Đầu tư công (sửa đổi) Những điểm mới đáng chú ý của Luật Đầu tư công (sửa đổi)Ninh An
(Dân trí) - Chiều 29/11, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội khóa XV đã thông Luật Đầu tư công (sửa đổi) với nhiều điểm mới đáng chú ý.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Trước khi tiến hành biểu quyết, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Kết quả biểu quyết điện tử có 441/448 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,07% tổng số đại biểu Quốc hội. Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Luật Đầu tư công (sửa đổi) gồm 7 Chương 103 Điều, quy định việc quản lý nhà nước về đầu tư công; quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công. Luật này áp dụng đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đầu tư công, quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp (Ảnh: Quochoi.vn).
Luật Đầu tư công đã có các quy định nhằm phân loại dự án đầu tư công. Trong đó, cấp có thẩm quyền khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C có quyền quyết định việc tách hoặc không tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án thành phần độc lập.
Luật cũng quy định các tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C.
Trong đó, Dự án quan trọng quốc gia là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau thuộc một trong các tiêu chí như: Sử dụng vốn đầu tư công từ 30.000 tỷ đồng trở lên; Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường; Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên; Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác; Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Một trong những điểm mới đáng chú ý của Luật Đầu tư công (sửa đổi) là thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C. Việc phân cấp cho Ủy ban nhân dân các cấp quyết định chủ trương đầu tư nhóm B, nhóm C do địa phương quản lý là thay đổi lớn từ thẩm quyền của HĐND các cấp sang UBND các cấp.
Để bảo đảm tính chặt chẽ, Luật đã bổ sung thẩm quyền "quyết định chủ trương đầu tư dự án" đi đôi với trách nhiệm "báo cáo HĐND cùng cấp tại kỳ họp gần nhất".
Luật Đầu tư công (sửa đổi) cũng đã giao Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương trong các trường hợp: Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giữa các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong trường hợp không vượt tổng mức vốn trung hạn đã được Quốc hội quyết định, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất; Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương trong nội bộ và giữa các ngành, lĩnh vực, chương trình của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong tổng mức vốn trung hạn của từng Bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã được Quốc hội quyết định.
Về quy định hạn mức 20% đối với các dự án qua hai kỳ trung hạn tại Điều 93, Luật Đầu tư công (sửa đổi) theo hướng: quy định tiếp tục giữ quy định về hạn mức 20%; Bổ sung quy định đối với chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội; Bổ sung quy định đối với dự án sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài; Bổ sung quy định cho phép vượt mức 20%: "cấp có thẩm quyền báo cáo để được phép quyết định vượt mức, nhưng không được vượt quá 50% số vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước".
Về các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù đã được Quốc hội cho phép áp dụng cũng được quy định trong luật như: Tách công tác đền bù, tái định cư thành dự án độc lập; Giao một UBND cấp tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện dự án đi qua địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; Cho phép HĐND cấp tỉnh bố trí vốn ngân sách địa phương để ủy thác thực hiện các chính sách tín dụng thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội…
">