Đại học Colombia nằm ngay trung tâm Manhattan, thành phố New York. Thế là, ngoài việc trúng tuyển vào đại học danh tiếng này mà vấn đề là em gái Angelina, mẹ Hà Phương cùng bố Chính Chu được ở gần con. Niềm vui ấy lại càng nhân đôi hơn nữa. Diana, bố mẹ rất hãnh diện về con".
Sau khi công bố thông tin này, Hà Phương được nhiều bạn bè đồng nghiệp và người hâm mộ chúc mừng. Không lâu trước đó, Diana - con gái lớn của ca sĩ Hà Phương - cùng mẹ và em gái về Việt Nam để làm thiện nguyện.
Sau nhiều năm dành thời gian cho gia đình, chồng tỷ phú, và hai con gái, Hà Phương tái xuất mạnh mẽ trong năm 2023. Cô phát hành nhiều sản phẩm âm nhạc hợp tác với ca sĩ Trần Sang, diễn viên Thái San và tích cực làm từ thiện. Thường xuyên về Việt Nam, Hà Phương tổ chức chuyến thăm hỏi và tặng quà cho trẻ em khó khăn, tuy nhiên những dịp đi cùng với 2 con gái Diana và Angelina, cô đều giữ giữ kín hình ảnh riêng để.
Hà Phương, sinh năm 1972, là ca sĩ dòng nhạc dân ca trữ tình, cũng là em gái của Cẩm Ly và chị của Minh Tuyết. Năm 2000, cô chuyển đến Mỹ và kết hôn với tỷ phú Chính Chu, người gốc Việt và thành công trong lĩnh vực tài chính và công nghệ. Tài sản của Chính Chu được ước tính vào năm 2019 là 1,1 tỷ USD, theo The Richest.
Đại học Columbia, thành lập năm 1754 với tên gọi King's College, là ngôi trường nổi tiếng với đông đảo sinh viên và giảng viên đoạt giải Nobel. Alexander Hamilton, "cha đẻ" ngành tài chính và Bộ trưởng Ngân khố đầu tiên của Mỹ, cũng đã học tại đây.
Phước Sáng
Trước đó, đường link này được gửi tới nhiều phụ huynh, nội dung: "Khảo sát phụ huynh có con học lớp Tiếng Anh tích hợp, lấy ý kiến phụ huynh có con học lớp Tiếng Anh tích hợp từ 1 năm trở lên". "Khảo sát" đề nghị phụ huynh trả lời các câu hỏi như: Con bạn đang học trường nào? Trường con bạn đang học ở quận nào?...
Sở GD-ĐT TP.HCM khẳng định không có chủ trương về việc này và đường link phụ huynh nhận được là thu thập thông tin bất hợp pháp. Vì vậy, Sở GD-ĐT TP.HCM đề nghị các phòng GD-ĐT, các nhà trường thông báo rộng rãi tới phụ huynh.
Trong thời gian qua, tại TP.HCM xuất hiện tình trạng thu thập thông tin học sinh qua các đường link nhưng không do các cơ quan, đơn vị chức năng thực hiện.
Giữa tháng 7, Sở GD-ĐT TP.HCM đã phải ra công văn hỏa tốc gửi các đơn vị liên quan, yêu cầu triển khai thực hiện quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM, lý do là thời gian trước đó, Sở ghi nhận nhiều trường hợp công bố thông tin học sinh, người lao động ngành GD-ĐT trên các kênh thông tin, phương tiện truyền thông với nhiều hình thức khác nhau.
Sở GD-ĐT TP.HCM đề nghị thủ trưởng các đơn vị chỉ đạo các đơn vị trực thuộc rà soát, thực hiện nghiêm những nội dung: Tuyệt đối không công bố dữ liệu cá nhân của người học, người lao động tại đơn vị dưới dạng danh sách file (word, excel, ảnh chụp, PDF…) thông tin chi tiết khi chưa có sự đồng ý của cá nhân đó trên mạng xã hội, trang thông tin điện tử… Đồng thời, rà soát, gỡ bỏ các file thông tin dữ liệu cá nhân đã công bố trước đó.
Các đơn vị liên quan cũng phải ban hành quy chế về quản lý, bảo mật dữ liệu cá nhân theo quy định; phân công lãnh đạo đơn vị phụ trách giám sát, chịu trách nhiệm về việc bảo vệ dữ liệu cá nhân. Bên cạnh đó, Sở khuyến khích các đơn vị sử dụng hệ thống, phần mềm có sẵn hoặc tự xây dựng hệ thống để phục vụ tra cứu thông tin đối với từng dữ liệu cá nhân cần công bố (kết quả khảo sát, thi, tuyển sinh…) trên mạng.
Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở GD-ĐT và trước pháp luật về các trường hợp vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân tại đơn vị.
" alt=""/>TPHCM xuất hiện đường link 'lạ' thu thập thông tin học sinhNhóm 1: học sinh học tại các trường ở thành phố Thủ Đức và các Quận: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân. Nhóm 2: học sinh học tại các trường ở các huyện: Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ.
Như vậy, nếu đề xuất này được thông qua, so với mức đóng hiện nay học sinh bậc THCS sẽ được miễn học phí (hỗ trợ 100%).
UBND TP.HCM cho biết, dự toán kinh phí thực hiện chính sách là 1.847 tỷ đồng. Trong đó dự kiến nguồn lực thực hiện miễn học phí cho học sinh trung học cơ sở là 1.108 tỷ đồng (công lập: 1.042 tỷ đồng, ngoài công lập: 66 tỷ đồng). Dự trù kinh phí nêu trên căn cứ theo số lượng thống kê tại thời điểm đầu năm học 2023-2024 của Sở GD-ĐT. Việc thanh, quyết toán kinh phí thực hiện chính sách đặc thù quy định về chính sách hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên trên địa bàn TP.HCM năm học 2023-2024 nêu trên 9 phải căn cứ số học sinh thực tế và số tháng học sinh thực học tại các cơ sở giáo dục (tối đa không quá 9 tháng/năm học.
Theo UBND TP, từ năm học 2021-2022 đến năm học 2022-2023, nhằm kịp thời hỗ trợ, ổn định và chia sẻ khó khăn, giảm bớt gánh nặng tài chính với phụ huynh, học sinh và người dân do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, HĐND thành phố đã ban hành các chính sách đặc thù của Thành phố hỗ trợ học phí cho tất cả các cấp học, cụ thể như sau: Năm học 2021-2022, hỗ trợ 100% mức học phí công lập theo Nghị quyết số 17/2021/NQ-HĐND ngày 19 tháng 10 năm 2021 và Nghị quyết số 29/2021/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố, tổng số tiền ngân sách Thành phố thực hiện hỗ trợ là 604,5 tỷ đồng.
Năm học 2022-2023, hỗ trợ phần chênh lệch do điều chỉnh mức học phí theo Nghị quyết số 17/2022/NQ-HĐND ngày 11 tháng 10 năm 2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố, tổng số tiền ngân sách Thành phố thực hiện hỗ trợ là 1.518,8 tỷ đồng.
Qua 2 năm học thực hiện chính sách hỗ trợ học phí cho thấy chính sách là hợp lòng dân, tạo sự an tâm và động lực cho phụ huynh, người dân Thành phố có điều kiện phát triển kinh tế và sản xuất kinh doanh phục hồi kinh tế sau thời gian đối phó dịch bệnh; học sinh an tâm đến trường không phải nghỉ, bỏ học vì điều kiện kinh tế khó khăn, không có khả năng đóng học phí.
Năm 2023, kinh tế thành phố đang từng bước ổn định, phục hồi nhưng đời sống kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới cũng như tại Việt Nam làm nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố đã thu hẹp sản xuất hoặc giải thể dẫn đến nhiều người lao động thất nghiệp.
Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Tháng 9 và 9 tháng năm 2023 của Cục Thống kê TP.HCM chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm 2023 tăng 3,45% so với cùng kỳ năm 2022, trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp tăng (theo thống kê từ đầu năm đến nay có 116.266 trường hợp nộp hồ sơ đề nghị 3 hưởng trợ cấp thất nghiệp). Do đó việc điều chỉnh học phí cũng làm ảnh hưởng đến đời sống của đa số phụ huynh học sinh là người lao động.
Chính vì vậy, chính sách đặc thù hỗ trợ học phí vẫn là yêu cầu cần thiết cho năm học 2023-2024 để đảm bảo an sinh xã hội, chia sẻ khó khăn, giảm bớt gánh nặng tài chính với phụ huynh, học sinh và người dân thành phố trong bối cảnh kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu suy giảm các yếu tố khách quan như chiến tranh, thị trường tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng diễn biến phức tạp. Trên cơ sở đó, khuyến khích và tạo điều kiện cho các đối tượng học sinh có điều kiện được đi học, tạo hiệu ứng lan tỏa tới các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố “Đảm bảo không để một học sinh nào nghỉ, bỏ học vì điều kiện kinh tế không có khả năng đóng học phí” tạo được đồng thuận của các tầng lớp xã hội.