Tín hiệu tích cực trong chuyển đổi số ở nông thôn Bình Định
Chuyển đổi số "len lỏi" đến từng góc chợ
Nhiều tháng trở lại đây,ínhiệutíchcựctrongchuyểnđổisốởnôngthônBìnhĐịgai xinh chị Võ Xuân Viên (40 tuổi, trú thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã lựa chọn thanh toán tiền điện, nước và các dịch vụ mua hàng bằng hình thức quét mã QR, chuyển khoản. Chị viên cho biết, việc thanh toán bằng hình thức trực tuyến, không dùng tiền mặt rất tiện lợi.
“Khi đi mua đồ, uống cà phê mà không đem tiền mặt tôi không cần phải lo lắng vì có thể quét mã chuyển khoản bất cứ nơi đâu. Hoặc trả tiền điện, nước, nhân viên không cần phải tới nhà mà chỉ cần gửi hoá đơn là tôi có thể chuyển khoản. Việc này giúp tiết kiệm thời gian cho nhân viên thu tiền và cả cho tôi. Tôi thấy rất tiện ích”, chị Viên chia sẻ.
Hiện nay, xu hướng thanh toán bằng hình thức quét mã QR chuyển khoản đang len lỏi vào từng góc chợ, quầy hàng nhỏ trên địa bàn thị trấn Ngô Mây. Tại đây, chúng ta không khó để bắt gặp hình ảnh các mã QR được dán tại các quầy hàng để giúp khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt.
Từ những đơn hàng có giá trị nhỏ vài chục ngàn cho đến những đơn hàng lớn, người dân trên địa bàn thị trấn Ngô Mây chỉ cần quét mã QR là đã có thể dễ dàng thanh toán.
Ông Nguyễn Trọng Bình (55 tuổi, chủ quầy tạp hoá trên đường Quang Trung, thị Trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát) cho biết, quầy tạp hoá của anh đã thực hiện lắp mã QR thanh toán không dùng tiền mặt từ đầu năm. Hiện nay người dân trên địa bàn đã khá quen và thường xuyên sử dụng dịch vụ này.
“Bây giờ người dân lựa chọn quét mã QR thanh toán rất nhiều, học sinh mua đồ 10-15 ngàn cũng đều thực hiện. Ngoài việc khó khăn ở vấn đề lâu lâu bị nghẽn mạng, tiền lâu đến thì tôi thấy việc này rất thuận tiện. Người dân chuyển tiền vào tài khoản tôi không cần phải đếm, không cần phải chuẩn bị tiền thối lại, tôi cũng có thể dùng tiền này để chuyển khoản tiền hàng rất thuận tiện”, ông Bình thông tin.
Trên địa bàn thị trấn Ngô Mây hiện có hơn 200 các cơ sở kinh doanh, ăn uống nhỏ lẻ. Thời gian quan, UBND thị trấn Ngô Mây đã phối hợp với các đơn vị thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân thanh toán trực tuyến, không dùng tiền mặt.
Bà Nguyễn Thị Kim Chung, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Ngô Mây cho biết, đến nay, trên địa bàn đã có 30 hộ kinh doanh tập trung ở các tuyến đường phố chính tham gia lắp đặt mã QR thanh toán trực tuyến. Ngoài ra, tại chợ Phù Cát (thị trấn Ngô Mây) cũng đã lắp đặt mã QR thanh toán cho 186/525 tiểu thương.
“Khó khăn nhất hiện nay là có nhiều người dân cao tuổi không sử dụng điện thoại thông minh, không có tài khoản ngân hàng nên không thể thực hiện được việc này. Bây giờ tập trung sử dụng nhiều nhất là người trẻ tuổi, cán bộ công chức. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, hướng tới toàn người dân trên địa bàn sử dụng thanh toán trực tuyến”, bà Chung nói.
Không chỉ ở huyện Phù Cát, hiện nay tại các huyện Tuy Phước, Vân Canh, Tây Sơn, thị xã An Nhơn, Hoài Nhơn,... nhiều cơ sở kinh doanh cũng đã lắp đặt mã QR. Người dân lựa chọn hình thức thanh toán trực tuyến thay cho tiền mặt.
Chị Huỳnh Thị Lệ Trâm, chủ quầy tạp hóa ở xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước cho biết, thanh toán bằng mã QR là phương thức thanh toán có nhiều lợi ích được nhiều người dân trên địa bàn lựa chọn. “Thanh toán này rất nhanh chóng, tiện lợi. Cuối ngày tôi có thể dễ dàng rà soát, đối chiếu lại các thanh toán trên chiếc điện thoại thông minh mà không mất quá nhiều thời gian”, chị Trâm chia sẻ.
Ông Đoàn Quốc Tịnh, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Quang cho biết, hiện nay địa phương đang đẩy mạnh việc người dân thanh toán không dùng tiền mặt. Bắt đầu từ cán bộ, công chức xã.
“Chúng tôi phối hợp với các đơn vị cài đặt Banking cho tất cả các cán bộ, công chức, không chuyên trách từ xã đến thôn trên địa bàn, hướng dẫn tránh lừa đảo trên không gian mạng và khuyến khích sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt. Thời gian qua, việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt đã lan toả rộng rãi trên địa bàn”, ông Tịnh cho hay.
Phát triển nhanh, nhưng cần bảo đảm quyền, lợi ích của người tiêu dùng
Với sự chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh Bình Định về việc triển khai các quy định đẩy nhanh thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong xu thế số hóa và chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, tỉnh Bình Định đã cơ bản hình thành hạ tầng kỹ thuật đầy đủ để người dân và doanh nghiệp sử dụng thanh toán không tiền mặt.
Phương thức thanh toán qua thẻ ngân hàng và trực tuyến qua ứng dụng điện tử là phổ biến hơn cả, được nhiều người dân tỉnh này lựa chọn. Thanh toán trực tuyến qua ứng dụng điện tử không chỉ được tích hợp trên các ứng dụng ngân hàng mà nhiều đơn vị còn xây dựng ví điện tử để thuận tiện cho người tiêu dùng, nổi bật có thể kể đến MoMo, Zalo Pay, Viettel Pay...
Việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt tại các điểm bán hàng, đặc biệt là các chợ được sự đồng thuận của người dân và tạo điều kiện của các cơ quan chức năng nên bước đầu cơ bản thành công.
Ông Nguyễn Minh Thảo, Phó Giám đốc Sở TT&TT, nhận định: “Ở vùng nông thôn tỉnh ta hiện nay, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thông qua mã QR được nhiều người sử dụng. Thói quen này hình thành khá nhanh và lan tỏa rộng. Sở TT&TT, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Bình Định cùng nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương đã tích cực triển khai nhiều phương án thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh. Từ đó, người dân hiểu rõ hơn về những lợi ích của việc thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần đạt chỉ tiêu chuyển đổi số, phát triển xã hội số”.
Giám đốc Sở Công thương Ngô Văn Tổng cho biết, thời gian tới, Sở Công thương sẽ chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị, tổ chức liên quan trong triển khai thực hiện các giải pháp đẩy mạnh phát triển thanh toán điện tử trong thương mại điện tử.
“Chúng tôi tiếp tục vận động, khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức liên quan, nhất là các cơ sở bán lẻ hàng hoá, dịch vụ trên địa bàn chấp nhận, sử dụng phương tiện thanh toán điện tử, có các hình thức động viên người tiêu dùng sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt và hỗ trợ khách hàng thực hiện các dịch vụ thanh toán điện tử khi có giao dịch.
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan giải đáp thắc mắc, xử lý khiếu nại nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt”, ông Tổng nói.
Theo Ngân hàng Nhà nước, trong 8 tháng đầu năm 2023, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt 6,85 tỷ giao dịch với giá trị đạt 138,3 triệu tỷ đồng.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước gửi Quốc hội, đến tháng 8/2023, có 82 tổ chức tín dụng (TCTD) triển khai thanh toán qua Internet và 52 TCTD triển khai thanh toán qua Mobile. 51 tổ chức trung gian thanh toán (TGTT) có cấp giấy phép hoạt động.
Trong 8 tháng đầu năm 2023, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đạt 6,85 tỷ giao dịch với giá trị đạt 138,3 triệu tỷ đồng (tăng 348,54% về số lượng và 69,84% về giá trị).
Trong đó, giao dịch qua kênh Internet đạt 1,33 tỷ giao dịch với giá trị đạt 36,76 triệu tỷ đồng (tăng 372,91% về số lượng và 110,97% về giá trị). Giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt 4,76 tỷ giao dịch với giá trị đạt 34,48 triệu tỷ đồng (tăng 598,27% về số lượng và 382,22% về giá trị).
Đáng chú ý, thanh toán qua phương thức QR code đạt 86,50 triệu giao dịch với giá trị đạt 47,26 nghìn tỷ đồng (tăng 871,82% về số lượng và 761,93% về giá trị).
QR là viết tắt của từ Quick Response (Mã phản hồi nhanh). Đây là một ma trận mã vạch có thể được đọc bởi máy quét mã vạch hay điện thoại thông minh có chức năng chụp ảnh với ứng dụng chuyên biệt để quét mã vạch. QR Code gồm những module màu đen được sắp xếp ngẫu nhiên trong một ô vuông có nền trắng. Sự tổ hợp này được mã hóa bất kỳ dữ liệu trực tuyến nào bao gồm: thông tin sản phẩm, giá tiền, thông tin hóa đơn... Điểm ưu việt của mã QR Code so với các mã vạch truyền thống là mã vạch truyền thống chỉ lưu giữ được 20 ký tự chữ số trong khi các mã QR có thể lưu trữ thông tin lên tới hàng ngàn ký tự chữ số.
Thanh toán bằng QR Code được hiểu đơn giản là người dùng sẽ sử dụng camera trên điện thoại để quét mã QR. Sau đó, người dùng chỉ cần nhập số tiền thanh toán, nhận 1 tiếng bíp là giao dịch hoàn tất. Hệ thống sẽ tự động trừ số tiền từ tài khoản ngân hàng của bạn đúng với số tiền cần thanh toán. Đảm bảo việc thanh toán nhanh chóng không cần sử dụng tiền mặt hoặc thẻ ngân hàng.
So với việc thanh toán bằng tiền mặt hoặc thanh toán bằng ngân hàng hình thức thanh toán này chỉ tốn khoảng vài giây. Đặc biệt, người dùng không cần khai thác bất cứ thông tin nào.
(责任编辑:Giải trí)
下一篇:Soi kèo phạt góc Leganes vs Rayo Vallecano, 3h00 ngày 1/2
- - Trong căn phòng sang trọng rộng 450m² với ban công có tầm nhìn 180° ra biển Địa Trung Hải, Lý Nhã Kỳ chứng tỏ độ sang chảnh của mình trong chuyến công tác mới đây tại Paris.Khám phá căn biệt thự dát vàng cùng du thuyền triệu đô của Lý Nhã Kỳ" alt="Lý Nhã Kỳ sang chảnh trong căn hộ cao cấp bậc nhất nước Pháp" />
Thị trưởng bang Florida Ron DeSantis. (Ảnh: TNS) Ông DeSantis đã ký ba dự luật liên quan đến Trung Quốc. Chính quyền bang Florida sẽ phải lập danh sách các ứng dụng “do một đối tượng nước ngoài tạo, duy trì hoặc sở hữu và tham gia vào các hoạt động cụ thể gây nguy hiểm cho an ninh mạng, hoặc đe dọa rủi ro bảo mật dưới hình thức truy cập trái phép đến hệ thống công nghệ thông tin hoặc dữ liệu của nhân viên công vụ tạm thời không có sẵn”. Luật nhắc đích danh WeChat và TikTok.
Đạo luật sẽ cấm học sinh, sinh viên truy cập ứng dụng có tên trong danh sách trên thiết bị cá nhân bằng mạng Wi-Fi trường học hoặc chính phủ, tương tự lệnh cấm mà Đại học Texas ban hành hồi tháng 1.
Các bang khác của Mỹ cũng áp đặt hạn chế đối với TikTok, ứng dụng đang được hơn 150 triệu người Mỹ sử dụng. Chính phủ Mỹ cũng cấm TikTok trên thiết bị công từ đầu năm nay. Tháng trước, các nhà lập pháp bang Montana bỏ phiếu cấm TikTok nhưng Thị trưởng Greg Gianforte vẫn chưa ký duyệt.
Hai đạo luật còn lại của bang Florida liên quan đến cấm công dân tại “các nước đáng lo ngại” mua đất và cấm các quỹ của trường đại học, cao đẳng nhận quà, tài trợ, ký thỏa thuận với các trường tại Trung Quốc hoặc “các nước đáng lo ngại”.
(Theo SCMP)
Người dùng TikTok ‘chạy’ sang Instagram, YouTubeKhi TikTok đối diện nguy cơ bị cấm tại Mỹ, các nhà sáng tạo nội dung và chủ doanh nghiệp nhỏ dựa vào ứng dụng ngày càng lo lắng." alt="Một bang của Mỹ cấm TikTok tại trường học" />4.864 hộ dân bị thu hồi đất bởi Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành được hỗ trợ đào tạo nghề, việc làm Hỗ trợ đào tạo nghề để người dân sớm ổn định cuộc sống
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành có diện tích đất thu hồi 5.000 ha, ảnh hưởng đến cuộc sống 4.864 hộ gia đình, cá nhân và 26 tổ chức. Tổng số nhân khẩu trong vùng dự án là 15.557 nhân khẩu, với khoảng 9.700 người trong độ tuổi lao động.
Do đó, tỉnh Đồng Nai cho rằng cần thiết phải có cơ chế chính sách hỗ trợ về giáo dục đào tạo, dạy nghề và an sinh xã hội trong quá trình giải phóng mặt bằng dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhằm bảo đảm cho người dân trong vùng dự án bị giải tỏa, sớm ổn định đời sống sau khi di dời về nơi ở mới có điều kiện sinh hoạt tốt, có việc làm và ổn định cuộc sống.
Dự báo, khi đi vào hoạt động, Sân bay Long Thành cần khoảng 6 ngàn cán bộ, nhân viên để vận hành. Số lao động này được các chuyên gia tính toán dựa trên công suất của sân bay cũng như trên thực tế từ các sân bay hiện đại trên thế giới đang hoạt động.
Để có được dữ liệu chính xác về nhu cầu việc làm trước mắt cũng như nhu cầu học nghề, đặc biệt là những nghề có thể vào làm việc trong sân bay của người dân bị thu hồi đất cho dự án xây dựng Sân bay Long Thành, Sở Lao động - thương binh và xã hội Long An đã tổ chức điều tra, thu thập thông tin từ 5 ngàn hộ gia đình, hơn 10 ngàn cá nhân có độ tuổi từ 15 trở lên.
Ngoài việc lấy thông tin của những người từ 15 tuổi trở lên phục vụ nhu cầu đào tạo nghề để bố trí công việc trước mắt, còn khảo sát cả nhóm dưới 15 tuổi để chuẩn bị phương án đào tạo hướng nghiệp cho lâu dài. Phiếu thu thập thông tin được thiết kế chi tiết về nhu cầu đào tạo nghề, nhu cầu công việc. Hiện tại, công tác thu thập thông tin đã sắp hoàn tất.
Hợp đồng đặt hàng đào tạo với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Từ kết quả điều tra, khảo sát, tới đây, ngành chức năng Đồng Nai sẽ hợp đồng đặt hàng đào tạo với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp gắn với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp hoặc giải quyết việc làm theo nguyện vọng của người dân.
Theo quyết định về đề án đào tạo nghề, giải quyết việc làm và tổ chức lại cuộc sống của người dân thuộc dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cảng hàng không quốc tế Long Thành vừa được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt, sẽ được triển khai từ năm 2018 đến năm 2020 với kinh phí 305 tỷ đồng; trong đó, dự kiến năm 2018 nguồn kinh phí thực hiện khoảng 75 tỷ đồng, năm 2019 là 100 tỷ và năm 2020 khoảng 130 tỷ đồng. Kinh phí thực hiện được trích từ nguồn kinh phí dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cảng hàng không quốc tế Long Thành được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2017.
Theo Đề án đào tạo nghề, giải quyết việc làm và tổ chức lại cuộc sống của người dân thuộc Dự án Sân bay Long Thành, việc bố trí học nghề cho người dân sẽ được thực hiện sau khi có quyết định thu hồi đất. Đối tượng được hỗ trợ là những người còn trong độ tuổi lao động, thường trú trong hộ gia đình kể từ ngày có quyết định bị thu hồi đất, phải di chuyển chỗ ở hoặc bị ảnh hưởng đến việc làm và đời sống trong vùng dự án có nhu cầu đào tạo nghề và giải quyết việc làm.
Về chính sách hỗ trợ giáo dục nghề nghiệp, những người tham gia đào tạo trình độ trung cấp và cao đẳng sẽ được hỗ trợ học phí cho 1 khóa đào tạo, trường hợp đang theo học thì hỗ trợ học phí cho thời gian còn lại của khóa đào tạo kể từ ngày có quyết định thu hồi đất.
Đối với người học trình độ sơ cấp hoặc đào tạo dưới 3 tháng sẽ được hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn, tiền đi lại cho 1 khóa học như đối với hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh theo quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành có diện tích đất thu hồi 5.000 ha, ảnh hưởng đến cuộc sống 4.864 hộ gia đình, cá nhân và 26 tổ chức. Tất cả 4.864 hộ dân bị thu hồi đất bởi Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, thuộc địa giới hành chính 6 xã Bình Sơn, Suối Trầu, Cẩm Đường, Bàu Cạn, Long An và Long Phước trên địa bàn huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai sẽ được hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm và tổ chức lại cuộc sống. Tổng số nhân khẩu trong vùng dự án là 15.557 nhân khẩu, với khoảng 9.700 người trong độ tuổi lao động. Quỳnh Anh
" alt="Đồng Nai hỗ trợ đào tạo nghề để người dân bị thu hồi đất sớm ổn định cuộc sống" />Kiều Anh và Mạnh Trường trong 'Hồ sơ cá sấu'. "Nếu nói về cá tính và có chiều sâu nhất thì là đó là Nguyệt trong Hồ sơ cá sấu.Đó là bộ phim mà Kiều Anh tiếc cho vai diễn của mình vì thực sự có quá nhiều thứ mới mẻ sau nhiều năm không đóng phim. Phim đã lấy 200% sức lực trong công việc, rất nhiều lần đầu trong đó nên nếu được làm lại thì Kiều Anh diễn tốt hơn nhiều", Kiều Anh chia sẻ.
Nói về vai diễn mới nhất, Kiều Anh cho biết cô từng rất sợ Phương trong Gia đình mình vui bất thình lình giống Nhung trong Phía trước là bầu trời mà cô từng đảm nhiệm. Nữ diễn viên kể khi đọc kịch bản 10 tập đầu, nhân vật Phương khá nhạt nhoà nhưng phim lại khiến cô cười sặc sụa vì quá nhiều tình huống hài hước. Kiều Anh cho rằng đây là cơ hội để cô trải nghiệm nên quyết định nhận vai vì kịch bản, đạo diễn và ê kíp phim Gia đình mình vui bất thình lình.
"Ngày xưa, Kiều Anh nghĩ sau khi kết thúc sự nghiệp múa khoảng hơn 30 tuổi thì mình có thể thôi nghề rồi vì lúc đó nhà hát trẻ hoá rất nhanh. Khi ấy, Kiều Anh chỉ ước giá như có thể làm điện ảnh được như múa. Sau phimNgày mai bình yên, mình cảm giác được khám phá càng nhiều vai càng tốt vì đã biết phát triển nhân vật thế nào trong khi trước đó chỉ diễn theo bản năng. Khi có chút kỹ thuật diễn rồi thì Kiều Anh muốn trải nghiệm càng nhiều nhân vật càng tốt", nữ diễn viên chia sẻ.
Sau một số vai diễn hiền lành và số phận, Kiều Anh được thử sức với 2 vai trái chất trong Hồ sơ cá sấu vàNgày mai bình yên nên cô nghĩ mình có thể trở lại với 1 dạng vai quen thuộc nhưng có thể làm khác đi. Khi bàn về nhân vật, cô thấy Phương đúng là vai diễn làm nền vì vai Hà của Lan Phương rất nổi bật với nhiều câu thoại hay và thú vị. Do vậy, cô cố gắng tạo điểm nhấn cho vai diễn của mình mỗi khi có cơ hội.
Nữ diễn viên nói càng đóng cô càng thấy thương những phụ nữ tảo tần chăm lo cho gia đình và dành cả tuổi xuân cho gia đình giống nhân vật Phương.
Kiều Anh thừa nhận cô sở hữu đôi mắt buồn, mọi cảm xúc đều bộc lộ hết trong ánh mắt. Nhiều lần chụp ảnh mọi người nhắc cô phải tươi tắn lên, nhiều cảnh Kiều Anh cố diễn cho tươi lên mà vẫn chất chứa nỗi buồn.
Quỳnh An
Clip: VTV
Kiều Anh 'Gia đình mình vui bất thình lình' khoe đường cong mơ ước ở tuổi 42Vốn là diễn viên múa, ở tuổi 42, NSƯT Kiều Anh vẫn sở hữu thân hình mơ ước." alt="Kiều Anh thấy tiếc cho vai diễn làm vợ Mạnh Trường" />Khán giả bức xúc là đúng
- 'Gia đình mình vui bất thình lình' vẫn đang ghi hình, nhận phản ứng trái chiều của khán giả về nhân vật Công với nhiều lời chê bai có ảnh hưởng đến tâm lý của Quang Sự khi quay các tập sau?
Ngay khi đọc kịch bản, tôi đã hình dung được đến giai đoạn Công sẽ bị phản ứng. Vì thế, tôi không bất ngờ. Dưới góc độ khán giả, khi thấy Công đối xử với bạn đời như vậy thì bức xúc là đúng.
Tuy nhiên ở góc độ nào đó, Công vẫn đỡ hơn những người đàn ông gia trưởng hay bạo hành trong gia đình ở ngoài đời. Khi một bộ phim nhận được sự chú ý với đánh giá đa chiều của khán giả như Gia đình mình vui bất thình lình, tôi nghĩ đó là điều tích cực.
- Với tư cách khán giả, khi xem phim, anh thấy nhân vật mình đóng thế nào?
Sự phản ứng của khán giả cho thấy mọi việc đang đi đúng hướng. Ngay từ đầu, tôi và đạo diễn đã thống nhất tạo hình nhân vật Công từ cách lựa đồ rộng với gam màu trầm, kiểu tóc, cộng hưởng tính cách để tạo cảm giác rõ nét về nhân vật với người xem.
- Công có phải là nhân vật trái ngược 100% tính cách con người thật của anh? Hay giữa anh và nhân vật cũng có điểm chung?
Điểm chung giữa tôi và Công là đều thích thiên nhiên, cây cối và ít nói. Còn sự khác biệt khá nhiều, từ cách nói chuyện đến thể hiện tình cảm, sự quan tâm với người khác. Tôi khác Công ở chỗ có thể ít nói nhưng luôn hành động đúng chỗ đúng lúc.
Tôi nhận ra một điểm rất mâu thuẫn là nhiều người cực kỳ nhẹ nhàng, dễ chịu với người ngoài nhưng với người thân lúc nào cũng gắt gỏng, khó chịu. Do vậy tôi muốn qua vai diễn, khán giả sẽ nhìn ra vấn đề và thay đổi bản thân nếu lỡ hành xử như Công.
Không để ý đến chênh lệch tuổi tác với Kiều Anh
- Trong phim có nhiều nhân vật nổi bật và dễ gây chú ý như vậy, có khi nào anh muốn đổi vai, đóng Thành hay Danh chẳng hạn?
Tôi không có suy nghĩ muốn thử vai khác và nếu được chọn lại vẫn sẽ là Công. Với góc độ nghề nghiệp, tôi thích đóng nhân vật có màu sắc khác biệt so với tổng thể những vai diễn khác; muốn trải nghiệm và hóa thân vào nhiều kiểu nhân vật khác nhau trong xã hội.
Tôi nhận vai Công ngay sau khi đảm nhiệm vai Nhật Khang trong phim Hoa hồng giấy. Đó là hai nhân vật có tính cách trái ngược hoàn toàn. Hai dự án sát nhau nhưng khác biệt lớn về ngoại hình, cá tính nhân vật khiến tôi thấy thú vị.
- Đóng cặp với đàn chị Kiều Anh trong vai vợ chồng ở lần đầu hợp tác với anh có gì khó khăn không? Việc xưng hô của hai người ngoài đời và trên phim thế nào?
Khi mọi người nhắc đến vấn đề tuổi tác tôi mới nghĩ tới chứ không để ý. Từ khi học cấp 3, còn chưa nhen nhóm ước mơ làm diễn viên, tôi đã xem chị Kiều Anh đóng Phía trước là bầu trời. Rồi một ngày nghe tin mình đóng cặp với người từng thấy trên ti vi, tôi thấy thú vị.
Còn về ngoại hình, rõ ràng chị Kiều Anh trẻ so với tuổi thật. Trước khi vào dự án, cả hai đã gặp nhau làm quen và chia sẻ để xóa bớt khoảng cách. Thỉnh thoảng tôi vẫn gọi "chị vợ ơi", không phải là chị của vợ mà đơn giản ngoài đời Kiều Anh là chị, trên phim là vợ (cười).
Tôi không che giấu gì cả
- Ngoài phim ảnh, hiếm khi anh tiết lộ gì về đời tư. Vì sao vậy?
Những ai theo dõi hành trình của tôi bao năm qua có thể thấy đôi khi Quang Sự khá nhạt bởi không thấy thông tin hậu trường. Tôi không che giấu gì cả. Nhưng quan điểm là muốn theo nghề lâu dài nên chỉ chăm chỉ làm việc nghiêm túc.
Tôi mong được nhìn nhận ở khía cạnh nghề nghiệp chứ không muốn khán giả nhớ đến qua chuyện bên lề. Một phần cũng do tính cách hướng nội và không thích xô bồ. Luôn muốn có một góc cho riêng mình, do vậy bạn bè nhiều người nói tôi không phù hợp với giới nghệ sĩ.
- Không chỉ kiệm lời về đời tư, các trang mạng xã hội của anh cũng ít thông tin và hình ảnh, đúng là Quang Sự không hợp môi trường showbiz...
Nhiều người nhắc đến Quang Sự đều thắc mắc vì ngoài những vai diễn, tôi thường chẳng chia sẻ gì khác. Nhưng tôi đã nhận ra điều này và đang thay đổi, trước còn khóa bình luận của người lạ trên trang cá nhân nhưng giờ cởi mở hơn nhiều rồi.
Kiều Anh thấy tiếc cho vai diễn làm vợ Mạnh TrườngKiều Anh chia sẻ vai Nguyệt cô đóng trong 'Hồ sơ cá sấu' cùng đàn em Mạnh Trường để lại nhiều tiếc nuối." alt="Quang Sự gọi Kiều Anh là 'chị vợ', lý do giữ bí mật tuyệt đối về đời tư" />- - “Tôi đố em nào không học thêm mà đỗ vào công lập”- một phụ huynh khẳng định. Câu chuyện cho con đi học thêm được nhiều phụ huynh bàn luận rôm rả trong kì thi tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM hôm nay.
Không học thêm, con tôi chẳng tự tin đi thi lớp 10
Theo khảo sát nhanh một số phụ huynh đưa con đi thi môn Ngữ Văn sáng nay, thì 100% phụ huynh cho biết, con họ đã phải học thêm rất kỹ để chuẩn bị cho kỳ thi “cân não” này.
“Con tôi học khá, những năm học lớp 6, 7, 8 hầu như không đi học thêm. Nhưng đến đầu năm lớp 9, con chủ động xin bố mẹ cho đi học thêm bởitất cả các bạn của con đều theo một vài lớp ôn luyện nào đó” – anh Hoàng Công Tiến, có con học tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám (Q.Tân Bình) cho biết.
Thí sinh chờ dự thi vào lớp 10. Ảnh: Đinh Quang Tuấn Cho con đăng ký nguyện vọng 1 vào Trường THPT Phú Nhuận, anh Tiến cho biết con anh đi học các môn Toán, Văn và Ngoại ngữ.
“Tất nhiên, khi con xin đi học thêm chúng tôi đồng ý ngay. Mà nếu con không xin thì chúng tôi cũng giục con tìm chỗ học, bởi vì xungquanh mình ai cũng đi học thêm”.
Anh Tiến nhìn nhận “Học thêm đúng là chẳng hay gì. Cái dở nhất của học thêm là triệt tiêu khả năng tự học của các cháu”.
Theo anh Tiến, ở thế hệ các anh trước đây, ngoài giờ học trên lớp thì tự học là chính, không có học thêm. Nhưng bây giờ, học thêm là xu thế, ai không theo sẽ không kịp kiến thức.
Nói rộng ra, anh Tiến cho rằng rất khó để loại bỏ dạy thêm, học thêm bởi đó là cung – cầu của thị trường.
“Nói xa hơn nữa là do áp lực bằng cấp đang đè nặng xuống chúng ta. Ai cũng muốn có một tấm bằng nào đó, nên việc bắt đầu chạy từ khi còn nhỏ là điều khó tránh khỏi. Ai cũng muốn vượt lên, mà để vượt lên thì ai cũnglo rằng kiến thức ở trong trường là chưa đủ, nên sinh ra học thêm”.
Chị Nguyễn Hải Hà có con đăng ký vào Trường THPT Nguyễn Chí Thanh thì cho biết từ sau Tết âm lịch gia đình chị đã mời gia sư về kèm con.
“Trường THPT Nguyễn Chí Thanh có điểm đầu vào khá cao, thường trên 36 điểm, nên chúng tôi khá lo lắng. Trước kỳ thi, nhà trường nơi con học cấp 2 tổ chức ôn tập cho các con trong vòng 1 tháng, nhưng việc ôn tậpđó tôi cho rằng cũng chỉ để các con đạt một mức điểm trung bình thôi. Còn để vào được trường công lập tốt, thì chúng tôi phải cho con học thêm. Tất cả các bạn của cháu cũng học thêm suốt”.
Chị Hà cũng cho biết, để thuê gia sư cho con, mỗi tháng chị tốn khoảng 1,5 triệu đồng. Nhưng đây là khoản đầu tư hợp lý. “Nếu con phải vào trường ngoài công lập, thì chưa nói đến môi trường học, cơ sở vật chất, giáo viên… riêng học phí hàng tháng còn hơn tiền gia sư hiện nay. Nên mình chịu tốn kém một năm để 3 năm tới bớt được gánh nặng tiền bạc”.
Đứng trước cổng THPT Nguyễn Hữu Huân (Q.Thủ Đức) chờ con, chị Thu Hằng cho rằng thành phố không nên cấm chuyện học thêm. “Tôi đố họcsinh nào không học thêm mà đỗ vào công lập” – chị Hằng quả quyết”.
Theo chị Hằng việc học hành, phụ huynh nên đầu tư cho con. “Đầu tư cho con học thêm còn hơn phải học dân lập. Con bé nhà tôi, họcthêm từ đầu chí cuối. Nên tôi cũng yên tâm phần nào”.
Đừng đổ tội cho giáo viên nữa
Có con học tại THCS Hoa Lư (Q.Thủ Đức) đăng kí vào THPT Nguyễn Hữu Huân, chị Thu Trâm cho biết:
“Mọi người cứ đổi tội cho các thầy cô thếnày, thế kia. Nói phải tội, không phải thầy cô nào cũng xấu. Thằng bé nhà tôi họcyếu, để nó khá hơn, đầu năm tôi phải đến tận nhà nhờ cô phụ họa. Cô giáo cũng nói, nếu gia đình thật sự cần thiết thì đem cháu đến, chứ cô không bắt ép”
Theo chị Trâm, không phải giáo viên nào cũng ép học sinh học thêm. Nhiều giáo viên còn khuyên gia đình nên dành thời gian kèm cặpcon để con gần gũi cha mẹ.
“Tôi có nghe nhiều trường hợp học sinh không học thêm bị cô o ép. Nhưng đó là ở đâu chứ bản thân tôi chưa gặp. Chắc cũng con sâu làm rầu nồi canh thôi. Đừng đổ tội cho giáo viên nữa. Ngay lớp con tôi, từ đầu năm họp phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm thông báo, gia đình nào cảm thấy khả năng học lực của con mình yếu thì tự nguyện đăng kí với nhà trường để học thêm, trường không ép học sinh. Chúng tôi nghe vậy nên thấy thoải mái, chứ cô có ép đâu. Tất nhiên, đã nhờ cô dạy thì phải trả phí".
Còn anh Trần Minh Thảo, có con đăng kí dự thi vào THPT Hiệp Bình thì cho rằng, việc học thêm là do chính phụ huynh đề xuất chứ giáo viên ít khi chủ động. Nếu có cũng chỉ vài trường hợp giáo viên cá biệt “gợi ý”với hội phụ huynh để móc nối. Nhưng giáo viên là người bị ảnh hưởng nhiều nhất.
“Nếu phụ huynh không cho học thì thẳng thắn với cô giáo. Còn nói cô giáo “đì” thì trong bài kiểm tra đã có giấy trắng, mực đen. Tôi nghĩ, cấp ba còn được, chứ cấp hai đa số phụ huynh cũng đủ trình độ biết con làm đúng hay làm sai”
Theo anh Thảo, chẳng phụ huynh nào can đảm thừa nhận việc học thêm là do họ (cũng như, đầu năm chẳng phụ huynh nào thẳng thắn thắc mắc là sao nhà trường lại thu nhiều tiền thế). Dù lý do cho con đi học thêm là trăm đường, vạn nẻo như con học kém, con hay chơi, hay chỉ đơn thuần tìm chỗ gửi con cho an tâm.
“Bản thân tôi thấy, cho con học thêm được nhiều thứ. Con có thêm kiến thức, con không hư hỏng, tôi cũng yên tâm đi làm, ” – anh Thảo nói.
Lê Huyền - Ngân Anh