Nguyên Tổng Cục trưởng Tổng Cục Bưu điện Mai Liêm Trực lý giải về sự ra đời 10 chữ vàng truyền thống ngành TT&TT. Ảnh: Trọng Đạt |
Năm 1995, ngành Bưu điện được tặng Huân chương Sao Vàng, cùng với đó là 8 chữ vàng: “Trung thành - Dũng cảm - Tận tụy - Sáng tạo”. Sau đó, có thêm 2 chữ “Nghĩa tình", bắt nguồn từ truyền thống gắn kết quý báu của những người công tác trong ngành, thể hiện qua hành động đi tìm lại bạn cũ thời giao liên, tìm lại mộ của những liệt sĩ ngành bưu điện..., cũng như tính đặc thù của ngành bưu điện là tính toàn trình, phải qua toàn bộ dây chuyền sản xuất mới có thể tạo ra sản phẩm, khiến những những người trong ngành gắn bó mật thiết với nhau.
|
Nguyên Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Đỗ Trung Tá tin rằng công cuộc chuyển đổi số sẽ góp sức vào việc xây dựng nên một đất nước Việt Nam hùng cường. Ảnh: Trọng Đạt |
Tiếp bước lịch sử hào hùng, trong những năm Đổi Mới, bằng tinh thần năng động dám nghĩ dám làm, ngành đã dũng cảm lựa chọn lối đi mang tính đột phá, phá vỡ được thế bao vây cấm vận, đưa được công nghệ hiện đại nhất vào Việt Nam.
Bằng việc thực hiện chiến lược tăng tốc độ phát triển 2 giai đoạn, từ năm 1993 đến những năm 2000, những đêm chuyển mạng không ngủ, ngành đã nhanh chóng số hoá toàn bộ hệ thống chuyển mạch và mạng truyền dẫn, hiện đại hoá mạng lưới, đa dạng hoá dịch vụ, đưa bưu chính viễn thông sánh vai với các nước phát triển trong khu vực, tự tin và hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam được Liên minh viễn thông quốc tế đánh giá là một trong 10 nước có tốc độ phát triển viễn thông nhanh nhất thế giới.
Nâng tầm sứ mệnh trong thời đại mới
Nhìn lại lịch sử 75 năm phát triển của ngành, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: “Có thể nói, ngành TT&TT trong bất kỳ giai đoạn nào đều phải gánh vác trên vai sứ mệnh rất quan trọng, góp phần huy động sức mạnh toàn dân tộc, cả về tinh thần và vật chất, công nghệ, kỹ thuật. Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay, sứ mệnh lịch sử đó lại càng được khẳng định, nâng tầm cả về quy mô, tầm vóc và ý nghĩa thời cuộc”.
|
Buổi gặp mặt nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống ngành Thông tin & Truyền thông (28/8/1945 - 28/8/2020). Ảnh: Trọng Đạt |
Trong bối cảnh đó, toàn ngành TT&TT đã và đang cùng nhau đồng tâm, quyết chí thực hiện các định hướng lớn: Bưu chính sẽ trở thành hạ tầng mạng lưới đảm bảo dòng chảy vật chất; Viễn thông trở thành hạ tầng của nền kinh tế số; Ứng dụng CNTT trở thành chuyển đổi số hướng tới xây dựng chính quyền số vững mạnh, kinh tế số phồn vinh, xã hội số thịnh vượng; An toàn thông tin hình thành hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam; Công nghiệp ICT với sứ mệnh “Make in Vietnam”; Báo chí truyền thông với sứ mệnh tạo dòng chảy tích cực trong xã hội, tạo niềm tin và khơi dậy khát vọng Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
|
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng gửi lời tri ân tới các thế hệ người lao động ngành TT&TT. Ảnh: Trọng Đạt |
Lưu ý rằng “giữ cái gốc, cái nền của mình để có thể đi xa; biết rõ quá khứ, thấu hiểu hiện tại cũng chính là để toàn ngành chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai”, với tinh thần “nhìn lại và đi tới”, người đứng đầu Bộ TT&TT bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến các thế hệ đi trước đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành TT&TT.
Đồng thời, Bộ trưởng cũng mong muốn toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tiếp tục phát huy tinh thần 10 chữ vàng: “Trung thành – Dũng cảm – Tận tụy – Sáng tạo – Nghĩa tình” để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng và nhân văn.
Tạo nội hàm mới cho 10 chữ vàng truyền thống
Cũng tại buổi gặp mặt, các vị lãnh đạo qua các thời kỳ của Bộ TT&TT đã chia sẻ nhiều bài học kinh nghiệm quý liên quan tới các lĩnh vực quản lý của ngành như số hóa ngành viễn thông, phát triển văn hóa đọc trong ngành xuất bản, những đóng góp của công cuộc chuyển đổi số vào việc xây dựng nên một đất nước Việt Nam hùng cường...
Đặc biệt đề cao vai trò và dấu ấn của ngành, nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp phân tích: “Việt Nam chỉ có 3 lĩnh vực ngang tầm quốc tế, trong đó có 2 lĩnh vực thuộc ngành TT&TT, đó là viễn thông và CNTT”.
|
Các cán bộ công chức, viên chức, người lao động ngành TT&TT chụp ảnh lưu niệm cùng các cán bộ lão thành nhân ngày truyền thống. Ảnh: Trọng Đạt |
Ông Lê Doãn Hợp cũng bày tỏ một số mong muốn đối với sự phát triển của ngành, trong đó đáng chú ý là Bộ TT&TT phải chuyển mạnh từ chức năng quản lý, răn đe sang phục vụ và chăm sóc (doanh nghiệp và nhân dân); những gì nhà nước không cấm thì mở rộng cửa cho người dân và doanh nghiệp làm...
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị các cục, vụ, đơn vị thuộc Bộ tiếp thu những ý kiến, những kinh nghiệm quý để có thể hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao trong thời gian tới. Ông cũng đề nghị các thế hệ cán bộ lãnh đạo trước đây cùng tiếp tục chung tay với toàn ngành TT&TT tạo dựng nội hàm mới cho 10 chữ vàng “Trung thành – Dũng cảm – Tận tụy – Sáng tạo – Nghĩa tình” trong thời chuyển đổi số.
Liên quan tới chuyển đổi số quốc gia, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng lưu ý, đây là nội dung mới và cũng có những những lực cản tương tự nhưthời số hóa cách đây mấy chục năm, thời mở cửa Internet, viễn thông. Các đơn vị phải tìm lại những bài học cốt lõi trước đây, nâng tầm lên thành các bài học cho ngày nay để có thể góp phần chuyển đổi số thành công trong thời gian tới.
Trọng Đạt - Bình Minh
Từ bước chân người bưu tá đến chuyển đổi số quốc gia
Lịch sử 75 năm của Ngành Thông tin & Truyền thông luôn gắn bó với lịch sử đất nước. Nhiều lớp người đã nối tiếp nhau vượt bao khó khăn, thử thách để làm nên diện mạo hôm nay của ngành Thông tin & Truyền thông Việt Nam.
" alt=""/>Tạo nội hàm mới cho 10 chữ vàng của ngành TT&TT trong thời chuyển đổi số
Đây là một trong những vấn đề được Phó Thủ tướng nêu ra tại hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022 của ngành xây dựng hôm nay (ngày 18/12).Còn vi phạm xây dựng, quy hoạch không thể có đô thị văn minh
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ghi nhận, ngành xây dựng tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng, giá trị sản xuất toàn ngành vẫn tăng so với năm 2020. Trong điều kiện dịch bệnh ảnh hưởng lớn nhưng hầu hết các chỉ tiêu quản lý ngành đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng nêu một số tồn tại, hạn chế ngành xây dựng cần tập trung khắc phục trong thời gian tới.
|
Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022 của ngành xây dựng ngày 18/12 |
Đó là một số nhiệm vụ trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật còn chậm so với yêu cầu. Đặc biệt là việc theo dõi, đánh giá tác động đối với một số cơ chế, chính sách còn chưa toàn diện, chưa sát thực tế, chưa được điều chỉnh kịp thời. Ở một số đô thị việc điều chỉnh quy hoạch chưa bảo đảm khoa học, chưa đáp ứng đầy đủ các quy định (nhất là tại các đô thị lớn, khu vực phát triển mới,…). Đầu tư phát triển đô thị chưa đồng bộ về hạ tầng, thiếu tính kết nối, đặc biệt hệ thống công viên, cây xanh và các công trình công cộng, phúc lợi xã hội.
Tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, vi phạm về quy hoạch còn xảy ra nhiều, đặc biệt tại một số đô thị lớn, khu vực ven đô,… Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm còn hạn chế, nhất là tại các địa phương.
"Nếu cứ duy trì đà như này thì không thể có đô thị văn minh được. Tôi đề nghị các đồng chí đánh giá, có giải pháp chỉ đạo từ trung ương đến địa phương để khắc phục tình trạng này", Phó Thủ tướng lưu ý.
Phó Thủ tướng chỉ đạo, ngành xây dựng cần quan tâm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm trong thực hiện quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng (xây dựng không phép, sai phép, sai quy hoạch), nhất là tại các đô thị và khu vực phát triển mới, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp,…
Điều chỉnh quy hoạch phải hết sức thận trọng
Về phương hướng trong thời gian tới, Phó Thủ tướng nhấn mạnh ngành xây dựng phải tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đột phá về xây dựng thể chế chính sách; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho các ngành, các địa phương, đơn vị nhằm tạo môi trường thuận lợi, khơi thông nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội. Đây là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng.
|
Theo Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, việc điều chỉnh quy hoạch phải hết sức thận trọng. Muốn quy hoạch tốt thì phải có được đội ngũ cán bộ làm quy hoạch có năng lực, trình độ, tâm huyết, trách nhiệm và bản lĩnh, không thế lực nào có thể can thiệp được |
Một trong những trọng tâm mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội xác định vừa qua là thể chế, là phân cấp, phân quyền cho các bộ ngành, địa phương. Đến nay đã đạt những bước đầu quan trọng. Những vướng mắc để khơi thông nguồn lực còn nhiều, nhiều dự án từ khi có chủ trương đến khi triển khai được mất đến hàng năm. Từ đó, Phó Thủ tướng đề nghị năm 2022, một trong nhiệm vụ Bộ Xây dựng cần tập trung thật cao vào cải cách hành chính, rà soát, sửa đổi các thủ tục trong các văn bản hành chính. Việc này rất quyết định đến môi trường đầu tư kinh doanh.
"Ở địa phương này chậm thì doanh nghiệp sẽ chuyển hướng đầu tư sang địa phương. Trên bình diện quốc gia, chậm thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ sang đầu tư ở quốc gia khác".
Phó Thủ tướng cũng nêu ra một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của ngành xây dựng là tổ chức lập các quy hoạch và quản lý quy hoạch. Những quy hoạch có chất lượng, bảo đảm tầm nhìn sẽ mở ra không gian và định hướng phát triển cho từng ngành, từng địa phương cũng như cả nước.
Theo Phó Thủ tướng, cùng với việc phê duyệt quy hoạch cần phải kiểm soát tốt quá trình quản lý thực hiện theo quy hoạch, đặc biệt là việc điều chỉnh quy hoạch phải hết sức thận trọng. Muốn quy hoạch tốt thì phải có được đội ngũ cán bộ làm quy hoạch có năng lực, trình độ, tâm huyết, trách nhiệm và bản lĩnh. Bởi quy hoạch xây dựng liên quan trực tiếp đến đất đai, trong khi qua thống kê, 80% các vụ tham nhũng, tiêu cực liên quan đến lĩnh vực đất đai. Do vậy người làm quy hoạch phải bản lĩnh, không thế lực nào có thể can thiệp được.
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh việc đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2030. Coi việc giải quyết nhu cầu về nhà ở cho nhân dân, trước hết là nhà ở cho người có công, người nghèo, công nhân trong các khu công nghiệp - cụm công nghiệp là một trụ cột của chính sách an sinh xã hội.
"Qua đi thực tế phòng, chống dịch vừa qua, tôi thấy riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh có 700.000 căn nhà cho thuê, diện tích chỉ khoảng 9 m2/căn hộ, nhưng có đến 3 triệu công nhân, người lao động sinh sống ở đó... Từ đó đặt ra vấn đề quản lý xây dựng của chúng ta như nào, trách nhiệm của địa phương như nào?", Phó Thủ tướng cho biết.
Tập trung thực hiện 3 khâu đột phá
Đánh giá về năm 2022, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, sẽ tiếp tục có thuận lợi nhưng khó khăn, thách thức đặt ra cho ngành Xây dựng là rất lớn.
Người đứng đầu ngành Xây dựng cho biết, Bộ sẽ tập trung thực hiện 3 khâu đột phá. Trước hết là hoàn thiện thể chế pháp luật về xây dựng để tăng cường quản lý nhà nước; đồng thời tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng, phân cấp mạnh cho địa phương.
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng tập trung cho quy hoạch, quản lý phát triển đô thị. Đồng thời, đẩy mạnh quản lý phát triển nhà ở, thị trường bất động sản; nhất là tập trung phát triển nhà ở xã hội, nhà cho phân khúc thu nhập thấp, thu nhập trung bình; thực hiện cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; tăng cường quản lý đảm bảo thị trường bất động sản phát triển ổn định, bền vững - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh.
Bộ Xây dựng sẽ bám sát Chương trình phục hồi nền kinh tế giai đoạn 2022-2023 mà Chính phủ hiện đang xây dựng để kịp thời tham mưu, đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách và nguồn lực cụ thể phù hợp; trọng tâm là thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân, người lao động.
Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm phát triển nhà ở xã hội của các nước có bối cảnh tương đồng để nghiên cứu, thay đổi căn bản tư duy, cách thức trong phát triển nhà ở xã hội; đa dạng hóa nguồn lực cho phát triển nhà ở xã hội.
Đặc biệt, Bộ Xây dựng sẽ theo dõi chặt chẽ việc triển khai Nghị định 69/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ tại các địa phương để kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong thực tiễn; phấn đấu năm 2022 khởi công một số dự án xây dựng lại chung cư cũ, đặc biệt tại Hà Nội và TP.HCM.
Thuận Phong
Sau chỉ đạo 'nóng', loạt dự án bất động sản vẫn bát nháo bán ‘lúa non’
Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương kiểm tra, thực hiện nghiêm các quy định đối với các giao dịch bất động sản, nhà ở hình thành trong tương lai. Tuy nhiên, nhiều dự án vẫn rao bán tràn lan dù chưa đủ điều kiện.
" alt=""/>Phó Thủ tướng nhiều tiêu cực liên quan đất đai người làm quy hoạch phải bản lĩnh