Theo tiết lộ của El Mundo, Neymar đã ngốn của đội bóng nhà giàu nước Pháp gần nửa tỷ euro, kể từ khi đến Paris từ Barcelona vào hè 2017.![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/09/06/10/neymar-dich-thi-pha-psg-hoi-han-vi-khong-nghe-messi.jpg) |
Neymar ngốn của PSG gần nửa tỷ euro từ hè 2017 đến nay |
Đó là mùa hè đi vào lịch sử chuyển nhượng có một không hai, khi PSG chi ra 222 triệu euro – điều khoản phá vỡ hợp đồng của Neymarvới Barcelona để sở hữu tiền đạo này.
Với Neymar, anh đã bỏ ngoài tai lời năn nỉ của Messivà cả chân kiềng còn lại trong bộ ba tam tấu MNS khi ấy, Suarez - – đừng đến PSG, hãy ở lại Nou Camp.
Ngôi sao Brazil lựa chọn PSGđược cho để thoát khỏi cái bóng Messi cũng như có thể chiến thắng Quả bóng vàng.
Nhưng thực tế cho thấy Neymar nhanh chóng vỡ mộng, sớm hối hận vì đã không nghe lời Messi, Suarez.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/09/06/10/messi-neymar-suarez.jpg) |
Neymar sớm nếm trải cảm giác hối hận ở Paris vì không nghe lời Messi, Luis Suarez - ở lại Barca |
Hai mùa hè liên tiếp sau đó, Neymar đều tìm cách để trở lại Barcelona, thậm chí bỏ tập và không ngần ngại thừa nhận điều này, nhưng bất thành.
Với PSG, những gì Neymar mang lại là ít hơn nhiều so với con số khủng họ phải bỏ ra cho anh – gần nửa tỷ euro, chính xác là 489 triệu euro, kể từ hè 2017 đến nay.
Neymar được tiết lộ có tổng mức lương hàng năm là 43,4 triệu euro và sẽ tăng lên 50,6 triệu euro từ năm sau, khi chân sút này vừa ký gia hạn hồi tháng 5, kéo dài thỏa thuận đến hè 2025.
Đổi lại Neymar mang đến những gì cho PSG? Chấn thương và các vấn đề khác khiến Neymar chỉ chơi 71 trận trong 156 trận có thể tại Ligue 1 kể từ khi ký hợp đồng, tức chỉ chiếm khoảng 45%.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/09/06/10/neymar-messi.jpg) |
Tuy nhiên, số phận đưa đẩy cho Neymar được chơi cùng Messi một lần nữa và ngay tại PSG nên anh có điều kiện để 'bù đắp' lại cho đội bóng nhà giàu nước Pháp |
Anh đã ghi 87 bàn trong thời gian ấy nhưng ngay cả Neymar cũng phải thừa nhận, anh không hoàn toàn xứng đáng với khoản phí 222 triệu bảng.
Dù vậy, Neymar có cơ hội ‘bù đắp’ cho PSG ở mùa này, khi gió đổi chiều, bên cạnh anh giờ có đàn anh thân thiết Messi cùng Mbappe với kỳ vọng tạo nên bộ ba bùng nổ nhất châu Âu.
PSG được đánh giá nếu không vô Champions League bây giờ thì có lẽ chẳng bao được.
Chỉ PSG không thiếu tiền mới có thể đủ khả năng chi lương khủng cho cả Messi, Neymar và những ngôi sao hàng đầu khác, cũng như sẵn sàng không thèm bán Mabppe vài trăm triệu euro hè này dù phải mất trắng vào năm sau…
L.H
![Neymar vô duyên, Brazil thắng nghẹt thở Chile](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/09/03/09/chile-0-1-brazil-everton-ribeiro-mo-ty-so-h2.jpg?w=145&h=101)
Neymar vô duyên, Brazil thắng nghẹt thở Chile
Trong ngày Neymar vô duyên, Brazil thắng tối thiểu Chile nhờ pha ghi bàn duy nhất của Everton Ribeiro, qua đó củng cố ngôi đầu trên BXH Vòng loại World Cup 2022 - KV Nam Mỹ.
" alt=""/>Neymar đích thị ‘phá’ PSG, hối hận không nghe Messi
Buông với lãnh đạo nhưng bắt buộc với giáo viên, hiệu trưởngThông tư 13 quy định tiêu chuẩn chức danh giám đốc, phó giám đốc Sở GD-ĐT thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ GD-ĐT, ban hành đã bỏ đi tiêu chuẩn "yêu cầu sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc và công nghệ thông tin trong công việc" mà dự thảo lần 2 ban hành hồi tháng 5 nêu ra.
Đáng lưu ý, không chỉ chức danh giám đốc, phó giám đốc mà trưởng phòng, phó phòng giáo dục cũng không yêu cầu về chuẩn ngoại ngữ theo Thông tư số 10 năm 2019 của Bộ GD-ĐT.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/09/18/12/tai-sao-khong-yeu-cau-ngoai-ngu-voi-lanh-dao-nhung-bat-buoc-voi-giao-vien-1.jpg) |
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet) |
Thế nhưng theo bộ chuẩn hiệu trưởng và giáo viên được Bộ GD-ĐT ban hành trước đó cả hai đối tượng này phải đạt được chuẩn ngoại ngữ theo khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Cụ thể, theo Thông tư số 14/2018 của Bộ GD-ĐT (chuẩn 5, điều 8) quy định hiệu trưởng phải có khả năng sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh).
Tiêu chí ngoại ngữ chuẩn này còn đặt ra các mức độ mà hiệu trưởng có như như mức đạt (giao tiếp thông thường bằng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh)), mức khá (chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển năng lực sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) cho giáo viên, nhân viên, học sinh trong trường), mức tốt (sử dụng ngoại ngữ thành thạo (ưu tiên tiếng Anh); tạo lập môi trường phát triển năng lực sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) cho giáo viên, nhân viên, học sinh trong trường).
Tương tự, chuẩn viên phổ thông cũng yêu cầu giáo viên phải có ngoại ngữ đã được quy định trong Thông tư 20/2018 do Bộ GD-ĐT ban hành (chuẩn 5 - điều 8).
Tiêu chuẩn này cũng đưa ra ba mức như mức đạt (có thể sử dụng được các từ ngữ giao tiếp đơn giản bằng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc), mức khá (có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày hoặc chủ đề đơn giản, quen thuộc liên quan đến hoạt động dạy học, giáo dục (ưu tiên tiếng Anh) hoặc biết ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc), mức tốt (có thể viết và trình bày đoạn văn đơn giản về các chủ đề quen thuộc trong hoạt động dạy học, giáo dục (ưu tiên tiếng Anh) hoặc ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc).
Như vậy, giám đốc sở, phó giám đốc sở, trưởng phòng giáo dục đào tạo không yêu cầu phải có khả năng ngoại ngữ nhưng giáo viên và hiệu trưởng các trường phổ thông bắt buộc phải có ngoại ngữ.
Trên không nêu gương, khó yêu cầu dưới
Quy định chính thức của Bộ GD-ĐT khiến nhiều giáo viên, hiệu trưởng cảm thấy chưa thỏa đáng.
"Nghe thật vô lý"- hiệu trưởng một trường THPT ở TP.HCM cho hay. "Đã làm công tác quản lý giáo dục, đặc biệt ở cấp lãnh đạo sở và trưởng phó phòng ban thì phải nêu gương, sau đó mới đến cán bộ quản lý cấp trường, sau cùng mới đến giáo viên"- ông nói.
Theo ông, những chứng chỉ B hay B1 chuẩn khung tham chiếu quốc tế học tất tốn thời gian, hơn nữa thi chưa chắc đạt, đã thế để học kinh phí bỏ ra cũng rất cao.
"Trong khi đó lương giáo viên hôm nay chưa nuôi sống được bản thân, nhiều thầy cô tối đội nón kín mặt chạy xe ôm, nhiều cô phải vất vả bán hàng online nhưng theo chuẩn vẫn phải đi học để lấy chứng chỉ"- ông nhìn nhận.
Theo ông, yêu cầu đặt ra chuẩn ngoại ngữ với giáo viên là một trở ngại vô cùng khó khăn. Nếu được 3 tháng hè nhà trường mời chuyên gia dạy ôn cho giáo viên hay hỗ trợ toàn bộ kinh phí nhưng hiện nay hè cũng không còn trọn vẹn.
"Đáng ra tiêu chuẩn của giám đốc sở giáo dục phải là tiến sỹ, còn các phó phải thạc sỹ, đồng thời ngoại ngữ phải đạt B2, tin học MOS. Những người này phải ở một vị trí có đủ lực để yêu cầu chuẩn giáo viên cũng như chúng tôi thực hiện chuẩn của mình"- ông khẳng định.
Đồng tình với quan điểm này, cô Hằng một giáo viên THPT (xin không nêu trường), cho rằng "giám đốc, phó giám đốc sở phải ở đâu về trình độ thì mới yêu cầu cấp dưới thực hiện đúng chuẩn trình độ được. Đây cũng là thực hiện việc học tập làm theo phong cách đạo đức Hồ Chí Minh, trong công tác nêu gương người đứng đầu".
Theo cô Hằng, cũng như mọi vấn đề xảy ra trong nhà trường thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm. Vậy nên khi hiệu trưởng sai phạm vai trò lãnh đạo của giám đốc sở, phó giám đốc sở. Do vậy lãnh đạo sở phải có chuẩn cao hơn hiệu trưởng. Hiệu trưởng thì chuẩn cao hơn giáo viên thì mới thực hiện được"- cô Hằng nói.
Cô Hằng cũng cho rằng, những địa bàn như TP.HCM, Hà Nội ngoại ngữ hiện là một vấn đề lớn. "Đang tồn tại khách quan là học sinh hôm nay quá giỏi tiếng Anh do gia đình đầu tư từ nhỏ. Trái lại giáo viên lại được đài tạo từ nhiều nguồn cụ thể như từ tiếng Nga sang hay từ cấp THCS chuyển lên...dẫn tới giáo viên phát âm không chuẩn, chưa biết tổ chức hoạt động học tập, làm cho giờ học nhàm chán hầu như các em bị tra tấn. Để đáp ứng được điều này giáo viên phải mày mò đổi mới rất nhiều như vậy cũng rất cực khổ. Tại sao lãnh đạo lại không phải chuẩn ngoại ngữ".
Hiệu trưởng THPT ở quận 1, TP.HCM ngậm ngùi cho rằng yêu cầu cấp trên giao cho mình thì chỉ biết lo hoàn thiện cho đúng, còn nói gì cũng không được.
"Tôi cảm thấy khó hiểu khi giám đốc và phó giám đốc không phải yêu cầu về ngoại ngữ. Là lãnh đạo hơn nữa ở tầm trưởng, phó giám đốc, giám đốc Sở GD-ĐT thì ít nhất phải thông thạo một ngọai ngữ. Điều này không chỉ lợi trong chuyên môn mà còn trong ngoại giao. Hơn nữa đang yêu cầu tăng cường học ngoại ngữ mà lãnh đạo không bắt buộc thì làm sao yêu cầu giáo viên, hiệu trưởng, học sinh"- cô cho hay.
Theo cô, hiện nay với giáo viên, hiệu trưởng ngoại ngữ khi học đại học đã chuẩn rồi, nên chỉ khi thi chức danh nghề nghiệp thì yêu cầu. Tuy vậy tin học ngoại ngữ thì vẫn khuyến khích bồi dưỡng thêm và giáo viên cũng tự học thêm ngoại ngữ.
Ông Nguyễn Văn Ngai, nguyên phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho rằng hiện nay đang ở trong thời đại hội nhập quốc tế nên người cán bộ, công chức (nói chung) phải biết ít nhất một ngoại ngữ (mức độ tuỳ thuộc ngành, nghề, vị trí công tác, chức vụ đảm trách).
"Đối với ngành giáo dục, có yêu cầu về chuẩn ngoại ngữ đối với hiệu trưởng và giáo viên mà không đề ra yêu cầu nầy đối với giám đốc, phó giám đốc sở GD-ĐT thì không hợp lý" - ông Ngai nói.
Theo ông Ngai, trong cương vị công tác, nếu giám đốc, phó giám đốc Sở GD-ĐT có trình độ ngoại ngữ là điều kiện tốt để giao lưu với các đối tác nước ngoài về hợp tác trong lãnh vực giáo dục, tham gia có hiệu quả các cuộc hội thảo quốc tế về giáo dục.
Bên cạnh đó, việc có trình độ ngoại ngữ là cơ hội để giám đốc, phó giám đốc nâng cao nghiệp vụ quản lý, học tập kinh nghiệm, nắm được tình hình và nghiên cứu, học tập những cái hay của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới thông qua việc nghiên cứu tài liệu nước ngoài hoặc giao lưu trực tiếp với các nhà quản lý giáo dục người nước ngoài.
Ngoài ra, có trình độ ngoại ngữ sẽ giúp giám đốc, phó giám đốc Sở GD-ĐT quản lý tốt các trường quốc tế đang hoạt động trên địa bàn mình chịu trách nhiệm quản lý, làm gương cho cấp dưới về việc học tập, nâng cao trình độ ngoại ngữ.
Lê Huyền
![Giám đốc sở giáo dục không nhất thiết dùng được ngoại ngữ](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/09/13/17/lanh-dao-so-giao-duc-phai-su-dung-duoc-ngoai-ngu-trong-cong-viec.jpg?w=145&h=101)
Giám đốc sở giáo dục không nhất thiết dùng được ngoại ngữ
- Thông tư quy định chức danh giám đốc, phó giám đốc sở GD-ĐT chính thức được ban hành đã không còn tiêu chuẩn “phải sử dụng được ngoại ngữ” như dự thảo xin ý kiến trước đây.
" alt=""/>Tại sao không yêu cầu ngoại ngữ với lãnh đạo nhưng bắt buộc với giáo viên