Gemma Arterton vẫn được bình chọn là một trong những nàng Bond Girl gợi cảm nhất mọi thời đại.
"Tôi viết câu chuyện này dù biết mình có thể gặp rắc rối. Tôi đặt tiêu đề của nó là "Woke Bond Woman" và đó chính xác là những gì một cô nàng Bond Girl nên làm", Gemma chia sẻ.
Truyện ngắn của Gemma Arterton được đăng trong cuốn sách Feminists Don’t Wear Pink. Theo đó, trong câu chuyện được viết lại, Strawberry đã nói với James Bond khi hai người lần đầu gặp gỡ rằng: "Tôi không thích chuyện tán tỉnh. Tôi ở đây là để làm việc".
Sau đó, cô nói sẽ không theo anh đến phòng nghỉ ở khách sạn - nơi mà nhân vật này sẵn sàng lên giường với chàng điệp viên 007 không lâu sau khi gặp anh như trong bản gốc.
Cô cũng từ chối lên giường với Bond: "Không, cảm ơn. Có thể anh rất quyến rũ, nhưng anh hơn tôi ít nhất 20 tuổi. Bởi vậy chúng ta chỉ gặp nhau như đồng nghiệp".
Gemma Arterton đóng cảnh nóng cùng Daniel Craig trong phim.
"Người đàn ông này vốn có tai tiếng. Không phải phụ nữ đi lên phòng khách sạn ngủ với anh ta thường chết theo một cách khủng khiếp và mang tính biểu tượng hay sao? Không, không. Không phải mình", Strawberry tự nhủ.
Được biết, Gemma Arterton là một trong những sao nữ đi đầu trong phong trào chống lạm dụng tình dục tại Anh. Có lẽ, đó cũng chính là lý do cô muốn thay đổi số phận nhân vật mình từng thủ vai.
Hàn Triệt
'Bond Girl' siêu sexy sắp tái xuất trong phim cùng Mr. Bean
Ở tuổi 40, Olga Kurylenko vẫn làm cánh mày râu mê mẩn vì đường cong nóng bỏng cùng ánh mắt sexy của mình.
" alt="‘Bond Girl nóng bỏng nhất mọi thời đại' không muốn lên giường với 007" />‘Bond Girl nóng bỏng nhất mọi thời đại' không muốn lên giường với 007
Quá trình tập luyện để trở thành một nghệ sĩ hẳn sẽ rất khó khăn. Chị có thể chia sẻ?
- Mới đầu có lẽ cũng giống như các bạn nhỏ bây giờ. Tôi được học với một giáo viên rất tâm huyết và có phương pháp tiếp cận trẻ em rất tốt. Chính vì vậy, cô đã tạo cho tôi sự thích thú đặc biệt với môn học này.
Có lẽ tôi cũng được hưởng gen âm nhạc, thẩm âm… nên có phần nổi bật hơn những người bạn đồng trang lứa. Tính đến thời điểm hiện tại, tôi đã gắn bó với cây đàn piano được 30 năm. Đó là một quá trình rất dài và liên tục. Thời gian, công sức tôi đầu tư để tập luyện rất lớn. Khi còn nhỏ, thấy các bạn trong xóm chơi với nhau, chạy nhảy, vui đùa ầm ĩ một khu, mình phải ngồi tập đàn, tôi nghĩ mình thiệt thòi và có phần ấm ức.
Khi trưởng thành, đi du học, giờ tập của tôi luôn dao động từ 8-9 giờ tối trở ra, vì phải chờ các lớp học tan hết mới có phòng để tập. Các sinh viên lần lượt chia giờ, phân buồng để luyện đàn. Có những hôm tập đến 2-3 giờ sáng. Nhưng đó là đặc thù riêng trong ngành của tôi. Phải có thời gian tập như thế mới có thể nâng cao chuyên môn của mình.
Những thứ thách về mặt chuyên môn cũng như việc phải thể hiện thế nào để không thua kém bạn bè quốc tế, nỗi nhớ nhà…thực sự là những thử thách khó khăn nhưng tôi đã vượt qua. Khi nhìn lại, có lẽ piano là bộ môn giúp tôi chiến thắng chính bản thân mình.
Thực tế, đối với một người nghệ sĩ, cảm hứng sáng tạo rất quan trọng. Đã khi nào chị thấy cảm xúc tâm trạng của mình chững lại?
- Trong cuộc sống, bất cứ nghệ sĩ nào cũng có những lúc thăng và giáng. Người nghệ sĩ thường có thế giới nội tâm phong phú và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động từ thế giới bên ngoài nên chuyện thăng hoa hay chững lại là điều rất bình thường. Không phải lúc nào mình cũng cảm thấy sáng tạo hay yêu nghề.
Tuy nhiên, sau 30 năm gắn bó, niềm cảm hứng với cây đàn như đã ngấm vào mạch máu của tôi. Tôi dễ dàng tìm lại được niềm vui trong công việc, cũng như giải tỏa được hết những vui, buồn của bản thân với nghề, kể cả trên cương vị là nghệ sĩ biểu diễn hay nhà giáo.
Những lúc như vậy, chị làm thế nào để cảm xúc của mình được cân bằng lại?
- Thực chất, muốn giải quyết bất cứ vấn đề gì đều cần có thời gian. Nguồn cảm hứng đến và đi một cách khá cảm tính. Chính vì vậy, thời điểm cảm thấy mình chững lại, tôi thường tìm cho mình những hướng đi mới. Ví dụ, khi làm quen với một công việc quá lâu và đều đặn, có những lúc, mình thấy xuống tinh thần, có thể thử sang một hướng tiếp cận khác. Bởi trong nghệ thuật biểu diễn, có độc tấu, hòa tấu, diễn nhạc cổ điển, hiện đại.
Vừa qua, tôi có một trải nghiệm rất thú vị tại Festival Âm nhạc đương đại Hanoi Ensemble. Tuy không phải lần đầu đánh nhạc đương đại, nhưng việc thử một thứ mới mẻ khiến cảm xúc của tôi được khuấy động. Khi quay trở lại với nhạc cổ điển, tức là những gì mình vẫn làm hàng ngày, tôi thấy hứng thú và nhiều cảm hứng sáng tạo hơn.
Không mơ giàu khi làm nghệ sĩ
Đối tượng khán giả của dòng nhạc cổ điển thường bị giới hạn, dẫn đến thu nhập của người nghệ sĩ khá thấp. Đối với bản thân chị thì sao?
- Khó có thể so sánh thu nhập của nghệ sĩ cổ điển và các ca sĩ trên thị trường. Bởi họ có lượng fan đông đảo và hướng đến dòng nhạc khác, đối tượng khán giả riêng biệt. Đối với chúng tôi, để có thể đừng trên sân khấu hành nghề, thường phải trải qua quá trình đào tạo rất lâu nhưng thu nhập rất thấp.
Một phần bởi lượng người nghe ít và hình như còn định kiến của mọi người về dòng nhạc cổ điển. Chính vì vậy, những người tổ chức, biểu diễn chương trình cũng cần phải làm thế nào để lôi kéo nhiều người hơn, cả người thưởng thức lẫn cá nhân, đơn vị tài trợ về kinh tế. Người nghệ sĩ sống vì nghề, tử vì nghề cũng chỉ vì đam mê mà thôi nhưng nếu các yếu tố khác tốt lên thì điều đó sẽ tạo thêm động lực giúp nghệ sỹ thêm gắn bó và nâng cao trình độ.
Nghệ sĩ piano Trần Tâm Ngọc luôn tìm thấy niềm vui trong nghệ thuật
Hiện nay, mỗi lần đi diễn, chúng tôi không tính đến thu nhập, mặc dù thời gian chuẩn bị có thể kéo dài từ vài tháng đến cả năm. Ai cũng biết chắc làm nghệ sĩ thường nghèo, nhưng việc mang nghệ thuật đến cho công chúng và cảm giác thăng hoa khiến chúng tôi muốn cống hiến nhiều hơn nữa.
Chuyện thu nhập đi dạy có giúp chị cân bằng về kinh tế?
- Thu nhập chính để trang trải cuộc sống thường ngày của tôi đều xuất phát từ nghề dạy học. Mọi người ngày càng nhận thức rõ hơn về tác động tích cực của nghệ thuật đến đời sống tâm sinh lý của trẻ em. Chính vì vậy, họ chú trọng rèn luyện năng khiếu và cho con em mình tiếp cận nhiều hơn với những bộ môn nghệ thuật. Đó cũng là một cách khiến âm nhạc cổ điển trở nên phổ biến hơn, thu hút nhiều học viên tham gia.
Khó có thể đưa ra một con số cụ thể, bởi mức lương phụ thuộc vào từng cá nhân và từng bộ môn. Theo tôi, mức thu nhập của nghệ sĩ thường thấp hơn so với những ngành nghề khác. Đương nhiên, giáo viên dạy piano sẽ có nhiều học sinh hơn giáo viên dạy violin hay trống… vì số lượng học sinh lớn hơn. Tuy nhiên, xét trên mặt bằng chung, thu nhập của chúng tôi vẫn thấp hơn so với những ngành nghề khác.
Cần nhiều sự cảm thông từ phía gia đình
Hiện tại, chị thường dành ra bao nhiêu thời gian để tập luyện?
- Khi còn đi học, mỗi ngày tôi chỉ tập trung vào một bộ môn nên ngày nào cũng có thời gian tập luyện. Tuy nhiên, khi đã đi làm, phải đảm bảo công việc, tôi ít không thể luyện tập một cách đều đặn như trước. Chỉ khi có chương trình biểu diễn cần chuẩn bị, tôi mới đặt mục tiêu phải tập nghiêm chỉnh để chương trình có hiệu quả thật tốt. Chính vì vậy, tôi khó có thể ước lượng khoảng thời gian cụ thể.
Tâm Ngọc thấy may mắn khi nhận được sự cảm thông từ phía ông xã và gia đình hai bên
Với lịch trình bận rộn giữa việc biểu diễn, tập luyện, giảng dạy, chị làm thế nào để cân bằng thời gian cho gia đình nhỏ của mình?
- Công việc của tôi không có khung giờ cố định. Giờ dạy của chúng tôi phải linh hoạt theo học sinh vì việc dạy học đàn mang tính chất 1 thày kèm 1 trò. Hiện tại, các cháu đều học bán trú trên trường, gia đình cũng cần bố trí thời gian hợp lý để đưa đón con nên chúng tôi thường phải dạy ngoài giờ, từ 4-5 giờ đổ ra. Những khi đi diễn vào buổi tối, 11 giờ tôi mới về đến nhà.
Đặc trưng của công việc này rất khác và cần nhiều sự cảm thông từ phía gia đình. Gia đình bên nội, bên ngoại cùng hỗ trợ để mình có thời gian, điều kiện hoàn thành tốt công việc chuyên môn. Chồng tôi rất thông cảm, thấu hiểu và yêu thích công việc của vợ nên luôn tạo điều kiện về mặt giờ giấc cũng như công việc nhà. Anh ấy gần như giúp đỡ tôi tối đa nên tôi rất yên tâm nếu phải dồn thời gian tập luyện hoặc đi biểu diễn.
Những ngày giỗ lớn hoặc lễ, Tết, bên phía nhà chồng tổ chức tụ họp gia đình với nhau, đôi khi trùng vào ngày diễn hoặc đi tập, mọi người đều thông cảm cho tôi. Mọi công tác chuẩn bị đều được mọi người hoàn tất chu đáo, đến giờ ăn, tôi cố gắng về kịp giờ để cùng cả nhà quây quần. Đôi khi cũng cảm thấy có lỗi.
Nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc: 'Tâm Ngọc là một nghệ sĩ nhạy cảm!'
“Tâm Ngọc và Quỳnh Trang cùng thành lập May Duo, nhóm song tấu piano đầu tiên của Việt Nam. Họ có nhu cầu thể hiện các tác phẩm Việt Nam nên đã mời tôi cùng hợp tác. Trong quá trình làm việc chung, tôi nhận thấy Tâm Ngọc là một nghệ sĩ nhạy cảm, nghiêm túc và có trách nhiệm với công việc. Khi chơi đàn, cô luôn thể hiện đúng tinh thần của tác giả muốn gửi gắm. Điều đó thể hiện sự đầu tư thời gian, chất xám để nghiên cứu tác phẩm.
Đối với các tác phẩm của tôi, song tấu May Duo đều thể hiện rất tốt. “Con gà rừng”, “Trống cơm” hay “Mùa xuân”, “Ngày hội” đều là những nhạc phẩm khó, các nghệ sĩ piano khác thường ngại, không muốn thể hiện, nhưng Tâm Ngọc và Quỳnh Trang lại rất kiên trì nghiên cứu. Những nỗ lực của họ xứng đáng được ghi nhận. Nhóm song tấu Mây Duo đã từng biểu diễn tại nhiều nơi như Nhà hát Lớn, Nhạc viện và tại những sân khấu nước ngoài. Tại bất cứ nơi đâu, họ đều thể hiện được kỹ thuật biểu diễn của mình một cách chỉn chu, trọn vẹn”.
Diệu Linh " alt="Trần Tâm Ngọc: 'Piano giúp tôi chiến thắng chính bản thân mình'" />
...[详细]
Bà Dung Bình Dương và luật sư đại diện của mình trong buổi gặp gỡ sáng nay.
Bên cạnh đó, Kiều Minh Tuấn cũng sẽ hoàn trả lại bà số tiền cát xê đã nhận trước đó là 900 triệu đồng xem như đền bù thiệt hại cho bộ phim.
“Kiều Minh Tuấn cho biết cậu ấy và Cát Phượng đang đi mượn tiền để hoàn cát-xê 900 triệu đồng cho tôi. Theo Kiều Minh Tuấn, việc hoàn tiền cát-xê mới là lời xin lỗi chân thành nhất.
Hiện, tôi đã nhận được chuyển khoản hoàn tiền cát-xê một lần từ Kiều Minh Tuấn. Số tiền này tôi dự định sẽ dùng vào các công việc từ thiện sắp tới”, bà chia sẻ.
Để đảm bảo sự việc được khách quan, trước sự chứng kiến của phóng viên tại buổi gặp gỡ, bà Dung đã gọi trực tiếp cho diễn viên Cát Phượng. Nữ diễn viên xác nhận đã hoàn trả cát-xê 900 triệu đồng của Kiều Minh Tuấn và đồng thời thừa nhận chuyện của bạn trai đã ảnh hưởng tới phim.
Tin nhắn của Kiều Minh Tuấn về việc chuyển tiền được bà Dung chia sẻ.
Về động thái được cho là ăn năn của Kiều Minh Tuấn, nhiều phóng viên thắc mắc liệu phía nhà sản xuất phim có khởi kiện như dự định ban đầu? Trả lời thắc mắc này, bà Dung bày tỏ bà vẫn quyết định kiện để cả An Nguy lẫn Kiều Minh Tuấn phải thấy có trách nhiệm với bộ phim và những tổn thất đến với mọi người.
Tuy nhiên, giám đốc sản xuất phim cũng nhấn mạnh nếu Kiều Minh Tuấn nhận lỗi trước thẩm phán khi ra tòa thì bà sẽ nghĩ đến việc hòa giải.
Về phía An Nguy, bà Dung Bình Dương bức xúc cho biết: “Tôi nhiều lần liên lạc với An Nguy nhưng không được. Mới đây, tôi có trao đổi với cô ấy qua tin nhắn. Cô ấy xin lỗi tôi và thừa nhận scandal xảy ra là do bản thân bộc phát. Sau đó, An Nguy không chia sẻ gì thêm”.
Trước thái độ của An Nguy, bà Dung cho biết việc kiện An Nguy đến đâu sẽ giao cả cho luật sư của bà quyết định.
Bên cạnh chia sẻ về câu chuyện giữa An Nguy và Kiều Minh Tuấn gây ồn ào những ngày vừa qua, bà Dung Bình Dương cũng công bố tổng doanh thu của bộ phim Chú ơi, đừng lấy mẹ con là gần 10 tỷ đồng. Con số này thấp hơn nhiều so với số vốn đầu tư ban đầu và khiến phim lỗ hơn 18 tỷ đồng.
VietNamNet đã liên hệ với cả An Nguy và Kiều Minh Tuấn để thêm thông tin về vụ việc. Tuy nhiên, điện thoại cả hai đều trong tình trạng không liên lạc được.
Tuấn Chiêu
Cát Phượng - Kiều Minh Tuấn đồng loạt bị hack Facebook
Trao đổi với VietNamNet, nghệ sĩ Cát Phượng và diễn viên Kiều Minh Tuấn đều xác nhận tài khoản Facebook của mình đã bị hack.
" alt="Kiều Minh Tuấn xin lỗi, trả lại 900 triệu cho NSX phim 'Chú ơi, đừng lấy mẹ con'" />
...[详细]
Jotun là một trong những tập đoàn sản xuất sơn hàng đầu thế giới. Được thành lập tại Na Uy, với sứ mệnh ban đầu là bảo vệ những con tàu trước khắc nghiệt của biển khơi. Trải qua hơn 100 năm không ngừng phát triển, Jotun đã có mặt tại hầu khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 39 nhà máy tại 23 quốc gia, 67 công ty tại 47 nước và văn phòng đại diện tại hơn 100 quốc gia. Hiện diện trên cả 4 ngành hàng bao gồm: sơn trang trí, sơn công nghiệp, sơn hàng hải và sơn tĩnh điện mang đến một giải pháp tổng thể về sơn cho hàng triệu kiệt tác kiến trúc và ngôi nhà trên toàn thế giới.
Vào Việt Nam từ những năm 1993, gần 30 năm trên hành trình phát triển, Jotun đã khẳng định được vị thế dẫn đầu tại thị trường Việt Nam với sứ mệnh bảo vệ và làm đẹp cho hàng triệu tổ ấm gia đình Việt.
Anh Hưng làm bảo vệ ở một tiệm bánh. Mỗi ngày anh phải dậy từ 4h30, làm đến 13h. Anh về tranh thủ lo cơm nước cho mẹ rồi lại đi nhặt ve chai đến giữa khuya.
Mẹ anh Hưng là bà Trần Thị Điểm năm nay đã 77 tuổi, lúc nhớ lúc quên. Có lần bà đang ngủ bỗng giật mình thức giấc. Không thấy con đâu, bà vội vã đi tìm rồi bị lạc, may nhờ có bác xe ôm đưa về. Kể từ đó, anh Hưng phải chở bà theo lúc nhặt ve chai vì: 'Để mẹ ở nhà một mình lo lắm'.
Căn nhà lụp xụp chừng 10m2 với giá thuê 1,6 triệu đồng là nơi hai mẹ con tá túc mấy năm qua. Bố anh Hưng mất đã 4 năm. Hai năm trước, Ninh Bình có đợt rét, lo lắng mẹ ở quê không chịu được lạnh, anh quyết đưa mẹ vào nam tránh rét và cũng để chăm sóc cho mẹ già.
Bà Điểm vẫn giữ thói quen ăn trầu như khi còn ở quê. Tranh thủ sau giờ làm, anh Hưng trở về lo cơm nước cho mẹ.
Anh Hưng tranh thủ chợp mắt sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Hai mẹ con bắt đầu đi nhặt ve chai lúc 18h, những khi anh Hưng đi làm bảo vệ, anh nhờ hàng xóm trông coi bà giúp vì sợ bà lại đi lạc.
Cả xóm Ruộng ai cũng quý anh Hưng vì tính anh hiền lành lại hiếu thảo với mẹ già.
Bà Điểm chuẩn bị cùng con đi nhặt ve chai.
Anh Hưng bế mẹ đi nhặt ve chai.
Hai mẹ con rong ruổi khắp các con đường ở Sài Gòn để tìm nhặt phế liệu.
Hôm về sớm cũng tầm 23h, hôm nào trễ cũng đến 1 -2h sáng, nhưng số tiền họ kiếm được chỉ khoảng 100.000 đồng. 4h30p sáng hôm sau, anh Hưng lại phải dậy để đi trực bảo vệ.
Công việc vất vả nhưng anh Hưng cho biết phải cố gắng làm để kiếm tiền lo cho mẹ. 'Lúc này chỉ mong mẹ khoẻ mạnh là tôi vui rồi'. Anh Hưng tâm sự.
Bà Điểm sinh 4 người con, anh Hưng là con út trong gia đình, cuộc sống ngoài quê khó khăn đã đưa đẩy họ vào nam mưu sinh.
Hai mẹ con vừa đi vừa nhắc lại những câu chuyện ở quê. Tết này anh Hưng cho biết không thể về quê vì không có đủ tiền mua vé xe. Cả hai ở lại Sài Gòn đợi sau Tết mới tính.
'Được bên mẹ ngày nào là vui ngày ấy'- đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của anh Hưng lúc này.
Công việc vất vả nhưng anh Hưng luôn lấy mẹ làm động lực để tiếp tục cố gắng.
Cuộc sống khó khăn nhưng hai mẹ con không thiếu tiếng cười.
Đôi lúc trên đường, những mạnh thường quân thấy hai mẹ con tội nghiệp nên cho một ít quà, tiền.
Những lúc minh mẫn, bà Điểm rưng rưng nước mắt kể về cậu con trai tội nghiệp của mình. Bà mong khi bà về với tổ tiên thì đứa con trai của bà có nơi nương tựa để không phải vất vả như lúc này.
Trao đổi với VietNamNet, ông Phan Quang Khánh, Chủ tịch UBND phường 26, quận Bình Thạnh cho biết, anh Hưng trước đây từng phạm lỗi lầm, nhưng vì thương mẹ anh đã thay đổi bản thân. Hiện, anh Hưng ban ngày đi làm bảo vệ, tối đẩy mẹ đi nhặt ve chai. Biết được cuộc sống của hai mẹ con anh khó khăn, chính quyền địa phương đã phối hợp với các đoàn thể đến thăm hỏi, tặng quà.
Những người phụ nữ nhặt ve chai ở Sài Gòn nuôi con đậu đại học
Những người phụ nữ dầm mưa, dãi nắng đẩy chiếc xe cọc cạch vào các con hẻm Sài Gòn để thu mua đồng nát, chắt chiu từng đồng nuôi con ăn học.
" alt="Cảm động chàng trai chở mẹ già đi nhặt phế liệu khắp Sài Gòn" />
...[详细]
"Bôm đam mê tập nhạc và có thể ngồi bên cây đàn nhiều giờ đồng hồ say sưa quên thời gian quên cả có ai ở xung quanh. Tôi luôn phải ở bên con để nhắc nhở cả việc nghỉ thư giãn lau người vì áo ướt đẫm. Bàn tay của Bôm khác biệt các bạn khác là bị dính nhiều ngón nên việc chơi đàn cần sự nỗ lực nhiều hơn các bạn khác" - diễn viên Quốc Tuấn nói.
Diễn viên Quốc Tuấn cho biết tới đây sẽ để cậu con trai tự lập như hướng dẫn tự đi xe buýt đi học một mình. "Nhiều khi Bôm sẽ ỷ lại việc lúc nào cũng có bố ở bên, nên tôi giúp con chủ làm các việc mà trong khả năng cháu có thể làm được cùng những kỹ năng sống như con phải quan tâm đến người thân, mọi người xung quanh hơn".
Bé Bôm đã có gương mặt cân đối hơn sau cuộc phẫu thuật gần đây.
Là người đồng hành cùng con mọi bước đường, diễn viên Quốc Tuấn không khỏi hồi hộp và lo lắng về sự xuất hiện của con trên một sân khấu chính thức. Anh bảo những ngày qua ngoài những giờ học trên lớp về nhà hai bố con vẫn luyện cùng, anh Quốc Tuấn đánh trống cho Bôm tập đàn.
Thầy giáo của Bôm - Giảng viên Mạnh Nguyễn - cho tiết lộ đợt thi vừa qua Bôm được 9,5 điểm. “Bôm là sinh viên xuất sắc, chặng đường cho em còn dài 5 năm trung cấp, rồi đại học có thể học thạc sĩ. Bôm tập luyện chăm chỉ, là người đứng lớp tôi hơi áp lực cho Bôm trong chương trình biểu diễn ngày 30/11 tới tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam” - giảng viên Mạnh Nguyễn nói.
Sơn Hà
Ảnh, clip: Bin Leo
Quốc Tuấn 14 năm chữa bệnh cho con và nỗi đau thầm kín
Rạng rỡ trên màn ảnh nhỏ nhưng phận đời diễn viên Quốc Tuấn nhiều thăng trầm. 14 năm vất vả chữa bệnh cho con trai, Quốc Tuấn đã phải bỏ nhiều thời gian, công sức, tiền bạc và cả những giọt nước mắt đắng cay.
" alt="Diễn viên Quốc Tuấn tiết lộ hành động đáng yêu của bé Bôm" />
...[详细]