Nhiễm giun có thực sự nguy hiểm không?Nhiễm giun thường gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn, dị ứng, nổi mề đay, thiếu máu mạn tính khiến cơ thể mệt mỏi, da xanh xao… Nhiễm giun lâu dài có thể làm giảm khả năng lao động, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và tinh thần, đặc biệt ở trẻ em.
|
Đau bụng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn bị nhiễm giun |
Ths.DS. Trần Thị Lạc Diệp- Trưởng Bộ phận Y khoa, Công ty Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú (Davipharm) cho biết, một số loại giun có thể di chuyển tới các cơ quan ngoài ruột, gây thêm nhiều biến chứng nguy hiểm. Thậm chí, giun lươn (Strongyloides stercoralis) khi chui ra khỏi thành ruột có thể gây tràn dịch màng phổi, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, tổn thương loét ở khắp nơi trong ống tiêu hóa, tổn thương hệ thần kinh trung ương, viêm màng não, suy kiệt, sốc và tử vong. Tương tự, giun đầu gai (Gnathostoma spinigerum) có thể di chuyển tự do trong cơ thể và nguy hiểm nhất là đi vào não gây viêm, hoại tử, xuất huyết tại đó khiến người bệnh có những triệu chứng đau đớn, khó chịu, có thể dẫn đến tử vong.
Phòng ngừa “đúng và đủ” hiểm họa nhiễm giun
Để phòng hiểm họa nhiễm giun, điều quan trọng cần phải thực hiện là ăn chín uống sôi. Trên thực tế, vấn đề này rất khó đảm bảo vì nhiều người có sở thích ăn đồ sống: gỏi cá sống, sashimi hoặc thức ăn chưa nấu chín kỹ như ốc, tôm, cua,… hoặc thường ăn rau sống, salad với nguy cơ nhiễm nguồn bệnh rất cao nếu không được rửa sạch.
Bên cạnh đó, vệ sinh cá nhân là phương pháp phòng ngừa nhiễm giun rất hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm đúng và đầy đủ, như: rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi chơi đùa, tiếp xúc với đất và sau khi đi đại tiện, đặc biệt là ở trẻ em.
Tiếp đến, nhiều người chủ quan cho rằng nhiễm giun qua đường miệng, mà không biết rằng một số loại giun xâm nhập cơ thể chúng ta bằng cách xuyên qua da (giun lươn, giun móc). Để phòng tránh nhiễm giun qua da thì không đi chân đất, không ngồi lê la trên đất cát hoặc có phương tiện bảo hộ khi công việc gắn với nghề nông hoặc tiếp xúc với đất cát thường xuyên.
Ngoài ra, việc tiếp xúc hằng ngày, chăm sóc, ôm ấp, vuốt ve chó mèo hoặc tiếp xúc với phân chó mèo cũng làm tăng nguy cơ nhiễm giun. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có ý thức tẩy giun định kỳ cho vật nuôi trong nhà và tránh tiếp xúc quá gần hoặc rửa tay, vệ sinh sau khi tiếp xúc.
Nhiều người có quan niệm chỉ cần tẩy giun 1 lần là đủ, thực tế cho thấy thói quen ăn uống, sinh hoạt, nuôi thú cưng trong nhà hoặc tính chất nghề nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho giun xâm nhập cơ thể thường xuyên. Do đó, để tránh những hiểm họa do nhiễm giun, thói quen tẩy giun định kỳ sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
|
Ảnh minh hoạ: Nguồn internet |
Tuy nhiên, tẩy giun định kỳ theo chương trình: liều duy nhất liệu đã đủ tẩy sạch giun?
Mebendazole và albendazole là hai thuốc tẩy giun được sử dụng phổ biến hiện nay. Liều duy nhất mebendazole 500mg và albendazole 400mg được khuyến cáo để tẩy các loại giun đường ruột (như giun đũa, giun móc, giun tóc). Nhưng đối với các loại giun khác (giun lươn, giun đầu gai, giun móc từ chó mèo) với liều duy nhất mebendazol hay albendazol thì không đủ để loại bỏ.
Ths.DS. Trần Thị Lạc Diệp cho biết, Ivermectin cũng là thuốc trị giun được sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện. Ivermectin 0,2 mg/kg liều duy nhất đã có hiệu quả diệt giun lươn, giun đầu gai, giun móc từ chó mèo. Đặc biệt với giun lươn, nhiều nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy ivermectin có hiệu quả cao hơn so với albendazole. Phối hợp albendazole 400mg và ivermectin 0,2 mg/kg liều duy nhất đem lại hiệu quả điều trị cao hơn và an toàn, dung nạp tốt, không làm tăng tác dụng phụ so với chỉ dùng albendazole đơn độc.
Ngọc Minh
" alt="Thói quen ăn uống, sinh hoạt, nuôi thú cưng dễ khiến ta nhiễm giun" width="90" height="59"/>