Không cơm thì xôi với bánh mì
Cứ thứ hai, tư, sáu hàng tuần, khi từ cơ quan về qua trường đón con, trong túi chị Hoa (Hai Bà Trưng, Hà Nội) luôn luôn chuẩn bị sẵn hoặc gói xôi, hoặc một chiếc bánh mì hay bánh bao…, theo đề nghị từ buổi sáng của cậu con trai học lớp 9.
Ảnh minh họa Phạm Hải (Nhân vật trong ảnh không liên quan tới bài viết) |
“6h chiều những ngày này cháu có lịch học thêm Toán và Ngoại ngữ tại trung tâm. Còn những ngày trong tuần, tôi từ chỗ làm đến đón cháu ở trường rồi đưa tới chỗ học thêm luôn. Hôm nào có thể từ cơ quan về sớm, thì tôi cho cháu ăn bát bún, bát phở ở gần chỗ học rồi mới vào lớp. Nhưng chuyện được ăn bún, ăn phở cũng hiếm hoi lắm”.
Đường phố giờ tan tầm đông nghịt, vừa bụi vừa khói xe, nhưng con cứ phải lôi đồ ra ăn ngay trên đường. Biết rằng mất vệ sinh, nhưng chờ tới nơi mới ăn thì con không kịp vào học, nên cũng đành” – chị Hoa than thở.
Thả con ở chỗ học xong, chị Hoa lại xấp ngửa về nhà cơm nước. Vợ chồng chị và cô con gái ăn xong, chồng chị lĩnh nhiệm vụ đi đón con trai về.
“Chỉ có hai ngày cuối tuần, trước khi đi học thêm cháu được ăn uống tử tế ở nhà, rồi cả nhà mới có mấy bữa cơm chung với nhau”.
“Cảnh các con ngáp ngắn ngáp dài trên xe bố mẹ chở, tay cầm đồ ăn, thì cứ đến trước cổng các trường tiểu học vào buổi sáng mà xem, có đầy ra đấy” – chị Mai Trang (Ba Đình, Hà Nội) vừa cười vừa kể. Hai con chị không là ngoại lệ, một đứa lớp 5, một đứa lớp 2, sáng nào cũng lăm lăm trong tay không bánh mì thì xôi, tới tận cổng trường còn chưa ăn xong.
“Buổi tối đi học về còn phải làm bài tập về nhà, rồi ăn uống, cho con chơi, xem tivi một lát, nên các cháu không thể ngủ sớm được để mà dậy sớm. Nhất là mùa đông, nhìn chúng nó ngủ say không muốn đánh thức quá sớm, nên thành ra thói quen mang đồ ăn theo đi đường” – chị Trang giải thích.
Chuyện “cơm hàng cháo chợ” ở các bữa ăn phụ, thậm chí là cả bữa tối, là việc thường xuyên của những cô cậu học sinh cuối cấp, đặc biệt là lớp 12.
Nguyễn Ngọc Hà (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết lịch hàng ngày của em là “Sáng học ở trường tới 11h30, trưa về nhà ăn cơm. Tới 1h chiều tiếp tục đi học thêm tới 4h30, rồi tranh thủ về ăn cơm nguội của buổi trưa hoặc đồ ăn gì đó mà mẹ mua cho, rồi lại đi học thêm tới tận 9h tối mới về”... Hà kể, có hôm bạn bè rủ mà xin được mẹ, thì em và các bạn lại kéo nhau đi ăn quà vặt như cháo sườn, bún, miến, phở… trước khi vào lớp học thêm lúc 6h. “Không ăn bữa chiều này thì bọn em chẳng có sức mà học. Năm nay thi đại học rồi nên chúng em phải cố gắng”.
Nguyễn Khánh Ngân, học sinh lớp 12, một trường THPT ở Quận 1 (TP.HCM), cho biết, vì lịch học của em dày đặc nên việc không có một bữa cơm đầy đủ, đúng nghĩa gia đình là chuyện bình thường.
Kể lại “lịch trình” hàng ngày của mình, Ngân cho biết buổi sáng đã được mẹ chở đi học và mua đồ ăn sáng dọc đường. Trường học hai buổi và nội trú nên buổi trưa em ăn cơm ở trường. Kết thúc giờ học buổi học chiều thì phải tới lớp học thêm vào lúc 6 giờ tối nên em không có thời gian ăn tối.
Ăn vội cơm hộp trên đường (Ảnh từ clip) |
“Để kịp giờ học, hôm nào ra khỏi cổng trường em cũng ăn tạm bánh mỳ, bánh tráng trộn hay bánh bao. Cũng có hôm mẹ em đi đón thì mua sẵn đồ ăn cho em nên mẹ chở còn em ngồi sau xe vừa đi vừa ăn cho kịp giờ” – Ngân cho biết. Nếu muốn ăn cơm ở nhà, thường em sẽ ăn vào lúc 8 giờ tối, có hôm là 9 giờ, sau khi đi học thêm về.
“Nhưng khi em đi học về thì mọi người ở nhà đã ăn cơm trước, nên cũng chỉ một mình em ăn sau”.
Khánh Ngân thủ thỉ “Em cũng chỉ mong được ăn cơm cùng ba mẹ, nhưng lịch học như vậy thì phải chấp nhận, khi nào hoàn thành việc học hành thi cử, mới có những bữa cơm sum họp”.
Phụ huynh tạo áp lực?
Hiệu trưởng một trường ở Quận 1 (TP.HCM) cho biết xảy ra tình cảnh học sinh vừa ăn vừa đi là do học sinh chịu áp lực từ phụ huynh mà phải đi học thêm.
Theo vị hiệu trưởng này, việc học sinh vừa đi vừa ăn có hai lý do. “Lý do đầu tiên là do phụ huynh bận công việc, không thể lo cho các em bữa ăn hằng ngày nên để cho các en tự lo liệu cho bữa ăn của mình theo cách của các em, như ăn cơm hộp. Về vấn đề này, ngoài công việc, phụ huynh cần quan tâm hơn đến vấn đề sức khỏe và an toàn của con”.
Lý do thứ hai, theo cô là phụ huynh muốn con đi học thêm ngoài chương trình chính khóa, vì vậy sau giờ học ở trường học sinh phải tới các lớp học thêm khác.
“Nhưng phụ huynh cần lưu ý, muốn con học tốt đầu tiên phải có sức khỏe. Nếu các cháu không có sức khỏe sẽ không thể tiếp thu được kiến thức. Hãy đặt câu hỏi việc học thêm ấy có tốt không nếu tinh thần, trí tuệ các cháu không minh được minh mẫn, không có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng?”.
“Hiện nay, Bộ GD-ĐT và các Sở GD-ĐT đã có quy định học sinh học chưa tốt trường phải có các lớp dạy phụ đạo cho các em. Phụ huynh nên hợp tác để việc học được tốt hơn” – cô hiệu trưởng đề nghị.
Tuy nhiên, anh Hoàng Hà (Hai Bà Trưng, Hà Nội) không tán thành nhận định này.
“Con chúng tôi, chúng tôi xót chứ. Có phải tự dưng mà chúng tôi muốn con mình ăn uống vớ vẩn ngoài đường như vậy đâu. Không đi học thêm, thử hỏi với chương trình hiện nay, cách dạy ở trường như hiện nay, các cháu có theo kịp không, có vào được một trường cấp 3 hay trường đại học tử tế nào không?”.
Ngân Anh - Lê Huyền
" alt=""/>Con không ăn cơm trên xe mẹ chở thì… ăn xôi, bánh mì- Phải đợi 14 năm chị mới quay lại màn ảnh làm bà Bích nhưng chỉ vài tháng sau khi 'Hương vị tình thân' kết thúc, Tú Oanh đã tham gia 'Đấu trí'. Có lý do nào cho sự trở lại này của chị ngoài việc đạo diễn của cả hai phim là Danh Dũng?
Tôi luôn là người yêu nghề, bao nhiêu năm không đến với phim truyền hình là vì tôi muốn dồn cho sân khấu và gia đình. Khi sự xuất hiện trên sân khấu ít đi thì cũng là cái duyên để lúc đó tôi quay lại với phim truyền hình. May mắn là vai diễn để tôi quay lại với truyền hình lại rất thú vị. Tôi rất cảm ơn đạo diễn Danh Dũng đã tin tưởng giao cho tôi vai bà Bích trongHương vị tình thân. Bởi thực sự nhân vật đó có nhiều cách để khai thác, mỗi diễn viên khai thác nó đều mang đến sự thú vị riêng nên tôi may mắn nhận vai đó.
- Nhưng nhiều người nói nếu không phải Tú Oanh thì chắc khó có ai làm cho bà Bích trở nên thú vị như vậy?
Tôi cảm ơn sự ưu ái đó của khán giả. Có thể tôi đã tìm được chìa khóa để vào vai. Sau khi Hương vị tình thânkết thúc, bản thân tôi và đạo diễn đều cảm thấy thú vị với vai bà Bích. Sau phim này cũng rơi vào thời điểm rất thuận lợi với tôi là con cái đã lớn và tự lo được cho mình. Thêm nữa gia đình luôn ủng hộ và khích lệ tôi trong nghề nên tôi có cơ hội quay lại. Có một vai diễn đạo diễn tin tưởng tìm đến mình thực sự làm tôi cảm thấy vui.
Người diễn viên luôn hạnh phúc khi đạo diễn khai thác mình ở sự sáng tạo tốt nhất và đồng lòng cùng mình trong sự sáng tạo đó. Với vai diễn mới trong Đấu trí,tuy là nhân vật nhỏ thôi nhưng cũng có đất diễn và khá khó bởi thể hiện vai người mẹ của một chiến sĩ công an không thể giống như những bà mẹ bình thường. Làm sao mình phải thể hiện được sự lo toan của một người mẹ nhưng đằng sau đó cất giấu sự lo lắng cho tính mạng của con. Điều đó thực sự rất khó bởi bà Bích dễ thể hiện hơn rất nhiều.
- Tức là làm bà Hạnh - mẹ chiến sĩ công an trong 'Đấu trí' khó hơn nhiều làm bà Bích - bà mẹ nuôi nông cạn của Nam trong 'Hương vị tình thân'?
Khó hơn nhiều nhưng đó cũng là điều thú vị khi tôi nhận vai diễn như thế này. Nếu tiếp tục vào một vai diễn khai thác sự nông cạn thiếu suy nghĩ và ít học như trước thì tôi cũng không muốn lặp lại lần nữa. Tuy nhiên bà Hạnh của Đấu trílà con người khác hẳn nên tôi muốn thử xem mình có làm được không.
- Với những phân đoạn đã quay, chị có thấy vai diễn mới trong 'Đấu trí' xứng đáng để mình thử?
Những chiến sĩ làm trong ngành công an rất áp lực và những phụ nữ đứng sau họ cũng đặc biệt. Họ luôn nghĩ rằng mình sẽ cùng người mình yêu vượt qua tất cả, cùng chia sẻ hỗ trợ. Nhưng thực tế không đơn giản như mong muốn ấy bởi còn nhiều khó khăn, trắc trở, đôi lúc họ cảm thấy nản lòng, nản chí. Người mẹ của chiến sĩ công an luôn lo lắng và không muốn mất đi người thân của mình. Trong phim này, chồng của bà Hạnh đã hy sinh nên bà luôn mâu thuẫn giữa việc hỗ trợ con hoàn thành nghĩa vụ và mong muốn con tránh khỏi rủi ro. Điều đó khiến bà không thể trở thành một người mẹ bình thường và mềm mỏng. Trong Đấu trí tôi và Thanh Sơn đóng vai mẹ con. Là chị em đồng nghiệp ở Nhà hát Tuổi Trẻ nên lần này làm mẹ con nên cũng đấu trí lắm (cười).
- Một vai có tạo hình, tính cách và tâm lý đối lập với bà Bích trong phim trước trong khi thời lượng không nhiều, điều đó có làm khó chị?
Chính vì xuất hiện không nhiều mà vai diễn mới có tâm lý phức tạp như vậy nên phải làm sao để thể hiện hết trong những phân đoạn chỉ có chút xíu ấy thôi vừa là mong muốn con hoàn thành nhiệm vụ nhưng lại vừa muốn con chuyển nghề để tránh khó khăn. Do vậy chỉ xuất hiện trong những cảnh quay ngắn nói vài câu mà thể hiện được sự mâu thuẫn đó ở nhân vật là điều rất khó.
Nhìn lịch quay của các bạn đồng nghiệp tôi luôn cảm thấy lo lắng
- Chị có lo khi khán giả xem vai diễn mới của chị trong 'Đấu trí' nhưng vẫn không quên ấn tượng về bà Bích của chị trong 'Hương vị tình thân' bởi dấu ấn mạnh của nó và dễ so sánh?
Một diễn viên khi nhận vai không quá nặng nề về việc đó bởi được thử thách trong mọi dạng vai với hoàn cảnh, tính cách nhân vật khác biệt đã là điều thú vị rồi. Tuy nhiên khó mà thoát hết được bản năng và hình ảnh, tính cách mà người diễn viên đó từng thể hiện. Nếu so sánh vai này có hay và ấn tượng bằng vai diễn trước hay không thì rất khó bởi cuộc sống cũng như một bản nhạc, có nốt thăng nốt trầm và chúng tôi cũng hòa vào bản nhạc đó nên tôi cũng không quá áp lực.
- Liên tục tham gia các dự án phim dài hơi với lịch trình quay căng thẳng, vừa làm vừa phát sóng, chị sắp xếp thời gian ra sao để vừa lo kinh doanh, vun vén cho gia đình lại vừa đảm bảo tiến độ làm phim?
Khi tham gia Đấu trítôi chỉ là mắt xích rất nhỏ thôi và cảnh quay cũng như phân đoạn của tôi cũng không nhiều. Tuy nhiên khi nhìn lịch quay của các bạn đồng nghiệp tôi luôn cảm thấy lo lắng. Khi nhận kịch bản phim về đề tài này thật sự tôi lo lắm vì đề tài chính luận không dễ. Nhưng khi xem những trích đoạn đầu tiên của phim tôi cũng đã cởi bỏ được chút lo lắng và mong thời lượng phát sóng dù có trải bao nhiêu tập thì với nhịp của phim và cách quay thế này khán giả sẽ đón nhận.
Hương vị tình thân được quay và phát sóng trong thời điểm giãn cách và được khán giả đặc biệt quan tâm. Sau thời gian dài quay lại với phim tôi cũng bất ngờ vì sự quan tâm của khán giả vớiHương vị tình thânkhủng khiếp như vậy. Còn bây giờ tuy khán giả có nhiều thứ để quan tâm hơn nhưng tôi nghĩ Đấu trí là đề tài mà khán giả sẽ hứng khởi để theo dõi. Cũng mong ê kíp thực sự vững lòng và có phong cách làm việc như Hương vị tình thânđã có với sự cộng hưởng sáng tạo lớn.
- Trong 'Đấu trí' chị đóng cùng hai diễn viên ở Nhà hát Tuổi Trẻ thế hệ sau này như Thanh Sơn, Lương Thu Trang cũng là những diễn viên đóng phim dày đặc thời gian qua. Làm việc cùng chị thấy ở họ có điểm gì đáng chú ý?
Khi vào cảnh chúng tôi không có cảm giác phải diễn với nhau. Ngoài đời Sơn vẫn bảo gọi tôi là chị cho trẻ. Thực ra giọng nói của Sơn rất trẻ, tuổi của Sơn cũng như tuổi con của mình thôi. Nhưng khi bắt đầu bước vào cảnh quay với cương vị người mẹ với con thực sự như cuộc sống vậy. Chưa bao giờ tôi bị áp lực. Với Trang cũng thế. Khi quay lại với phim truyền hình tôi thấy các bạn trẻ đều cực kỳ yêu nghề, có tâm, lăn xả và đang cống hiến thực sự cho vai diễn.
- Khán giả thắc mắc không biết 'Đấu trí' có độ dài dự kiến bao nhiêu tập?
Tôi nghe nói phim dài khoảng 60 tập. Tuy nhiên phim lấy cảm hứng từ những vụ án đang tiếp diễn nên chưa chắc chắn sẽ kéo dài bao lâu. Song như đạo diễn Danh Dũng chia sẻ, phim đang đứng trước thử thách khó khăn, đó là đồng hành làm và phát sóng giống Hương vị tình thân,rất căng thẳng.
Diễn viên Tú Oanh trong phim 'Đấu trí'
" alt=""/>Tú Oanh: Thoát vai bà mẹ ghê gớm, làm mẹ đại úy công an của Thanh Sơn