Người dùng cần quét mã QR để tích hợp eSIM. Mỗi eSIM sẽ được gắn với IMEI của một thiết bị di động.
Theo phản ánh của một số người dùng di động, có trường hợp khi khôi phục lại cài đặt gốc, eSIM trên máy sau đó bị vô hiệu hóa. Người dùng không thể kích hoạt bằng mã QR được cung cấp khi đăng ký dịch vụ.
Thông tin từ phía nhà mạng VinaPhone cho biết, khi reset các chức năng, nếu không có hiển thị xóa gói cước thì gói cước không bị ảnh hưởng gì kể cả khi người dùng “Xóa tất cả nội dung và cài đặt” .
Khi phóng viên VietNamNet trao đổi điều này với Viettel, đại diện Viettel khẳng định, thông tin trên không chính xác với dịch vụ eSIM của Viettel.
"Trên thực tế, mã QR code do Viettel cung cấp tới khách hàng có thể tái sử dụng để kích hoạt nhiều lần sau khi thiết bị được cài đặt lại từ đầu. Điều kiện là mã QR code đó được sử dụng trên cùng một thiết bị. Nếu khách hàng đổi sang thiết bị mới cần chuyển đổi eSIM nên sẽ phát sinh chi phí khi tạo mới eSIM", đại diện Viettel nói.
Nhân vật Momo thực chất là một tác phẩm điêu khắc có tên "Chim mẹ" của nghệ sĩ Nhật Bản Keisuke Aisawa. Hình ảnh đáng sợ của nó lần đầu xuất hiện vào năm 2016.
Với những clip có chứa hình ảnh như vậy, trong đó có cả của kênh CBS, Youtube đã cho hiện màn hình cảnh báo trước khi phát các video liên quan đến thử thách này. Thông tin cảnh báo cho biết, đây là những nội dung không phù hợp và gây khó chịu. Được biết, đây là những nguyên tắc được áp dụng từ lâu chứ không phải chính sách mới của Youtube.
Những thông tin trên đã phủ nhận lo ngại của nhiều người về việc có một số kẻ xấu đang cố tình phát tán trào lưu Momo Challenge để kiếm tiền từ quảng cáo trên Youtube.
Momo Challenge có nguy hại như người ta vẫn tưởng?
Câu chuyện về Momo Challenge mới xuất hiện thời gian gần đây khi một tờ báo ở Indonesia cho biết một cô bé đã tự tử sau khi tham gia Thử thách Momo trên WhatsApp. Nhiều kênh truyền thông cho rằng thử thách này là nguyên nhân dẫn tới cái chết cho cô bé. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chưa có báo cáo nào về hậu quả của Momo Challenge đối với trẻ nhỏ.
Nhiều thông tin cho biết Thử thách Momo gây ảnh hưởng tâm lý không tốt đến trẻ nhỏ.
Dù được lan truyền ồ ạt bởi giới truyền thông, Momo Challenge và hậu quả của nó thực chất là một thông tin giả mạo. Đây thực ra chỉ là một câu chuyện được cường điệu hoá so với thực tế. Chúng sau đó được các trang truyền thông vô tình hoặc cố tình đẩy thành một hiện tượng để kiếm view (lượt xem).
Các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng trước trào lưu Momo Challenge. Thay vào đó, điều mà xã hội cần làm là hạn chế việc phát tán và cường điệu hoá thử thách này.
Trong thời gian gần đây, trên mạng xã hội Facebook đang xuất hiện khá nhiều các tài khoản và fanpage liên quan đến Momo Challenge. Chính chúng ta chứ không phải ai khác là người chịu trách nhiệm cho việc cổ súy hành vi phát tán nhân vật kinh dị, phản cảm và nguy hại này.
Việc các kênh thông tấn đăng tải nhiều tin tức về Thử thách Momo đã vô tình tiếp tay làm cường điệu hoá tin đồn này.
Cần chung tay chặn đứng tác hại của Momo Challenge
Trước sự lo lắng của các bậc phụ huynh và toàn thể xã hội, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử (Bộ TT&TT) đã yêu cầu Google gỡ bỏ và tăng cường bộ lọc, kiểm duyệt các clip có nội dung độc hại để không còn tiếp tục xuất hiện trên Youtube.
Bên cạnh đó, yêu cầu phía Google có bộ lọc, chặn những nội dung hướng dẫn tự sát này xuất hiện trên YouTube thay vì chờ gỡ.
Trong trường hợp phát hiện ra những đoạn clip có nội dung bạo lực, hướng dẫn tự sát, người dân có thể phản ánh đến Cục thông qua đường dây nóng: 0899.888.222 và 0896.888.222; hoặc ứng dụng Zalo/Viber/Whatsapp: 0899.888.222 và 0896.888.222; thư điện tử: [email protected] và [email protected].
Ngoài ra, người dân cũng nên cung cấp thêm tên và số điện thoại khi gửi tin nhắn để Cục tiện liên hệ lại khi cần. Các thông tin cá nhân sẽ được bảo mật.
评论专区