您现在的位置是:Kinh doanh >>正文
Nhận định, soi kèo Macarthur FC vs Western United, 13h00 ngày 9/2: Trái đắng sân nhà
Kinh doanh495人已围观
简介 Hồng Quân - 08/02/2025 17:43 Úc ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Shanghai Shenhua vs Wuhan Three Towns, 18h00 ngày 19/4: Khó thắng cách biệt
Kinh doanhHư Vân - 19/04/2025 04:30 Nhận định bóng đá g ...
阅读更多Cử nhân chăn vịt, thạc sĩ gia sư
Kinh doanhThạc sĩ Đ.T.T. (phải) từng nộp hồ sơ xin việc khắp nơi nhưng vẫn chưa có nơi nào nhận. Chị T. phải đi làm gia sư để có thu nhập nuôi sống bản thân - Ảnh: Đ.Cường
Vớ được cái phao nào thì vớ
Thất nghiệp, Hiếu tiếp tục cầm đơn xin việc đi nộp nhiều hơn nhưng chẳng nơi nào gật đầu. “Lúc ấy bố mẹ ở quê vẫn... trợ cấp cho tôi - Hiếu kể - Sau đó, một người quen có vườn ở Long An thuê tôi xuống trông coi. Vườn này rộng chừng 1ha, tôi ở một mình. Để kiếm thêm tiền, tôi chăn nuôi 100 con vịt để bán. Thời gian ấy cứ 6g tôi thức dậy, xúc lúa cho vịt ăn rồi làm những công việc khác. Làm việc nhà nông nên tôi quần quật từ sáng đến tối. Khi thì cắt cỏ, dọn dẹp. Vườn của người nhờ tôi trông coi còn có cả ao cá, bò, gà nên tôi phải làm luôn tay luôn chân”.
Quần quật như thế, nhưng khi hỏi về thu nhập Hiếu nói vui “vịt ăn hết”. Bạn kể thêm: “Có lứa dư, có lứa hòa vốn nhưng có lứa lỗ do vịt bệnh, chết. Vịt này do người chủ bỏ vốn trên 10 triệu đồng đầu tư, tôi nuôi lấy công làm lời. Khi bán trả lại vốn cho chủ. Nuôi một năm được vài lứa, khi về lại TP.HCM tôi dư được 2 triệu đồng”.
Đến bây giờ Hiếu không nhớ rõ đã nộp bao nhiêu hồ sơ xin việc nhưng chắc chắn là không dưới 50 bộ. “Có nơi tôi nộp trực tiếp, có nơi nộp qua mạng nhưng không thấy hồi âm. Hỏi thăm thì người ta cứ bảo về đợi, đợi mãi. Có lần, tôi đến tòa soạn một tờ báo đăng “người tìm việc” trong mấy kỳ nhưng không nơi nào gọi. Tôi chưa nghĩ đến về quê xin việc nhưng bạn của tôi về quê phải “chạy” hết 70-80 triệu đồng. Về quê xin việc, thứ nhất phải có mối quan hệ, thứ hai phải có tiền. Đôi khi có tiền mà không quen biết cũng đừng mong có việc. Hai cái này tôi không có”.
Hiện Hiếu đang học văn bằng hai ngành ngoại thương của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM để tăng cơ hội việc làm cho mình. “Không biết khi học xong có khả quan hơn không. Hiện tôi cũng đang nộp hồ sơ trực tuyến vào một số công ty nhưng chưa thấy hồi âm...” - Hiếu lo lắng.
Long đong thạc sĩ
Học lên thạc sĩ được nhiều cử nhân chọn như là một “lối thoát” trong hành trình đi xin việc. Thế nhưng dù bảo vệ luận văn xuất sắc nhưng có thạc sĩ phải ngậm ngùi đi làm gia sư, thậm chí phụ bán cà phê, làm công nhân... để trang trải cuộc sống. “Tôi đã quá vất vả với hành trình đi xin việc của mình rồi. Suốt ba năm trầy trật từ Nam chí Bắc nhưng vẫn chưa có nơi nào nhận” - thạc sĩ Đ.T.T. chua chát nói.
Năm 2008, chị T. tốt nghiệp sư phạm sinh học Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng với tấm bằng loại giỏi. Sau đó, T. tiếp tục học cao học và hoàn thành với điểm bảo vệ thạc sĩ loại xuất sắc. “Ngỡ như với tấm bằng đó tôi sẽ có cơ hội được làm giáo viên, nhưng có cầm hồ sơ đi gõ cửa từng nơi mới thấm thía” - T. kể lại với giọng buồn buồn.
Nhận bằng thạc sĩ vào năm 2010, chị T. đến nộp hồ sơ tại Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng và chờ kết quả. Suốt thời gian này để có tiền xoay xở cuộc sống, thạc sĩ T. vẫn cọc cạch trên chiếc xe đạp chạy sô làm gia sư với 5-6 suất/ngày để nhận thù lao hơn 2 triệu đồng/tháng. Chờ đợi không có hồi âm, nghe thông tin một trường CĐ ở Khánh Hòa rao tuyển vậy là T. dồn hết tiền gia sư đón xe vào nộp hồ sơ. “Trong đó yêu cầu nộp hồ sơ và duyệt trực tiếp nên phải chạy ra chạy vô 2-3 lần. Cuối cùng cũng thành công cốc” - T. nén tiếng thở dài.
Sau lần đó, chị lại tiếp tục “hành trình” gia sư và nuôi mộng kiếm một chân giáo viên. Khi nghe thông tin một trường ĐH ở tỉnh Nghệ An tuyển dụng giảng viên, T. lại hăm hở mang theo bộ hồ sơ lên đường. Kết quả cũng như những lần trước. Chị cầm hồ sơ đi Huế, Đồng Nai... nhưng tất cả đều vô vọng.
“Tôi quay lại Đà Nẵng làm gia sư để có tiền nuôi sống bản thân” - T. ngậm ngùi nói. Có tết không về nhà, T. xin đi bưng bê cà phê cho một quán trên đường Nguyễn Tri Phương (Đà Nẵng). Không ngờ khách đến uống cà phê vào ngày mồng 1 tết chính là những đứa học trò T. đang dạy kèm. “Học trò hỏi sao cô không về quê ăn tết với gia đình. Nghe thế, tôi ứa nước mắt” - thạc sĩ T. nghẹn giọng.
Thạc sĩ Phan Thị Trang Nhung (trú Q.Sơn Trà, Đà Nẵng) cũng rơi vào tình cảnh không sáng sủa hơn. Tốt nghiệp sư phạm ngữ văn (ĐH Sư phạm Đà Nẵng) năm 2010 với tấm bằng loại giỏi, Nhung tiếp tục học và nhận bằng thạc sĩ. Vậy nhưng con đường xin việc của Nhung cũng lắm chông gai. Hàng chục bộ hồ sơ gửi đến phòng giáo dục, rồi ĐH Đông Á, ĐH Duy Tân, trường THPT tư thục... nhưng tất cả đều không có hồi âm.
Bà Lê Thị Giỏi (mẹ Nhung) kể: “Đi nộp hồ sơ xin việc đến phát ốm mà chẳng có tăm hơi gì. Nghĩ mà thương con”. Hết đường, Nhung phải đi làm gia sư, rồi làm công nhân thời vụ để có thêm đồng lương ít ỏi giúp đỡ cha mẹ. Bà Giỏi cho biết thêm: “Hôm vừa rồi trong buổi tiếp xúc cử tri của ông Nguyễn Bá Thanh - trưởng Ban Nội chính T.Ư, tôi đứng lên phát biểu ý kiến là nhiều thạc sĩ hiện nay vẫn thất nghiệp. Qua tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, ông Thanh đã bút phê vào hồ sơ xin việc của con tôi”.
Trường hợp của thạc sĩ V.T.T. cũng long đong không kém. Năm 2010, T. nhận bằng thạc sĩ lý luận văn học (Trường ĐH Sư phạm Huế) và mang hồ sơ đi gõ cửa khắp nơi nhưng đều không được. Để rồi tấm bằng thạc sĩ giờ phải cất trong tủ, còn T. thất nghiệp suốt ba năm nay và sống nhờ đồng lương công chức của chồng.
(TheoĐoàn Cường/ Tuổi Trẻ)
">Thành thị: cứ 10 thanh niên thì 1 thất nghiệp
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội chín tháng đầu năm 2013 của Tổng cục Thống kê cho thấy cả nước có trên 1 triệu người thất nghiệp. Trong đó, tỉ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,22% (trong tổng số 47,7 triệu lao động). Trong khi đó, tỉ lệ lao động thiếu việc làm (có nhu cầu và sẵn sàng làm thêm giờ) ở mức 2,66%, tức 1,26 triệu người. Tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên trong độ tuổi 15-24 chín tháng năm 2013 ước tính là 5,97%, trong đó khu vực thành thị 10,79%, tăng 1,27 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, cứ mười thanh niên ở khu vực thành thị thì một người thất nghiệp.
H.B.
...
阅读更多Bài tập cho người đau thần kinh tọa
Kinh doanhTư thế bắt đầu: Nằm ngửa trên một tấm thảm hoặc trên sàn. Kê một cái gối phẳng nhỏ hoặc một cuốn sách dưới đầu. Gấp đầu gối, giữ bàn chân thẳng và hai chân thẳng với. Giữ cho thân trên thoải mái và cằm hơi cúi xuống.
Động tác: Gấp một đầu gối lên phía ngực và dùng hai tay ôm lấy đầu gối. Từ từ kéo căng dần chừng nào bạn còng thấy chịu được. Giữ trong 20-30 giây, đồng thời thở sâu.
Làm lại ba lần, luân phiên hai chân.
Bí quyết:
• Không để căng cổ, ngực hoặc vai
• Chỉ kéo căng chừng nào còn thấy thoải mái.
Cách khác: Hai tay ôm lấy hai đầu gối và kéo vào ngực.
2. Kéo giãn vận động thần kinh tọa
Vận động các dây thần kinh tọa và vùng gân khoeo chân
Tư thế bắt đầu: Nằm ngửa. Đặt một cái gối phẳng nhỏ hoặc một cuốn sách dưới đầu. Gấp đầu gối, giữ cho hai bàn chân thẳng và hai chân thẳng với hông. Giữ thân trên thoải mái và cằm hơi cúi xuống.
Động tác: Gấp một bên đầu gối về phía ngực và dùng tay tay nắm lấy gân khoeo chân ngay dưới đầu gối. Từ từ duỗi thẳng khớp gối trong khi đưa bàn chân về phía người bạn. Giữ trong 20-30 giây, thở sâu. Gấp đầu gối và trở lại tư thế ban đầu.
Làm lại hai hoặc ba lần, luân phiên hai chân.
Bí quyết:
Không ấn lưng xuống sàn khi kéo căng. Chỉ kéo căng chừng nào còn thấy thoải mái, và dừng ngay nếu bạn cảm thấy đau, tê hoặc có cảm giác kiến bò.
3. Kéo giãn lưng
Kéo giãn và vận động cột sống về phía sau
Tư thế bắt đầu: Nằm sấp, tì người lên khuỷu tay, cột sống duỗi dài. Giữ cho vai đưa ra sau và cổ thẳng.
Động tác: Giữ cổ thẳng, cong lưng ra sau bằng cách chống hai bàn tay xuống. Bạn sẽ cảm thấy cơ cơ vungfg bụng từ từ căng ra trong khi uốn cong lưng. Thở và giữ 5-10 giây. Trở lại tư thế ban đầu.
Làm lại 8-10 lần.
Bí quyết:
Không ngửa cổ ra sau. Giữ nguyên hông. Chỉ kéo căng chừng nào còn thấy thoải mái.
4. Căng gân khoeo chân ở tư thế đứng
Kéo căng và duỗi dài các cơ khoeo
Tư thế bắt đầu: Đứng thẳng và đặc một chân lên một vật cố định, ví dụ như bậc cầu thang. Giữ cho cẳng chân thẳng và các ngón chân duỗi thẳng.
Động tác: Cúi người ra phía trước trong khi vẫn giữ lưng thẳng. Giữ trong 20-30 giây trong khi hít thở sâu.
Làm lại 2-3 lần với mỗi chân.
Lời khuyên:
Chỉ kéo căng chừng nào bạn còn thấy thoải mái. Bất kì lúc nào phần thắt lưng cũng không được cong.
5. Kéo giãn cơ mông ở tư thế nằm
Căng và duỗi hết cỡ cơ mông
Tư thế bắt đầu: Nằm ngửa. Đặt một cái gối phẳng nhỏ hoặc một cuốn sách dưới đầu. Gấp chân trái và để bàn chân phải lên đùi trái.
Động tác: Dùng tay ôm lấy đùi trái và kéo nó về phía thân nguồ. Giữ nguyên vùng xương cụt trên sàn nhà trong suốt quá trình và hông thẳng. Bạn sẽ cảm thấy căng ở mông phải. Giữ 20-30 giây trong khi thở sâu.
Làm lại 2-3 lần.
Bí quyết:
Dùng một chiếc khăn quấn quanh đùi nếu tay không thể giữ được. Đừng để xương cụt nhấc khỏi sàn. Luôn giữ hông thẳng (ở tư thế trung gian).
Cẩm Tú
Theo NHS
">...
阅读更多
热门文章
- Soi kèo góc Brentford vs Brighton, 21h00 ngày 19/4
- Mỹ giáng đòn lên hàng loạt công ty điện toán lượng tử Trung Quốc
- Yêu cầu dừng học phần mềm có 'đường lưỡi bò'
- Chuyển thầy giáo tát học sinh sang làm phục vụ
- Soi kèo góc Ipswich Town vs Arsenal, 20h00 ngày 20/4
- Đồng Nai cần bám sát đề án đô thị thông minh giai đoạn 2018
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Central Coast Mariners vs Macarthur, 14h00 ngày 20/4: Khách đáng tin
-
- Ngày 31/12 là hạn khóa sổ đăng ký thi tuyển chức danh hiệu trưởng trường ĐH, CĐ ởQuảng Nam, nhưng chưa có ứng viên tham gia.
>> Tổ chức thi tuyển hàng loạt chức danh lãnh đạo" alt="Sở Nội vụ Quảng Nam đang 'ngồi trên đống lửa'">Sở Nội vụ Quảng Nam đang 'ngồi trên đống lửa'
-
Tại sao Thượng Hải dẫn đầu bảng xếp hạng giáo dục?" alt="Nghi ngờ 'ăn gian' trong bảng xếp hạng giáo dục">
Nghi ngờ 'ăn gian' trong bảng xếp hạng giáo dục
-
Tại sao 20% học sinh được miễn thi tốt nghiệp?" alt="Niêm yết trên mạng 20% học sinh miễn tốt nghiệp">- Trước dự thảo cho phép tối đa 20% học sinh được miễn thi tốt nghiệp, PGS.TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí&Kiểm định chất lượngkhẳng định không dễ phát sinh tiêu cực.
Niêm yết trên mạng 20% học sinh miễn tốt nghiệp
-
Nhận định, soi kèo Rayo Vallecano vs Valencia, 19h00 ngày 19/4: Tin vào Los Ches
-
- Việc đưa biển Đông và chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa sẽ được đưa vào SGK các cấp học với nội dung, mức độ, phạm vi và hình thức phù hợp khi triển khai xây dựng Đề án Đổi mới chương trình, SGK phổ thông. Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng giao Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và các cơ quan liên quan tập hợp và huy động các nhà sử học trong cả nước tham gia biên soạn và xuất bản bộ Lịch sử Việt Nam (Quốc sử).
Đây là bộ sử chính thống của đất nước và của dân tộc, trong đó, tổng hợp những kết quả nghiên cứu mới nhất về lịch sử Việt Nam.
Hội Khoa học lịch sử Việt Nam có nhiệm vụ tích cực tham gia tư vấn, phản biện các công trình nghiên cứu lịch sử và văn hóa dân tộc, như sách giáo khoa lịch sử, chương trình môn lịch sử trong trường học, các hoạt động liên quan đến lịch sử, văn hóa Việt Nam; tiếp tục củng cố, mở rộng hệ thống tổ chức Hội ở các Bộ, ngành, địa phương và phát triển hội viên ở các chi hội; chú trọng mở rộng quan hệ giao lưu với giới sử học quốc tế.
Bên cạnh đó, nhằm sớm chấn chỉnh những tồn tại, sai sót về nhận thức và trình bày trong việc viết sử nghiệp dư của các ngành nghề, địa phương, cơ quan, dòng họ, Thủ tướng Chính phủ giao Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với việc nghiên cứu, biên soạn và xuất bản các công trình lịch sử, kể cả các công trình viết sử nghiệp dư của các ngành nghề, địa phương, cơ quan, dòng họ; Nghiên cứu, hướng dẫn phương pháp sưu tầm, xử lý tư liệu và cách trình bày viết sử nghiệp dư, bảo đảm tính thống nhất và tính khoa học.
Về đề nghị bổ sung kiến thức về Biển Đông và chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa phổ thông, Thủ tướng giao cho giao Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đưa vấn đề Biển đông và chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa các cấp học với nội dung, mức độ, phạm vi và hình thức phù hợp khi triển khai xây dựng Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Thủ tướng cũng giao cho Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nghiên cứu, đề xuất việc thành lập Trung tâm lưu trữ tư liệu quốc gia về biển, đảo trực thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước.
- Văn Chung
Đưa Trường Sa, Hoàng Sa, Biển Đông vào SGK