- Có 4 người con cả riêng và chung,ạcsĩPhúQuangvàcáchđốixửvớiđiểmcủgiá đô la mỹ nhạc sĩ Phú Quang khẳng định “Tôi yêu 4 đứa như nhau. Tôi luôn chơi với con như người bạn lớn, không bao giờ bế ẵm con vào đời”.
'Xin phụ huynh đừng quá tâng bốc con'Nhạc sĩ Phú Quang và cách đối xử với điểm 1 của con
- Có 4 người con cả riêng và chung,ạcsĩPhúQuangvàcáchđốixửvớiđiểmcủgiá đô la mỹ nhạc sĩ Phú Quang khgiá đô la mỹgiá đô la mỹ、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。
-
Siêu máy tính dự đoán Barca vs Valencia, 03h00 ngày 27/1
2025-02-01 20:14
-
- Suốt hai tuần nay vợ chồng tôi cãi vã không ngừng và ngày càng ầm ĩ, không biết đến khi nào mới kết thúc. Nếu tình hình này cứ mãi tiếp diễn, tôi chắc phải suy nghĩ đến việc ly hôn.
Hiện tại tôi có một việc rất đau đầu xin nhờ chuyên gia tư vấn:
Chuyện là 2 vợ chồng tôi đều là viên chức nhà nước, vợ tôi là giáo viên mầm non còn tôi là nhân viên kỹ thuật, nên thu nhập không đáng bao nhiêu.
Hiện tại vợ chồng tôi đã có 2 nhóc, cháu lớn đang học lớp 7, cháu bé chuẩn bị vào lớp 1. Với mức thu nhập của hai vợ chồng chỉ khoảng 10 triệu/tháng thì cuộc sống gia đình nhỏ của tôi ngày càng khó khăn, trong khi có đủ thứ phải chi tiêu…
Vì vậy vợ tôi bàn với tôi là mở quán trà sữa để tăng thêm thu nhập. Mấy tháng đầu vì chưa quen khách, tình hình buôn bán có vẻ ế ẩm. Nhưng vợ tôi quyết tâm lắm, bảo cố gắng một vài tháng nữa chắc sẽ ổn hơn. Đầy người chỉ bán hàng lặt vặt mà mua được nhà Hà Nội đấy thôi nên phải kiên trì. Tôi thì không nghĩ vậy, bán thì chẳng kiếm được bao nhiêu, chỉ tổ mệt thân, rồi mỗi tối phải chịu cảnh ngồi vỉa hè mà hít khói bụi, rồi những hôm mưa gió, lại có lúc bị dân phòng đuổi, kiếm thêm được vài đồng, chẳng ích lợi gì, thà dành thời gian đó chăm sóc gia đình, con cái còn tốt hơn.
Vợ tôi muốn mở quán trà sữa đế kiếm thêm còn tôi thì không đồng ý dẫn đến mâu thuẫn trong gia đình. (Ảnh minh họa) Vợ tôi thì kiên quyết bám trụ, bảo tuy mệt nhưng mà vui, với lại có thêm thu nhập để ổn định cuộc sống, có thêm tiền lo cho con ăn học... Chỉ vì thế thôi mà vợ chồng tôi đâm ra xích mích, cãi vã. Tôi nói mãi mà vợ không hiểu, tôi chỉ thấy cô ấy quá tham vọng, tham tiền, trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến tiền thôi.
Vả lại việc buôn bán đi sớm về khuya ảnh hưởng đến bố mẹ tôi. Ông bà đã già, sức khỏe không được tốt cần nghỉ ngơi sớm nhưng vợ chồng tôi bán hàng về muộn lạch cạch cửa các cụ không ngủ được. Tính người già nếu con cái chưa về hết thì khó ngủ, cửa nẻo không an tâm, rồi lo lắng việc này việc kia.
Rồi những xung đột giữa bố mẹ và vợ tôi. Bố mẹ tôi khá khó tính và hay để ý việc nhỏ, trong khi vợ tôi không khéo trong nói năng giao tiếp dẫn đến mâu thuẫn. Những việc nhỏ tích tụ lại, lời ăn tiếng nói không lọt tai, khiến bố mẹ chồng và nàng dâu bằng mặt mà không bằng lòng. Mặc dù tôi đã cố chỉnh sửa, sắp xếp khi có việc cần trao đổi với bố mẹ, cảnh báo vợ, diễn đạt thay ý kiến của vợ với bố mẹ, nhưng cũng không tránh hết được. Trong mắt bố mẹ, tôi là người chồng quá chiều vợ, dễ dãi, để cho cô ấy dần không coi trọng bố mẹ nữa. Còn trong mắt vợ, tôi lại là người chồng nhu nhược, nghe lời bố mẹ mà mạt sát vợ.
Những xung đột trong gia đình đã đủ đau đầu rồi, vợ tôi lại còn suốt ngày chỉ trích tôi về tiền. Tôi biết mình không tài giỏi gì, không lo được cho vợ con được bằng chồng người ta, nhưng cũng không phải đến mức quá nghèo khổ, vất vả để suốt ngày cô ấy ca thán, than thân trách phận.
Rồi việc cô ấy đòi mở quán trà sữa tôi đã can ngăn vì không muốn vợ phải vất vả đi sớm về khuya mệt mỏi. Đến mấy hôm trước thì tôi không phụ giúp cô ấy dọn quán nữa mà hết giờ làm là về nhà, mặc cho cô ấy xoay xở, mục đích cũng là để cô ấy thấy vất vả mà từ bỏ. Mở quán có rất nhiều việc, đồ đạc lỉnh kỉnh, một người không xoay xở kịp, rồi lúc đông khách, thuê người thì không đủ tiền đề trả. Vì thế vợ tôi giận tôi lắm.
Hôm ấy lúc cô ấy về nhà đã là hơn 11h đêm. Trông thấy tôi, cô ấy mắng xối xả vào mặt tôi nào là đồ bất tài, không nuôi nổi vợ con, đã thế còn không giúp đỡ vợ, về nằm phưỡn ở nhà mặc kệ vợ vất vả hàng quán. Rồi không biết xấu hổ với các con, để con thua bạn kém bè…
Tôi điên tiết đã cho cô ấy một bạt tai. Điều tôi không thể ngờ là cô ấy tát lại tôi ngay trước mặt bố mẹ tôi, bảo tôi là thằng vũ phu, đồ hèn, chỉ biết an phận thủ thường, không đáng mặt đàn ông. Rồi cô ấy vào phòng đóng cửa, ngồi khóc dấm dứt suốt cả đêm.
Vợ tôi lại là người không khéo ăn khéo nói dẫn đến mâu thuẫn giữa bố mẹ chồng và nàng dâu ngày càng căng thẳng. (Ảnh minh họa) Bây giờ trong mắt cô ấy bố mẹ và tôi là những người o ép và xét nét, khiến cô ấy trở thành người bất hạnh, phải sống nhịn nhục. Còn bố mẹ tôi chứng kiến cảnh con dâu đánh chồng thì thất vọng lắm và các cụ cho rằng đây là kết quả của việc tôi để vợ leo lên đầu.
Giờ tôi nên làm thế nào? Đã có lúc tôi nghĩ đến việc ly hôn để vợ tôi muốn làm gì thì làm. Nhưng nghĩ lại tội cho hai đứa con nên chưa dám quyết định.
Minh Thành(Hưng Yên)
Chuyên gia tư vấn:
Chào anh, câu chuyện của anh giống với rất nhiều câu chuyện chúng tôi đã từng chứng kiến, vợ chồng hục hặc, cãi vã nhau vì tiền, rồi mâu thuẫn giữa bố mẹ chồng và nàng dâu.
Có rất nhiều cặp đôi sau khi kết hôn phải đối diện với cơm áo gạo tiền, người chồng lại không kiếm ra nhiều tiền, người vợ thì vì khó khăn vất vả mà suốt ngày cằn nhằn, dẫn đến mâu thuẫn rồi chán chường và cuối cùng là dẫn nhau ra tòa ly hôn. Vợ chồng anh liệu có phải đang đi theo cái vòng luẩn quẩn đó mà sắp đánh mất hạnh phúc gia đình. Hạnh phúc của vợ chồng anh có phải đang do đồng tiền quyết định hay không?
Vẫn biết kinh tế luôn là vấn đề đau đầu của nhiều cặp vợ chồng, khi con cái càng lớn thì chi tiêu càng nhiều, dù sao hai vợ chồng anh đều có công việc ổn định và thu nhập hàng tháng. Dù còn nhiều khó khăn, chi tiêu phải co kéo nhưng vẫn có thể khắc phục được.
Hiện tại cả hai vợ chồng anh đều là công chức, hàng tháng chỉ có một khoản lương cố định chứ không có khoản thu nhập thêm nào khác, thì anh chị cần phải tính toán hợp lí cho các khoản cần chi tiêu hàng tháng. Người ta bảo: “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”, có nhiều tiêu nhiều, có ít tiêu ít tùy theo điều kiện của mình.
Do áp lực về kinh tế, vợ anh đã mở quán trà sữa để kiếm thêm. Buôn bán thì cũng tùy duyên từng người, có người bán đắt hàng, có người lại kém may mắn hơn nên thời gian đầu gặp khó khăn là chuyện đương nhiên.
Anh không muốn vợ vất vả, không muốn vợ mở quán nữa thì cũng nên nói để vợ hiểu, rồi cùng bàn bạc tìm cách tháo gỡ chứ không nên lẳng lặng bỏ mặc vợ tự xoay xở với hàng quán, nhất là phụ nữ phải ở bên ngoài lúc đêm hôm.
Vợ chồng cùng nhau san sẻ, gánh vác công việc gia đình thì việc gì cũng sẽ thành công. Các cụ ta vẫn có câu “Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”. Anh là chồng, là người đàn ông trụ cột trong gia đình thì cũng nên gánh vác chia sẻ với vợ về vấn đề kinh tế. Việc có tiếp tục duy trì quán trà sữa nữa hay không vợ chồng anh cũng nên bàn bạc kĩ với nhau. Anh cũng có thể tìm và nhận thêm các công việc phù hợp với khả năng của mình để làm thêm. Các khoản chi tiêu cá nhân thì nên tiết kiệm tối đa dành lo cho gia đình.
Ngoài ra anh cũng nên dành thời gian cho các con, bảo ban chúng học hành, giúp đỡ vợ các công việc nhà để chị ấy đỡ mệt mỏi, căng thẳng.
Còn mối quan hệ bố mẹ chồng và nàng dâu không phải gia đình nào cũng thuận hòa, êm ấm. Việc vợ chồng anh đánh cãi nhau trước mặt bố mẹ là không đúng. Cả hai người cần phải kiềm chế cảm xúc, không nên để những xích mích giữa hai vợ chồng ảnh hưởng đến bố mẹ và con cái. Vợ chồng anh cũng nên xin lỗi bố mẹ và nói chuyện để ông bà thông cảm. Anh là người ở giữa thì nên tìm cách dung hòa mối quan hệ giữa bố mẹ và vợ.
Chung quy vợ anh cũng vì áp lực cuộc sống mà thôi. Nhưng tiền thì không biết chừng nào là đủ, và cũng không nên vì thế mà dẫn đến những bất hòa, đau khổ, mệt mỏi rồi nghĩ đến việc ly hôn như anh nói.
Chúc gia đình anh mãi mãi sống thuận hòa và hạnh phúc bên nhau!
Nếu bạn gặp các vấn đề về tâm lý, tình cảm, bạn cảm thấy khó khăn trong các mối quan hệ trong gia đình hay ngoài xã hội. Bạn cần được tư vấn tâm lý, tư vấn tình cảm hay cần tham khảo ý kiến chuyên gia về những vướng mắc trong cuộc sống, bạn hãy gửi mail đến địa chỉ [email protected]. Chúng tôi sẽ sẻ chia cùng bạn.
Ban Đời sống
" width="175" height="115" alt="Vợ muốn phấn đấu, chồng an phận" />Vợ muốn phấn đấu, chồng an phận
2025-02-01 20:11
-
Chấp nhận lấy chồng đại gia già, cứ ngỡ sẽ được hạnh phúc nhưng ngay cả ham muốn đơn thuần nhất của một người vợ tôi cũng phải kìm nén.
Tôi quen chồng của mình bây giờ khi còn là sinh viên năm thứ 2. Ông ấy là cậu ruột của Vân, bạn cùng phòng mới đến ở cùng. Lần đầu gặp tôi đã gọi là cậu theo cách gọi của bạn cho thân thiết.
Tuy đã gần 50 tuổi và góa vợ nhưng cậu vẫn rất phong độ, giàu có và ga lăng. Lần đầu đến phòng chơi, cậu đã mua rất nhiều hoa quả bánh kẹo lại còn dẫn cả 3 đứa trong phòng đi ăn nhà hàng rồi đi hát. Đấy là lần đầu tiên tôi được ngồi trên một chiếc xe con sang trọng và biết cảm giác đi xe riêng lại khác xe khách, xe bus nhiều đến vậy.
Những lần gặp sau, hình ảnh cậu trong tôi càng thêm thân thiện và đáng mến. Thậm chí tôi và cô bạn còn lại trong phòng còn thắc mắc và mong mỏi khi lâu không thấy cậu đến chơi.
Rồi cậu xin số điện thoại của tôi "để phòng trường hợp không liên lạc được với Vân", tôi rất sẵn lòng đọc số của mình mà chẳng nghĩ gì. Thỉnh thoảng cậu gọi cho tôi hỏi thăm sức khỏe, dặn tôi giúp đỡ Vân trong học tập. Tôi cũng vui vẻ đáp chuyện.
Cứ như thế, việc cậu đến chơi và gọi điện hỏi thăm đối với tôi trở nên bình thường và quen thuộc. Ngày tôi ra tốt nghiệp, cậu cũng có mặt và tặng hoa cho cả ba đứa trong phòng rồi đưa đi liên hoan.
Những lần gặp sau, hình ảnh cậu trong tôi càng thêm thân thiện và đáng mến. Thậm chí tôi và cô bạn còn lại trong phòng còn thắc mắc và mong mỏi khi lâu không thấy cậu đến chơi. (Ảnh minh họa)
Sau khi ra trường Vân và cô bạn cùng phòng về quê công tác. Chỉ còn lại tôi, do gia cảnh khó khăn và bố mẹ đều là nông dân, không có khả năng xin việc ở quê nên tôi ở lại thành phố. Những ngày đó, cậu đã giúp tôi lo chỗ ăn ở và tìm cho tôi một công việc ở trường mầm non tư thục. Tôi vẫn nghĩ cậu đang giúp đỡ mình như một đứa cháu tội nghiệp.
Tôi bắt đầu nhận ra tình cảm của cậu dành cho tôi không giống một đứa cháu. Đó là khi có một anh cùng quê, làm việc ở Hà Nội có tình cảm với tôi. Cậu đã tỏ thái độ không thích ra mặt và hay nói tôi phải "chọn chồng giàu chứ đừng làm khổ mình và gia đình khi lấy một thằng nghèo", rồi "mấy thằng trẻ đẹp chỉ được cái mã thôi, tình yêu mà gặp khó khăn thì cũng tàn lụi"…
Cậu bắt đầu xưng anh và không cho phép tôi gọi là cậu nữa vì "chúng ta có huyết thống gì đâu mà gọi cậu mãi thế. Gọi anh em nghe gần gũi và dễ giao tiếp hơn". Cũng từ đó, tôi bắt đầu sống những ngày thật sự được tự do chọn những gì mình thích, ăn những gì mình muốn và đi đến đâu tùy ý. Đương nhiên là đi đâu cũng có cậu của bạn đi cùng để chi tiền.
Tôi sống trong cảnh đầy đủ như thế nên cảm xúc cũng thay đổi theo. Dần dần, tôi không còn ngại ngùng khi gọi anh xưng em nữa. Trong tôi chỉ còn cảm giác vui sướng và hạnh phúc khi được sống cảnh giàu sang, ăn ngon mặc đẹp.
Tin tôi nhận lời làm vợ đại gia già làm cả nhà như muốn nổ tung. Bố tôi thì đòi từ mặt, mẹ tôi thì khóc lóc can ngăn tôi nên suy nghĩ lại. Cả làng đi đâu cũng nghe mọi người nói chuyện tôi vì tiền mà lấy ông già bằng tuổi bố. Nhưng tôi kiên quyết không chịu từ bỏ.
Chồng sắp cưới của tôi cũng biết gia đình tôi không đồng ý. Nhưng vì đã có kế hoạch từ trước nên anh đã dùng thế mạnh của mình là tiền để mua dần tình cảm của cả nhà. Đầu tiên là mua đồ dùng trong nhà, rồi chi tiền nuôi các em ăn học, sửa sang lại nhà cửa… thông qua tôi. Trong làng bắt đầu lại đồn nhau chuyện gia đình tôi nhờ có con gái mà đổi đời, nhà cao cửa rộng, con cái bằng bạn bằng bè. Bố mẹ tôi cũng bắt đầu nghĩ "có con rể giàu thì tốt cho mình và con gái cũng sẽ không phải lo miếng cơm manh áo".
Lần đầu gặp mặt, bố mẹ tôi và chồng sắp cưới phải mất một lúc mới xưng hô với nhau được bình thường. Đám cưới nhanh chóng được tổ chức và vì có con rể giàu chi tiền nên bố mẹ tôi cũng "nở mày nở mặt".
Vậy là đáng ra phải được hưởng hạnh phúc của một người vợ trẻ thì tôi phải sống đời sống chăn gối của một bà già. (ảnh minh họa)
Sau đám cưới, vợ chồng tôi về thành phố ở và thỉnh thoảng vẫn chu cấp cho gia đình. Tôi cứ nghĩ mình sẽ sống hạnh phúc khi lấy chồng giàu không phải lo tiền bạc. Già một chút cũng đỡ lo chuyện chồng cặp bồ này nọ.
Nhưng tôi đã lầm to.
Sau đêm tân hôn tôi mới biết được mình không thể hạnh phúc như đã nghĩ. Vì chồng tôi đã ngoài 50, tuy bề ngoài còn phong độ nhưng bên trong thì rõ ràng đã là một ông lão. Trong khi tôi đang độ phơi phới tuổi xuân và tràn đầy khao khát thì chồng tôi lại không thể đáp ứng được nhu cầu của vợ.
Vậy là đáng ra phải được hưởng hạnh phúc của một người vợ trẻ thì tôi phải sống đời sống chăn gối của một bà già. Càng sống lâu với ông chồng già, tôi càng cảm thấy chán nản. Tôi không biết mình trưng diện và mua sắm để làm gì ngoài việc giải sầu. Nhiều lúc tôi còn nghĩ đến chuyện đi cặp bồ với trai trẻ để thỏa mãn ham muốn bản thân. Nhưng nghĩ đến cảnh bị chồng phát hiện là tôi lại sợ.
Chồng tôi tuy không chiều nổi vợ nhưng ra ngoài lại rất thích tỏ ra mạnh mẽ và thu hút. Anh không vì già mà giảm độ chịu chơi và chịu chi với các em khác. Tôi đã chết điếng khi gặp chồng đang đi mua sắm cùng một cô gái trẻ hơn tôi tại siêu thị. Khi tôi hỏi thì nhận được câu trả lời và thái độ đầy tự mãn: "Cô tưởng mình cô trẻ thì mới có sức thu hút à? Tôi chỉ cần có tiền thôi, đi đâu chả có các em chân dài xếp hàng. Nếu còn muốn được hưởng giàu sang và gia đình được ăn no mặc ấm thì hãy tiếp tục làm người vợ ngoan và nghe lời đi".
Giờ đây một mình một biệt thự, tôi khao khát được làm mẹ nhưng chuyện có con của chồng tôi dường như cũng đã hết "hạn sử dụng". Hóa ra lấy chồng đại gia già thì thứ duy nhất tôi có là của cải, mà nó cũng không phải là bất biến.
Minh(Hà Nội)
(Theo Dân Việt)
" width="175" height="115" alt="Nỗi niềm của người phụ nữ sống trong biệt thự của chồng già" />Nỗi niềm của người phụ nữ sống trong biệt thự của chồng già
2025-02-01 18:16
-
Một lần, tôi mở máy điện thoại của chồng, bật chức năng internet thì bất ngờ thứ hiện ngay trên màn hình là đoạn video 18+ trên một trang web đen.
Quả thực, tôi đã hoang mang, bối rối, không biết phải nói gì, phải ứng xử sao và phải suy nghĩ thế nào về chồng nữa. Tôi vẫn chưa nói với anh ấy về phát hiện này.
Ảnh minh họa
Vợ chồng tôi vừa mới cưới nhau được vài tháng, tôi chưa từng để anh ấy thiếu thốn gì chuyện gối chăn. Bên ngoài, anh ấy thể hiện là con người rất lịch thiệp, nghiêm túc và kỹ tính. Vậy tại sao lại còn lén lút xem phim đen? Chồng tôi như vậy có là bất bình thường không? Xin nhờ Hộp thầm kín tư vấn giúp.
(Hạnh, Hà Nội)
Chào bạn,
Theo kết quả một cuộc khảo sát ở Mỹ, 100% nam giới dưới 25 tuổi đều đã từng ít nhất một lần xem phim ngoài luồng hoặc tranh ảnh 18+. Điều đó cho thấy, đây gần như là nhu cầu bản năng của đàn ông. Ở phụ nữ, tỷ lệ này cũng không phải là thấp, song sự mãnh liệt thì có phần không bằng.
Vì thế, nếu như chồng bạn có xem phim đen thì đó cũng không phải là chuyện động trời khiến bạn phải hốt hoảng, hoang mang như thế. Vì đang là tân lang nên có vẻ chàng muốn học hỏi một vài kỹ thuật phòng the để làm bạn đời hài lòng hơn thôi ấy mà.
Có thể, bên ngoài, chàng là người nghiêm túc. Nhưng cứ thử nghĩ mà xem, nếu ông xã cứ bê nguyên cái vẻ nghiêm túc ấy khi lên giường thì có phải là sẽ rất nhàm chán không? Bạn hãy suy nghĩ thoáng đãng hơn về chuyện này nhé.
Tuy vậy, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về tần suất xem phim “nóng” của chồng. Nếu chỉ thỉnh thoảng thì không sao, nhưng nếu quá thường xuyên thì phải xem xét lại, vì đó là một trong những biểu hiện bệnh lý, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần và hạnh phúc hôn nhân. Tất nhiên, đây chỉ là sự lo xa của Hộp thầm kín mà thôi. Bạn đừng lo lắng quá nhé.
Chúc vợ chồng bạn mãi hạnh phúc!
(Theo Dân Việt)
" width="175" height="115" alt="Chồng lén lút xem phim “nóng”: Có bình thường không?" />Chồng lén lút xem phim “nóng”: Có bình thường không?
2025-02-01 18:02
Thống kê cho thấy số lượng người đăng ký kỳ thi tuyển sinh thạc sĩ năm nay là 4,57 triệu, tăng 800.000 người so với năm 2020 và cao gấp đôi so với 5 năm trước.
Theo The Paper, số thí sinh dự tuyển sau đại học tăng mạnh song tình hình tuyển sinh không có nhiều thay đổi, tỷ lệ tuyển vẫn ở mức nhất định dẫn đến tỷ lệ chọi cao và khả năng đậu ngày càng khó.
Dù có nhiều lý do, hoàn cảnh khác nhau khiến một người quyết định học lên thạc sĩ, nhưng họ đều có chung mục tiêu là hướng đến tương lai tốt đẹp, thay đổi vận mệnh nhờ bằng cấp cao.
Mỗi năm có hàng triệu người thi lên lớp thạc sĩ ở Trung Quốc. Ảnh: China News. |
Ước mơ đổi đời
Hai năm sau khi tốt nghiệp đại học, Xiao Yang quyết định thi tuyển sinh lên cao học. Cô nói không muốn dừng lại ở những công việc bình thường, nhưng lại không có đủ bằng cấp hay kinh nghiệm cho vị trí cao hơn.
"Tôi muốn cho mình cơ hội để có được nền tảng tốt hơn. Vị trí yêu thích của tôi đòi hỏi phải có bằng thạc sĩ nên tôi quyết tâm tham gia kỳ thi này".
Trước đây, cô thi trượt trường đại học yêu thích. Nhưng vì áp lực phải thi lại, Xiao chấp nhận học một trường bình thường khác.
Giờ đây, thi tuyển sinh sau đại học là cơ hội để cô bù đắp cho sai lầm trong quá khứ. "Suy cho cùng, áp lực tuyển sinh cao học vẫn nhẹ nhàng hơn so với thi gaokao", Xiao nói.
Cơn sốt thi cao học cũng kéo theo sự phát triển của những ngành kinh tế liên quan.
Không ít người trẻ quyết tâm học lên thạc sĩ để tìm cơ hội đổi đời. |
Trong chuỗi kinh tế "thi tuyển sinh sau đại học", ngành luyện thi chiếm vị trí quan trọng, bao gồm cả đăng ký học, mua tài liệu, thuê địa điểm ôn thi.
Ngành luyện thi sau đại học đang nở rộ, được chia làm các lớp trực tiếp và lớp online. Mỗi lớp còn chia thành nhiều loại như lớp lớn, nhỏ, đào tạo chuyên sâu, lớp tập trung hay kèm một - một với các mức giá từ cao đến thấp.
Khi tìm kiếm từ khóa thi tuyển sinh sau đại học, hàng nghìn kết quả trả về có thể khiến thí sinh choáng ngợp. Không chỉ có lớp đào tạo, sách tham khảo mà còn có hàng loạt sản phẩm liên quan.
Gần đến kỳ thi, các khách sạn gần điểm thi cũng bắt đầu cháy phòng. Giá phòng của khách sạn có thể tăng 7-10 lần so với bình thường, lên đến 2.000 tệ/đêm. Nhiều người không thể tìm được chỗ ở chuẩn bị cho kỳ thi, đành chấp nhận cắn răng thuê với giá cao.
Áp lực
Quá trình thi cử khó khăn cũng khiến nhiều thí sinh bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề. Cảm xúc lo lắng, xen lẫn mệt mỏi, áp lực cao khiến nhiều người bỏ cuộc giữa chừng.
Xiao đã dành 9 tháng để ôn luyện. Giai đoạn sau, khi quỹ thời gian ngày càng ngắn với khối kiến thức vẫn còn nhiều, cô cảm thấy căng thẳng và lo lắng.
"Tôi ngồi trong thư viện cả ngày, từ 6h30 sáng đến 22h mới về phòng. Cứ như vậy ngày này qua ngày khác khiến tôi kiệt quệ. Nếu không học, tôi lại thấy tội lỗi. Một số người tôi biết còn trốn vào nhà vệ sinh khóc, hoặc nghiện ăn cay để giải tỏa stress", Xiao kể.
Không ít người rơi vào căng thẳng, thậm chí trầm cảm vì thi cao học. |
Cơn sốt chạy đua lên thạc sĩ tại Trung Quốc phản ánh tình trạng cạnh tranh việc làm đầy áp lực.
Theo số liệu mới nhất được công bố năm 2020, nước này có 200 triệu người có bằng cử nhân. Một bộ phận lớn cử nhân đang bị coi nhẹ, trình độ học vấn của họ không đủ sức cạnh tranh.
Học lên thạc sĩ cũng là yếu tố quan trọng để một người giành được vị trí công việc tốt hơn. Một số chính sách của các thành phố trong giới thiệu nhân tài vẫn ưu tiên lớn cho người có bằng cấp cao.
Sau khi tốt nghiệp đại học và đi làm, nhiều người rơi vào áp lực của thực tế xã hội, sợ hãi khi phải cạnh tranh khốc liệt. Nhiều người chọn học tiếp lên thạc sĩ chỉ để có thêm 4 năm yên ấm trên giảng đường.
Trong một cuộc khảo sát do Trung tâm khảo sát xã hội của China Youth Daily thực hiện với 1.157 người, hơn 65% người được hỏi tin rằng có thể cải thiện trình độ học vấn trong quá trình chuẩn bị cho các kỳ thi tuyển sinh.
Bên cạnh đó, 53% người được hỏi cho rằng học cao có thể mở rộng tầm nhìn của họ, 53,7% trong đó cũng nhận định người có bằng cao học có lợi thế rất lớn.
Bằng thạc sĩ không nhất định đem lại một công việc tốt, nhưng ít nhất nó giúp mọi người đạt đến nền tảng cao hơn, theo đuổi vị trí tốt với mức lương cao hơn.
Theo Zing
Nhiều đứa trẻ ở Trung Quốc thành công cụ kiếm tiền của cha mẹ
Nhiều bậc cha mẹ Trung Quốc sẵn sàng ép con quay clip theo kịch bản, hành động không phù hợp với lứa tuổi để kiếm tiền bằng sự nổi tiếng.
" alt="Cơn sốt học lên thạc sĩ ở Trung Quốc" width="90" height="59"/>- Nhận định, soi kèo Nantes vs Lyon, 23h15 ngày 26/1: Phong độ sa sút
- Bí mật quá khứ của chồng bất ngờ bị lộ
- So sánh Mazda6 với Kia K5?
- Vì sao ông Trump thích áp thuế nhập khẩu?
- Nhận định, soi kèo Toulouse vs Montpellier, 23h15 ngày 26/1: Khó có bất ngờ
- Máy bay 'made in China' đổi tên để dễ cạnh tranh
- Khi nào cần phẫu thuật viêm tai xương chũm?
- Khi nào chán chồng, hãy… soi gương
- Soi kèo góc Tottenham vs Leicester, 21h00 ngày 26/1