- Khi cán bộ lấy giác mạc đến nhà, mẹ bé vẫn ôm cô con gái nhỏ như thiên thần đang ngủ trên giường.Câu chuyện bé H.A (7 tuổi, Nam Từ Liêm, Hà Nội) hiến tặng giác mạc khi qua đời vì ung thư đã khiến hàng triệu trái tim lay động. Một món quà tuyệt diệu, trong veo giữa cuộc đời với nhiều ước nguyện và gửi gắm.
Lời thỉnh cầu từ bà mẹ trẻ
22/2, khi tất cả cán bộ Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người đang ăn cơm trưa, số máy đường dây nóng rung lên. Không gian như quánh lại khi từ đầu dây bên kia là giọng mẹ bé gái 7 tuổi, mong muốn được hiến mô tạng con.
“Chị vừa nói vừa khóc rằng con gái sắp không thể qua khỏi và muốn hiến tặng mô tạng. Tim tôi nghẹn lại, sững sờ. Một cán bộ trẻ của trung tâm lúc ấy đứng cạnh, mặt cũng bàng hoàng”, ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó giám đốc Trung tâm nhớ lại.
Người mẹ trao gửi ước nguyện với mong muốn còn có cơ hội được nghe lại nhịp đập trái tim con trong lồng ngực bạn nhỏ khác.
“Giây phút đó, tôi phải nén lòng để bình tĩnh, nói chuyện với chị một cách rất chậm rãi. Sau đó về phòng tĩnh tâm lại để cùng thống nhất phương án”, ông Phúc chia sẻ.
Sau cuộc gọi trao đổi với bác sĩ tại Khoa hồi sức (BV K), được biết, bé H.A đã rơi vào hôn mê, glassgow 4 điểm (3 điểm là chết não), thời gian còn lại chỉ tính bằng phút. Tuy nhiên pháp luật quy định chỉ lấy tạng của người đủ 18 tuổi trở lên, do đó chỉ có thể nhận giác mạc của cháu.
14h58 cùng ngày, bé gái ra đi nhẹ nhàng. 16h25, 2 cán bộ Ngân hàng Mắt, trong đó có anh Nguyễn Hữu Hoàng, Giám đốc và 2 cán bộ của Trung tâm Điều phối có mặt tại nhà bé để lấy giác mạc.
“Khi đến, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt tôi là một phụ nữ rất trẻ ôm bé gái đang ngủ như thiên thần trên giường trong tiếng tụng kinh trầm bổng phát ra từ chiếc đài nhỏ”, anh Hoàng nhớ lại.
|
Anh Hoàng chia sẻ câu chuyện lấy giác mạc đầy xúc động. Ảnh: T.Hạnh |
Khi giới thiệu là cán bộ Ngân hàng Mắt, câu đầu tiên người mẹ nói như độc thoại: “Con hãy tặng ánh sáng của mình cho những bạn nhỏ khác nhé!”, rồi đặt nụ hôn lên trán con. Câu nói và hình ảnh ấy khiến tất cả đều lặng đi.
“Đã từng lấy giác mạc hơn 400 ca và là ca thứ 2 dưới 10 tuổi nhưng đây là lần đầu tiên tôi nghe được lời nói như thế nên vô cùng xúc động. Chúng tôi làm nhẹ nhàng nhất có thể vì sợ làm cháu đau và phá giấc ngủ yên lành kia”. Chính anh cũng phải thốt lên: “Cháu bé xinh quá!”.
Anh Hoàng cho biết, ca lấy giác mạc thông thường chỉ mất 15 phút, nhưng trường hợp bé H.A mất 30 phút. Khi hoàn tất, ngẩng lên ai ai cũng mắt đỏ hoe.
Trước khi bắt đầu, mẹ bé có 1 thỉnh cầu, nhờ khâu hộ vết mở nội khí quản ở cổ con gái để cháu được vẹn nguyên, xinh đẹp.
“Đây là lần đầu tiên tôi làm việc ấy, thậm chí khâu quần áo còn chưa từng nên lúc đầu hơi lóng ngóng nhưng sau nhớ lại hình ảnh trên phòng mổ rồi bắt chước theo. 8 mũi đẹp đẽ và mịn màng!”, anh Hoàng nhớ lại.
Người mẹ nhìn ngắm con gái lần nữa, âu yếm nói: “Mẹ tự hào về con!”. Bà ngoại cũng động viên ông: “Cháu làm thế thì ông phải rất tự hào”.
“Phải rất kìm lòng, đè nén để ngăn nước mắt đang chực rơi. Đến giờ khi nhắc lại vẫn thấy xúc động vì cảm nhận được bố mẹ cháu đã rất dũng cảm để vượt qua định kiến, mất mát đớn đau khi hiến một phần cơ thể cháu”, anh Hoàng chia sẻ.
Sẽ có ít nhất 2 người được thấy ánh sáng
Mẹ của bé chia sẻ, ngày cuối cùng, cháu bị co giật do “tế bào ung thư đã ăn vào những tế bào thần kinh cuối cùng”. Suốt 10 ngày cuối cùng, cháu rơi vào hôn mê và suốt hơn 1 tháng mở nội khí quản, cháu chỉ mở mắt được đúng 3 lần. Lần nào mẹ cũng âu yếm hỏi: “Con mệt lắm à? Con ngủ đi!”. Từ 7/2, bé bắt đầu phải thở máy.
Chị cho biết, từ những năm cuối lớp 1, cháu bắt đầu có biểu hiện bất thường, không kiểm soát được hành vi, không nghe lời, sau đau đầu nhiều lên, đưa vào BV Thanh Nhàn rồi lại chuyển qua Nhi và cuối cùng chuyển đến BV K điều trị.
|
Giác mạc của bé đang được bảo quản tại Ngân hàng Mắt. Ảnh. T.Hạnh |
TS Phạm Thị Việt Hương, khoa Nhi, BV K cho biết, khi đến viện vào cuối năm ngoái, tình trạng của cháu đã nặng, đau đầu nhiều, liệt nửa người, liệt nhiều dây thần kinh sọ, rối loạn cơ tròn (đại tiểu tiện không tự chủ) ăn qua xông, thở oxy... Kết quả xét nghiệm cho thấy bé mắc u thần kinh đệm cầu não lan tỏa - một căn bệnh hiếm ở trẻ em, điều trị vô cùng khó khăn.
“Tôi đã hội chẩn với các thầy là những chuyên gia đầu ngành bên Mỹ nhưng họ nói vũ khí điều trị duy nhất với trường hợp của cháu là xạ trị. Nhưng do u quá to, gây biến chứng phù não, gây liệt nên rất khó”, BS Hương chia sẻ.
Do không thể xạ được, các bác sĩ hàng ngày chăm sóc giảm nhẹ cho bé bằng giảm đau, thở oxy, truyền dịch, truyền đạm, truyền thuốc bổ, nuôi ăn đường tĩnh mạch...
Chị Hương cho biết, mẹ bé là điều dưỡng tại một BV lớn ở Hà Nội, trong suốt thời gian con ốm đã nghỉ hẳn làm để hàng ngày túc trực bên con.
“Trong 1 tháng điều trị, dù không nói được nhưng bé vẫn tương tác rất tốt, bệnh nặng nhưng rất ngoan. Khi bác sĩ nói “H.A ơi, con ngoan nhé thì bé luôn mỉm cười, gật đầu. Cô bé rất xinh, khuôn mặt sáng bừng, hẳn trước đó hoạt bát, thông minh lắm”, BS Hương kể.
Cũng trong thời gian này, chứng kiến những cháu bé khác buộc phải cưa tay, chân, khoét nhãn cầu do bệnh tật, mẹ bé H.A đi đến quyết định hiến mô tạng của con.
Hiện giác mạc của cô bé đang được bảo quản tại Ngân hàng Mắt, chờ bác sĩ hội chẩn để lựa chọn bệnh nhân phù hợp nhất trong danh sách gần 1.000 người chờ ghép.
Dù bảo quản tối đa được 14 ngày nhưng ghép càng sớm, chất lượng càng tốt và ghép cho người chênh ít tuổi nhất là tốt ưu.
Tuỳ từng kích cỡ tổn thương, thông thường 1 giác mạc ghép được ít nhất cho 1 bệnh nhân, tối đa là 2 bệnh nhân.
“Cuối cùng tâm nguyện của cháu đã đạt được, nối dài sự sống cho người khác và cuộc sống của cháu vẫn tiếp diễn”, BS Hương chia sẻ.
Bé 7 tuổi HN hiến giác mạc: ‘Con tặng lại ánh sáng cho bạn khác nhé’
“Con tặng lại ánh sáng cho bạn khác nhé!", người mẹ nói và đặt nụ hôn lên trán cô con gái 7 tuổi đang ngủ như một thiên thần.
" alt="Chuyện chưa kể phía sau ca hiến giác mạc của bé 7 tuổi ở Hà Nội"/>
Chuyện chưa kể phía sau ca hiến giác mạc của bé 7 tuổi ở Hà Nội
|
Nhiều người dùng iPhone đang gặp phải phiền hà với những tin nhắn quảng cáo dưới hình thức nhắn tin iMessage. Ảnh: Trọng Đạt |
Khi chia sẻ câu chuyện của mình, điều khiến anh Linh cảm thấy bất ngờ là trong thời gian gần đây, rất nhiều người dùng iPhone cũng đang gặp phải tình huống tương tự.
Theo đó, các tin nhắn rác đều dẫn người dùng tới một địa chỉ duy nhất là website V*.com. Các tin nhắn rác liên quan tới website này từng được người dùng iPhone phản ánh nhiều lần trước đây. Tuy vậy, thủ đoạn nhắn tin của các đối tượng phát tán đã thay đổi.
Trước kia, người dùng sẽ nhận được tin nhắn rác theo từng nhóm nhỏ 3 người với địa chỉ người gửi từ chính V*.com. Giờ đây, kẻ phát tán đã chuyển sang hình thức nhắn tin đơn lẻ thông qua hàng loạt địa chỉ email rác.
|
Những tin nhắn trên iPhone đều dẫn tới địa chỉ chung là một website cờ bạc trực tuyến. Ảnh: Trọng Đạt |
Qua tìm hiểu của Pv. VietNamNet, V* là một nền tảng cá độ trực tuyến với nhiều hình thức chơi khác nhau, từ cá độ thể thao, chơi poker, cho tới các thể loại casino trực tuyến. Đáng chú ý khi người chơi có thể nạp tiền, gửi và rút tiền chơi game qua chính tài khoản của các ngân hàng trong nước.
Apple đang làm việc với Việt Nam để xử lý tin nhắc rác
Chia sẻ về tin nhắn rác iMessage trên iPhone, đại diện Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho biết, nhiều người nhầm lẫn các tin nhắn iMessage với tin nhắn từ dịch vụ của các nhà mạng viễn thông, tuy nhiên hai loại tin nhắn này hoàn toàn khác biệt.
Đây thực chất là những tin nhắn dưới dạng OTT. Chỉ cần có tài khoản Apple ID và một chiếc iPhone, iPad, bất kỳ ai cũng có thể nhắn những tin nhắn này tới địa chỉ Apple ID của những người dùng khác.
Các đối tượng nhắn tin rác có thủ thuật lần mò Apple ID của khách hàng một cách ngẫu nhiên theo tên tuổi thông qua thuật toán. Khi gửi một tập tin nhắn với số lượng lớn, sẽ có những địa chỉ trùng với Apple ID của người dùng.
|
Cục Viễn thông đang tích cực làm việc với Apple và các nhà mạng để xử lý tình trạng tin nhắn rác iMessage. Ảnh: Trọng Đạt |
Trước phản ánh về tình trạng quảng cáo cờ bạc, Cục Viễn thông đã làm việc trực tiếp với Apple và có văn bản đề nghị các doanh nghiệp viễn thông triển khai giải pháp kỹ thuật để xử lý tin nhắn rác trên iMessage.
Qua trao đổi, phía Apple cho biết họ không làm lộ địa chỉ Apple ID của người dùng. Apple cũng không nắm được nội dung bởi tin nhắn đã được mã hóa. Tuy vậy, hãng này có cơ chế để khách hàng tự bảo vệ mình và chặn lọc các tin nhắn không mong muốn. Người dùng cũn có thể “report” để phản ánh với Apple về các nguồn gửi tin nhắn rác.
Theo đại diện Cục Viễn thông, Apple đã thỏa thuận sẽ làm việc với các cơ quan của Việt Nam đối với các trường hợp tin nhắn xấu độc, bạo lực, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị. Các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng có thể liên hệ với Apple để truy xuất nguồn gốc, xóa bỏ và có biện pháp xử lý các tin nhắn có nội dung xấu.
Đối với việc xử lý tình trạng tin nhắc rác iMessage, Cục Viễn thông cho biết, Apple hiện có một công cụ trên website tiếng Việt để người dùng iPhone có thể tự chặn lọc tin nhắn rác. Cục Viễn thông đang trao đổi với Apple để có thêm những giải pháp khác nhằm hỗ trợ người dùng.
Trọng Đạt
Tin nhắn iMessage là gì?
iMessage là tính năng nhắn tin được Apple trang bị trên hầu hết các dòng sản phẩm nhằm giúp người dùng nhắn tin miễn phí với nhau thông qua mạng WiFi hay mạng 3G/4G." alt="Tin nhắn rác iMessage tiếp tục tấn công người dùng Việt"/>
Tin nhắn rác iMessage tiếp tục tấn công người dùng Việt
|
Các video săn bắt thủy hải sản trên kênh của YouTuber 'Dung Duong' |
Mới đây, thêm một vụ việc tương tự được dân mạng phát hiện và phanh phui. Theo phản ánh của trang mạng Yahoo JP, kênh YouTube có tên ‘Dung Duong’ (136.000 subs) có những hành động phá hoại, săn bắt các loại hải sản trong tự nhiên.
Bắt đầu quay clip từ năm 2018, anh chàng này liên tục có những clip hái nấm, bắt cá, cua, ốc, ghẹ và gần đây là hái các loại hoa quả ở Nhật Bản. Hành vi này sau khi được Yahoo JP phản ánh đã được người Nhật và cả chính du học sinh Việt Nam đang sống ở Nhật Bản chỉ ra là phạm pháp.
Cụ thể, việc xâm phạm đất tư hay thu hái hoa quả hoặc các loại thủy sinh như bào ngư, cá trê, cá chình bị cấm theo quy định của pháp luật Nhật Bản, dù có thể được đánh bắt dựa trên quyền khai thác hoặc giấy phép đánh bắt, tài khoản Neko Aki cho biết. Nhiều bình luận khác của dân mạng Nhật Bản bày tỏ thái độ tức giận và yêu cầu YouTuber dừng ngay mọi hành động sai trái.
Hiện kênh YouTube của người này vẫn đang thu hút rất nhiều bình luận giận dữ của dân mạng Nhật Bản với hơn 53 triệu lượt xem trên 200 video khác nhau.
|
Hàng trăm bình luận thể hiện sự giận dữ của dân mạng Nhật Bản bên dưới các clip của YouTuber này. |
Nhật Bản được biết đến là một đất nước có nhiều quy định nghiêm ngặt về rất nhiều vấn đề có vẻ lạ lẫm với người Việt. Chẳng hạn, theo khuyến cáo của Tổ chức quản lý thực tập sinh kỹ năng người nước ngoài của Nhật Bản, những việc như rút hộ tiền tại máy ATM, chuyển nhượng tài khoản ngân hàng, số điện thoại di động, nhận bưu phẩm hộ, ký hộ tên người khác… đều bị xem là phạm pháp.
Việc chụp ảnh người khác ở nơi công cộng lẫn riêng tư ở Nhật Bản cũng không được phép, được quy định hẳn trong Hiến pháp Nhật Bản. Do đó, đất nước mặt trời mọc là nơi hiếm hoi trên thế giới mà các nhà sản xuất đưa vào chức năng phát ra âm thanh khi chụp ảnh bằng smartphone. Các đài truyền hình Nhật Bản khi quay phim ghi hình những người không liên quan đều phải làm mờ khuôn mặt.
Vì thế, người Việt Nam khi sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, đặc biệt là các YouTuber, cần tham khảo kỹ quy định của pháp luật trước khi quay và đăng tải lên mạng để tránh rắc rối không đáng có.
Phương Nguyễn
Thu về "tiền tấn" từ quảng cáo, YouTube bất lực để tin giả hoành hành?
Facebook, Twitter đều có những chính sách riêng để chống lại tin giả, tin không đúng sự thật. Còn YouTube đã làm gì trong cuộc chiến chống tin giả?
" alt="Một YouTuber Việt Nam bị lên án vì làm clip không xin phép ở Nhật Bản"/>
Một YouTuber Việt Nam bị lên án vì làm clip không xin phép ở Nhật Bản