Thời gian qua, Bình Phước đã có nhiều động thái thể hiện quyết tâm tạo bứt phát trong lĩnh vực TT&TT để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trước đó, ngày 15/7/2019, UBND tỉnh Bình Phước và Bộ TT&TT đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác phát triển TT&TT. Với sự hỗ trợ của Bộ TT&TT, hơn 1 năm vừa qua, nhiều nội dung công việc đã được Bình Phước triển khai tích cực, hiệu quả.
Đặc biệt, trong kết luận hội nghị trực tuyến ngày 26/8 của Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử với các Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao việc Bình Phước đã chi hơn 1% từ ngân sách nhà nước cho CNTT, coi đây là minh chứng cho một cách làm mới trong triển khai chính phủ số, chuyển đổi số, đó là: dành tỷ lệ chi thích đáng từ ngân sách nhà nước cho CNTT để bảo đảm ngưỡng đầu tư phát huy hiệu quả.
Tám nội dung trọng tâm
Theo kế hoạch 236 mới ban hành, 8 nội dung sẽ được Bình Phước tập trung triển khai thời gian tới là: Đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; Hoàn thiện các thể chế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 và chuyển đổi số; Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu;
Phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia; Phát triển nguồn nhân lực thích ứng với yêu cầu cuộc CMCN 4.0; Chính sách phát triển các ngành và công nghệ ưu tiên; Đẩy mạnh hội nhập quốc tế; Triển khai chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.
Để phát triển nguồn nhân lực thích ứng với yêu cầu của CMCN 4.0, UBND tỉnh Bình Phước giao Sở TT&TT phổ cập kỹ năng số, kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin mạng cho người dân (Ảnh minh họa) |
Với mỗi nội dung trên, UBND tỉnh Bình Phước đều có phân công cụ thể nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị.
Cụ thể, về phát triển cơ sở hạ tầng trọng yếu, Sở TT&TT Bình Phước sẽ chủ trì triển khai băng thông rộng chất lượng cao trên phạm vi toàn tỉnh; xây dựng, kết nối đồng bộ và thống nhất trung tâm dữ liệu của địa phương với hệ thống trung tâm dữ liệu của vùng, quốc gia; đầu tư trang bị các hệ thống thiết bị thu thập, lưu trữ, xử lý, bảo vệ dữ liệu công; đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật các ngành, lĩnh vực quan trọng, thiết yếu đặc biệt là hạ tầng năng lượng và giao thông…
Sở KH&CN Bình Phước phải tăng cường đầu tư nâng cao năng lực nghiên cứu kết hợp phát triển các doanh nghiệp công nghệ; tiếp tục thực hiện các chương trình KH&CN đã được Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh phê duyệt; khuyến khích thành lập các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN dựa trên nền tảng số, Internet và không gian mạng…
Để phát triển nguồn nhân lực thích ứng với yêu cầu của CMCN 4.0, UBND tỉnh Bình Phước giao Sở TT&TT phổ cập kỹ năng số, kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng cho người dân. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, xây dựng văn hóa số trong cộng đồng.
Sở TT&TT còn chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT và các bộ, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh để tổ chức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin, an ninh mạng đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN 4.0.
Sở GD&ĐT Bình Phước sẽ chủ trì, phối hợp với Sở TT&TT, Sở LĐTB&XH và các sở, ngành, địa phương liên quan tiến hành rà soát tổng thể, đổi mới nội dung và chương trình giáo dục, đào tạo theo hướng phát triển năng lực tiếp cận, tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi và phát triển; đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề để tạo ra nguồn nhân lực có khả năng thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi và phát triển; khuyến khích các mô hình giáo dục, đào tạo dựa trên nền tảng số…
Tại hội nghị trực tuyến ngày 26/8 của Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử với các Ban chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử các bộ, ngành, địa phương, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Bình Phước đã chia sẻ 4 bài học kinh nghiệm của tỉnh trong thúc đẩy, cải thiện mức độ ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tử:Nang thừng tinh sau khi bóc tách
Chị Hà sờ thấy cục tròn tròn này di động, mềm mềm nên đã hốt hoảng thông báo cho chồng. Vợ chồng chị lo lắng vô cùng vì tự nhiên con có 3 tinh hoàn nên vội vàng đưa con đến bệnh viện kiểm tra. Khi đến bệnh viện tỉnh, bác sĩ siêu âm nghi ngờ khối u lành tính, chị Hà và chồng cho con lên Hà Nội kiểm tra lại, bác sĩ cho biết cháu bị nang nước thừng tinh.
Chị Hà cho biết con trai 5 tuổi ở với bà ngoại là chính. Vợ chồng chị đi làm ở Sao Đỏ, Hải Dương đến cuối tuần mới về thăm con. Việc chăm sóc tắm rửa hầu như đều do bà nội nên bà không mấy khi để ý đến vùng bìu của cháu. Một lần, chị tắm cho con mới để ý đến vùng kín của con thì thấy có tới ba hòn, không giống như những bé trai khác.
Cùng trường hợp với bé con nhà chị Hà, cháu Nguyễn Tường Minh, con chị Bùi Thị Thuỷ trú tại Hà Đông, Hà Nội cũng tương tự. Chị Thuỷ thấy cậu con trai của mình bỗng dưng có “ba hòn”. Chị rất lo lắng vì sự bất thường này. Hai vợ chồng chị cho con đi khám mới biết đó là một bệnh lý bẩm sinh ở trẻ.
Sau khi được bác sĩ tư vấn thắt ống dịch rò xuống vùng kín của bé và uống thuốc, một thời gian sau nó biến mất. Chị Thuỷ thở phào may mắn là bé không phải phẫu thuật.
Hầu hết các bà mẹ khi phát hiện bất thường ở cơ quan sinh dục của con đều rất hốt hoảng vì lo sợ ảnh hưởng đến sức khoẻ của con cũng như khả năng sinh sản sau này.
Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Đình Liên, Khoa Ngoại, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, có những trường hợp cha mẹ bé hốt hoảng còn tưởng con bị ung thư tinh hoàn. Ở tuổi của các bé trai bệnh ung thư tinh hoàn rất hiếm và những bé trai có ba tinh hoàn càng hiếm hơn. Khi thấy bất thường ở cơ quan sinh dục tạo ra ba tinh hoàn, cha mẹ có thể đưa con đi kiểm tra. Bác sĩ sẽ khám lâm sang và siêu âm cho trẻ để chẩn đoán chính xác bệnh.
Có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản
Nang thừng tinh là một bất thường bẩm sinh ở nam giới do sự tiêu biến của ống phúc tinh mạc đi theo tinh hoàn xuống bìu trong thời kỳ cuối của mang thai tới sau sinh.
Thông thường, nước trong nang có thể tự hấp thu trong vòng 12-18 tháng. Khi vượt quá thời gian này mà nang vẫn còn thì có chỉ định mổ để thoát dịch ở nang.
Về lâm sàng, bác sĩ Liên cho biết ở trẻ nam, có khối tròn, căng, mềm ở vùng bẹn bìu, di động dọc theo ống bẹn. Khối có thể to lên nhanh nếu ống phúc tinh mạc còn tồn tại nang nước trong ổ bụng.
Nang nước thừng tinh bình thường không quá nguy hiểm vì khi trẻ bị nang thừng tinh sau một thời gian, ống phúc tinh hoàn đóng lại, dịch sẽ không chảy và sẽ khô lại và tinh hoàn sẽ trở lại bình thường.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp trẻ bị nang thừng tinh hơn 1 năm rồi mà vẫn chưa khỏi lúc này sẽ rất nghiêm trọng vì nang lớn tạo áp lực lớn cho tinh hoàn, khi dịch ở nang thừng tinh quá nhiều sẽ tạo áp lực lớn lên tinh hoàn. Lâu dần sẽ ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu, chức năng sản xuất tinh trùng bị giảm sút. Ngoài ra, do quá trình cung cấp máu và nhiệt độ thấp sẽ khiến tinh hoàn bị teo ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này.
Theo bác sĩ Liên, trẻ dưới 2 tuổi các bác sĩ khuyến cáo không nên mổ mà có thể thắt ống phúc mạc tinh để ngăn chặn nước chảy xuống tạo nang. Khi thắt lại nang có thể tự mất. Còn trong trường hợp không mất bác sĩ có thể làm phẫu thuật bóc tách nang. Tuy nhiên, để thực hiện phẫu thuật các bác sĩ dựa vào tình hình sức khoẻ của mỗi bệnh nhi khác nhau. Vì cuộc mổ phải gây mê nên bác sĩ sẽ cân nhắc trẻ có chịu được cuộc mổ hay không.
Việc bóc nang nước thừng tinh rất đơn giản trong phẫu thuật ngoại khoa, trẻ nằm viện 1-2 ngày là có thể ra viện.
(Theo Infonet)" alt=""/>Hốt hoảng vì con trai bỗng dưng có 3 tinh hoànCác bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) đã nỗ lực cứu sống bệnh nhân nhưng không tránh được di chứng của viêm não Nhật Bản. Hơn 1 tháng điều trị, nam sinh 14 tuổi vẫn chưa thể nhận biết được xung quanh.
Khai thác bệnh sử, người mẹ khẳng định, con trai đã tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản mũi 1. Tuy nhiên, chị không nhớ rõ về mũi tiêm nhắc lại.
“Tôi sống ở quê nên không có điều kiện như ở thành phố. Nhiều loại vắc xin khác nhau nên tôi không nhớ con có tiêm nhắc lại hay chưa. Sổ tiêm chủng bị thất lạc.
Hơn một tháng con nằm viện, tôi không còn nước mắt để khóc nữa, cũng không đau giùm con được. Bây giờ chỉ có nó chịu đựng một mình", chị T. nói.
Cách đó vài chiếc giường, chị M.T.Q (33 tuổi), sống ở Bạc Liêu, đang lau nước mắt cho con trai 12 tuổi. Cậu bé mở to mắt, nhưng không tiếp xúc, nước mắt chảy ra mỗi khi người lớn nói chuyện về mình.
“Con nghe và hiểu được chị ạ”, người mẹ nói. Bệnh nhi này đã nằm trong phòng cấp cứu của Khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 suốt 3 tháng. Cha mẹ thay phiên nhau từ quê nhà lên chăm con, đứa em 10 tuổi phải gửi ông bà nội.
Chị Q. cho biết, bé bị sốt 2 ngày, đến ngày thứ 3 bất ngờ bị yếu liệt chân và không đi được. Chị hoảng hốt đưa con từ Bạc Liêu đến Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ điều trị 2 ngày. Con hôn mê và được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM nằm cho đến tận bây giờ. Theo lời người mẹ, con trai đã tiêm đầy đủ vắc xin tuy nhiên bệnh vẫn chuyển nặng.
Cả 2 bệnh nhi đều chưa thể xác định được khả năng phục hồi.
Bác sĩ Dư Tuấn Quy, Trưởng khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho hay, trẻ bị viêm não Nhật Bản nếu nhập viện muộn sẽ bị di chứng về thần kinh, vận động. Thời gian điều trị thường kéo dài, không phải vài tháng mà tính bằng năm.
Trẻ sẽ được nâng đỡ dinh dưỡng, tập vật lý trị liệu. Trẻ phải tập ngồi, tập đi từng bước, tập nói lại từ đầu như những trang giấy trắng, dù chúng ở tuổi 14, 15.
“Có những trẻ không thể đi học được nữa, phải sống lệ thuộc vào người chăm sóc, từ chuyện ăn uống, tắm rửa hàng ngày. Khả năng phục hồi khác nhau với từng trường hợp. Việc tập luyện cho trẻ đòi hỏi sự nỗ lực và hy sinh rất lớn của cha mẹ”, bác sĩ Quy chia sẻ. Bệnh nhi nằm viện lâu nhất vì di chứng viêm não tại đây kéo dài đến 4 năm.
Theo bác sĩ Dư Tuấn Quy, viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, thường xuất hiện theo mùa, khoảng tháng 5-6-7 hàng năm. Vắc xin phòng bệnh đã được đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia (tiêm miễn phí). Tuy nhiên, trong đợt dịch Covid-19 kéo dài, Việt Nam và nhiều quốc gia đối mặt với tỷ lệ chủng ngừa thấp, do phụ huynh e ngại đưa con đến các điểm tiêm đông đúc.
“Phụ huynh nên rà soát lại để tiêm đầy đủ vắc xin cho trẻ, bao gồm các mũi nhắc lại để tránh nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản. Nếu điều trị muộn, bệnh sẽ để lại di chứng nặng nề về tâm thần, vận động, thậm chí khiến trẻ tử vong”, bác sĩ Quy nói.