Nhận định, soi kèo SHB Đà Nẵng vs TPHCM, 18h00 ngày 23/2: Chia điểm?
本文地址:http://game.tour-time.com/html/90a594462.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Ayeyawady United vs Rakhine United, 16h30 ngày 24/2: Tiếp tục chìm sâu
Quốc hội Hàn Quốc (Ảnh: Yonhap).
Yonhapđưa tin, chiều 7/12, quốc hội Hàn Quốc đã bỏ phiếu đối với hai bản kiến nghị gồm luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol và kiến nghị điều tra cáo buộc tham nhũng, can thiệp bầu cử nhằm vào Đệ nhất phu nhân Kim Keon-hee.
Vài phút trước phiên bỏ phiếu này, đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền (PPP) tuyên bố sẽ không ủng hộ cả hai kiến nghị trên. Đây là tuyên bố quan điểm chung của PPP, nhưng quyết định bỏ phiếu cuối cùng phụ thuộc vào từng thành viên của đảng.
Đảng cầm quyền phản đối luận tội Tổng thống, điều tra Đệ nhất phu nhân
Theo ghi nhận củaYonhap,sau khi bỏ phiếu về kiến nghị điều tra Đệ nhất phu nhân, các nghị sĩ đảng cầm quyền PPP đã rời khỏi hội trường, bỏ qua phần bỏ phiếu luận tội Tổng thống.
Theo hiến pháp, bản kiến nghị luận tội Tổng thống chỉ được thông qua khi có ít nhất 2/3 trong số 300 nghị sĩ quốc hội ủng hộ. Sau đó, bản kiến nghị sẽ được chuyển cho Tòa án Hiến pháp để xét xử. Trong quá trình xét xử, Tổng thống sẽ bị đình chỉ chức vụ.
Nếu ít nhất 6 thẩm phán của tòa án nhất trí với bản kiến nghị, tổng thống sẽ bị luận tội.
Trong trường hợp đó, Thủ tướng Han Duck-soo sẽ tạm thời đảm nhiệm vai trò lãnh đạo và một cuộc bầu cử tổng thống mới sẽ diễn ra trong vòng 60 ngày.
Sự nghiệp chính trị của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol bị ảnh hưởng sau khi ông bất ngờ ban bố lệnh thiết quân luật đêm 3/12 với lý do ngăn chặn hành động chống phá nhà nước.
Sắc lệnh thiết quân luật đã khiến dư luận Hàn Quốc hoang mang. Quốc hội họp khẩn lúc nửa đêm để bỏ phiếu chặn sắc lệnh của Tổng thống.
Sau vụ việc này, các đảng đối lập đã liên kết lại, đệ trình quốc hội bản kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon và kêu gọi ông từ chức.
Thậm chí, lãnh đạo đảng cầm quyền PPP Han Dong-hoon cũng cho thấy sự thay đổi lập trường khi lãnh đạo này cho rằng nên đình chỉ chức vụ của Tổng thống càng sớm càng tốt. Ông nói, việc kết thúc sớm nhiệm kỳ của Tổng thống Yoon là "không thể tránh khỏi" vì " ông ấy đang ở trong tình thế không thể thực hiện nhiệm vụ một cách bình thường". Tuy nhiên, ông không đề cập cụ thể đến việc luận tội.
Về phần mình, trong bài phát biểu trước công chúng đầu tiên sau sắc lệnh thiết quân luật kéo dài 6 giờ đồng hồ, Tổng thống Yoon sáng nay đã xin lỗi toàn dân, cam kết chịu trách nhiệm pháp lý, đồng thời giao lại việc điều hành đất nước cho đảng cầm quyền và chính phủ.
Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Kim Keon-hee (Ảnh: Yonhap).
Quốc hội bác bỏ kiến nghị điều tra Đệ nhất phu nhân
Quốc hội Hàn Quốc bỏ phiếu bác bỏ dự luật kêu gọi điều tra về các cáo buộc tham nhũng đối với Đệ nhất phu nhân Kim Keon-hee, do chỉ có 198 phiếu thuận, 102 phiếu chống. Để thông qua bản kiến nghị, cần ít nhất 2/3 trong số 300 nghị sĩ ủng hộ.
Hồi tháng trước, Tổng thống Yoon đã phủ quyết dự luật. Để vô hiệu hóa phủ quyết, dự luật cần được sự ủng hộ của ít nhất 2/3 nghị sĩ quốc hội.
Quốc hội bắt đầu bỏ phiếu luận tội Tổng thống
Sau phần bỏ phiếu kiến nghị điều tra Đệ nhất phu nhân Kim Keon-hee, quốc hội Hàn Quốc tiếp tục bỏ phiếu với kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol. Tuy nhiên, nhiều nghị sĩ đảng cầm quyền đã rời khỏi hội trường để bày tỏ quan điểm phản đối luận tội Tổng thống. Một số thành viên, trong đó có nghị sĩ Ahn Cheol-soo vẫn ở lại.
Để thông qua luận tội Tổng thống, quốc hội cần ít nhất 200 phiếu ủng hộ, nghĩa là 192 phiếu của các đảng đối lập và ít nhất 8 phiếu của đảng cầm quyền.
Chỉ 3 nghị sĩ đảng cầm quyền ở lại bỏ phiếu luận tội Tổng thống
Theo Yonhap, chỉ có 3 nghị sĩ PPP ở lại tiếp tục phần bỏ phiếu luận tội Tổng thống gồm nghị sĩ Ahn Cheol-soo, Kim Yea-ji và Kim Sang-wook.
Trước đó, nghị sĩ Ahn Cheol-soo cho biết ông sẽ ủng hộ luận tội Tổng thống nếu ông không đưa ra kế hoạch từ chức cụ thể và đề xuất một kế hoạch lập nội các đoàn kết dân tộc trung lập.
Nghị sĩ đảng cầm quyền Hàn Quốc Ahn Cheol-soo (Ảnh: Donga-ilbo).
"Tôi nghĩ đây là yêu cầu cơ bản cho một sự ra đi có trật tự mà công chúng có thể chấp nhận được", ông nêu quan điểm.
Ngược lại, theo ông, nếu không có kế hoạch rõ ràng về việc Tổng thống Yoon từ chức, dư luận có thể sẽ quay lưng lại với đảng cầm quyền.
Kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon có thể bị hủy
Bản kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol nhiều khả năng sẽ bị quốc hội hủy bỏ khi hầu hết nghị sĩ đảng Quyền lực Nhân dân (PPP) cầm quyền tẩy chay phiên bỏ phiếu, chỉ có 2 nghị sĩ đảng cầm quyền ngồi lại.
Ngay cả khi ông Yoon thoát nguy cơ bị luận tội, tình trạng bất ổn chính trị dự kiến vẫn tiếp tục, với việc phe đối lập chính cam kết liên tục đệ trình các kiến nghị luận tội cho đến khi Tổng thống bị đình chỉ.
Quân đội Hàn Quốc sẵn sàng ứng phó tình huống khẩn cấp
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Seon-ho ngày 7/12 triệu tập cuộc họp trực tuyến với các lãnh đạo, chỉ huy quân đội trên toàn quốc, chỉ đạo quân đội tiếp tục duy trì sẵn sàng ứng phó tình huống khẩn cấp.
Kêu gọi các nghị sĩ đảng cầm quyền trở lại bỏ phiếu
Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won-shik kêu gọi các nghị sĩ đảng cầm quyền trở lại bỏ phiếu sau khi hầu hết thành viên đảng này tẩy chay phiên bỏ phiếu luận tội Tổng thống. Nếu không đủ ít nhất 200 phiếu ủng hộ, bản kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon sẽ bị hủy bỏ.
Trong khi đó, hàng trăm nghìn người tập trung bên ngoài tòa nhà quốc hội và các tuyến đường lân cận đề nghị các nghị sĩ bỏ phiếu luận tội Tổng thống.
Tổng thống Hàn Quốc thoát nguy cơ bị luận tội
Theo Yonhap, quốc hội Hàn quốc hủy bản kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol do không đủ số đại biểu.
Các nghị sĩ đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền (PPP) đã tẩy chay buổi bỏ phiếu bằng cách rời khỏi hội trường quốc hội. Chỉ có 3 nghị sĩ của PPP ở lại.
Trong khi đó, để thông qua bản kiến nghị luận tội cần có tối thiểu 200 phiếu ủng hộ. Các đảng đối lập có 192 ghế trong quốc hội, đảng cầm quyền PPP có 108 ghế.
Theo Yonhap">Tổng thống Hàn Quốc thoát nguy cơ bị luận tội
Nghị sĩ Ukraine Alexey Goncharenko (Ảnh: Front News).
Ukraine cần phải trở thành một cường quốc hạt nhân để tự bảo vệ mình bất kể hậu quả ra sao, nghị sĩ Goncharenko cho biết hôm 3/12. Theo ông, việc Ukraine trở thành thành viên của NATO, điều mà chính phủ hiện tại hy vọng sẽ xảy ra, là chưa đủ để đảm bảo an ninh của nước này.
Tuần này đánh dấu kỷ niệm 30 năm ngày ký Bản ghi nhớ Budapest, bao gồm 3 thỏa thuận đa phương giữa Belarus, Kazakhstan và Ukraine với các cường quốc sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991. Theo thỏa thuận, ba nước Liên Xô cũ đã đồng ý phi hạt nhân hóa để đổi lấy sự đảm bảo an ninh từ Nga, Mỹ và Anh.
Bộ Ngoại giao Ukraine ngày 3/12 cho rằng, Bản ghi nhớ Budapest đã thất bại trong việc bảo vệ an ninh của Ukraine kể từ năm 2014, sau cuộc đảo chính do phương Tây hậu thuẫn và sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
Theo phía Ukraine, dịp kỷ niệm 30 năm Bản ghi nhớ là thời điểm tốt để NATO gửi lời mời chính thức gia nhập tới Kiev.
"NATO là một điều tốt. Nhưng NATO sẽ không bảo vệ chúng ta (một cách hoàn toàn). Vũ khí hạt nhân sẽ bảo vệ chúng ta", ông Goncharenko nhận định.
"Vì vậy, chúng ta nên bỏ qua mọi ý kiến từ mọi người để chế tạo bom (hạt nhân). Sau đó, chúng ta sẽ tìm ra cách giải quyết cho điều này", ông kêu gọi.
Theo phía Kiev, Bản ghi nhớ Budapest với Ukraine nên đóng vai trò như một lời nhắc nhở đối với các nhà lãnh đạo phương Tây rằng "việc xây dựng kiến trúc an ninh châu Âu bằng cách gây tổn hại đến lợi ích của Ukraine chắc chắn sẽ thất bại", Bộ Ngoại giao Ukraine tuyên bố, nhấn mạnh nước này sẽ không chấp nhận bất kỳ sự thay thế nào cho tư cách thành viên NATO với đầy đủ các quyền lợi.
Trước đó, Ukraine nhiều lần phàn nàn rằng, họ đã đánh mất vị trí cường quốc hạt nhân lớn thứ 3 thế giới, sau khi từ bỏ vũ khí nguyên tử. Ukraine nhận định, việc ký Bản ghi nhớ Budapest vừa khiến họ không còn vũ khí hạt nhân, vừa mất đi an ninh.
Tháng trước, báo Anh The Times dẫn nguồn tin nói rằng nếu sự hỗ trợ của Mỹ chấm dứt, Ukraine có thể phát triển bom hạt nhân trong vòng vài tháng.
Theo nguồn tin, một bản phân tích về việc tạo ra bom hạt nhân được cho là đã được chuẩn bị cho Bộ Quốc phòng Ukraine.
Sau đó, ông Mykhailo Podolyak, cố vấn của Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, nói với RBC-Ukrainerằng nước này không có ý định chế tạo bom hạt nhân vì điều này cũng khó có thể thay đổi đáng kể tình hình trên tiền tuyến.
"Nếu đây (chế tạo bom hạt nhân) thực sự là một quyết định có thể thay đổi hoàn toàn những gì đang diễn ra ở tuyến đầu, thì bất chấp mọi khó khăn về mặt pháp lý và danh tiếng, Ukraine có thể cân nhắc. Nhưng đây không phải là quyết định sẽ mang lại cho chúng ta những thay đổi đáng kể trên tuyến đầu", ông Podolyak nhấn mạnh.
Ông cho rằng, ngay cả trong kịch bản Ukraine có thể phát triển vũ khí hạt nhân thì Kiev cũng không thể ngăn chặn được "một quốc gia có kho vũ khí hạt nhân lớn thứ hai thế giới (ám chỉ Nga). Điều này là hiển nhiên".
Theo RT">Nghị sĩ Ukraine: Kiev nên trở thành cường quốc vũ khí hạt nhân bằng mọi giá
Tổng thống Vladimir Putin và Tổng thống Donald Trump tại cuộc họp báo ở Helsinki năm 2018 (Ảnh: EPA).
"Tổng thống Trump có ý định vào ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống mới của mình sẽ đưa Ukraine và Nga vào bàn đàm phán để chấm dứt cuộc chiến này", bà Karoline Leavitt, Thư ký báo chí quốc gia của chiến dịch tranh cử của Tổng thống đắc cử Donald Trump, cho biết hôm 11/11.
Trước đó, bà Leavitt nói rằng ông Trump sẽ đảo ngược các sắc lệnh của chính quyền Tổng thống Joe Biden bằng cách ký hàng chục sắc lệnh hành pháp có liên quan trong tuần đầu tiên sau khi ông chính thức nhậm chức.
Ông Trump tái đắc cử sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hôm 5/11 trước ứng viên Dân chủ Kamala Harris. Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump nhiều lần tuyên bố có khả năng chấm dứt xung đột Ukraine trong vòng 24 giờ, nhưng không nêu giải pháp cụ thể.
Đội ngũ của ông Trump được cho là đã định hình chính sách đối ngoại cho chính quyền sắp tới, trong đó có chính sách với Ukraine.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk hôm 10/11 nói rằng đội ngũ của Tổng thống đắc cử Trump đang nghiên cứu lộ trình đối với việc giải quyết xung đột ở Ukraine.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Ba Lan dự đoán Tổng thống đắc cử Mỹ sẽ công khai một số yếu tố quan trọng trong kế hoạch nhằm chấm dứt xung đột Nga - Ukraine trong tương lai gần, như mốc thời gian cho một lệnh ngừng bắn tiềm năng, ranh giới mà lệnh ngừng bắn sẽ có hiệu lực, cũng như các đảm bảo an ninh cho Ukraine.
Báo Wall Street Journal tuần trước dẫn nguồn tin ẩn danh cho biết, một trong những kế hoạch đang được xem xét bao gồm việc Kiev hoãn tham vọng gia nhập NATO trong vòng 20 năm và đóng băng cuộc xung đột dọc theo chiến tuyến hiện tại.
Ngoài ra, kế hoạch cũng bao gồm việc thành lập một khu phi quân sự dọc theo chiến tuyến hiện tại. Bài báo dẫn lời một cố vấn giấu tên của ông Trump lưu ý, các quốc gia châu Âu sẽ đảm nhận nhiệm vụ duy trì hòa bình ở khu vực đó thay vì quân đội Mỹ hay các tổ chức quốc tế do Mỹ tài trợ như Liên hợp quốc.
Chính quyền Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky loại trừ bất kỳ nhượng bộ nào đối với Nga, bao gồm kịch bản nhượng bộ lãnh thổ. Tuy nhiên, ông có thể sẽ đối mặt sức ép lớn nếu ông Trump quyết định Kiev phải thực hiện thỏa thuận hòa bình với Nga.
Shelby Magid, Phó Giám đốc Trung tâm Á - Âu của Hội đồng Đại Tây Dương, nhận định với Bloomberg, chiến thắng của ông Trump đã thay đổi thái độ của Ukraine đối với các cuộc đàm phán. Bà nói thêm rằng Kiev đang "đi theo hướng chấp nhận rằng các cuộc đàm phán là hiện thực".
Ông Trump từ lâu đã phản đối việc Mỹ đổ hàng tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine. Ông từng cảnh báo sẽ cắt viện trợ cho Ukraine hoặc viện trợ dưới dạng các khoản vay.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan hôm qua cho biết, chính quyền Tổng thống Joe Biden duy trì sự ủng hộ cho Ukraine trong những tuần cuối cùng của nhiệm kỳ trước khi ông Trump nhậm chức. Washington dự kiến sử dụng toàn bộ nguồn lực đã được quốc hội phê duyệt để hỗ trợ Ukraine.
Trong 70 ngày tới, Tổng thống Biden cũng sẽ nỗ lực thuyết phục quốc hội và chính quyền kế nhiệm tiếp tục ủng hộ Ukraine bởi vì "bỏ rơi Ukraine có nghĩa là bất ổn hơn ở châu Âu".
Theo Tass">Ông Trump sẽ đưa Nga
Nhận định, soi kèo Las Palmas vs Barca, 03h00 ngày 23/2: Khó thắng cách biệt
Thị phần: 49,4%
Trung Quốc là quốc gia thống trị trong lĩnh vực xuất khẩu smartphone trên thế giới. Theo số liệu của The Hindu, quốc gia này chiếm gần một nửa thị phần toàn cầu.
Trước năm 2015, ngành xuất khẩu này của Trung Quốc liên tục tăng trưởng. Tuy nhiên từ sau năm 2015, đà tăng này không còn. Theo Reuters, năm 2022, số lượng smartphone xuất khẩu của nước này giảm về mức thấp nhất trong vòng 10 năm do tác động của dịch Covid-19 và nhu cầu tiêu thụ chậm lại.
Thị phần: 11,9%
Gần đây, Việt Nam đã thu hút nhiều doanh nghiệp sản xuất điện thoại lớn muốn giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Việt Nam đều đặn gia tăng thị phần xuất khẩu trong những năm qua, vươn lên trở thành nước xuất khẩu điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới với thị phần 11,9%.
Sự trỗi dậy đáng kinh ngạc của Việt Nam có thể là do tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của thị trường điện thoại thông minh ở Mỹ. Từ năm 2018 đến năm 2022, thị phần của Việt Nam xuất khẩu điện thoại thông minh vào Mỹ đã tăng gấp đôi từ 9% lên 18%.
Thị phần: 9,6%
Vị trí chiến lược, cơ sở hạ tầng thương mại tốt và môi trường thân thiện với doanh nghiệp, Hong Kong được xem là cửa ngõ quan trọng với các nhà sản xuất điện thoại thông minh đang tìm cách tiếp cận thị trường quốc tế. Hong Kong chiếm 9,6% thị phần xuất khẩu smartphone trên thế giới.
Thị phần: 7,3%
Trong vài năm gần đây, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) trở thành trung tâm tái xuất khẩu điện thoại di động. Khu vực này chiếm 7,3% thị phần xuất khẩu smartphone.
IDC ước tính nhu cầu hàng năm của UAE đối với smartphone vào khoảng 3,5 triệu thiết bị, trong đó khoảng 25% sẽ được tái xuất khẩu sang Châu Phi, Iran và một số thị trường khác.
Theo GulfNews, Iran là một trong những thị trường nhập khẩu smartphone lớn của UAE do nhu cầu tiêu thụ lớn nhưng do các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc nên không thể mua trực tiếp từ các nhà sản xuất.
Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu smartphone (Ảnh: The Hindu).
Thị phần: 3,4%
Năm 2010, thị phần của nước này chỉ ở mức 0,6%. Trong vài năm gần đây, quốc gia này nâng kim ngạch xuất khẩu và duy trì ở mức trên 2%.
Thị phần: 3,1%
Mỹ đứng thứ 6 về xuất khẩu smartphone với thị phần 3,1%. Năm 2014, thị phần xuất khẩu sản phẩm này của Mỹ từng đạt mức cao nhất là 4,7%.
Quốc gia này nổi tiếng là thị trường nhập khẩu smartphone lớn nhất thế giới. Từ năm 2018 đến năm 2022, thị phần của Việt Nam trong nhập khẩu điện thoại thông minh từ Mỹ đã tăng gấp đôi từ 9% lên 18%.
Thị phần: 2,6%
Trước năm 2010, Ấn Độ và Việt Nam đều có thị phần xuất khẩu điện thoại thông minh hơn 1%.
Gần đây, nước này đặt tham vọng sẽ vươn lên là thị trường xuất khẩu smartphone lớn trên thế giới với mục tiêu sẽ xuất khẩu 600 triệu điện thoại di động, trị giá 110 tỷ USD vào năm 2025. Tuy nhiên, đến năm 2022, thị phần của Ấn Độ mới đạt 2,6%, đứng thứ 7 trên thế giới.
Thị phần: 1,5%
Số liệu của The Hinducho thấy, năm 2010, Hàn Quốc đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu smartphone với thị phần 11,8% chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên đến năm 2013, thị phần nước này thu hẹp về vượt mức 6,3%. Năm 2022, miếng bánh xuất khẩu của Hàn Quốc chỉ còn 1,5%.
">8 nơi xuất khẩu smartphone lớn nhất thế giới, Việt Nam xếp thứ 2
Ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris (Ảnh: Getty).
Chiến dịch tranh cử tổng thống của bà Kamala Harris và các ủy ban chính trị liên quan đã huy động được 1 tỷ USD kể từ khi bà trở thành ứng cử viên của đảng Dân chủ vào tháng 7, Reutersdẫn nguồn tin cho biết.
Kể từ khi bà Harris thay thế Tổng thống Joe Biden vào ngày 21/7, tiền ủng hộ đã chảy vào quỹ chiến dịch của bà và các ủy ban hành động chính trị liên kết và đảng Dân chủ với tốc độ chưa từng có.
Bà Harris đã huy động được 25 triệu USD vào ngày bà được bổ nhiệm làm ứng cử viên của đảng Dân chủ và thu hút được 500 triệu USD trong khoảng 1 tháng.
Cựu Tổng thống Donald Trump và đảng Cộng hòa đã huy động được 130 triệu USD vào tháng 8, và có 295 triệu USD tiền mặt vào thời điểm đó, so với 404 triệu USD của bà Harris và đảng Dân chủ.
Cuộc đua của bà Harris với ông Trump vẫn rất sít sao, với khoảng cách trên toàn quốc đang thu hẹp. Cuộc thăm dò mới của Reuters/Ipsos cho thấy 2 ứng viên vẫn trong thế giằng co ở nhiều tiểu bang chiến trường.
Nguồn tin cho biết, số tiền quyên góp cho bà Harris phản ánh sự ủng hộ nhiệt thành của các nhà tài trợ trước cuộc bầu cử ngày 5/11. Khoản ngân sách này sẽ được sử dụng cho quảng cáo, tổ chức hoạt động vận động tranh cử ở các tiểu bang chiến trường.
Theo số liệu của Ủy ban Bầu cử Mỹ, trong tháng 8, chiến dịch tranh cử của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã chi 174 triệu USD cho các hoạt động tranh cử. Trong khi đó, chiến dịch tranh cử của cựu Tổng thống Donald Trump chỉ chi 61 triệu USD.
Tuy nhiên, trong lịch sử Mỹ, đã có những ứng viên dù thu hút được tài trợ ít hơn nhưng vẫn giành chiến thắng chung cuộc. Ví dụ, trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, ông Trump đã đánh bại bà Hillary Clinton dù huy động được ít tiền hơn đảng Dân chủ.
Theo Reuters">Bà Harris "hút" 1 tỷ USD tiền tài trợ sau 3 tháng gia nhập đường đua
Một cơ sở hải quân của Nga ở Tartous, Syria (Ảnh: Google Maps/Bloomberg).
Các blogger về chiến tranh của Nga cảnh báo hai cơ sở quân sự quan trọng về mặt chiến lược của Nga tại Syria và sự hiện diện của Moscow tại Trung Đông đang bị đe dọa nghiêm trọng khi lực lượng nổi loạn đang tiến công nhanh chóng.
Với nguồn lực quân sự của Nga chủ yếu tập trung ở Ukraine, nơi lực lượng của Moscow đang nhanh chóng kiểm soát thêm các vùng lãnh thổ trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump lên nắm quyền tại Mỹ vào tháng 1, khả năng ảnh hưởng của Nga đến tình hình Syria ở thời điểm hiện tại bị hạn chế hơn nhiều so với năm 2015, khi Nga can thiệp để hỗ trợ Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Những bước tiến nhanh chóng của quân nổi dậy ở Syria có thể làm suy yếu ảnh hưởng địa chính trị của Nga ở Trung Đông và khả năng thể hiện sức mạnh của Moscow trong khu vực, trên khắp Địa Trung Hải và châu Phi.
Các blogger chiến tranh người Nga cho biết mối đe dọa trực tiếp nhất dường như nhằm vào tương lai của căn cứ không quân Hmeimim của Nga ở tỉnh Latakia của Syria và cơ sở hải quân của Nga tại Tartous trên bờ biển.
Cơ sở Tartous là trung tâm sửa chữa và tiếp tế duy nhất của Nga tại Địa Trung Hải, và Moscow đã sử dụng Syria làm trạm trung chuyển để đưa các nhà thầu quân sự vào và ra khỏi châu Phi.
Vị trí các căn cứ của Nga ở Syria (Ảnh: BBC).
Khi được hỏi về "số phận" của các căn cứ Nga ở Syria, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết ông "không phải là người suy đoán" điều gì sẽ xảy ra, nhưng cho biết Moscow đang làm mọi cách có thể để ngăn chặn "những kẻ khủng bố" thắng thế.
Ngoại trưởng Lavrov cho biết, ông không lo lắng về việc các sự kiện ở Syria sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của chính ông hay của Nga như thế nào mà lo lắng về số phận của người dân Syria.
Không quân Nga đã hỗ trợ lực lượng chính phủ Syria tiến hành các cuộc không kích chống lại quân nổi dậy và Điện Kremlin cho biết Nga vẫn ủng hộ Tổng thống Assad và đang phân tích tình hình để xem cần có sự hỗ trợ nào để ổn định tình hình.
Tuy nhiên, các blogger chiến tranh nổi tiếng của Nga đã cảnh báo các cơ sở quân sự của Nga tại Syria đang đối mặt với nguy cơ bị đánh chiếm hoặc phong tỏa, đe dọa khả năng duy trì hiện diện của Moscow tại Trung Đông.
Blogger chiến tranh "Rybar", nguồn tin thân cận với Bộ Quốc phòng Nga, cho biết lực lượng của Moscow đang phải đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng.
"Trên thực tế, chúng ta cần hiểu rằng quân nổi dậy sẽ không dừng lại. Họ sẽ cố gắng gây ra thất bại và thiệt hại tối đa về danh tiếng cũng như nguồn lực của Nga ở Syria và đặc biệt là phá hủy các căn cứ quân sự của Nga", blogger Rybar cảnh báo.
Theo blogger Rybar, việc chỉ dựa vào quân đội Syria là một sự thất bại, đồng thời cho rằng quân đội Syria sẽ tiếp tục thất bại trừ khi được lực lượng không quân và các chuyên gia Nga hỗ trợ đúng cách.
Blogger "Fighterbomber" của Nga cho biết lực lượng của Moscow ở Syria đứng trước nhiều rủi ro và việc mất căn cứ không quân Hmeimim đồng nghĩa với việc mất khả năng thực hiện các cuộc không kích được cho là chiếm tới 75% khả năng của Moscow tại khu vực này.
"Sân bay Hmeimim không phải là một tổ hợp nhiều tầng và có tầng hầm. Đó là một sân bay với các tòa nhà lắp ghép nhẹ ở trên và sẽ ngừng hoạt động ngay khi lọt vào tầm bắn của pháo binh hoặc thiết bị không người lái của đối phương", blogger "Fighterbomber" cho biết thêm.
"Tình hình của căn cứ hải quân ở Tartous cũng tương tự như vậy. Tất nhiên, vẫn có thể bảo vệ và duy trì được căn cứ trong một thời gian khá dài nếu Nga vẫn duy trì lực lượng ở đó, nhưng căn cứ sẽ không thể hoạt động được hoặc hoạt động rất hạn chế", blogger nhận định.
Blogger "Fighterbomber" cũng cảnh báo, sẽ không thể sơ tán toàn bộ thiết bị quân sự của Nga trong trường hợp khẩn cấp. Do đó, nhiệm vụ chính của lực lượng Nga ở Syria là ngăn chặn quân nổi dậy tiến vào Latakia.
Theo Kyiv Post">Số phận mong manh của căn cứ quân sự Nga sau "cơn địa chấn" Syria
3 cách hay để đuổi sạch kiến ra khỏi lọ đường">
Muốn giữ sàn gỗ luôn sáng bóng, hãy học ngay những mẹo vặt sau
友情链接