- Diễn viên Bảo Thanh và Mạnh Trường chia sẻ quan điểm của mình về đàn ông chất,bxh y đàn ông gia trưởng và cả chuyện ăn Tết nhà nội hay nhà ngoại...
Diễn viên Bảo Thanh khoe xe mới tiền tỷ- Diễn viên Bảo Thanh và Mạnh Trường chia sẻ quan điểm của mình về đàn ông chất,bxh y đàn ông gia trưởng và cả chuyện ăn Tết nhà nội hay nhà ngoại...
Diễn viên Bảo Thanh khoe xe mới tiền tỷXã Nhất Hòa, huyện Bắc Sơn vốn là huyện miền núi còn nghèo khó của tỉnh Lạng Sơn. Do địa hình vùng núi hiểm trở, đường xá đi lại khó khăn, nên hầu hết những em học sinh, những cô bé, cậu bé còn đen nhẻm, gầy gò nhưng vẫn có niềm khát khao lớn với những con chữ, phải học bán trú tại trường. Bữa trưa của các em là những nắm cơm trắng chấm vừng, thậm chí có em còn phải nhịn đói tới trường.
Thấu hiểu tình cảnh khó khăn và đồng cảm với khát khao học tập, vươn lên làm chủ tri thức của các em nhỏ, Vinalink đã ấp ủ về việc xây dựng bếp ăn tình thương, nơi tạo nên những bữa ăn ngon, có đầy đủ dưỡng chất cho điểm trường khó khăn tại nơi đây.
Trong suốt một quãng thời gian dài, Vinalink Group đã đặt nhiều tâm huyết nghiên cứu về địa hình, theo sát quá trình xây dựng, mặc dù gặp một số khó khăn do dịch Covid 19 đang diễn biến phức tạp, nhưng đại diện chính quyền địa phương và đơn vị tài trợ Vinalink Group vẫn quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thi công và hoàn thành công trình sớm hơn tiến độ để đảm bảo các cô giáo và các em học sinh sớm có một địa điểm sinh hoạt, ăn uống khang trang, sạch sẽ hơn.
Đại diện Vinalink Group: Tổng giám đốc Nguyễn Đức Anh, Giám đốc Truyền thông Trần Tiến Độ, Phó Ban đào tạo Nguyễn Hoàng Thái gửi trao những món quà nhỏ cho các em học sinh. |
Bếp ăn do Vinalink Group tài trợ hứa hẹn góp phần mang đến những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, trở thành một sự khích lệ rất lớn đối với thầy và trò tại nơi đây trên hành trình đi tìm tri thức cho các em nhỏ.
Đại diện Vinalink Group cho biết, với tinh thần đoàn kết sẻ chia, tiên phong trong công tác xã hội, bếp ăn cho trường mầm non tại xã Nhất Hòa vừa hoàn thiện sẽ là một trong hàng loạt các chương trình từ thiện mang tính bền vững, có giá trị cộng đồng và ý nghĩa thực tiễn mà Vinalink chuẩn bị thực hiện tại các địa phương còn gặp nhiều khó khăn trên toàn quốc.
Vinalink Group được ra đời cách đây 16 năm, tuy hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng Vinalink Group vẫn phát triển và đang từng ngày được cải thiện và từng bước xây dựng được một hệ thống vững mạnh, hứa hẹn sẽ trở thành một tập đoàn lớn mạnh với tầm nhìn trở thành thương hiệu kinh doanh theo mạng đẳng cấp tỉ USD vào năm 2030.
Với tôn chỉ và triết lý hướng đến là “Chung tay xây dựng cộng đồng khỏe và giàu, đến nay, Vinalink Group đã không ngừng nỗ lực cống hiến các giá trị cho xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng những sản phẩm thực phẩm chức năng cao cấp có nguồn gốc từ thiên nhiên với công nghệ sản xuất hiện đại hàng đầu Đông Nam Á.
Ngoài ra, với tinh thần tương thân tương ái vì thế hệ tương lai, khẳng định vai trò trách nhiệm trong các hoạt động xã hội, Vinalink Group còn thực hiện rất nhiều chuyến thiện nguyện, xây dựng nhiều công trình trọng điểm giúp ích cho hệ thống giao thông, giáo dục tại nhiều địa phương.
Doãn Phong
" alt=""/>Vinalink Group tài trợ xây bếp ăn trường mầm non cho thôn nghèo ở Lạng SơnHọc y khoa đòi hỏi các em phải luyện Anh ngữ để có kỹ năng tối thiểu, tham khảo sách vở từ thư viện; hiểu và giao tiếp được với chuyên gia, đồng nghiệp, bạn bè quốc tế.
Chúng ta đều biết, kiến thức y học hiện nay đều đến từ các chuyên gia nói tiếng Anh và sách vở tiếng Anh.
Học y khoa không thể âm thầm học một mình mà phải biết chia sẻ cùng bạn bè, đồng nghiệp, đàn anh. Do vậy, trong khi là sinh viên y khoa, việc học nhóm, học tổ là rất cần thiết để chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức.
Học y khoa đòi hỏi học với giải trí. Giải trí ở đây có thể là âm nhạc, thể dục thể thao. Nếu chúng ta chỉ lo chăm chú, cắm cúi vào chuyện học mà không giải trí, sẽ khó tiếp thu được khối kiến thức y học đồ sộ. Trí óc chúng ta cần những khoảng lặng để phục hồi.
Sau khi ra trường, trở thành bác sĩ, các em cần lưu ý:
Học y khoa đòi hỏi phải học suốt đời, không ngừng nghỉ, vì nghề này không có tuổi hưu, kiến thức y khoa không bao giờ dừng lại.
Các em đừng bao giờ hài lòng với kiến thức đang có vì những cái mới luôn xuất hiện, đòi hỏi chúng ta phải tiếp cận. Nếu không, chúng ta sẽ lạc hậu với các phương pháp khám chữa bệnh và điều trị cũ, không tìm thấy lối mở hay con đường mới trong nghiên cứu y học.
Y khoa là một nghề tự do, tự mình làm chủ lấy mình. Nếu muốn tự mình làm chủ lấy mình, các em phải rèn luyện khi học và sau khi tốt nghiệp.
Y khoa là một nghề mở, vì tốt nghiệp xong sẽ có nhiều hướng đi, nghiên cứu cũng được, lâm sàng cũng được. Trong lâm sàng lại có rất nhiều khoa để lựa chọn. Đây là con đường mở và là điểm mạnh của người học y khoa.
Khi chọn nghề y khoa, các em phải hiểu, đây là một nghề rất thách thức.
Đó là thách thức giữa đạo đức và phi đạo đức. Hàng ngày, chúng ta có thể cư xử theo hướng đạo đức: những điều tốt cho bệnh nhân và cho ta. Thế nhưng, cũng có thể hướng chúng ta đến phi đạo đức: chỉ làm tốt cho mình mà không cần tốt cho người bệnh.
Thách thức giữa kiến thức và ngu dốt: Khi tốt nghiệp và mang danh bác sĩ, dù em có kiến thức hay ngu dốt cũng đều là bác sĩ. Nhưng, nếu muốn trở thành bác sĩ giỏi, các em phải chọn con đường của kiến thức.
Thách thức giữa cập nhật và cổ hủ: Y khoa luôn có những tiến bộ mới nhưng vẫn những bác sĩ giữ quan niệm cổ hủ, con đường điều trị cổ hủ mà không chịu cập nhật kiến thức.
Thách thức giữa hài hòa và kiêu căng: Có những bác sĩ tiếp xúc với bệnh nhân mà rất kiêu căng, hỏi cũng không trả lời. Ngược lại, có bác sĩ dịu dàng, hài hòa với người bệnh. Các em đứng giữa 2 con đường này, đặc biệt hiện nay, chúng ta phải khám quá nhiều bệnh nhân mỗi ngày.
Thách thức giữa chuyên môn và thương mại: Các em phải làm sao hài hòa chuyên môn và thương mại nhưng chuyên môn phải đi đầu đi trước, thương mại chỉ là cái theo sau mà thôi.
Vì thế, người làm nghề y phải luôn đấu tranh và lựa chọn mỗi ngày, khi hành nghề, khi tiếp xúc với bệnh nhân. Y khoa là một nghề cực kỳ thách thức và chọn môi trường học y khoa lý tưởng là rất cần thiết.
Các em sinh viên thân mến, tôi gửi đến các em những tâm sự về học y khoa và nghề y mà tôi đã trải qua.
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Hùng Vân
Gia đình bệnh nhân tặng bác sĩ máy tiền tỷ để cứu thêm nhiều ngườiNhiều bệnh nhân bị bỏng điện nặng có thể bị đoạn chi hoặc bàn tay không còn chức năng cầm nắm. Để giảm thiểu nguy cơ này, các bác sĩ cần đến hệ thống máy móc hiện đại và rất đắt tiền." alt=""/>Nghề y luôn phải đấu tranh và lựa chọn mỗi ngàyTS.BS Phan Bích Nga – Trưởng khoa Khám Trẻ em (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, khả năng tăng cường miễn dịch được chi phối bởi một số yếu tố nhưng quan trọng là yếu tố về dinh dưỡng bởi các vitamin, khoáng chất tham gia vào hệ thống miễn dịch cơ thể, trong đó có sắt và kẽm. Tuy nhiên thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ trẻ em thiếu sắt, kẽm ở Việt Nam đang ở mức cao. Tương tự, thống kê của Bộ Y tế giai đoạn 2019 - 2020, có 58% trẻ dưới 5 tuổi thiếu kẽm, cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt.
Chuyên gia thông tin trẻ thiếu sắt thường đi đôi với thiếu kẽm. Phụ huynh rất khó nhận biết tình trạng thiếu kẽm và thiếu sắt của bé trong quá trình nuôi dưỡng, chỉ biết được khi có hậu quả của thiếu kẽm và sắt gây ra. Đặc biệt, biểu hiện lâm sàng của thiếu máu thiếu sắt thường rất nghèo nàn, xảy ra từ từ, khó nhận biết.
Dấu hiệu trẻ thiếu chất
Để cha mẹ thuận tiện theo dõi sức khỏe của trẻ, TS.BS Nga cũng đưa ra một số biểu hiện của trẻ thiếu sắt và kẽm: Thèm ăn, liếm, hoặc nhai các đồ không phải thực phẩm (đất, giấy, bìa cứng…); Suy giảm đề kháng, trẻ dễ ốm vặt; Da tái, da xanh, niêm mạc nhợt; Móng tay, móng chân mỏng; Lưỡi khô, dễ bị sung viêm; Mệt mỏi, hay ngáp vặt, buồn ngủ, học tập thiếu tập trung, dễ cáu gắt; Tóc móng giòn dễ gẫy, móng tay có những khía, hoặc vạch trắng.
Ngoài ra, các dấu hiệu như Rối loạn giấc ngủ; Kém hấp thu, chậm tăng cân; Chậm phát triển chiều cao; Dễ mắc các bệnh về da mẩn ngứa và dị ứng… cũng có thể là con bạn đang thiếu 2 chất này.
Khi cơ thể trẻ bị thiếu sắt, hệ miễn dịch sẽ suy giảm. Hàng rào bảo vệ cơ thể trở nên lỏng lẻo và tạo cơ hội cho virus, vi khuẩn gây bệnh. Trẻ thiếu kẽm dẫn tới nhẹ cân, suy dinh dưỡng, thấp còi và nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, các bệnh do virus tăng cao hơn.
Để bổ sung sắt, kẽm giúp trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, phòng tránh các bệnh nhiễm trùng, TS.BS Nga cho biết, cần phải đảm bảo đầy đủ trong tất cả các giai đoạn của cuộc đời kể từ khi còn trong bào thai. Khi mang thai, bà mẹ cần ăn uống đầy đủ và bổ sung thêm viên sắt như khuyến cáo.
Trẻ mới sinh ra trong 6 tháng đầu nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Sau 6 tháng, khi trẻ ăn dặm, các bà mẹ cần cho con ăn đủ dinh dưỡng bằng chế độ ăn hằng ngày. Kẽm và sắt có nhiều thực phẩm như thịt bò, trứng, thủy hải sản như hàu, sò, ghẹ, và một số loại rau lá xanh… nhưng theo cuộc điều tra đinh dưỡng Đông Nam Á (Seanuts), bữa ăn hàng ngày của trẻ em Việt Nam thiếu đến 50% nhu cầu vi chất điển hình là kẽm và sắt.
TS.BS Phan Bích Nga lưu ý, nhiều người thường lầm tưởng, khi cho trẻ ăn các thực phẩm giàu sắt và kẽm, cơ thể sẽ hấp thu được 100% lượng sắt và kẽm có trong thực phẩm tuy nhiên khả năng hấp thu sắt từ thực phẩm chỉ từ 5-15%, kẽm từ 10-30%.
Bên cạnh đó, sắt và kẽm chủ yếu có trong đạm động vật như trứng, thịt bò, ghẹ, hàu… Trong khi bắt đầu ăn dặm, trẻ mới chỉ tập ăn với lượng nhỏ, những thực phẩm này lượng ăn cũng không nhiều, dẫn đến trẻ thiếu nhiều vi chất dinh dưỡng, điển hình là kẽm và sắt.
Theo TS.BS Nga, đối với trẻ sau khi bị ốm, trẻ chậm lớn và trẻ biếng ăn nên bổ sung sắt và kẽm. Nên chọn các sản phẩm có hàm lượng sắt và kẽm đủ nhu cầu hàng ngày nhưng cũng không quá lạm dụng sẽ gây dư thừa.
Bú sữa pha bằng nước sông lắng phèn, trẻ xuất huyết tiêu hóa nặngBé gái 3 tháng tuổi được chuyển lên TP.HCM với chẩn đoán viêm ruột nhiễm trùng. Khai thác thông tin, bác sĩ mới biết trẻ được uống sữa pha bằng nước sông lắng phèn, không được đun sôi." alt=""/>Chuyên gia chỉ dấu hiệu trẻ thiếu kẽm, sắt phụ huynh nên lưu ý