









Thư Hồ
Thư Hồ
FedEx khẳng định đây chỉ là nhầm lẫn trong hệ thống, không có tác động nào đến từ bên ngoài trong việc bưu phẩm bị chuyển đến Mỹ thay vì các văn phòng Huawei ở châu Á.
FedEx khẳng định đây chỉ là nhầm lẫn vô tình trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Ảnh: SCMP. |
Trước đó, Reutersđưa tin Huawei tố công ty vận chuyển hàng đầu thế giới cố tình thay đổi địa điểm nhận những tài liệu thương mại quan trọng. Hai kiện hàng gửi ngày 19/5 và 20/5 từ Tokyo tới văn phòng Trung Quốc đã bị chuyển sang trụ sở FedEx ở Mỹ. Kiện hàng gửi từ Hà Nội ngày 17/5 bị giữ lại ở kho Hong Kong và Singapore vì có yêu cầu chuyển sang Mỹ.
Bằng cách nào đó, Huawei phát hiện và kịp thời ngăn chặn việc thay đổi hướng vận chuyển các gói hàng.
Sự cố với FedEx xảy ra trong bối cảnh cuộc chiến công nghệ đang nổ ra giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Chính quyền Mỹ đưa Huawei và các công ty con vào diện cấm mua phần cứng, phần mềm và dịch vụ từ Mỹ vì cho rằng tập đoàn Trung Quốc có hành vi do thám, ăn cắp bí mật công nghệ.
Nhịn ăn
Để trả lời cho câu hỏi “Bạn có thể nhịn ăn tối đa trong bao lâu?”, chúng ta sẽ phải cân nhắc đến rất nhiều yếu tố. Ý chí và nghị lực đóng vai trò khá quan trọng. Các tù nhân, các lãnh đạo chính trị đã từng nhịn ăn trong khoảng thời gian khá lâu. Gandhi đã nhịn ăn trong 21 ngày liên tục khi đã bước vào tuổi 70. Lịch sử cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp nạn nhân trong các thảm họa đã phải nhịn ăn trong một thời gian dài.
Về mặt y khoa, các chuyên gia đồng thuận rằng, một người khỏe mạnh bình thường có thể nhịn ăn trong khoảng thời gian lên đến 8 tuần, miễn là họ được cung cấp đủ nước. Khỏe mạnh và có thể hình phù hợp có thể giúp bạn sống sót lâu hơn, nhưng béo phì cũng đồng nghĩa với việc bạn có sẵn 1 kho dự trữ mỡ khổng lồ.
Thứ tự sử dụng các dạng năng lượng của cơ thể là như sau: đường sẽ là nguồn năng lượng được sử dụng đầu tiên, sau đó là tới mỡ - điều này giải thích tại sao những người béo lại có thể sống sót lâu hơn nếu bị bỏ đói. Protein là nguồn nguyên liệu bị tiêu hao cuối cùng. Nhưng nếu đã đạt tới cột mốc này, bạn đã ở rất gần với chiếc vé 1 chiều sang thế giới bên kia. Về cơ bản, cơ thể bạn đang tự gặm nhấm nốt những gì còn sót lại trong mình.
Quá trình chuyển hóa là yếu tố then chốt trong thử thách này. Chuyển hóa chính là quy trình biến đổi thức ăn thành năng lượng. Quy trình chuyển hóa càng chậm, tốc độ sử dụng thức ăn càng chậm, và bạn càng có cơ hội kéo dài khoảng thời gian của mình. Nếu đang nhịn đói, cơ thể bạn sẽ tự điều chỉnh chu trình chuyển hóa và tự động làm chậm chu trình này lại. Về cơ bản, cơ thể bạn đang làm tất cả những gì có thể để giữ cho bạn sống sót.
Thời tiết cũng là một tác nhân phải kể đến. Quá nóng hoặc quá lạnh đều đẩy bạn gần đến với cái chết hơn, tuy nhiên, bạn sẽ chết vì nguyên nhân khác, chứ không phải chết đói. Nhưng đứng trên góc độ tiêu thụ, nhiệt độ càng cao thì quá trình tiêu thụ năng lượng càng nhanh, trong khi đó, nhiệt độ càng thấp, cơ thể chúng ta càng phải tiêu hao nhiều năng lượng để giữ cho nhiệt độ trung tâm ở mức ổn định. Nếu may mắn có được mức nhiệt vừa đủ, có thể bạn sẽ sống được lâu hơn khi bị buộc phải nhịn đói.
Nhịn uống
Nhịn uống lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Trong điều kiện nhiệt độ cao, tình trạng mất nước có thể xảy ra chỉ trong vòng một giờ. Về cơ bản, đây là nguyên nhân chính khiến người ta tử vong khi bị nhốt trong xe sau vài giờ, nếu không có sự trợ giúp kịp thời từ bên ngoài.
Con người cần nước để sống - đó là chân lý bất di bất dịch. Chúng ta đào thải nước thông qua mồ hôi, nước tiểu, phân và qua cả hơi thở. Lượng nước bị đào thải này cần phải được bổ sung từ bên ngoài, nhằm giúp duy trì hoạt động cho các cơ quan trong cơ thể. Trong điều kiện nhiệt độ cao, cơ thể chúng ta có thể mất tới 1,5 lít nước, chỉ qua đường mồ hôi. Thiếu nước, sẽ chẳng còn gì giúp cơ thể điều hòa lại nhiệt độ trung tâm, lượng nhiệt này nếu cứ tiếp tục tăng lên, sẽ khiến bạn nhanh chóng lâm vào tình trạng sốc nhiệt.
Ngay kể cả trong điều kiện nhiệt độ lý tưởng, việc ngừng uống nước sẽ sớm làm cơ thể lâm vào tình trạng mất nước. Khát nước, mệt mỏi là những triệu chứng đầu tiên xuất hiện, và nếu tình trạng này tiếp tục, bạn sẽ nhanh chóng lâm vào tình trạng lú lẫn, hôn mê, và tụt huyết áp do sốc.
Quay trở lại với câu hỏi ở tiêu đều - nếu bạn ở trong điều kiện lý tưởng về cả thể trạng và môi trường xung quanh, các chuyên gia cho rằng bạn có thể sống sót tối đa từ 3 ngày đến 5 ngày.
Đó hoàn toàn là những giới hạn mang tính chất giả định. Đã có người vượt qua được thử thách này ở mức thời gian lâu hơn, nhưng cũng có người không may mắn đến thế. Đây không phải là những thách thức bạn nên làm với chính cơ thể mình.
Theo GenK
">Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT sớm trình Nghị định thay thế Nghị định 86. Ảnh minh họa: Internet
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại buổi họp rà soát dự thảo Nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP.
Theo đó, trong cuộc họp rà soát dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 86, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đánh giá cao Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và các bộ, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan đã tích cực xây dựng dự thảo Nghị định; tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo khoa học; nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm của các nước; lấy ý kiến rộng rãi của người dân, doanh nghiệp; rà soát, hoàn chỉnh dự thảo Nghị định theo đúng trình tự, thủ tục của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ bản nhận được sự đồng thuận của các doanh nghiệp vận tải. Tuy nhiên, dự thảo Nghị định vẫn còn một số nội dung chưa nhận được sự đồng tình của các Bộ, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Để bảo đảm tính khả thi khi Nghị định được ban hành, phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kinh doanh vận tải đường bộ, cũng như bảo đảm công bằng, cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh vận tải; tạo hành lang pháp lý để khuyến khích các mô hình đổi mới sáng tạo, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương nghiên cứu, tiếp tục rà soát, hoàn chỉnh dự thảo Nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/6/2019.
">