Nếu thành công, tỷ lệ sở hữu của lãnh đạo này sẽ giảm từ 0,5% về 0,36%. Ước tính ông Thông có thể thu về khoảng 47,75 tỷ đồng (theo thị giá chốt phiên 10/10).
Tương tự, bà Đặng Thị Lài - Giám đốc cao cấp kiêm Thành viên Hội đồng quản trị - cũng đăng ký bán ra 600.000 cổ phiếu PNJ trong thời gian 14-30/10. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của bà giảm từ 0,73% về 0,55%. Dự kiến bà Lài có thể thu khoảng 57,3 tỷ đồng.
Như vậy, hai lãnh đạo PNJ dự kiến thu về khoảng 105 tỷ đồng sau khi xả hơn triệu cổ phiếu. Cả hai cho biết mục đích giao dịch là do nhu cầu tài chính cá nhân.
Đánh cắp trái châu trên nóc Bia Đình lăng Ông Bà Chiểu
Liên quan vụ trộm trái châu ở lăng Lê Văn Duyệt (quận Bình Thạnh, TP.HCM), công an đã thu hồi trái châu bàn giao lại cho ban Quản lý lăng Lê Văn Duyệt. Tuy nhiên, vụ việc vẫn dấy lên lo ngại, kẻ trộm ngày càng chú ý nhiều hơn đến các cổ vật giá trị tại các di tích.
Trước khi trao trả, Công an quận Bình Thạnh đã phối hợp các đơn vị chức năng tổ chức giám định giá trị thật của trái châu. Qua giám định, trái châu được làm từ chất liệu đất nung, tráng men, trị giá lên đến 350 triệu đồng.
Bà Lâm Thị Hoàng Oanh, Trưởng ban Quản lý di tích lăng Lê Văn Duyệt cho biết, ngày 2/9, nhân viên quản lý di tích bất ngờ phát hiện trái châu trên nóc Bia Đình phía trước phần mộ lăng Ông biến mất.
Trái châu có tuổi đời gần 100 năm, được bài trí nằm giữa đôi rồng trong đồ án "lưỡng long tranh châu" trên nóc Bia Đình.
“Phát hiện vụ mất trộm, chúng tôi đã trình báo sự việc lên cơ quan chức năng. Đồng thời, trích xuất hình ảnh camera an ninh trong khuôn viên di tích để tìm hiểu sự việc”, bà Oanh nhắc lại.
Về giá trị của trái châu bị mất trộm, bà Oanh cho biết, trái châu được chế tác từ gốm chứ không phải đá quý. Trái châu thuộc dòng gốm Cây Mai nổi tiếng của Sài Gòn xưa có niên đại từ những năm 1922.
Hiện vật này có 3 phần với chiều cao gần 1m gồm: đế, thân và đỉnh. Phần thân có hình trái châu được làm bằng gốm phủ men màu xanh ngọc rất đẹp, đặt trên phần đế có những họa tiết hết sức tinh xảo.
Bà Oanh nhấn mạnh, các hiện vật này đã gần 100 năm tuổi nhưng vẫn nguyên vẹn từ màu sắc đến hình dáng. Trải qua mưa nắng, chất liệu gốm cũng như lớp men không hề bị hư hỏng thậm chí xuống sắc. Điều này cho thấy chất liệu gốm và men của cha ông thời trước vô cùng chất lượng.
Đây là hiện vật quý, có giá trị văn hóa lịch sử. (Ảnh: Nguyễn Sơn) |
Cũng theo bà, các hiện vật trong khu di tích được ban quản lý bảo vệ hết sức nghiêm túc, chặt chẽ. Khuôn viên di tích đều được gắn camera an ninh, đội ngũ bảo vệ túc trực tại lăng 24/24. Sau mỗi giờ, lực lượng bảo vệ đi tuần tra xung quanh di tích một lần. Tuy nhiên, kẻ trộm vẫn đột nhập và đánh cắp cổ vật.
Trước đó, di tích từng nhiều lần bị trộm đột nhập, đánh cắp các hiện vật có giá trị. Cụ thể, từ những năm 1995 - 1996, di tích bị kẻ trộm đột nhập đánh cắp cặp phù điêu Ông Nhật Bà Nguyệt.
Năm 2010, kẻ trộm tiếp tục đánh cắp một chiếc dĩa kiểu cổ trang trí. Năm 2012, liên tục hai phù điêu con nghê ở cổng lăng Ông mặt đường Phan Đăng Lưu bị gỡ trộm.
Gần đây nhất, trong đợt trùng tu diễn ra vào năm 2018, di tích này đã bị mất bảy phù điêu. Cũng trong đợt này, phù điêu phượng hoàng ngậm thư cũng bị gỡ mất một con, hiện di tích chỉ còn một.
Những “vết thương” cổ vật của đình Linh Tây
Bức phù điêu trị giá trên 10 tỷ đồng của đình Linh Tây bị đánh cắp đến nay vẫn chưa thấy tung tích. (Ảnh: Nguyễn Sơn) |
Đình Linh Tây ở quận Thủ Đức, TP.HCM đã được xếp hạng di tích cấp Thành phố vào năm 2003. Ngôi đình được quản lý và bảo quản cẩn thận, có người trông coi nhưng "đạo chích" vẫn không buông tha.
Ngay từ cổng chính của ngôi đình, bức phù điêu bằng gốm hình chữ nhật, kích thước lớn đã bị đục, cạy phá nát. Đến nay, bức phù điêu chỉ còn thấy vài mảnh gốm men xanh tuyệt đẹp dính lại trên nền gốm.
Ông Nguyễn Văn Hùng, cán bộ phòng Văn hóa phường Linh Tây khẳng định, bức phù điêu này được người xưa tạo tác từ loại men gốm cổ. Hiện nay, loại men gốm này gần như đã không còn nên rất quý hiếm, có giá trị cao.
Chỉ tay về phía nóc mái đình, ông Nguyễn Thanh Tùng (SN 1972, ngụ quận Thủ Đức), người trông coi đình Linh Tây cho biết, các loại gốm tại đình giá trị đến nỗi, "đạo chích" đã bất chấp nguy hiểm trèo lên mái đục, lấy trộm một tấm phù điêu.
Ông cho biết, bức phù điêu bị đục mất nằm trong hệ thống 5 bức phù điêu trang trí bằng gốm cổ đặt trên mái đình.
Cũng theo ông Tùng, bức phù điêu trang trí này bị mất cùng thời điểm với tấm phù điêu cổ, giá trị lên đến hàng chục tỷ đồng được đặt tại bàn thờ trước chánh điện của đình.
Bức phù điêu ở chánh điện bị mất từ tháng 6/2019, đến nay vẫn chưa được tìm thấy. Theo các tài liệu ghi lại, bức phù điêu bị đánh cắp đắp nổi Tứ Linh bằng gốm men xanh cổ, kích thước 80cm x 50cm x 15cm, nặng khoảng 50kg.
Các bức phù điêu trang trí tại đình Linh Tây bị trộm đục, cạy phá nham nhở. (Ảnh: Nguyễn Sơn) |
Các nhà nghiên cứu khẳng định, bức phù điêu bị mất cắp vô cùng quý hiếm, được tạo tác từ loại men gốm cổ đã không còn tồn tại.
Chia sẻ về vụ trộm bí ẩn, ông Tùng kể: “Tôi trông nom đình đã nhiều năm và chưa từng được biết về giá trị thật của bức phù điêu bị mất. Thế nhưng, tôi vẫn luôn cẩn trọng vấn đề bảo đảm an ninh, phòng trộm cắp".
Tối hôm xảy ra vụ việc, ông Tùng cũng khóa cửa kỹ lưỡng. Đêm đó, ông không nghe thấy tiếng động lạ, con chó ở đình cũng không sủa. Sáng hôm sau, khi ra mở cổng, ông tá hỏa phát hiện ổ khóa cổng đình, cửa chính điện đều bị cắt đứt. Bức phù điêu trên ban thờ chỉ còn lại một bên chân đế.
Tá hỏa, ông Tùng bước ra ngoài, nhìn lên mái đình thì phát hiện phần phù điêu trang trí cũng bị đục mất một miếng. Hiện, những họa tiết, phù điêu trang trí bằng gốm tráng men cổ tại đình trở nên nham nhở, mất mỹ quan vì bị trộm liên tục viếng thăm.
Sự thật trên khiến dư luận không khỏi xót xa, bức xúc. Đã đến lúc cần có sự chung tay giữa cộng đồng và lực lượng chức năng trong việc bảo vệ những cổ vật mang giá trị văn hóa, lịch sử tại các khu di tích.
Nhà từ đường xây hàng trăm năm trước, có khuôn viên rộng đến 3.000m2 ở xã Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) chứa nhiều cổ vật, được cả dòng họ nhiều đời bảo vệ.
" alt=""/>Đạo chích liều mình đánh cắp cổ vật trị giá hàng chục tỷ ở Sài GònÔng Lê Tiến Phương (Ảnh: B.T.).
Cựu Chủ tịch UBND TP Phan Thiết Đỗ Ngọc Diệp bị đề nghị truy tố tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai.
Cựu Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bình Thuận Nguyễn Xuân Phong bị điều tra về tội Vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Theo kết luận điều tra, trong quá trình triển khai, thực hiện Dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết, ông Lê Tiến Phương đã trực tiếp phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung TP Phan Thiết, cấp Giấy phép quy hoạch cho chủ đầu tư lập quy hoạch xây dựng dự án, phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu đô thị với tỷ lệ 1/500, chỉ đạo Sở Tài nguyên và Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh, tham mưu, đề xuất phương án giá đất để ông Phương phê duyệt giá đất...
Cơ quan điều tra cáo buộc ông Phương biết rõ các quy định của Luật Đất đai, khi xác định giá đất cụ thể để tính tiền sử dụng đất đối với hơn 363.000m2 được chuyển mục đích sử dụng đất cần phải căn cứ vào quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; tài sản so sánh được sử dụng để đưa vào tính toán phải là tài sản tương đồng..., nhưng theo tham mưu của liên Sở Tài nguyên - Xây dựng - Thường trực HĐ Thẩm định giá đất tỉnh, ông Phương vẫn ký ban hành công văn xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phương án giá đất tại dự án trái quy định.
Hành vi trên của ông Phương và các bị can trong vụ án đã gây thiệt hại cho nhà nước hơn 308 tỷ đồng.
" alt=""/>Cựu Chủ tịch Bình Thuận cùng nhiều lãnh đạo sở bị đề nghị truy tố