Cũng như chị Hoài Anh, nhiều người khi đến đây đã phải ra về khi không có vắc xin đúng như nhu cầu. Để tránh mất thời gian, ngay tại bàn tiếp đón của điểm tiêm đã dán biển thông báo hết vắc xin cúm để người dân nắm được thông tin.
Nhân viên y tế tại đơn vị tiêm chủng cho hay, do thời gian gần đây, cúm A gia tăng mạnh nên lượng người đến tiêm rất đông, dẫn tới hết hàng.
Đơn vị cũng chưa biết được khi nào mới có vắc xin cúm A trở lại nên cũng tư vấn cho chị Hoài Anh tìm kiếm nguồn vắc xin tại những cơ sở tiêm chủng khác, tránh chờ đợi làm lỡ cơ hội phòng bệnh chủ động cho người nhà.
Thực tế không chỉ có điểm tiêm chủng của Bệnh viện Đa khoa Hà Đông mà nhiều cơ sở tiêm chủng khác ở Hà Nội cũng đang “cháy” vắc xin cúm.
Trung tâm tiêm chủng số 131 Lò Đúc - cơ sở tiêm chủng duy nhất của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương - trong nhiều ngày nay liên tục thông báo không còn loại vắc xin phòng cúm nào, dù của Pháp hay Hà Lan.
Tại trung tâm tiêm chủng của Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế sáng 8/8 thông báo chỉ còn loại vắc xin cúm của Pháp, không còn loại của Hà Lan. Cuối tuần trước, đơn vị này "cháy" hàng vắc xin.
Còn Trung tâm tiêm chủng Vabiotech Care cũng tương tự, chỉ còn loại vắc xin cúm của Pháp. Nhân viên tư vấn của đơn vị đề nghị nên đến tiêm sớm do số lượng không còn nhiều.
Tại một hệ thống tiêm chủng tư nhân trên địa bàn Hà Nội, vắc xin cúm A tiêm cho trẻ 6 tháng tuổi trở lên và trẻ em, người lớn trên 3 tuổi vẫn còn. Tuy nhiên, đơn vị này cũng lưu ý, lượng vắc xin chỉ có thể cập nhật trong 2 ngày, nếu chưa đến tiêm chủng trong thời gian trên thì cần liên hệ lại, tránh trường hợp hết vắc xin và phải ra về.
Cũng theo đại diện của trung tâm trên, khoảng 2 - 3 tuần trở lại đây, lượng người dân đến tiêm vắc xin phòng cúm mùa ở đây tăng cao, tăng 300-400% so với tháng trước.
Không chỉ có trẻ em, người già, người có nguy cơ cao nhiễm bệnh, người mắc các bệnh nền, không ít doanh nghiệp cũng tổ chức tiêm vắc xin cúm A cho nhân viên với số lượng từ 200 – 2.000 người/đơn vị với mục đích phòng ngừa bệnh, tránh ngưng trệ hoạt động kinh doanh, sản xuất.
Còn thống kê tại Bệnh viện Nhi Trung ương, thống kê cho thấy, số lượng trẻ tiêm phòng cúm A cũng gia tăng. Lượng tiêm vắc xin trong tháng 7 gấp hơn 2 – 3 lần so với tháng 6.
Hiện Việt Nam có 4 loại vắc xin ngừa cúm, gồm Vaxigrip Tetra (Pháp) 4 chủng, tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi; Influvac Tetra (Hà Lan) 4 chủng, tiêm cho trẻ từ 3 tuổi; GC Flu Quadrivalent (Hàn Quốc) 4 chủng, tiêm cho trẻ từ 6 tháng và loại Ivacflu-S (Việt Nam) 3 chủng, tiêm cho người từ 18 – 60 tuổi.
Không chỉ phòng bệnh chủ động, vắc xin cúm là phương án hiệu quả, hạn chế diễn tiến nặng của bệnh, đặc biệt là dòng virus H1N1 và H3N2.
TS.BS Đỗ Thiện Hải - Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi trung ương, khuyến cáo virus cúm không ngừng biến đổi, sau một năm tiêm, kháng thể cũng dần ít đi, do vậy người dân nên tiêm phòng nhắc lại hàng năm.
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo, người dân nên chủ động tiêm phòng cúm sớm, không nên đợi tới khi bùng phát dịch mới lo ngại và đổ xô tiêm chủng dẫn tới tình trạng khan hiếm vắc xin. Hơn thế, vắc xin khi vào cơ thể cũng cần có thời gian (ít nhất 2 tuần) "kích hoạt" cơ thể sản sinh được miễn dịch. Do đó, rất có thể chúng ta có thể mắc bệnh ngay sau khi mới tiêm vắc xin.
BV Bạch Mai kiểm soát nghiêm ngặt người ra vào từ ngày 28/3 đến nay. Tất cả nhân viên y tế của bệnh viện phải thực hiện cách ly.
Còn theo số liệu báo cáo của các địa phương, hiện số người liên quan đến BV Bạch Mai đã lên tới hơn 52.000 người. Con số rà soát được vào thời điểm cuối tháng 3 là 40.000 người.
Trong hơn 52.000 người liên quan đến BV Bạch Mai có 2.272 nhân viên y tế của bệnh viện; 4.309 bệnh nhân nội trú; 1.937 bệnh nhân ngoại trú; 23.193 bệnh nhân khám ngoại trú; 12.775 người thân/người chăm sóc; 747 nhân viên phục vụ và 7.006 người khác liên quan.
Hiện các địa phương đã cách ly tập trung 27.893 người, lấy mẫu xét nghiệm 20.806 người, 10.533 mẫu âm tính, số còn lại đang chờ kết quả. Những người khác đang cách ly tại nhà.
Đến nay, các chuyên gia xác định các ca mắc Covid-19 liên quan đến BV Bạch Mai xuất phát từ 3 ổ gồm: TT Bệnh nhiệt đới, khoa Thần kinh và từ nhà ăn của bệnh viện nơi công ty Trường Sinh phục vụ.
Từ ca bệnh đầu tiên là 2 nữ điều dưỡng, đến nay đã ghi nhận 47 ca mắc Covid-19 liên quan đến BV Bạch Mai, trong đó có 27 ca là nhân viên công ty Trường Sinh.
Toàn bộ BV Bạch Mai đã thực hiện "nội bất xuất ngoại bất nhập" từ ngày 28/3. Ngày 31/3, Thủ tướng đồng ý cho phép bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân nặng trở lại.
Thúy Hạnh
- Chuyên gia đánh giá, ổ dịch tại BV Bạch Mai bước đầu đã được kiểm soát nhưng đây sẽ là bài học cho tất cả các cơ sở y tế.
" alt=""/>Đã xác định hơn 52.000 người liên quan đến BV Bạch MaiTrong năm 2022, chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp tại Thành phố là 107.927ha, đất phi nông nghiệp 100.581ha và đất chưa sử dụng 1.030ha.
Đến năm 2025, chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố là 102.191ha, đất phi nông nghiệp 106.750ha và đất chưa sử dụng còn 598ha.
Đối với các khu chức năng như đất đô thị, khu đô thị, khu thương mại – dịch vụ, khu phát triển công nghiệp…, đến năm 2025, chỉ tiêu sử dụng đất của các khu dao động từ 450ha đến 85.000ha.
Trong gần 2.000 công trình, dự án nằm trong kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2025, có khoảng 260 dự án nhà ở được triển khai trên đất ở đô thị và khoảng 40 dự án nhà ở thuộc quy hoạch đất ở nông thôn.
Có không ít dự án nhà ở, diện tích đất theo quy hoạch và diện tích hiện trạng có sự chênh lệch lớn, như: Dự án Khu dân cư 30,2ha phường Bình Khánh, TP.Thủ Đức có diện tích hiện trạng chỉ 18,13ha;
Dự án nhà ở cao tầng kết hợp TMDV Ascent Plaza tại Q.Bình Thạnh, diện tích quy hoạch 0,47ha nhưng hiện trạng chỉ có 0,11ha; hay dự án Khu căn hộ tại P.Bình Thuận, Q.7, quy hoạch 3,72ha nhưng hiện trạng chỉ 0,08ha…
Theo ông Nguyễn Toàn Thắng – Giám đốc Sở TN&MT, khi lập kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2025, đơn vị đã gặp khó khăn, vướng mắc. Như việc các sở, ngành, địa phương khi cung cấp số liệu, đề xuất nhu cầu, đăng ký công trình lại chưa xác định cụ thể năm thực hiện và khoanh vẽ vị trí trên bản đồ.
Nếu được Hội đồng Nhân dân thông qua, UBND TP.HCM sẽ trình kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2025 nói trên để Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Anh Phương
" alt=""/>TP.HCM có gần 2.000 công trình, dự án nhà ở trong kế hoạch sử dụng đất