Nhận định, soi kèo Middlesbrough vs Luton Town, 19h30 ngày 9/11: Đối thủ yêu thích

Thế giới 2025-02-23 23:24:33 67824
ậnđịnhsoikèoMiddlesbroughvsLutonTownhngàyĐốithủyêuthítin tuc the thao moi nhat   Hư Vân - 09/11/2024 04:30  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://game.tour-time.com/html/899d698578.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Union Magdalena vs Millonarios, 6h30 ngày 21/2: Nối mạch bất bại

Im lặng một thời gian, anh cũng hiểu rằng mình cần thông cảm cho vợ, lo lắng biến cố đó ảnh hưởng đến gia đình, đến con gái vào lúc đó. Khi đó, vợ anh đã phải một mình chống chọi, chịu đựng, tìm cách giải quyết…

Trong hoàn cảnh đó, chị cũng đã không chọn cách tiêu cực hơn, làm mọi cách để giữ đứa bé lại, giữ lại một sinh mạng là máu mủ nhà mình, giữa lại ngay trong gia đình mình để được chăm sóc tốt nhất dù theo cách ít ai tưởng tượng nổi. 

Anh Tuấn tự nhủ, trong lúc này trước mắt anh sẽ cố xem như không biết chuyện gì. Nhưng đến một ngày, nếu không thể im lặng nữa, anh sẽ nói ra.

Nói ra không phải để trách móc, giày vò gì nữa mà để tìm hướng giải quyết tốt nhất cho tất cả. Có thể, nhiều năm qua vợ con anh cũng rất đau đớn khi phải chịu đựng cảnh "bà là mẹ, mẹ là chị"… 

Vợ chồng anh sẽ cần phải cân nhắc kỹ về việc rồi đây, cháu nên biết về thân phận mình như thế nào. 

Tại sao phụ nữ hiện đại không muốn có con?

Tại sao phụ nữ hiện đại không muốn có con?

Không thể phủ nhận rằng, số lượng phụ nữ lựa chọn không sinh con đang gia tăng. Áp lực về công việc, sức khỏe… đã khiến họ chần chừ khi quyết định có thêm đứa trẻ trong nhà.

">

Bí mật động trời phía sau đứa con trai nuôi 5 tuổi của vợ

Tôi đi làm và lấy chồng nước ngoài, Tết này không được về nhà.

Ngày xưa khi yêu anh tôi tâm sự với anh mọi thứ về tôi và gia đình tôi, kể cả số tiền tôi dành dụm được. Nào ngờ anh kể lại hết với bố mình. Và ông ghi nhớ không thiếu một xu nào.

{keywords}
Ảnh: Đức Liên

Chuyện không có gì để nói nếu ông không ra mặt săm soi tiền bạc của tôi. Đến lúc gần cưới, bố chồng tôi lại hỏi số tiền ngày xưa con dâu dành dụm được giờ đâu rồi.

Số tiền đó tôi đã gửi cho bố mẹ đẻ mua nhà ở Việt Nam (thời điểm đó tôi và anh chỉ là bạn trai bạn gái không có quan hệ hôn nhân). Đến nay ông nói là tôi tẩu tán toàn bộ trước khi về nhà chồng và đến bên chồng khi không có 1 xu dính túi, đợi chồng lo.

Ông còn bảo rằng đã dự định lấy chồng thì khoản đó lẽ ra nên dành dụm để lo cho cuộc sống nhà chồng. Trong khi tôi vẫn còn một số tiền để lo gia đình mới chứ không phải không 1 xu dính túi như ông nói.

Tiền tôi kiếm được trước hôn nhân dành để báo hiếu ba mẹ già có gì sai? Sau đó ông còn bảo với con trai, sau này chắc chắn tôi sẽ lén gửi tiền về nhà bố mẹ đẻ như vợ ông đã từng làm.

Ông làm cho gia đình nhỏ mới lập của tôi xào xáo. Ông hỏi câu nào cũng là liên quan đến tiền bạc nhà tôi như: Chị ruột tôi đi làm rồi thì giúp đỡ ba mẹ tôi được bao nhiêu? Ba mẹ tôi già rồi sống nhờ gì?

Ông yêu cầu rằng, tất cả chi phí sau hôn nhân vợ chồng tôi phải cùng nhau gánh vác vì sợ thiệt thòi cho con trai ông.

Mặc khác khi chúng tôi bắt đầu cuộc sống gia đình, muốn cùng nhau kinh doanh thì ông cực lực phản đối. Ông sợ kinh doanh thua lỗ nên bắt con trai đưa hết tiền cho mình để mua đất nhưng con trai ông không đồng ý. 

Thật sự tôi thấy ông quá tham lam và can thiệp quá nhiều vào cuộc sống của chúng tôi. Chồng tôi thì bênh bố, bảo ông quan tâm muốn tìm hiểu cuộc sống bên gia đình tôi nên mới hỏi vậy.

Tôi nói chuyện thẳng thắng với chồng, không đồng ý việc anh chia sẻ tất cả mọi thứ riêng tư của tôi cho bố chồng. Ông không có quyền thắc mắc về việc riêng tư và khả năng tài chính của tôi. Cuộc sống gia đình bé nhỏ của tôi trở nên bế tắc, lộn xộn cũng vì sự tham lam toan tính của bố chồng. 

Xem thêm video: Cụ ông Tây Ninh tiễn biệt bạn đời: Hẹn kiếp sau lại làm vợ chồng

Tôi đau đầu vì thói quen quái gở của bố chồng

Tôi đau đầu vì thói quen quái gở của bố chồng

Sau khi vợ mất, bố chồng tôi tham gia câu lạc bộ khiêu vũ giải khuây. Từ đây, ông bắt đầu có thói quen "thả thính" phụ nữ. Nhiều lần tôi phải xử lý hậu quả do ông gây ra.  

">

Bố chồng soi mói tiền bạc của con dâu và nhà thông gia

Nhận định, soi kèo Al Safa(KSA) vs Jeddah, 22h15 ngày 19/2: Rơi xuống nhóm nguy hiểm

“Đau đầu” vì con học online

Kể từ khi dịch bệnh xảy ra vào năm ngoái, khái niệm học online bắt đầu trở nên phổ biến và cũng khiến không ít cha mẹ “lao đao”. Tết Tân Sửu vừa rồi, một lần nữa các bậc phụ huynh lại “mệt bở hơi tai” vì cùng con học online.

Chị Thùy Trang (quận Gò Vấp, TP.HCM) chia sẻ: “Mạng internet phập phù, micro của thầy cô nhiều lúc khó nghe. Còn con biết thầy cô không nhìn thấy mình nên học không tập trung. Cậu con suốt ngày chơi ngoài nắng nhưng nghe tới học thì lại kêu đau đầu, hơi sốt dù trán anh chàng mát lạnh”.

Ngay cả khi chị Trang kiên quyết bắt học, cậu con dù ngồi vào góc học tập, ngồi trước máy tính nhưng mắt liên tục nhìn ngó xung quanh và tranh thủ đọc truyện tranh nếu không có người lớn giám sát.

{keywords}
 Trẻ dễ xao nhãng khi học online do không có thầy cô, cha mẹ giám sát

Con học online vào đúng năm sắp chuyển cấp cũng khiến vợ chồng chị Nhung (Thanh Xuân, Hà Nội) lo lắng không biết con có tích lũy đủ kiến thức để vào lớp 10 hay không. Theo dõi lớp học online của con, chị thấy nhiều bạn trong lớp học với thái độ chống đối. Khi cô giao bài tập ngắn, hỏi cách làm và kết quả, nhiều bạn lấy lý do hỏng camera nên không đưa bài tập cho cô giáo xem.

“Nhiều bạn còn tranh thủ nói chuyện, cãi nhau trong nhóm của lớp mặc thầy cô đang giảng bài và có thể làm các bạn khác xao nhãng”, chị Nhung phàn nàn.

Trân trọng từng phút giây bên con

Khi Covid-19 bất ngờ xuất hiện khiến nhịp sống hàng ngày bị đảo lộn vì việc trẻ không đến trường, nhiều gia đình nhận ra cần phải thích ứng với việc này càng nhanh càng tốt, cùng con vượt qua thời điểm khó khăn.

Nhờ tính chất công việc linh hoạt, vợ chồng chị Hà (quận 7, TP.HCM) vẫn có thể sắp xếp vừa làm việc tại nhà vừa trông con. Hai bé biết mẹ bận rộn nên nhiều lúc tự chơi với nhau, tự rủ nhau uống sữa hay ăn vặt, nên mấy tuần cùng con ở nhà tránh dịch của chị vẫn vui vẻ.

“Công việc vẫn hoàn thành ở mức tròn vai, các con thì rất vui vì được ở nhà với mẹ”, chị Hà nói.

Còn đối với chị Nhung (hướng dẫn viên du lịch), mặc dù đang thất nghiệp nhưng chị vẫn vui vì được ở nhà cùng con. Nhờ không phải đi công tác thường xuyên, chị Nhung có toàn thời gian bên cạnh con, cùng chia sẻ, tâm sự chuyện tình cảm tuổi mới lớn và cho con những lời khuyên hữu ích.

“Tôi từng nghĩ con đã lớn, tự lo ăn uống học hành là mẹ nhàn, nhưng không hẳn vậy. Con cần sự hỗ trợ của mẹ để ứng xử đúng trong các mối quan hệ bạn bè và xã hội”, chị Nhung chia sẻ.

{keywords}
 Làm việc tại nhà giúp bố mẹ có nhiều thời gian dành cho con và cùng con vượt qua những khó khăn trong bối cảnh hiện tại

Đồng hành cùng con trên từng chặng đường cuộc sống

Chị Nhung cho biết, nhờ dịch Covid-19 chị mới thấy việc chủ động ứng phó với mọi tình huống quan trọng như thế nào. Không chỉ đồng hành cùng con trong giai đoạn dịch bệnh khó khăn này, chị Nhung cũng muốn có mặt, hỗ trợ con trong các chặng đường đời sau này.

Cũng như chị Nhung, nhiều cha mẹ có cùng quan điểm cho rằng, dù để con tự lập thì phụ huynh vẫn luôn mong muốn đồng hành cùng con trong các sự kiện quan trọng như vào đại học, tốt nghiệp ra trường, kết hôn, mua nhà, sinh con, thậm chí tổ chức đám cưới cho con cháu sau này.

{keywords}
 Không chỉ cùng con vượt thách thức do dịch bệnh, cha mẹ còn mong muốn bên cạnh và hỗ trợ con trong mỗi sự kiện trọng đại của cuộc đời

Bên cạnh đó, chủ động chuẩn bị nền tảng tài chính vững chắc cũng giúp con tự tin vượt qua những khó khăn, đồng thời tạo bệ phóng cho con phát triển sau này. Mới đây, vợ chồng chị Hà và chị Nhung đều chọn mua sản phẩm bảo hiểm giáo dục PRU - Hành trang trưởng thành.

Không chỉ dừng lại là một Quỹ học vấn, đây còn là hành trang tài chính đồng hành và hỗ trợ con suốt cuộc đời nhờ vào khoản tiết kiệm đều đặn và lãi suất ổn định với thời hạn hợp đồng có thể kéo dài đến khi con 99 tuổi. Điểm nổi bật của giải pháp này là cha mẹ có thể linh hoạt rút tiền từ giá trị tài khoản hợp đồng để phục vụ cho những kế hoạch tại những cột mốc quan trọng của con, như tốt nghiệp đại học, kết hôn, mua nhà, mua xe, hay tổ chức đám cưới cho con cháu.

{keywords}
 Bố mẹ nỗ lực để luôn có thể nói: “Có bố mẹ đây! Cùng con tốt nghiệp trên từng chặng đường cuộc sống”

Đặc biệt, từ ngày 8/1 - 30/4/2021, Prudential triển khai chương trình khuyến mại "Vì yêu cùng con khám phá tiềm năng" với món quà là 1 bộ giải mã gen Genetica G-Smart trị giá 3.990.000 đồng/bộ, dành cho 2.000 hợp đồng hợp lệ đầu tiên phát hành trong thời gian diễn ra chương trình, với phí bảo hiểm quy năm từ 15 triệu đồng trở lên.  

Đây có thể xem là một món quà đặc biệt giúp cha mẹ khám phá tiềm năng trí tuệ bẩm sinh, khả năng học thuật của con, từ đó đồng hành và giúp con phát triển.

{keywords}
 

 

Tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm tại: https://www.prudential.com.vn/vi/san-pham-bao-hiem-nhan-tho/pru-hanh-trang-truong-thanh/

Ngọc Minh

">

Cập nhật sổ tay làm cha mẹ sau thời gian con học online

"Nam tính độc hại" là khái niệm nơi xã hội gắn người đàn ông với những tính cách, trách nhiệm mang tính cực đoan như: phải mạnh mẽ về thể chất, ít cảm xúc và hung hăng trong hành vi, không có tính nữ như thể hiện nhiều cảm xúc, nhận sự giúp đỡ, phải đạt được quyền lực, địa vị xã hội thì mới được xã hội tôn trọng. Nam tính độc hại còn có thể được hiệu rộng hơn là các quy chuẩn một chiều của xã hội áp lên người nhận vai trò là trụ cột (có thể là phụ nữ).

Nam tính độc hại là tiêu chuẩn sai lệch về cách hành xử "như một người đàn ông", nó còn là áp lực đè nặng lên nam giới từ những kỳ vọng huyễn hoặc của gia đình, xã hội. Nam tính độc hại là gánh nặng cho một người đàn ông ngay khi họ chào đời cho tới khi trưởng thành, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất của đàn ông cũng như là cơn ác mộng với những người xung quanh khi bị sự độc hại ảnh hưởng.

Ngay cả những triết gia thông thái nhất trong triết học phương Tây và phương Đông cũng đánh giá đàn ông ở vị thế xã hội cao hơn phụ nữ. Aristotle không cho rằng việc xem phụ nữ như nô lệ là đúng đắn nhưng vẫn đánh giá mối quan hệ giữa đàn ông và phụ nữ là mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, phụ nữ thiếu quyết đoán so với đàn ông, phụ nữ là thuộc về một gia đình nào đó, đàn ông mới được xem là công dân chính thống của quốc gia. Phụ nữ dễ thương cảm và hay khóc, có tính đố kỵ, không biết xấu hổ, giả dối, dễ bị lừa, dễ bị kích động, nam giới thì khác dũng cảm, sẵn sàng giúp đỡ người khác.

Plato cho rằng giữa phụ nữ và nam giới có mối quan hệ như việc bảo vệ, giám hộ của nhà nước đối với người yếu thế hơn. Hegel cho rằng đàn ông và phụ nữ có sự bổ sung cho nhau nhưng đàn ông vẫn đóng vai trò chủ đạo. Arthur Schopenhauer lại gắn hình ảnh khờ khạo, phù khiếm, tầm nhìn ngắn, như những những đứa trẻ to xác với phụ nữ. Khổng Tử nói: "Duy nữ tử dữ tiểu nhân vi nán dưỡng dã, cận chi tắc bất tốn, viễn chi tắc oán", tức chỉ có phụ nữ và tiểu nhân là không giáo dục được, gần thì vô lễ, xa thì trách móc.

"Trọng nam khinh nữ" hằn sâu trong văn hóa phương Đông nói chung và văn hóa người Việt nói riêng. Vai trò của người nam luôn được đề cao hơn người nữ, đặc biệt hằn sâu trong tư tưởng Nho giáo được truyền qua các triều đại phong kiến hàng nghìn năm.

>> Đòi hỏi phụ nữ chia đều sinh hoạt phí với chồng

Trong tiếng Hán, có 16 chữ mang ý coi thường phụ nữ. Trong ngôn ngữ của người Việt có nhiều câu nói mang tính miệt thị, hạ đẳng phụ nữ và được sử dụng rất phổ biến như: "Đàn ông nông cạn giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu" ý đánh giá thấp sự sâu sắc của phụ nữ, "dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về", "đàn bà tiểu không qua ngọn cỏ"... ý nói phụ nữ luôn ở vị thế thấp hơn đàn ông, có nhận thức thấp kém, cần được người đàn ông giáo dục hay từ "đàn bà" thường được dùng như một tính từ mang nghĩa tiêu cực. Nhiều vùng ở Việt Nam vẫn xem những người không sinh được con trai là người không được ngồi "mâm trên".

Ngày nay, nam tính độc hại tồn tại khắp nơi trên thế giới và ngày càng ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội:

Thứ nhất, ảnh hưởng đến hạnh phúc của nhiều gia đình. Tình trạng các cặp vợ chồng tan vỡ hôn nhân hay sống không hạnh phúc chỉ vì không sinh được con trai vẫn tồn tại. Bạo lực gia đình diễn ra phổ biến trong đó người vợ, con nhỏ thường là nạn nhân.

Thứ hai, đàn ông Việt cô đơn, đối diện với các vấn đề "cơm, áo, gạo, tiền" mà thiếu sự đồng cảm của gia đình và xã hội khi xem đó là trách nhiệm đương nhiên của phái mạnh, khiến họ bị trầm cảm, có thể tìm đến bia rượu hay các chất gây nghiện khác để giải tỏa.

Thứ ba, trong quan niệm truyền thống, người nam luôn được coi là tác nhân chính gây ra bất bình đẳng giới, bởi thế các chính sách có xu hướng nâng cao vị thế của người phụ nữ. Tuy nhiên cả hai giới cần được đánh giá cụ thể vai trò trách nhiệm của mình trong vấn đề này.

Thứ tư, khái niệm "nam tính" trong nam tính độc hại được đóng khung là tính cách của người đàn ông, nhưng thực tế đó là khái niệm đa giới, từ đó một số vấn đề xã hội bị phớt lờ như việc bạo hành gia đình về tinh thần, thể xác mà người chồng là người bị bạo hành hay việc nữ sinh bắt nạt nam sinh trong môi trường học đường.

Đỗ Bằng Trình

>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

">

Nam tính độc hại

友情链接