Virus Adeno là nguyên nhân khiến trẻ bị viêm kết mạc gia tăng
Em H.P.A (8 tuổi) được mẹ đưa đến Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM với 2 mắt đỏ ngầu,ànguyênnhânkhiếntrẻbịviêmkếtmạcgiatăkết quả u23 châu á sốt, đổ ghèn, đau họng. Xung quanh phòng khám, nhiều trẻ khác cũng chung tình trạng.
Trong đó, có bé 3 tuổi đến bệnh viện khám vì sốt, đỏ mắt, sợ ánh sáng… Trẻ được chẩn đoán viêm kết mạc, biến chứng giả mạc, tổn thương giác mạc. Mẹ bé cho biết, con thường hay lấy tay dụi mắt cách đó ít ngày.
“Con nói bị ngứa mắt nên tôi mua thuốc nhỏ mắt về rửa. Đến tối, mắt con sưng to, mi dưới phù nề, tròng mắt đỏ và nóng sống. Tôi lại mua thuốc cho con uống nhưng hai ngày sau sưng to hơn, không mở mắt được. Bây giờ bác sĩ nói bị viêm mô tế bào nặng, phải tiểu phẫu”, người mẹ lo lắng.
Theo bác sĩ Nguyễn Thành Danh, Trưởng đơn vị Mắt, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM, hiện số lượng bệnh nhi bị viêm kết mạc đến khám đang tăng lên. Trước đây, mỗi ngày chỉ có khoảng 80 bệnh nhi viêm kết mạc, nay ghi nhận trên 100 trẻ/ngày, tăng khoảng 20-30% so với hai tuần trước.
Bác sĩ Danh cho hay, số trẻ bị viêm kết mạc do vi trùng, vi khuẩn chiếm đa số nhưng nguyên nhân do virus Adeno cũng đang tăng dần. Tùy tác nhân gây bệnh, trẻ sẽ có triệu chứng khác nhau từ nhẹ đến nặng.
Riêng viêm kết mạc do virus, nhất là virus Adeno gây ra, bệnh sẽ lây lan nhanh, có thể bùng phát thành từng đợt. Trước đây, Việt Nam đã từng có dịch viêm kết mạc do virus Adeno.
Theo bác sĩ Dư Minh Trí, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng TP, đặc thù của viêm kết mạc do virus Adeno bên cạnh mắt đỏ còn là dấu hiệu sưng húp. “Phụ huynh đôi khi tưởng trẻ bị con gì chích, hoặc lo trẻ bị ai đánh vì mi mắt sưng bụp”, bác sĩ nói.
Bác sĩ Trí lưu ý, một số trẻ khi bị bệnh có thể không mở mắt được khi thức dậy vì mắt bị dính. Phụ huynh cố lấy tay gỡ mi mắt trẻ ra nhưng nếu gỡ không đúng có thể gây biến dạng gờ mi, lông mi quặp vào trong cọ xát vào giác mạc.
Giác mạc giống như tấm kính, nếu bị xước ánh sáng chiếu vào sẽ không đi theo đường thẳng mà gây ra tình trạng tán xạ khiến trẻ lóa mắt. Biến chứng này thường khó điều trị.
Theo bác sĩ Trí, khi trẻ bị viêm kết mạc do virus Adeno, phụ huynh không nên sốt ruột vì cần khoảng 1 tuần để phục hồi. Trẻ cần được chăm sóc đúng cách, giữ cho đôi mắt không bị biến chứng. Nếu phát hiện sớm, trẻ chỉ cần nhỏ mắt, một số trường hợp được kê thêm thuốc.
Cùng ý kiến, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP.HCM cho biết, virus Adeno từ lâu đã là nguyên nhân gây đau mắt đỏ hàng đầu ở trẻ em.
“Việc điều trị không khó khăn, tuy nhiên cần cẩn thận để không gây nhiễm trùng, bội nhiễm. Khi đó trẻ cần được nhỏ kháng sinh. Bệnh cũng có thể xảy ra theo mùa, thành từng đợt”.
Theo các bác sĩ, nhiều bệnh nhi đến khám khi đã sốt cao kèm theo viêm mũi họng, mắt sưng đỏ, sưng phù hết vùng mi hay tổn thương giác mạc, nhìn mờ. Trẻ có thể sợ hãi và nhắm mắt. Nếu bị biến chứng nặng, tổn thương giác mạc gây sẹo, trẻ sẽ bị giảm thị lực.
Vì vậy, khi thấy trẻ bị đỏ mắt, đổ ghèn, cha mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ. Nếu có dấu hiệu nặng hơn, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để điều trị.
Bên cạnh đó, thời gian gây bệnh của virus Adeno khoảng từ 5-12 ngày. Nếu trẻ được xác định đau mắt do Adeno, cần cho trẻ ở nhà đến khi hết hẳn các triệu chứng, tránh lây lan trong trường học.
Bác sĩ cảnh báo trẻ có nguy cơ bội nhiễm sau mắc AdenoVirus Adeno đa phần gây biểu hiện bệnh từ mức độ nhẹ - vừa nhưng cũng có trường hợp suy hô hấp nặng phải thở máy.相关推荐
- Soi kèo phạt góc Espanyol vs Valladolid, 3h00 ngày 18/1
- Video bàn thắng Bayern Munich 1
- Ba lời khuyên giúp nội thất nhà tắm đẹp ngay
- Pháp vs Croatia: 'Đột nhập' sân tập Croatia trước chung kết World Cup
- Nhận định, soi kèo Buriram United vs Khonkaen United, 18h00 ngày 19/1: Củng cố ngôi đầu
- Ra mắt CLB Đầu tư khởi nghiệp công nghệ số Việt Nam
- Lý do tỷ phú Elon Musk thường xuyên tự tay đập vỡ smartphone của mình
- TikToker đầu tiên đạt 100 triệu người theo dõi