Quyết tâm đảm bảo thông tin liên lạc, hàng chục nhân viên viễn thông tại VNPT huyện Phú Lộc (Huế) đã trắng đêm kéo dây, nối cáp để đảm bảo thông tin liên lạc trên địa bàn thông suốt. Ông Nguyễn Thanh Giáo, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm viễn thông huyện Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế cho biết thêm, trước khi bão tới, VNPT Thừa Thiên – Huế đã tăng cường 10 người để phối với 20 cán bộ Trung tâm VNPT huyện Phú Lộc ứng trực. Suốt đêm mưa bão hôm qua (28/10), 30 CBCNV của VNPT đã chia nhau đi các điểm để xử lý sự cố, nối cáp.
Hiện, các đơn vị của VNPT trong vùng ảnh hưởng bão đang rà soát, thống kê tổ chức lực lượng đi ứng cứu ưu tiên khôi phục các trạm vô tuyến, duy trì chạy máy nổ đảm bảo thông tin các trạm BTS trên địa bàn. Lực lượng Hỗ trợ khẩn cấp trong phạm vi Tập đoàn của VNPT đã sẵn sàng chuẩn bị lực lượng hơn 100 cán bộ kỹ thuật cùng công cụ, dụng cụ tại các đơn vị lân cận sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ hỗ trợ các tỉnh bị thiệt hại do thiên tai.
Lái xe chỉ được dừng đỗ ở làn dừng khẩn cấp khi xe gặp trục trặc như chết máy, thủng lốp hoặc tài xế gặp vấn đề về sức khoẻ không thể tiếp tục lái xe.
Nghị định 46/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông quy định mức xử phạt từ 800.000 đến 1 triệu đồng với tài xế cho xe chạy trên làn dừng khẩn cấp hoặc phần lền đường.
Mặc dù pháp luật đã có những quy định rất cụ thể về việc sử dụng làn dừng khẩn cấp trên cao tốc nhưng tình trạng vi phạm trên làn dừng khẩn cấp ở nước ta khá phổ biến. Đặc biệt khi tắc đường hoặc xảy ra va chạm, hình ảnh dòng xe dài đi vào làn dừng khẩn cấp trên cao tốc rất phổ biến.
Cách dừng xe vào làn dừng khẩn cấp
Khi xe gặp vấn đề và buộc phải dừng khẩn cấp, lái xe nên đánh lái sang bên phải và bận tín hiệu cảnh báo (nút màu đỏ ngay giữa xe). Sau khi quan sát an toàn, lái xe cho xe dừng sát vào bên phải đường. Điều này để đảm bảo sự an toàn cho bản thân và những xe khác. Như vậy, nếu có tình huống xấu nhất là xe khác đâm vào bạn thì xe của của bạn cũng lao ra ngoài đường cao tốc thay vì vào các làn đường chính.
Sau khi dừng xe, bạn nhớ kéo phanh tay trước khi ra khỏi xe để đảm bảo chiếc xe không bị trôi khi đứng trên địa hình không bằng phẳng.
Sau khi dừng xe, lái xe nên tìm số điện thoại cứu hộ (thường được ghi trên các biển chỉ dẫn trên cao tốc. Chú ý quan sát những chỉ dấu của đường cao tốc hoặc những bảng nhỏ ghi những con số trên đó sẽ giúp lực lượng cứu hộ nhanh chóng xác định được vị trí của bạn để ứng cứu nhanh nhất có thể.
Việc sử dụng làn dừng khẩn cấp của các nước trên thế giới
Làn dừng khẩn cấp (tiếng Anh là "emergency lane" hoặc "shoulder") của các nước trên thế giới cũng có những quy định và mục đích sử dụng như ở Việt Nam. Hành động cho xe chạy trên làn dừng khẩn cấp là hành vi vi phạm pháp luật có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.
Ở Mỹ, Canada và một số quốc gia cho phép xe bus hoạt động trên làn đường khẩn cấp để tránh tắc đường. Trong khi đó, một số quốc gia cho phép xe đạp và người đi bộ hoạt động trên làn dừng khẩn cấp.
Các quốc gia trên thế giới có 2 loại làn dừng khẩn cấp là: làn dừng khẩn cấp cứng và làn dừng khẩn cấp mềm. Làn dừng khẩn cấp cứng được trải nhựa và bằng phẳng so với mặt đường chính. Trong khí đó, làn dừng khẩn cấp mềm được làm bằng đất, sỏi... Một số quốc gia, làn dừng khẩn cấp được làm thấp hơn so với mặt đường chính từ 7 đến 8 cm.
Quốc Khánh
Một gia đình dừng ô tô giữa đường cao tốc để ăn uống gây bức xúc
Dường như người ta không cần quan tâm đến tính mạng bản thân khi dám dừng xe và ngồi giữa cao tốc.
评论专区