Theo độc giả Hong Phuc Pham, “những nghệ sĩ, diễn viên bênh vực bạn bè một cách mù quáng, họ không còn nhân cách, đạo đức để phân biệt đúng sai”. Còn bạn Ngân An cho rằng: “Vấn đề liên quan đến trẻ vị thành niên, mà họ cho là không cần biết đúng sai. Đáng sợ thật”.
Bạn Mai Thanh Huyền chia sẻ: “Nếu cả xã hội đều chấp nhận chuyện này, đều bênh vực những ông chồng đi ngoài luồng... thì chẳng ai cần các quy định trong pháp luật về hôn nhân nhân nữa”. Trong khi đó, độc giả Tuyết Lan phải thốt “ôi trời” trước những tư tưởng “quá thoáng” về việc nảy sinh quan hệ “ngoài luồng”: “Thật sự không thể hiểu nổi, từ người làm nghề bình thường, không nổi tiếng cho đến những người nổi tiếng được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, cứ ra rả cái luận điểm: “Đàn ông ăn vụng là bình thường”. Thậm chí có kẻ tự ru ngủ mình bằng luận điểm: “Mắt không thấy thì tim không đau” nữa kìa. Và chốt hạ, điều đó bình thường. Ôi trời đất ôi, nó “bình thường” chỗ nào?”.
Đừng nhầm rằng "nghệ sĩ" cái gì cũng đúng, cũng đẹp
Theo độc giả Minh Trần, “những nghệ sĩ không liên quan đến chuyện này rồi lên tiếng bênh vực hai ông kia quả thật rất là rảnh và có những suy nghĩ quá lệch lạc”. Còn theo bạn Tony Pham, “những người đó bênh vực vì họ có cùng chuẩn mực lối sống nên ủng hộ nhau”.
Độc giả Minh Trí chia sẻ: “Trích phát ngôn trong bài viết: “Các bạn tôi làm đúng tôi cũng bênh, làm sai tôi cũng bênh, bênh ngu tôi cũng bênh đấy”. Đừng tưởng nhầm rằng "nghệ sĩ" cái gì cũng đúng, cũng đẹp. Nhiều khi công chúng đã rộng lượng cho qua các khiếm khuyết của họ. Cần nhớ điều ấy”. Bạn Minh Kieu thì nhận xét: “Những người phát ngôn như vậy họ đã tự đánh mất mình nếu trước họ còn có chút danh dự, bằng những phát ngôn ủng hộ cái sai''.
Đáng buồn hơn, theo độc giả ở hộp thư ***mail.com, “nghệ sĩ có tên tuổi là vì hoạt động nghệ thuật của họ tạo nên tên tuổi chứ phông văn hóa của họ có khi còn thua bà nông dân. Chán”. Còn bạn Đức Nguyễn Thị khuyên các nghệ sĩ đừng phát ngôn bừa bão: “Cám ơn bài viết của bạn Cẩm Linh. Bạn đặt vấn đề cực chuẩn: "Nếu một cá nhân không làm được gì tốt cho xã hội, cho cộng đồng thì tốt nhất hãy im lặng để cơ quan chức năng quyết định sự việc". Đừng phát ngôn bừa bãi để sự việc khó lấy lại hình ảnh trước công chúng”.
Nghệ sĩ lộng ngôn… cần thu hồi danh hiệu?
Một bạn đọc có biệt danh “Người dân Việt” chia sẻ: “Những kẻ bênh vực vì cùng có tư tưởng giống nhau như “ngưu tòng ngưu, mã trùng mã". Trong khi đó, độc giả từ hòm thư ***@mail.co chia sẻ trải nghiệm của mình: “Tôi có nhiều dịp làm việc, gặp mặt nhiều ca, nghệ sĩ. Tôi không phải là người có suy nghĩ định kiến. Nhưng thành thật tâm sự với độc giả là, phần lớn các bạn ấy thường không để lại trong tôi ấn tượng tốt”.
Bạn Kiều Oanh khuyên các nghệ sĩ: “Hãy nhớ mình là ai, đang đứng ở đâu trong xã hội rồi hãy phát biểu”. Còn độc giả Bin Bin cho rằng: “Đã đến lúc Bộ VHTT cần vào cuộc để xác minh lời nói này của 2 nghệ sĩ, cần thiết nên thu hồi lại danh hiệu NSƯT”.
Cùng quan điểm, độc giả Huỳnh Công Kiên hay Dương Triều… nhấn mạnh: “Đề nghị cơ quan chức năng nên xem xét lại tư cách, đạo đức của các cá nhân có những phát biểu trên”, “Đã là nghệ sĩ ưu tú mà có những phát ngôn như này thì không xứng đáng với danh hiệu”.
Lê Cúc (tổng hợp)
" alt=""/>Vụ nghệ sĩ Việt bị tố tấn công tình dục: Bênh bạn mù quán càng phản cảm?Các sinh viên này cảm thấy hoang mang, lo lắng tấm bằng này sẽ bị từ chối khi đi xin việc hoặc bị nghi ngờ bằng giả.
![]() |
Bằng tốt nghiệp có dấu hiệu tẩy xóa |
1. Đừng bao giờ cười những ý tưởng của trẻ, kể cả nó kỳ lạ đến mức nào
Cũng giống như người lớn, trẻ muốn được nhìn nhận một cách nghiêm túc. Khi chúng có cảm giác mình đang bị chế giễu hay cười nhạo, bản năng của trẻ sẽ là tức giận, khép kín và không chia sẻ những ý tưởng của mình thêm nữa. Sau đó, trẻ sẽ nhìn thế giới qua một lăng kính khác với chúng ta. Bạn sẽ ngạc nhiên khi lắng nghe và nhìn nhận nghiêm túc ý kiến của trẻ.
2. Đặt trẻ vào các tình huống xã hội không quen thuộc
Cậu con trai 6 tuổi của tôi rất thích bóng đá, vì thế tôi mời thằng bé tới dự một bữa tiệc dành cho những người thích bóng đá của một người bạn. Bữa tiệc không có anh chị em của thằng bé đi cùng và tôi thông báo điều đó cho con biết. Thằng bé do dự một lát nhưng sau đó cũng đồng ý tham gia cùng tôi. Ở bữa tiệc, rõ ràng là cu cậu không thoải mái chút nào và không biết phải làm gì, đặc biệt là khi cu cậu chỉ quen biết tôi và chủ tiệc. Nhưng một lúc sau, thằng bé đã bắt đầu tán chuyện về “Star Wars”, nằm ườn trên ghế như những cu cậu khác. Cách duy nhất để có sự thoải mái là trải nghiệm sự không thoải mái trước.
3. Để trẻ chơi một loại nhạc cụ
Mặc dù tôi không tin vào việc ép sở thích cá nhân của mình lên đứa trẻ, nhưng việc chơi nhạc cụ mang lại nhiều lợi ích. Khi đủ tuổi khả năng tiếp thu, học nhạc không chỉ giúp trẻ giảm căng thẳng mà còn cải thiện lòng tự trọng của trẻ.
4. Kéo trẻ vào bếp
Hầu hết bọn trẻ hứng thú với việc ăn hơn là vào bếp, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên về tác động của việc này. Một buổi sáng, chúng tôi đề nghị con trai là phụ bếp khi chúng tôi làm món bánh việt quất. Nhiều ngày sau, thằng bé khăng khăng đòi vào bếp và luôn tự hào về sản phẩm cuối cùng.
![]() |
5. Chúc mừng thành công của trẻ
Tôi không nói đến việc tặng trẻ một ngôi sao vàng khi trẻ ăn hết phần cà rốt. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, trẻ phản ứng tốt khi nhận được lời khen. Tuy nhiên, quan trọng hơn là cho trẻ thấy rằng sự nỗ lực sẽ mang lại kết quả.
6. Đề nghị trẻ dạy bạn thứ gì đó
Rất ít cha mẹ làm điều này. Hãy đề nghị trẻ dạy bạn bất cứ điều gì khiến trẻ nghĩ rằng mình đang là chuyên gia. Hãy khuyến khích con chia sẻ kiến thức của mình (mà không khoe khoang) với bạn và với những người khác. Đảm bảo cách này sẽ giúp trẻ tự tin hơn rất nhiều.
7. Kích hoạt khả năng sáng tạo của trẻ
Có lần tôi tình cờ nghe thấy vợ tôi đọc truyện cho con nghe, và cô ấy dừng lại hỏi thằng bé: “Con nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?” Mắt thằng bé sáng lên. Những câu hỏi đơn giản như thế này sẽ đánh thức một phần bộ não đang “ngồi im” của trẻ.
8. Thể hiện sự tự tin trong hành động của bạn
Điều này có vẻ trực quan nhưng thường bị bỏ qua. Chính chúng ta luôn là tấm gương rõ ràng nhất cho trẻ. Vì thế, chúng ta trông đợi trẻ tự tin như thế nào nếu như chính chúng ta thậm chí còn không tự tin?
9. Để trẻ nói ra vấn đề của mình
Khi trẻ tức giận, thay vì phạt, hãy ngồi xuống nói chuyện để tìm ra nguyên nhân chính xác cho việc này. Hãy cho trẻ biết rằng bạn sẵn sàng lắng nghe, mang đến sự ổn định mà trẻ cần để cảm thấy an toàn.
10. Để cho trẻ thất bại
Đối mặt với thất bại không phải là việc dễ dàng, đặc biệt là khi bạn chưa quen với nó. Và để quen với điều này, đơn giản là trải nghiệm nó. Hãy để cho trẻ thất bại, có thể là khi ghép Lego hay trong cuộc đua xe đạp không bánh. Nó có thể khiến trẻ tức giận ban đầu, nhưng như chủ mục tư vấn nổi tiếng Ann Landers từng nói: “Để giúp trẻ trở thành những con người thành công, không phải là bạn làm gì cho trẻ, mà là bạn dạy chúng tự làm gì cho mình”.