Nhận định, soi kèo Venezia vs AS Roma, 18h30 ngày 9/2: Tiếp tục ‘hồi sinh’
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Lechia Gdansk vs Lech Poznan, 23h30 ngày 9/2: Củng cố ngôi đầu -
Gen Z - thế hệ của sự khác biệt Gen Z đầu tư không gian sống theo cách khác biệtTheo Anphabe - hãng tuyển dụng hàng đầu châu Á, khác với các thế hệ trước, có tới 81% các bạn trẻ den Z (thế hệ sinh ra từ giữa thập niên 90 và đầu những năm 2000) tự tin hiểu rõ bản thân, biết mình thích và không thích làm gì. Hiện nay, gen Z đang dần trở thành lực lượng trẻ đầy bản lĩnh trên thị trường lao động, là thế hệ chủ động tạo ra “sân chơi” cho chính mình, thay vì phải theo đuổi một “cuộc chơi” đã được sắp đặt sẵn.
Thay vì đi làm để nhận lương hàng tháng, gen Z đã tự chủ tài chính để “trả lương” cho chính mình
Trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, gen Z đang nổi lên như một lớp nhà đầu tư mới tạo ra sức ảnh hưởng đáng kể tới thị trường. Họ là những người trẻ mong muốn được tự làm chủ cuộc chơi, chủ động tìm hiểu những phương thức đầu tư mới, để dòng tiền luôn được “sinh sôi” thay vì tiết kiệm “ăn chắc mặc bền”. Bên cạnh đó, có những bạn trẻ quyết tâm khởi nghiệp hoặc kinh doanh trực tuyến thay vì đi làm thuê. Có thể thấy, tư duy nhanh nhạy trong việc tìm hiểu và nắm bắt thị trường đã tạo nên một thế hệ Z tự làm chủ tài chính.
Đối với gen Z, “thành công sớm” được coi như là một “thước đo” khẳng định giá trị của cá nhân. Trong đó, sở hữu nhà riêng là một dấu hiệu dễ nhận biết, chứng tỏ sự trưởng thành của các bạn trẻ.
Chủ động học hỏi, không ngại va chạm thực tế giúp cho những bạn trẻ gen Z ngày càng tự tin “xoay chuyển” thế giới
Lựa chọn BĐS theo phong cách gen Z
Thay vì quan điểm “nhà là nơi để ở” đã khắc sâu trong nếp nghĩ của những thế hệ đi trước, gen Z coi BĐS còn như một món đầu tư. Tuy nhiên, khái niệm “đầu tư” nhà của gen Z không chỉ xoay quanh việc nắm giữ lâu dài hay mua bán trao tay để thu về lợi nhuận mà “món hời” nằm ngoài giá trị về tiền bạc.
Môi trường làm việc tạo cảm hứng sẽ tạo ra nhiều của cải hơn trong tương lai. Sức khỏe được đảm bảo từ môi trường sống nhiều cây xanh, mặt nước, giúp tái tạo năng lượng. Hay là tinh thần sống tích cực đến từ những tiện nghi đủ đầy và cộng đồng văn minh, kết nối nhiều mối quan hệ... Đó đều là những thứ “lãi” mà gen Z kỳ vọng “sản sinh” từ khoản đầu tư của họ.
Gen Z xem việc mua nhà như một khoản đầu tư cho sức khỏe và tương lai
Ngoài ra, dở hữu BĐS còn là cách để các bạn trẻ ghi đậm dấu ấn cá nhân, thể hiện phong cách sống của mình. Cũng bởi yếu tố này, đôi khi giá cả hay vị trí không còn là yếu tố tiên quyết khi họ lựa chọn mua nhà, mà thay vào đó là cảm xúc và trải nghiệm.
Cảm xúc và trải nghiệm là yếu tố tiên quyết khi lựa chọn mua nhà của Gen Z
Tư duy trong đầu tư và quản lý tài chính cũng dẫn đến sự khác biệt trong cách thức mua nhà của gen Z. Thay vì tích góp hàng chục năm trời, thậm chí cả đời để mua một mảnh đất rồi dựng lên một ngôi nhà, với tư duy kinh tế nhạy bén, gen Z ngày nay sống độc lập từ rất sớm, chỉ với 200 - 300 triệu đồng đầu tiên (do bản thân tự kiếm ra hoặc bố mẹ giúp đỡ ban đầu), đã có thể tự tin mua nhà nhờ các giải pháp tài chính ưu việt. Thậm chí, họ coi việc vay nợ để mua nhà như động lực để phát triển, nỗ lực hơn trong tương lai.
Theo Nielsen, tính đến năm 2025, thế hệ Z tại Việt Nam sẽ chiếm khoảng 25% lực lượng lao động quốc gia, tương đương với khoảng 15 triệu người, là thế hệ có sức ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của mỗi gia đình và sẽ dẫn dắt xu hướng tiêu dùng tương lai. Bởi vậy, để “chạm” được đến nhu cầu của giới trẻ, nhiều doanh nghiệp bất động sản chuẩn bị đưa ra nhiều giải pháp tài chính đột phá, giúp gen Z mua nhà đễ dàng hơn.
Gen Z - thế hệ sẽ dẫn dắt xu hướng tiêu dùng tương lai Khai thác chủ đề "Gen Z - Phá vỡ giới hạn - Đột phá tiên phong", tập 5 series talk show "Người tiên phong" sẽ mang tới cho người xem cái nhìn toàn cảnh về thế hệ đặc biệt này. Talk show sẽ có sự tham gia đặc biệt của các khách mời nổi bật trong gen Z: Nguyễn Quang Thái - nhà sáng lập thương hiệu Curnon, Weehours, Inkaholic; Hachi Bùi Cẩm Vân - Giám đốc start-up Grind Việt Nam; bà Phạm Thị Lan Phương - Giám đốc Kinh doanh vùng 2 Công ty CP Vinhomes.
Chương trình được phát sóng trực tuyến tại fanpage chính thức Vinhomes: https://www.facebook.com/vinhomes.vn vào lúc 20h, Chủ nhật, ngày 21/11/2021.
Minh Tuấn
"> -
Sự sống từ quyết định táo bạo: Chia đôi máy ECMO cho 2 bệnh nhân CovidÊ-kíp các bác sĩ Bệnh viện 175 và bệnh nhân được chia đôi ECMO. Ảnh: BVCC
“Thời điểm đó, việc điều trị Covid-19 còn khó khăn, rất nhiều ca nặng. Các chỉ số của sản phụ cho thấy, nếu không can thiệp ECMO, chắc chắn sẽ tử vong”, Thiếu tá, bác sĩ Diệp Hồng Kháng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, khẳng định.
Khi đó, Trung tâm chỉ có 2 máy ECMO sử dụng cho 2 bệnh nhân Covid-19 khác. Tình trạng thiếu thốn trang thiết bị y tế trong cao điểm dịch đã hạn chế hiệu quả điều trị.
“Bí lắm rồi, phải làm sao cả ba bệnh nhân đều được chạy ECMO để sống? Lương tâm bác sĩ, lương tâm người lính buộc chúng tôi phải đấu tranh, phải tận dụng tất cả những gì có sẵn”, Thượng úy, bác sĩ Nguyễn Cảnh Chung trăn trở.
Sáng kiến táo bạo chia đôi máy ECMO được tính đến. Trung tâm nhanh chóng tham khảo ý kiến các chuyên gia từ Bộ Y tế, Bệnh viện Chợ Rẫy, các kỹ sư.
Ngay sau khi được đồng ý triển khai, các bác sĩ Trung tâm điều trị Covid-19, Bệnh viện 175 bước vào công việc chưa từng có trong tiền lệ.
Tối 8/8, từ 20h15 đến 21h, ê-kíp hoàn thành việc kết nối ECMO thành công cho người bệnh. Đó là khoảng thời gian dài dằng dặc và vô cùng cẩn trọng của ê-kíp.
Các chỉ số huyết động và oxy hóa máu cải thiện rõ rệt. “Vỡ òa, vì mình đã thành công”, các bác sĩ nhớ lại cảm xúc khi đó.
Thượng tá Vũ Đình Ân, Phó Giám đốc Trung tâm điều trị Covid-19 cho biết, các bác sĩ vô cùng trăn trở, lo lắng giữa tính mạng bệnh nhân và sự thiếu thốn trang thiết bị. Ý tưởng chia đôi ECMO phát sinh trong khó khăn, thúc giục các bác sĩ đấu tranh cho tính mạng người bệnh. “Phải làm!”, bác sĩ Ân quyết định.
Việc kết nối ECMO cho 2 người bệnh Covid-19 đã là một kỳ tích. Nhưng việc theo dõi sau đó để kiểm soát tình hình còn gian nan hơn.
Sản phụ đối mặt với nhiều biến cố trong gần 2 tháng điều trị tại Trung tâm vì rối loạn đông máu, nhiễm trùng, viêm phổi nặng, chảy máu ổ bụng.
Đại úy Phạm Tấn Đạt, Phó chủ nhiệm khoa Hồi sức tích cực, cho biết, có những lúc chính họ tưởng như phải buông xuôi.
“Lần phẫu thuật đầu tiên, sản phụ mất 3 lít máu trong ổ bụng, chúng tôi mất hơn 1 tiếng đồng hồ tìm điểm chảy máu. Sau đó lại thêm 2 lần mổ nữa. Vừa chạy ECMO, vừa phẫu thuật.
Có những lúc chúng tôi huy động toàn bộ máu của bệnh viện nhưng không đủ, phải xin thêm máu và các chế phẩm khác”, Đại úy Phạm Tấn Đạt nhớ lại khoảng thời gian khó khăn nhất.
Các sản phụ dùng chung máy ECMO bên bác sĩ đã cứu sống mình. Ảnh: BVCC
Các bác sĩ đã dốc đến 300% sức lực để giành giật lại mạng sống cho bệnh nhân. Sau 45 ngày chạy ECMO, cô đã được cai máy. Trong đó có 18 ngày phải dùng chung thiết bị này với bệnh nhân Covid-19 khác.
“Đây là trường hợp thực sự đặc biệt. Em Hoài chỉ có 1% hi vọng thôi, nhưng chúng tôi đã thành công”, bác sĩ Đạt tự hào.
Chị Ngọc Hoài, người đã đi qua sự khốc liệt của Covid-19, nhớ lại: “Có nhiều lúc em mệt mỏi lắm, em muốn buông xuôi. Nhưng vì con và nhờ các bác sĩ, em cố gắng. Như chết đi sống lại vậy”.
Mới đây, Bệnh viện 175 đã hội ngộ cùng các bệnh nhân phải chia đôi máy ECMO giữa đại dịch.
“Được như ngày hôm nay, em hạnh phúc quá. Cứ ngỡ mình mới nằm viện 10 ngày thôi, nhưng con em đã được 2 tháng tuổi rồi. Lúc đó mới biết, 2 tháng trời đã trôi qua. Em biết ơn các bác sĩ”, bệnh nhân Ngọc Hoài chia sẻ.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Linh Giao
Nỗ lực không mệt mỏi nơi tâm dịch Covid-19: Đừng gọi chúng tôi là anh hùng
Trong chương trình giao lưu trực tuyến do báo VietNamNet tổ chức, 3 vị khách mời chia sẻ về nỗ lực không mệt mỏi, những sự hy sinh của các y bác sĩ tham gia chống dịch ở miền Nam.
"> -
Nam sinh 14 tuổi tự tử vì bị cấm chơi gameBệnh nhân vẫn đang được theo dõi tại Bệnh viện Nhi đồng TP (TP.HCM)
Gia đình cho biết, bệnh nhân là con trai một, từng rất ngoan ngoãn. Gần đây, em ham chơi game online. Thời gian dịch bệnh, phải học trực tuyến tại nhà nên em đã xin mẹ tiền nạp 3G, vừa để học vừa nạp thẻ chơi game.
Việc xin tiền ngày càng nhiều hơn, nam sinh có thái độ cáu gắt với người nhà. Khi mẹ biết chuyện, gia đình xảy ra cãi vã kéo dài. Do trẻ đang tuổi dậy thì, suy nghĩ non nớt, nên có nhiều biểu hiện tiêu cực sau đó.
Ngày 20/10, nam sinh uống khoảng 1/4 chai thuốc trừ sâu tự tử. Chỉ 10 phút sau, nạn nhân sùi bọt mép, co giật và hôn mê.
Tại bệnh viện địa phương, các bác sĩ đã rửa dạ dày, cho uống than hoạt tính và chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Theo bác sĩ Phương Vũ, đây là thuốc diệt côn trùng hoạt chất Abamectin. Triệu chứng ngộ độc mức độ nặng bao gồm: hôn mê, suy hô hấp, tụt huyết áp, thỉnh thoảng co giật… Đến nay, tiên lượng vẫn rất xấu.
“Rất đau lòng là loại thuốc trừ sâu bọ này rơi vào nhóm chưa có thuốc giải. Mọi nỗ lực của chúng tôi là hồi sức thần kinh tích cực giảm phù não, an thần, vận mạch cho cậu bé”, bác sĩ Phương Vũ cho biết.
Các bác sĩ khuyến cáo, hành vi tự sát có thể ngăn chặn và đề phòng từ người thân trong gia đình. Đặc biệt với trẻ đang trong độ tuổi dậy thì, phát triển tâm sinh lý, phụ huynh cần dành thời gian để bầu bạn cùng con và phát hiện những dấu hiệu bất thường để kịp thời chia sẻ, lắng nghe trẻ.
Linh Giao
Diễn biến sức khoẻ 8 trẻ ngộ độc nặng sau ăn quả hồng châu
Ngày 8/10, 8 bệnh nhi có diễn tiến nặng trong vụ ngộ độc quả hồng châu tại xã Chiềng Ken, huyện Văn Bàn, Lào Cai đã được chuyển từ Bệnh viện Nhi Trung ương về địa phương theo dõi sau khi sức khỏe ổn định hơn.
">